Một số lưu ý khi biên soạn các bài tập dạy dịch nói cho học viên khoa Tiếng Nga học viện khoa học quân sự

Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học dịch, việc biên soạn giáo trình tài liệu để giảng dạy đóng

vai trò quan trọng. Bài viết này đề cập đến một vài nét tổng quan trong quá trình dịch nói cũng

như một số cơ sở phương pháp để biên soạn các bài tập dạy dịch nói. Xuất phát từ những thao tác

chính trong quá trình dịch nói như nghe hiểu, bút ký, ghi nhớ, diễn đạt , bài viết đưa ra một số

dạng bài tập đặc trưng để luyện dịch nói nhằm năng cao khả năng và kỹ năng dịch.

pdf6 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số lưu ý khi biên soạn các bài tập dạy dịch nói cho học viên khoa Tiếng Nga học viện khoa học quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghe và nhắc lại ngay (sau người 
đọc), lúc đầu là bằng tiếng Việt, sau chuyển sang 
tiếng Nga. Giảng viên kiểm soát và yêu cầu học 
viên tốc độ nhắc lại không quá chậm, không sót từ, 
85KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
dịch thuật v
đảm bảo ngữ âm, ngữ điệu. Bài tập này nên thực 
hiện trên phòng máy.
Ví dụ:
 Giảng viên đọc: Thủ tướng chính phủ
Học viên nhắc lại: Thủ tướng chính phủ (ngay 
sau khi giảng viên kết thúc lời của mình)
Giảng viên: Thủ tướng chính phủ nước 
CHXHCN Việt Nam đã có chuyến thăm chính 
thức Nga từ ngày 20 đến ngày 23/4.
Học viên: Thủ tướng chính phủ nước CHXHCN 
Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Nga từ 
ngày 20 đến ngày 23/4.
Giảng viên kiểm soát và chỉnh sửa thông tin 
truyền đạt lại cũng như tốc độ của lời nói.
Sau khi nghe và nhắc lại một số cụm từ câu 
bằng tiếng Việt, giảng viên có thể luyện tập bằng 
tiếng Nga.
Ví dụ: 
Giảng viên đọc: Председатель правительства
Học viên nhắc lại: Председатель правительства
3.3. Chính tả dịch
Giảng viên đọc một câu bằng tiếng Nga, học 
viên nghe và ghi lời dịch bằng tiếng Việt, sau đó, 
giảng viên kiểm tra bản dịch. Sau một thời gian 
chuyển sang chính tả dịch Việt-Nga. Độ lớn của 
câu nguyên bản tăng dần (từ 1-1,5 phút đọc ở tốc 
độ bình thường) và phức tạp dần về cấu trúc.
3.4. Dịch nhắc lại
Học viên thứ nhất nghe thông tin một câu đầu 
của một bài khóa và dịch câu đầu của bài, sau đó 
lớp cùng giảng viên thảo luận tìm các phương án 
dịch và chọn phương án tốt nhất. Học viên thứ hai 
nghe và nhắc lại lời dịch câu đầu, rồi dịch tiếp câu 
thứ 2 tiếp theo cứ như thế cho đến hết bài. Lúc đầu 
chọn bài dễ và ngắn (1-2 câu), sau đó dài dần (4-5 
câu). Loại bài tập này chủ yếu luyện dịch Việt-Nga.
3.5. Nghe và dịch tóm tắt nội dung 
Giảng viên cho học viên nghe mội đoạn gồm 
5-6 câu tiếng Việt. Một học viên tóm tắt bằng 
tiếng Việt nội dung đoạn đó thành một hoặc hai 
câu. Học viên khác truyền đạt nội dung tóm tắt 
đó sang tiếng Nga. Sau mội thời gian chuyển sang 
chiều ngược lại (Nga-Việt), khi đó có thể bỏ khâu 
thứ hai tức là học viên nghe thông báo bằng tiếng 
Nga và tóm tắt bằng tiếng Việt. Cần luyện cho học 
viên biết cách lược bỏ thông tin.
3.6. Dịch viết theo băng ghi âm (gỡ băng).
Mỗi học viên nhận một băng ghi âm có ghi sẵn 
bài cần dịch, sau đó dùng máy để nghe và dịch viết 
bài trong 30-45 phút. Bài tập này chủ yếu dùng 
cho dịch Nga-Việt và tiến hành trong phòng luyện 
tiếng. Cần tăng dần tốc độ dịch bằng cách tăng dần 
khối lượng của bài trong cùng một khoảng thời 
gian. Giảng viên có thể thu bài về chấm hoặc cho 
thảo luận chung ở trên lớp vào buổi học sau, cũng 
có thể phát cho học viên nguyên bản in bằng ngoại 
ngữ để học viên tự so sánh và chỉnh sửa.
3.7. Nghe và ghi chép thông tin chính
Bài tập này tiến hành theo chiều dịch xuôi từ 
