Một số kinh nghiệm cá nhân về thi học bổng VEF

Tôi hi vọng sẽcó thểchia sẻvới mọi người những kinh nghiệm của tôi trong việc

săn học bổng VEF và nộp đơn vào các trường của Mỹ. Thực sựthì đây là cảmột cuộc

chiến đấu dai dẳng, vô cùng mệt mỏi, đòi hỏi phải đầu tưrất nhiều thời gian và công sức.

Nhiều khi bây giờnghĩlại, mình vẫn không hiểu nổi làm sao mình lại có thểchiến đấu

dai sức đến thế, không biết có phải là do mình đã dại dột bỏviệc học master trong nước

nên đã không còn con đường nào khác ngoài tiến lên. Tôi mong mọi người hãy rút kinh

nghiệm của tôi, đừng bỏqua những gì mình đã và đang làm ởViệt Nam mà hãy chỉnên

coi VEF nhưmột cơhội lớn để được học sau đại học chứkhông nên coi đó là một bảo

đảm tuyệt đối vềviệc được nhận vào các trường tốt của Mỹ.

Thực sựthì bắt đầu luôn là một việc rất khó. Có lẽ đểdễdàng, tôi sẽtường thuật lại diễn

biến trong kỳthi phỏng vấn của VEF, kỳthi khó nhất trong các vòng của VEF và cũng là

kỳthi thú vịnhất mà tôi đã từng tham gia. Tôi đã được nhiều người hỏi những câu kiểu

như: vòng phỏng vấn diễn ra thếnào, các giám khảo hỏi gì và đã cảm thấy chán ngắt với

trảlời cặn kẽcho từng người một. Những kiến thức hồi thi VEF này chủyếu tôi học từ

hồi sinh viên ởViệt Nam, nên có rất nhiều phần hạn chế. Sau này, khi đến Mỹ, được gặp

những nhà khoa học lớn, nhìn lại thì tựbản thân tôi cũng cảm thấy kiến thức mình hồi đó

sao buồn cười thế. Mặc dù vậy, tôi cũng sẽcốgắng tường thuật chính xác đến mức có thể

đểcác bạn nắm được những chi tiết, những kĩthuật phỏng vấn, những suy nghĩ, và thậm

chí cảnhững sai lầm lúc đó mà đến giờtôi còn nhớ được.

