Một số định hướng trong việc xây dựng chương trình đào tạo đại học bộ môn Anh văn chuyên ngành Ngữ văn ở Việt Nam
Một trong những năng lực quan trọng của
sinh viên khi bước vào thị trường lao động trong
thời đại ngày nay là trình độ ngoại ngữ, cụ thể là
kỹ năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh. Hơn thế
nữa, việc am hiểu các kiến thức chuyên ngành và
kĩ năng nghiên cứu (bao gồm tiếp thu, suy luận và
sáng tạo) bằng tiếng Anh là chìa khóa để bước vào
thời kì hội nhập về khoa học và công nghệ. Trên
tinh thần đó, từ những năm cuối thế kỉ XX, các
trường đại học ở Việt Nam bắt đầu chú trọng đến
việc xây dựng chương trình và giảng dạy bộ môn
tiếng Anh chuyên ngành. Bắt đầu là tiếng Anh
chuyên ngành du lịch và công nghệ thông tin – hai
lĩnh vực liên quan trực tiếp đến kiến thức tiếng
Anh về chuyên ngành trong kỹ năng thực hành.
Sau đó, các giáo trình tiếng Anh chuyên ngành
kinh tế, luật, y – dược, điện tử lần lượt ra đời.
Và khoảng 5 năm trở lại đây, hầu hết các chuyên
ngành đào tạo đều có bộ môn tiếng Anh chuyên
ngành. Xu thế này phát triển đến mức, có những
trường đại học đã lập hẳn một khoa hoặc tổ tiếng
Anh chuyên ngành. Tuy nhiên, việc áp dụng chuẩn
nào để xây dựng khối kiến thức của bộ môn Anh
văn chuyên ngành cho mỗi lĩnh vực chuyên môn
một cách khoa học và phù hợp với sinh viên vẫn
đang là một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết.
UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.2 (2014) 99 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BỘ MÔN ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH NGỮ VĂN Ở VIỆT NAM SOME ORIENTATIONS IN SETTING THE UNIVERSITY TRAINING PROGRAM OF ENGLISH FOR PHILOLOGY IN VIETNAM Nguyễn Quốc Thắng Trường Đại học Thủ Dầu Một Email: thangfr@yahoo.fr TÓM TẮT Để xây dựng một chương trình đào tạo bộ môn Anh văn chuyên ngành Ngữ văn đạt chuẩn về kiến thức và phù hợp với đối tượng, cần dựa trên các phương diện như: nhiệm vụ truyền tải kiến thức, bản chất, đặc trưng của môn học, khu biệt môn học với các môn học ngoại ngữ và chuyên ngành, phương pháp giảng dạy và học tập. Anh văn chuyên ngành Ngữ văn là một bộ môn độc lập nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với các môn học nền tảng, cơ sở khác. Do đó, khi xây dựng chương trình, cần xác định: mảng kiến thức nào làm phương tiện cho người học, mảng kiến thức nào làm nền tảng cho tư duy, suy luận và mảng kiến thức nào sẽ là đối tượng hướng đến. Từ khóa: định hướng; xây dựng chương trình; Anh văn chuyên ngành Ngữ văn. ABSTRACT Setting the training program of English for philology achieving right standards of knowledge and being suitable for students must be based on aspects such as the transmission of knowledge within a precise distinction of the subject: its own nature and its specific features, not to be confused with the subjects of foreign language, teaching or learning methodology. English for Philology is a subject of its own. However, it is in tight relationship with other basic subjects. Therefore, this paper defines: which parts of knowledge are necessary tools for the students, which parts provide them with thinking and reasoning basis, and which parts are their targets. Key words: orientation; setting the program; English for Philology. 