tiếng Nga sang tiếng Việt. Học viên nghe một câu 
và ghi lại một thông tin chính nào đó bằng tiếng 
Việt theo yêu cầu được đưa ra trước đó của giảng 
viên. Lúc đầu chỉ yêu cầu học viên ghi một trong 
những thông tin như sự kiện xảy ra, người hành 
động, thời gian, địa điểm (phương hướng), các số 
liệu, nguyên nhân, điều kiện... Về sau, số thông tin 
cần ghi cho một câu tăng dần lên 2, 3 hoặc 4. Sau 
khi nghe, học viên chỉ cần đọc cho cả lớp kiểm tra 
thông tin. Trên cơ sở những thông tin đã ghi được, 
giảng viên có thể gọi học viên thứ hai dịch vắn tắt 
câu vừa nghe.
Ví dụ: 
Giảng viên yêu cầu học viên dịch câu sau ra 
tiếng Việt:
86 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
v Dịch thuật
- По приглашению Главы государства 
Камбоджи министр иностранных дел Вьетнама 
находился в Камбодже с официальным визитом 
с 24 по 26 января.
Giảng viên yêu cầu học viên ghi lại một số 
thông tin trong câu dịch trên cơ sở các câu hỏi: 
Кто находился? Где? Когда?
3.8. Đọc dịch
Đọc dịch có nhiều hình thức. Học viên được 
giao bài tiếng Nga khoảng 180-200 từ và đọc 
(nhưng không được dịch viết) trong 15 phút, sau 
đó, nhìn vào bài và dịch thẳng sang tiếng Việt theo 
từng câu mà không cần đọc lại nguyên bản. Cả lớp 
nghe sau đó góp ý kiến. Sau một khoảng thời gian, 
học viên phải dịch bài ngay không được chuẩn 
bị truớc. Lúc đầu đưa thông tin dễ, sau khó dần. 
Cần lưu ý học viên không dịch quá nhanh, hấp tấp, 
nhưng phải diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, sáng sủa, 
tránh ngắc ngứ nhiều hoặc bỏ dở câu để dịch lại 
từ đầu. Phần dịch Việt-Nga chỉ có thể bắt đầu khi 
vốn từ tích lũy của học viên về chủ điểm đang học 
tương đối lớn.
Học viên nghe thông báo bằng tiếng Nga, đồng 
thời nhìn vào bản in có trong tay thông báo đó, 
dịch song song sang tiếng Việt. Thời gian đầu tốc 
độ thông tin phải chậm và học viên phải được tiếp 
xúc với bản in một thời gian trước khi vào dịch. 
Loại bài lập này nên được thực hiện trong phòng 
luyện dịch cabin.
3.9. Tập nghe các buổi phát thanh và truyền 
hình qua băng ghi âm
Cho học viên nghe một đoạn băng có độ dài 
khoảng hai phút bằng tiếng Nga, sau đó yêu cầu 
nói tóm gọn bằng tiếng Việt trong vài câu xem 
đoạn băng đó nói gì (cái gì, sự kiện gì đang xảy ra, 
ở đâu và như thế nào)
3.10. Nghe dịch nối tiếp
Học viên nghe thông tin bằng tiếng Việt hoặc 
tiếng Nga rồi dịch ngay. Đây là một loại bài tập 
trọng tâm, có thể tiến hành từ đầu đến cuối khoá 
học, trong lớp cũng như trong phòng luyện tiếng, 
dùng để luyện dịch. Nội dung dịch đối với từng 
chủ điểm thông tin phải từ cấp độ thấp đến cao: từ 
- cụm từ - đoạn - câu, một phát ngôn gồm 2-3 câu. 
Thời gian đầu cho dịch những thông báo ngắn, 
sau chuyển sang dịch các cuộc trao đổi những bài 
phát biểu chào mừng, chúc mừng, cảm ơn. Các 
bài diễn văn đến những bài nói dài trong khoảng 
từ nửa phút đến hai phút và phải thể hiện một ý 
hoàn chỉnh. Hình thức kiểm tra đánh giá của lớp 
và giảng viên đối với chất lượng dịch của từng học 
viên có thể đa dạng, tuỳ theo sáng tạo của giảng 
viên và khả năng kỹ thuật của phòng luyện tiếng. 
Bài đã luyện dịch nốì tiếp và sau khi đã được thảo 
luận, tìm phương án tốt nhất, có thể tiếp tục cho 
học viên dịch song song trong phòng luyện tiếng, 
để củng cố và luyện sức bật.
3.11. Bài tập cải biến
Cho học viên một từ hay cụm riêng biệt bằng 
tiếng Nga. Học viên tìm cách diễn đạt ý đó bằng 
cách khác.
Ví dụ: Кто сообщил, что ↔ сообщилось, 
сообщили, что ↔ По сообщению кого ↔ Как 
сообщили ↔ По данным ↔ По источникам
Các cấp độ có thể tăng dần bằng cách lồng các 
từ hoặc cụm từ vào bài nghe dài, sau đó yêu cầu 