pdf19 trang | Chia sẻ: EngLishProTLS | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm cá nhân về thi học bổng VEF, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kết quả nghiên cứu, hồ sơ… đi tiếp thị cứ 
như người ta đi bán báo ý. Nhớ lại thật kinh khủng. 
Tôi nghĩ mọi người có thể tham khảo thêm tại: 
Ngay cả cách viết thư giới thiệu của các thầy cũng đóng vai trò rất quan trọng. Mọi người 
cần hiểu là 100% tất cả các thư giới thiệu đều khen nào là thông minh, chăm chỉ. Vì vậy, 
nếu LOR của bạn cũng như vậy thì có giá trị bằng zero và sẽ lọt thỏm giữa hàng trăm 
hàng ngàn hồ sơ khác. Khái niệm học giỏi là một khái niệm rất mơ hồ và không thể nào 
đo lường được một cách chính xác. 
Xét giữa hai thư giới thiệu. Một lá thư khen rằng SV X rất thông minh, rất chăm chỉ, luôn 
được A+ trong tất cả các môn học, chưa bao giờ trốn một buỏi học nào, luôn xếp hạng 1 
trong lớp học, luôn là một sinh viên gương mẫu. Lá thư thứ 2, nói rằng sinh viên Y được 
điểm B trong môn học, đứng hạng bình thường trong lớp học, thỉnh thoảng vẫn trốn học. 
Tuy nhiên, anh ta đầy ắp các ý tưởng mới, hiểu được những lý thuyết rất hiện đại mà 
chưa từng được dạy trong chương trình đào tạo thông thường, tầm kiến thức vượt xa 
những gì mà một sinh viên có thể có. Tôi đã làm nghiên cứu với anh ta sau đó và đã làm 
được những kết quả xxxx. Do đó tôi giới thiệu anh ta là một ứng cử viên xuất sắc cho 
trường…. 
Té ra rằng lá thư giới thiệu thứ hai lại là nhũng lá thư giới thiệu rất mạnh còn lá thư thứ 
nhất có giá trị zero. Tại sao vậy? 
Bởi vì rằng theo quan điểm của những người làm khoa học, những người làm nghiên cứu 
tốt luôn là những người xù xì góc cạnh. Những người tài năng thì luôn là thiểu số, do đó 
tất cả những tiêu chuẩn đánh giá thông thường như điểm cao, gương mẫu, chăm chỉ đi 
học đều không thể phù hợp với họ. Lá thư thứ 2 thể hiện rằng sinh viên Y được điểm kém 
là do anh ta hoàn toàn chỉ quan tâm đến nghiên cứu bài toán cụ thể của mình. GS này ấn 
tượng mạnh tới mức mặc dù điểm anh ta rất tồi nhưng vẫn giới thiệu anh ta như một SV 
xuất sắc. Điều đó chứng tỏ khả năng nghiên cứu của anh ta rất mạnh. Các trường hàng 
đầu của US đã có quá nhiều người nộp đơn với điểm số cao chót vót 4.0/4.0 và do đó, với 
hệ thống tính điểm của việt nam thì một sinh viên việt nam chỉ với các thư giới thiệu bình 
thường, khả năng nghiên cứu bình thường không thể nào mà chen chân vào nổi. Do đó, 
mọi người nhờ các thầy viết thư giới thiệu phải cụ thể vào, đừng chung chung mà thiệt 
thân. 
Một trong những tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu mà các trường ở Mỹ xem xét là sự phù 
hợp về chuyên môn. Người ta thông thường sẽ nhận những ứng cử viên nào có chung 
lãnh vực quan tâm với các thành viên trong khoa, bởi vì nếu không thì sẽ rất khó để tìm 
thầy hướng dẫn cho ứng cử viên này. Do đó, khi nộp đơn, bạn nên tập trung vào những 
trường phù hợp với mình về chuyên môn. 
Như một hệ quả, nếu như lãnh vực nghiên cứu của bạn không được người khác quan tâm 
thì khả năng xin được sẽ thấp hơn rất nhiều. Do đó, tôi nghĩ các bạn nên thật cẩn thận khi 
chọn lãnh vực nghiên cứu của mình. Chuyện cả đời mà. 
Tôi kể lại chuyện nộp đơn của tôi ra để mọi người rút kinh nghiệm. Năm nay tôi có nộp 
vào tất cả 6 trường, trong đó gồm có Berkeley, MIT, Princeton, Harvard, Stanford và sau 
đó thì có nộp thêm Columbia để bảo hiểm. Thú thật là tôi có một chút ghen tị với các 