1. Đặt vấn đề Một trong những năng lực quan trọng của sinh viên khi bước vào thị trường lao động trong thời đại ngày nay là trình độ ngoại ngữ, cụ thể là kỹ năng nghe, nói, đọc và viết tiếng Anh. Hơn thế nữa, việc am hiểu các kiến thức chuyên ngành và kĩ năng nghiên cứu (bao gồm tiếp thu, suy luận và sáng tạo) bằng tiếng Anh là chìa khóa để bước vào thời kì hội nhập về khoa học và công nghệ. Trên tinh thần đó, từ những năm cuối thế kỉ XX, các trường đại học ở Việt Nam bắt đầu chú trọng đến việc xây dựng chương trình và giảng dạy bộ môn tiếng Anh chuyên ngành. Bắt đầu là tiếng Anh chuyên ngành du lịch và công nghệ thông tin – hai lĩnh vực liên quan trực tiếp đến kiến thức tiếng Anh về chuyên ngành trong kỹ năng thực hành. Sau đó, các giáo trình tiếng Anh chuyên ngành kinh tế, luật, y – dược, điện tử lần lượt ra đời. Và khoảng 5 năm trở lại đây, hầu hết các chuyên ngành đào tạo đều có bộ môn tiếng Anh chuyên ngành. Xu thế này phát triển đến mức, có những trường đại học đã lập hẳn một khoa hoặc tổ tiếng Anh chuyên ngành. Tuy nhiên, việc áp dụng chuẩn nào để xây dựng khối kiến thức của bộ môn Anh văn chuyên ngành cho mỗi lĩnh vực chuyên môn một cách khoa học và phù hợp với sinh viên vẫn đang là một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết. Sự khủng hoảng của khối ngành nhân văn ở Việt Nam thường được xem xét từ các nguyên nhân như: lối sống thực dụng, phương pháp giảng dạy một chiều – học tập thụ động, nội dung chương trình lạc hậu, năng lực cập nhật và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông kém và trong đó có khả năng ngoại ngữ, nhất là khả năng TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 2 (2014) 100 ngoại ngữ chuyên ngành. Qua khảo sát cho thấy, hiện nay, ở Việt Nam, chưa có một giáo trình Anh văn chuyên ngành Ngữ văn chính thức, chuyên biệt và dùng chung cho các trường đại học. Có một số giáo trình như Tiếng Anh dành cho Ngữ văn (Huỳnh Công Minh Hùng, Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, 2000), English For Linguistics and Literature (Nguyễn Thành Trung, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2005) Tuy nhiên, các giáo trình này chưa xác định rõ phạm vi cho bộ môn là tiếng Anh chuyên ngành Văn học, Ngôn ngữ hay Ngữ văn và các đối tượng khác nhau là sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ học hay sinh viên chuyên ngành Văn học [3], [4]. Với những phác thảo trên, bài viết đi vào trình bày một số định hướng trong việc xây dựng chương trình đào tạo đại học bộ môn Anh văn chuyên ngành Ngữ văn. Mục đích của việc vạch ra các định hướng là nhằm xây dựng một chương trình Anh văn chuyên ngành Ngữ văn phù hợp với sinh viên, đúng với tinh thần khoa học và không đi chệch quỹ đạo chuyên ngành. 2. Một số định hướng trong việc xây dựng chương trình đào tạo đạo học bộ môn Anh văn chuyên ngành Ngữ văn 2.1. Xác định phạm vi của bộ môn: Anh văn chuyên ngành và Anh văn chuyên ngành Ngữ văn 2.1.1. Anh văn học thuật (Academic English) và Anh văn chuyên ngành (Professional English) Trước hết, cần phân biệt sự khác nhau giữa Anh văn học thuật và Anh văn chuyên ngành. Nội dung của Anh văn học thuật là kỹ năng sử dụng ngôn ngữ bao gồm cách dùng từ, đặt câu, các phương pháp tạo lập, phân tích hay tóm tắt văn bản. Còn Anh văn chuyên ngành tập trung vào các thuật ngữ chuyên môn, các kiến thức chuyên ngành và tư duy chuyên biệt về ngành khoa học đó. Ở đây, tiếng Anh trở thành công cụ để tiếp cận với đối tượng là kiến thức chuyên ngành. Hai bộ phận có liên quan mật thiết với nhau: Anh văn học thuật là nền tảng ngôn ngữ cho Anh văn chuyên ngành, Anh văn chuyên ngành giúp chúng ta mở rộng phạm vi sử dụng ngôn ngữ. Anh văn chuyên ngành là học phần cuối cùng của các bộ môn trong chương trình đào tạo đại học có liên quan đến ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc sắp xếp theo trình tự thời gian này không chỉ nhằm mục đích để cho sinh viên có một khả năng tiếng Anh nhất định mà còn liên quan đến sự tích lũy những kiến thức chuyên ngành trước khi bắt đầu môn học. Hai điều kiện tiên quyết có tầm quan trọng ngang nhau trong việc học tập bộ môn là: khả năng ngoại ngữ và kiến thức chuyên ngành. 