học viên nghe và nhắc lại từng câu một. Khi nhắc 
lại có thể cải biến lại miễn sao phải sát với nội 
dung thông tin.
3.12. Bài tập luyện thao tác
Loại bài tập này có thể giúp học viên luyện sức 
bật và khả năng tự kiểm tra. Năm thao tác là:
- Học viên nghe câu bằng tiếng Nga.
- Học viên dịch sang tiếng Việt.
- Học viên nghe câu dịch mẫu.
- Học viên nghe lại câu gốc.
- Học viên dịch lại câu gốc.
87KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
dịch thuật v
3.13. Dịch tọa đàm
Đây là những tình huống dịch học tập gần với 
thực tiễn phiên dịch. Có nhiều hình thức:
Chia lớp thành 2 nhóm, một nhóm nói tiếng Nga, 
nhóm kia nói tiếng Việt. Hai nhóm trao đổi theo 
phiên dịch (do giảng viên chỉ định trong số học viên 
của lớp) về các chủ đề đã cho chuẩn bị trước như: 
chuyến thăm, ký kết hiệp định, hoạt động đối ngoại, 
tăng trưởng kinh tế Nhóm nói tiếng Nga có thể 
có giảng viên định hướng. Sau khi học viên luyện, 
giảng viên chỉnh sửa chú ý đến tốc độ, cách diễn đạt.
4. KẾT LUẬN
Dịch là một kỹ năng khó, mang tính chất tổng 
hợp của nhiều kỹ năng. Việc biên soạn tài liệu 
giảng dạy cũng như lựa chọn ngữ liệu để giảng 
dạy bao giờ cũng gắn liền và phụ thuộc vào mục 
tiêu đào tạo nói chung và mục tiêu của từng đối 
tượng, bài học nói riêng. Vấn đề mấu chốt trong 
dạy và học dịch tiếng Nga chính là xây dựng giáo 
trình dịch nói với hệ thống ngữ liệu phong phú, đa 
dạng, cập nhật, phù hợp với trình độ của học viên, 
đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đào tạo trong tình 
hình mới. Trên đây chúng tôi trình bày một số cơ 
sở ngôn ngữ học, nguyên tắc cơ bản khi biên soạn 
các bài tập dạy dịch nói và đề xuất một số dạng bài 
tập luyện trong quá trình dạy dịch. Trên cơ sở ngữ 
liệu đã được chọn, người biên soạn còn xây dựng 
hệ thống bài tập theo giáo trình và hệ thống bài tập 
theo băng, đĩa để rèn luyện kỹ năng dịch./.
Tài liệu tham khảo:
Phạm Trọng Anh (1994), Giáo trình phiên dịch ứng 
dụng, NXB Giảng dạy và nghiên cứu ngoại ngữ, 
Hà Nội. 
Nguyễn Hồng Cổn (2001), “Về vấn đề tương đương 
trong dịch thuật”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11, tr.34-39.
Jeremy Munday (2009), Nhập môn nghiên cứu dịch thuật 
– Lý thuyết và ứng dụng, NXB Tri thức, Hà Nội.
Бим И.Л. (1980), Ключевые проблемы теории 
учебника: структура и содержание. В сб.: 
Содержание и структура учебника русского 
языка как иностранного, изд. Русский язык, 
Москва.
Зимняя И.А., Ермолович В.И. (1981), Психология 
перевода, изд. Русский язык, Москва.
Илюшкина М.Ю. (2015), Теория перевода: 
основные понятия и проблемы, изд. Уральский 
университет, Москва.
Зимняя И.А., Ермолович В.И. (1981), Психология 
перевода. изд. Русский язык, Москва.
Нечаева И.М. (1994), Методика обучения 
переводческой деятельности, изд. Русский 
язык, Москва.
SEVERAL CONCERNS FOR DESIGNING ACTIVITIES 
TO TEACH ORAL INTERPRETATION TO RUSSIAN STUDENTS 
IN MILITARY SCIENCE ACADEMY
TRAN THI THANH TRA
Abstract: In order to improve the teaching and learning quality, the development of teaching 
materials plays an important role. Basis of method for compiling the teaching exercises in general 
and translation in particular is based on the factors related to the training of speaking skills such 
as listening comprehension, memorization, These elements can offer some forms of exercises to 
improve their capabilities and skills.
Keywords: translation skills, listening comprehension, memorization, oral translation, expression
Received: 18/10/2018; Revised: 07/01/2019; Accepted for publication: 25/02/2019

File đính kèm:

  • pdfkhnnqs_18_3_2019_82_87_tran_t_thanh_tra_82_87_1681_2136261.pdf