VEF Fellow năm trước, có những người được vào những trường như trên nên năm nay 
tôi quyết tâm nộp toàn trường top. Chính vì sự ngu xuẩn này nên suýt nữa thì tôi đã phải 
trả giá và không ít hơn vài chục lần mình tự chửi mình ngu ngốc vì cái máu liều như vậy. 
Tôi chủ lực nộp đơn vào hai trường là MIT và Berkeley, bởi vì tôi có quen một giáo sư 
rất giỏi, đang làm việc tại đại học Tolouse của Pháp, có bạn làm bên các trường này và 
viết thư giới thiệu cho tôi (đây là lá thư giới thiệu mạnh nhất của tôi). Đầu tiên, tôi nhận 
được email thông báo của MIT rằng tôi được xếp vào trong waiting list. Đến lúc này, tôi 
bắt đầu cảm thấy thực sự hoảng sợ vì sự liều lĩnh của mình và VEF đã cho tôi một cứu 
cánh để làm mạnh thêm hồ sơ của tôi, đó là cung cấp cho tôi thêm điểm thi Toán trong 
vòng loại của VEF để làm mạnh thêm hồ sơ của tôi, thay thế cho GRE Subject Test. Tôi 
ngồi chế tạo một cái lá thư tự khen mình dưới tư cách của VEF, và sau đó đưa cho VEF 
để VEF gửi cho các trường, kèm theo tờ thông báo điểm thi toán của tôi. (Nhờ thế nên tôi 
mới được biết điểm thi toán của mình là 200/200, điểm tuyệt đối, rank 93%). Tôi cũng 
gửi trước cho đến trường một cái email nói trước về việc này và từ đó cứ liên tục gửi 
email tán tỉnh MIT. 
Được vài ngày, tôi nhận được rejection của Princeton. Quả thật cũng đúng thôi, Princeton 
tôi nộp đơn rất ngây thơ, bài luận thì không sửa, lại không gửi kèm theo bản thảo của kết 
quả nghiên cứu của mình, hồ sơ nộp lôm côm (trường này là trường đầu tiên mà). Chắc là 
quyết định reject được thực hiện trước khi họ nhận được cái điểm update của tôi. Trả giá 
lần thứ 1 cho việc chậm trễ cũng như làm hồ sơ không cẩn thận. Tất nhiên 5 trường còn 
lại thì tôi có nộp đầy đủ. 
Một chuyện chậm trễ thứ 2 mà cũng làm tôi phải trả giá đắt, đó là đối với trường 
Stanford. Trường này tôi nộp đơn vẫn rất ngây thơ và chỉ hơn 1 tháng sau tôi mới bắt đầu 
nghĩ đến việc liên hệ với các giáo sư. Mọi người có tưởng tượng được không, qua lời 
giáo sư này (ông ấy là trưởng khoa toán), ông ấy sau khi nhận được email của tôi lập tức 
chạy ngay xuống admission committee để xem thì được biết quyết định rejection đã ra 
được 2 ngày nên không thể nào cứu chữa được nữa. Nếu nhận được email sớm hơn 3 
ngày thì hi vọng là tôi đã có thể săn được Stanford. Ông ấy có nói thêm rằng hội đồng 
tuyển sinh nói lại:”He is a very strong applicant and very close to the cutting line but it 
doesn’t work”. Nói chung cơ hội đến mà bỏ phí mất thì không có gì để nói nữa. 
Một chuyện thứ 3 là về Berkeley. Lần này tôi rút kinh nghiệm của Stanford và Princeton, 
làm tất cả mọi thứ thật cẩn thận và nhanh chóng, không để mất thời gian. Tất cả các thư 
từ tôi đều sửa lỗi tiếng Anh rất kỹ và được kiểm tra bởi nhiều người trước khi gửi đi. Vài 
hôm sau, tôi nhận được thư của GS bên Berkeley nói rằng tôi là một ứng cử viên rất 
mạnh, nhưng có điều rất bất thường trong hồ sơ là điểm kém quá. Nói thật ra, điểm của 
tôi chỉ có TOEFL 573, GRE 1170, GPA tôi hồi đại học rất thấp, chỉ khoảng 7.9 do học 
quá lệch, chỉ ham nghiên cứu và những thứ tôi tự học thì khác quá xa so với chương trình 
ở lớp lại cộng thêm cái tính ẩu từ bé không thể bỏ được nên đi thi làm bài hay sai. Tôi chỉ 
quan tâm đến việc học càng nhiều kiến thức càng tốt, mặc dù điểm tổng kết ở lớp của tôi 
thì lại ngày càng tệ hại. Đến giờ tôi vẫn không hiểu được tôi chọn kiểu học như thế là 