2.1.2. Anh văn chuyên ngành Văn học, Anh văn chuyên ngành Ngôn ngữ Qua khảo sát cho thấy, các giáo trình và đề cương chi tiết học phần của bộ môn Anh văn chuyên ngành Ngữ văn ở phần lớn các trường đại học đã đánh đồng hai đối tượng vốn khác nhau: chuyên ngành Văn học và chuyên ngành Ngôn ngữ. Chính vì thế, hiện tượng sinh viên thuộc các chuyên ngành khác nhau phải dùng chung giáo trình trở nên phổ biến. Tình trạng này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho giảng viên cũng như sinh viên trong giảng dạy và học tập. Xét một cách tổng quan, ngoài những kiến thức chung về phương pháp đọc hiểu văn bản, nếu bộ môn Anh văn chuyên ngành Ngôn ngữ học sẽ tập trung vào các từ vựng chuyên ngành của ngành ngôn ngữ học và kiến thức về các cấp độ của ngôn ngữ trong ngôn ngữ học như: ngữ âm học (phonetics), từ vựng học (lexicology) và các phạm trù như ngữ nguyên (etymology), hình thái (morphology), ngữ nghĩa (semantics) thì bộ môn Anh văn chuyên ngành Văn học lại tập trung vào các phạm trù thuộc Lịch sử văn học (literary history), Lí luận văn học (literary theory) và Phê bình văn học (literary criticism). Việc sáp nhập hai lĩnh vực Ngôn ngữ và Văn học cho một giáo trình Anh văn chuyên ngành chung sẽ tạo ra nhiều bất hợp lí. Trừ khi, chúng ta xây dựng một giáo trình với hai phần riêng biệt: Ngôn ngữ và Văn học. Tuy nhiên, hai lĩnh vực chuyên ngành này hoàn toàn có tư cách khoa học UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.2 (2014) 101 độc lập. Cho nên, sẽ là một sự lắp ghép tùy tiện nếu xây dựng một giáo trình chung cho hai chuyên ngành. Trong lúc đó, đặc trưng của văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Đặc trưng của phê bình văn học, nói như Roland Barthes1, là diễn ngôn về một diễn ngôn; đó là ngôn ngữ thứ hai hoặc siêu ngôn ngữ (như cách phát biểu của các nhà lô gíc học), nó hành nghề trên ngôn ngữ thứ nhất (hay ngôn ngữ – đối tượng) [1, tr255]. Việc xác định bộ môn là Anh văn chuyên ngành Ngữ văn dành cho đối tượng là sinh viên chuyên ngành Văn học hoặc Sư phạm Ngữ văn là đúng với tinh thần khoa học. 2.1.3. Anh văn chuyên ngành Ngữ văn Việc xác định bộ môn Anh văn chuyên ngành Ngữ văn không phải là sự sáp nhập hai đối tượng Ngôn ngữ và Văn học làm một, cũng không phải là sự thu hẹp đối tượng mà dựa trên cơ sở khoa học của khoa nghiên cứu văn học – khoa học về nghệ thuật ngôn từ và về sự sáng tạo ngôn từ2. Cách gọi Anh văn chuyên ngành Ngữ văn cũng phù hợp với tinh thần của ngữ nguyên của Philology (trong tiếng Anh) và Philologie (trong tiếng Pháp) và logic với xu thế phát triển của khoa nghiên cứu văn học (tiêu biểu là sự ra đời của chủ nghĩa cấu trúc (Structuralism) và sự chuyển biến của nó sang chủ nghĩa hậu cấu trúc (Post- structuralism). Tính chất đặc thù của bộ môn Anh văn chuyên ngành là: ngôn ngữ không chỉ là một phương tiện đơn thuần để truyền tải kiến thức, mà thực sự đã trở thành một công cụ có tính ứng dụng. Chính vì thế, tên môn học của bộ môn Anh văn chuyên ngành cần nêu rõ tính chất, đặc trưng của các kiến thức và phương pháp sẽ được đề cập đến trong môn học. Vậy nên, tên của bộ môn bằng tiếng Anh là “English applied for Philology” (được hiểu một cách rõ ràng hơn là “Tiếng Anh ứng 1 (1915 – 1980), nhà phê bình văn học và kí hiệu học người Pháp. 2 Trên thực tế, thói quen sử dụng thuật ngữ Ngữ văn ở Việt nam là để chỉ Ngôn ngữ và Văn học (Language and Literature) chứ không phải là Ngữ văn (Philology). dụng chuyên ngành Ngữ văn”) là tối ưu. Việc chuyển ngữ môn học sang tiếng Anh một cách chung chung như “English for Philology” chưa nói lên được đặc trưng của môn học [6], [7]. 