đúng hay sai nữa. Một trong những sáng kiến tôi nảy ra lúc đó là viết thư cho liên hệ với 
GS phỏng vấn VEF của tôi, mặc dù điều này trái với VEF policy, đồng thời viết thư cho 
các GS bên Berkeley và MIT nói rằng có sự khác nhau giữa hai hệ thống giáo dục và có 
thể hỏi GS Bryant vì ông hiểu rất rõ sự khác nhau giữa 2 hệ thống giáo dục. Lập tức 
Berkeley và MIT gọi điện thoại ngay cho GS R. Bryant và R. Bryant giải thích điều này 
như là một lý do chính trị. (Sau khi phỏng vấn tôi xong, R. Bryant quý tôi lắm và đến nay 
tôi và ông vẫn giữ liên lạc với nhau, vẫn trao đổi về khoa học cũng như các thứ khác). 
Hai tuần sau, tôi nhận được admission và financial aid của Berkeley và vài ngày sau một 
giáo sư bên MIT (tôi có đề cập ở trên) báo lại là tôi sẽ được nhận admission trong vòng 
vài ngày nữa. Tuy nhiên, tôi lập tức từ chối, xin rút ra khỏi MIT để nhường đường cho 
những người khác, nhằm giữ lại một chút ân đức cho con cháu, cũng như giữ lời hứa với 
GS bên Berkeley đã giúp tôi vào trường. 
Tôi nghĩ là mọi người đã rút ra một số kinh ngiệm từ các thất bại của tôi. 
Các bạn hãy làm hồ sơ một cách thật professional, điều này rất rất quan trọng do các 
applications đối thủ đến từ China đều được sửa chữa rất rất kĩ. Không có một ai ấn tượng 
tốt với một hồ sơ cẩu thả và lôm côm. Tôi có quen một anh học CS. Anh ấy cũng VEF 
năm nay và đã thành công 7/7 trường nộp đơn và 7 trường đó đứng từ thứ 1-7 trong bảng 
xếp hạng trong đó anh nộp cho CMU không thông qua thư của VEF. Thật kinh khủng. 
Một trong những điều anh ấy khuyên là thuê essayedge.com sửa bài luận cho, mất 
khoảng 200 $ cho 7 bài luận giống nhau. Đó là điều rất đáng nên học. 
Chú ý rằng có một số trường rất thân với VEF và khả năng được nhận vào trường này rất 
cao, ví dụ như UIUC. Tuy nhiên, cũng có những trường chưa thiết lập mốt quan hệ với 
VEF, ví dụ như Harvard và đến nay dân VEF chưa có ai vào được. Do đó chiến thuật khi 
nộp đơn là rất quan trọng. Mọi người cũng nên để ý rằng VEF cũng có các hạn chế của 
nó, ví dụ về mặt VISA và thủ tục hành chính, travel sang các nước khác hội thảo cần phải 
xin phép. Tất cả các VEF fellows đều phải trải qua cả một giai đoạn tuyển chọn dài và 
nói thật là vô cùng mệt mỏi và căng thẳng. Nếu mọi người có thể tự mình xin được thẳng 
vào các trường hàng đầu của Mỹ (top 5 chẳng hạn) không cần ai giúp đỡ là tốt nhất. Cái 
gì cũng có cái giá của nó và VEF chỉ là một trong những con đường để học sau đại học 
tại Mỹ. 
Trong những người đọc những điều trên, chắc chắn sẽ có những VEF Fellow cũng như 
cũng có những người không có duyên với VEF. Tôi mong rằng mọi người sau khi thi đỗ 
xong VEF hãy tìm cách giúp đỡ lớp người đi sau. Bạn đã được cuộc đời ưu ái thì cũng 
nên nghĩ đến những người khác. Đối với những người không có đủ may mắn trong VEF 
thì cũng đừng lấy đấy làm buồn. Các bạn hãy giúp đỡ những người khác tránh khỏi 
những sai lầm mà mình đã mắc phải, cuộc đời sẽ bù lại cho các bạn bằng cách khác. Mọi 
người hãy nhìn vào tấm gương của Trung Quốc và Ấn độ, vì họ luôn luôn đoàn kết giúp 
đỡ lẫn nhau nên họ luôn thành công trong việc học tập. 
Tôi mong mọi người cho biết ý kiến nhận xét sau khi đọc xong bài viết này của tôi để tôi 
có thể viết lại tốt hơn nhằm giúp đỡ cho các bạn năm sau. 
Xin cảm ơn. 
Đỗ Đức Hạnh, VEF 2005 
 April, 2005. 

File đính kèm:

  • pdfvef_pdf_114_8536.pdf
Tài liệu liên quan