2.2. Anh văn chuyên ngành Ngữ văn hay là việc sử dụng các văn bản văn học trong giảng dạy ngoại ngữ Việc sử dụng các văn bản văn học làm phương tiện trong giảng dạy ngoại ngữ là một phương pháp truyền thống và phổ biến. Các mẫu hội thoại của thể loại kịch thường là tài liệu cho các lớp học ngoại ngữ theo phương pháp đóng vai (role-playing), các đoạn trích của các tác phẩm văn học kinh điển thường là tài liệu cho phần đọc hiểu (reading comprehension). Không thể phủ nhận lợi ích nhiều mặt của phương pháp này. Lựa chọn những đoạn trích văn học thích hợp không những mang lại hiệu năng trong việc rèn luyện ngôn ngữ mà còn trang bị cho người học các giá trị về về văn hóa và văn học. Các công trình nghiên cứu đều khẳng định vai trò của văn học trong giảng dạy ngoại ngữ như: mở rộng tầm nhìn, nâng cao nhận thức văn hóa của người học, nhất là yếu tố ngữ nghĩa và văn hóa của ngôn ngữ; kích thích trí tưởng tượng và sáng tạo của người học thông qua các kiệt tác của văn học Anh – Mỹ [7, 465-496]. Chính vì thế, chúng ta dễ bị nhầm lẫn phương pháp giảng dạy ngoại ngữ này với giảng dạy bộ môn Anh văn chuyên ngành Ngữ văn. Có một sự khác biệt khá rõ ràng đối với việc sử dụng các văn bản văn học: trong các lớp học ngoại ngữ thì văn bản văn học là công cụ, giáo viên sử dụng nó như một phương tiện để tiếp cận với đối tượng ngôn ngữ nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng nghe – nói – đọc – viết ; còn đối với bộ môn Anh văn chuyên ngành Ngữ văn: tiếng Anh là công cụ, người dạy và người học sử dụng nó như là phương tiện để tiếp cận với đối tượng văn học nhằm mục đích thông hiểu các kiến thức về văn học và ứng dụng các phương pháp phê bình văn học. Không nên nhầm lẫn giữa phương tiện và đối tượng, cách thức và mục đích của mỗi môn học. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 4, SỐ 2 (2014) 102 2.3. Định hướng từ việc xác lập ranh giới giữa ba lĩnh vực: tiếng Anh là một ngoại ngữ, chuyên ngành Ngôn ngữ học và phân môn Phong cách học Việc am hiểu ngôn ngữ Anh ở mức độ xác lập được các kiến thức về nó từ các phương diện khác nhau của ngôn ngữ học (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách) của người học là một mức độ lí tưởng. Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn giữa tính ứng dụng của ngôn ngữ (học ngoại ngữ để sử dụng nó làm phương tiện) và tính bác học trong nghiên cứu ngôn ngữ học (nghiên cứu các phạm trù của ngôn ngữ học về một ngôn ngữ) trong xây dựng chương trình Anh văn chuyên ngành Ngữ văn. Đối tượng của bộ môn không phải là các kiến thức ngôn ngữ học về tiếng Anh. Trong việc giảng dạy và học tập bộ môn Anh văn chuyên ngành Ngữ văn, kiến thức về ngôn ngữ học đóng vai trò quan trọng (xét từ hai phương diện: đặc trưng của văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ và xu thế nghiên cứu liên ngành). Tuy nhiên, qua văn bản bằng tiếng Anh, những kiến thức về ngôn ngữ học ở đây phải được tập trung vào lĩnh vực Phong cách học (Stylistics) như: các phương tiện và biện pháp tu từ, đặc trưng và chức năng của tín hiệu ngôn ngữ, hệ thống các sự kiện phong cách, đặc trưng cấu trúc của văn bản nghệ thuật – các kiến thức có tính chất công cụ trong kiến giải văn bản nghệ thuật. Phong cách học đuợc xem là “cầu nối” của hai chuyên ngành Ngôn ngữ và Văn học. 2.4. Định hướng từ tính thống nhất, logic nhưng không lặp lại kiến thức trong chương trình đào tạo Có một câu hỏi cần được đặt ra: Anh văn chuyên ngành Ngữ văn hay là sự diễn dịch kiến thức các môn học chuyên ngành bằng tiếng Anh? Câu hỏi này xuất phát từ tình trạng: vì trình độ tiếng Anh của sinh viên còn yếu, việc hiểu các kiến thức chuyên ngành mới vốn đã hóc búa lại phải tiếp cận bằng tiếng Anh nên sinh viên gặp rất nhiều khó khăn. Với giải pháp tình thế, có thể giáo viên sẽ dạy lại cho người học các kiến thức chuyên ngành mà họ đã được tiếp cận ở các môn học khác bằng tiếng Anh. Nhưng như thế, thực ra là đang diễn dịch các kiến thức họ đã học bằng tiếng Anh. Vậy nên, khi xây dựng chương trình, cần rà soát lại chương trình đào tạo của sinh viên, căn cứ vào tiêu chí lựa chọn các văn bản văn học và phê bình văn học được viết bằng ngôn ngữ gốc là tiếng Anh để tránh tình trạng này. 2.5. Định hướng từ việc xác định về tính thuần túy của ngôn ngữ văn học Dịch thuật văn học có thể chuyển tải nội dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, khó có thể chuyển tải “tính thuần túy của ngôn ngữ văn học” (pure literary language) – những cảm thức về ngôn ngữ của chủ thể sáng tạo và tiếp nhận được hình thành từ một cấu trúc văn hóa nhất định. Việc tiếp cận một tác phẩm văn học dịch có thể mang lại nhiều “lỗ hổng” về các giá trị của ngôn từ nghệ thuật. Chính vì thế, lựa chọn các tác phẩm được các tác giả viết bằng ngôn ngữ gốc là tiếng Anh (của hai nền văn học Anh – Mỹ) đưa vào chương trình trở nên một định hướng cần thiết. Đó là chưa nói đến việc, nếu có thể, cần tạo ra cho sinh viên Ngữ văn một cách đọc chuyên biệt khi tiếp cận các tác phẩm văn học nước ngoài: đọc một tác phẩm văn học dịch thông qua quá trình đi từ bản gốc đến bản dịch. Thời lượng môn tiếng Anh chuyên ngành theo quy định trong các chương trình khung trình độ đại học được Bộ GD-ĐT ban hành là 6 đơn vị học trình (tương đương với 90 tiết). Vậy nên, có thể phân chia bộ môn Anh văn chuyên ngành thành hai học phần. Học phần Anh văn chuyên ngành Ngữ văn 1 sẽ hướng đến mục đích cung cấp cho sinh viên kiến thức về: các nền văn học, chủ đạo là văn học Anh – Mỹ, các thuật ngữ tiếng Anh về một nền văn học, các giai đoạn văn học, tác giả và tác phẩm văn học. Vì thời lượng có hạn, cần ưu tiên cho việc giới thiệu một cách khái quát văn học sử Anh – Mỹ cùng những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của hai nền văn học này. Thông qua đó, việc tổng kết một cách hệ thống cho sinh viên về cách đọc hiểu và phân tích các văn bản văn học đã được UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.4, NO.2 (2014) 103 rèn luyện qua các bài học trở nên cần thiết. 2.6. Định hướng từ việc cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về các trường phái lí luận, phê bình văn học Thông qua việc tạo nền tảng cho sinh viên bằng cách trình bày những kiến thức tổng quan về các phân môn của khoa nghiên cứu văn học như: Phê bình văn học là gì? (What is literary criticism?), Lí luận văn học là gì? (What is literary theory?) và Lịch sử văn học là gì? (What is literary history?), chúng ta cần tập trung tìm hiểu các trường phái lý luận, phê bình văn học Âu – Mỹ thế kỉ XX có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự chuyển biến của khoa nghiên cứu văn học. Tùy vào thời lượng, có thể giới thiệu cho sinh viên một cách tổng quan về các trường phái phê bình và cách áp dụng các lí thuyết đó vào một lĩnh vực nghiên cứu văn học cụ thể như: Chủ nghĩa hình thức (Formalism), New Criticism (Phê bình mới), Structuralism, Poststructuralism/Deconstruction (Chủ nghĩa cấu trúc, Hậu cấu trúc/Giải cấu trúc), Reader Theory (Thuyết người đọc), Psychoanalysis (Phân tâm học), Postcolonialism (Chủ nghĩa hậu thực dân), Postmodernism (Chủ nghĩa hậu hiện đại). Bên cạnh đó, nên giới thiệu và tổng kết một cách hệ thống cho sinh viên cách phân tích và chuyển ngữ các tài liệu lí luận, phê bình văn học. Định hướng này có thể là cơ sở cho việc xây dựng học phần Anh văn chuyên ngành Ngữ văn 2. 2.7. Như vậy, thực chất của 2 định hướng vừa nêu (2.5 và 2.6) dựa trên cơ sở xác lập tính logic giữa hai học phần: Anh văn chuyên ngành Ngữ văn 1 và Anh văn chuyên ngành Ngữ văn 2 Nếu việc lựa chọn các kiến thức về các trường phái lí luận phê bình văn học ở học phần 2 phải dựa trên cơ sở các kiến thức về văn học Anh, Mỹ mà sinh viên đã được làm quen ở học phần 1 thì việc lựa chọn các tác phẩm văn học cho học phần 1 cần hướng đến việc tạo ra những nền tảng để trình bày và phân tích các trường phái lí luận, phê bình văn học ở học phần 2. Trong nghiên cứu văn học, quá trình phân tích, tiếp cận tác phẩm, tác giả văn học bao giờ cũng đi trước quá trình tiếp cận các văn bản lí luận, phê bình văn học. Việc tạo ra những kinh nghiệm tự thân trong phân tích tác phẩm là cơ sở cho việc tiếp cận các lí thuyết của các trường phái lí luận, phê bình văn học. Chẳng hạn, từ việc phân tích tác phẩm “The Catcher in the Rye” (Bắt trẻ đồng xanh) [2] của Jerome David Salinger3 ở học phần 1, có thể vận dụng các lí thuyết về chủ nghĩa hiện đại và hậu hiện đại (Modernism and Postmodernism) để tiếp cận tác phẩm này trên một tinh thần và phương pháp mới ở học phần 2. 2.8. Định hướng từ việc xác định nhiệm vụ của môn học: cung cấp kiến thức chuyên ngành và tạo lập kĩ năng tư duy bằng ngoại ngữ Rõ ràng, chúng ta đang cung cấp các kiến thức về Ngữ văn cho sinh viên bằng một ngôn ngữ là ngoại ngữ đối với họ. Chính vì thế, việc rèn luyện kĩ năng về: các phương pháp tóm tắt, phân tích, lí giải và trình bày về một văn bản nghệ thuật; các phương pháp suy luận về một văn bản lí luận và phê bình văn học; cách trích dẫn, kỹ năng tìm kiếm và tham khảo các tài liệu khoa học về chuyên ngành Ngữ văn; kỹ năng xây dựng và tóm tắt (abstract) một tiểu luận bằng tiếng Anh là cần thiết. Cho nên, cần xây dựng một phần kiến thức về phương pháp phân tích văn bản ở mỗi học phần. Tương ứng với tính chất của các kiến thức được đề cập đến ở học phần 1, chúng ta có thể xây dựng một phần kiến thức về các phương pháp tổng quan để phân tích một văn bản văn học (General methodology to English literary text analysis). Nội dung này có thể được triển khai với các ý tưởng như: General classification of texts (Literary genre of text, “Pragmatic” function - what is the purpose of the text?), To summarize a text (Answering the “6 W’s”: ‘‘what’’, ‘‘why’’, ‘‘where’’, ‘‘when’’, ‘‘who’’, ‘‘to whom’’ and ‘‘How’’), Hypothesis for analysis (The general structure of a passage, The use of recurrent vocabulary, The use of recurrent imagery). 3 (1919 – 2010), nhà văn Mỹ, tác giả của các tác phẩm khác như: Pretty Mouth and Green My Eyes (1951), De Daumier-Smith’s Blue Period (1952), Teddy (1953), Franny and Zooey (19
File đính kèm:
- mot_so_dinh_huong_trong_viec_xay_dung_chuong_trinh_dao_tao_d.pdf