Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh - Việt và Việt - Anh tại học viện khoa học quân sự

Dịch thuật nói chung, dịch Anh-Việt và Việt-Anh nói riêng không chỉ là một môn khoa học, một

tác phẩm nghệ thuật mà còn là một sản phẩm của trí tuệ. Dịch Anh-Việt và Việt-Anh đóng vai trò

rất quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta hiện nay. Vì vậy,

việc nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh là một ưu tiên hàng đầu của giới dịch thuật.

Tuy nhiên, để có một bản dịch Anh-Việt và Việt-Anh có chất lượng, đạt ba tiêu chí “tín, đạt và

nhã”, đòi hỏi người dịch cần phải am tường cả hai ngôn ngữ Anh và Việt, nền văn hóa của hai đất

nước cũng như sử dụng nhiều biện pháp dịch khác nhau. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi

xin được bàn đến một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh tại Học viện

Khoa học Quân sự, giúp người dịch xử lý văn bản dịch tốt hơn nhằm đạt được cả ba tiêu chí “tín,

đạt và nhã” khi dịch hai ngôn ngữ này.

pdf9 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dịch Anh - Việt và Việt - Anh tại học viện khoa học quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khái niệm ở 
ngôn ngữ gốc không tồn tại trong ngôn ngữ đích. 
Thực vậy, trong tiếng Anh, có nhiều từ và khái 
niệm không tồn tại trong tiếng Việt; ngược lại, một 
số khái niệm trong tiếng Việt lại không diễn đạt hết 
nghĩa được truyền tải trong tiếng Anh. Ví dụ như 
ở giáo trình Lý thuyết Dịch, từ “alcohol” trong 
câu “Pregnant women should avoid alcohol” bao 
gồm tất cả các đồ uống có cồn. Tuy nhiên, trong 
tiếng Việt, từ “rượu” không bao gồm cả nghĩa của 
từ “bia”; vì vậy, khi dịch câu này, người dịch nên 
thêm vào từ “bia” để diễn đạt đủ nghĩa của câu này 
ở ngôn ngữ gốc “Phụ nữ mang thai nên tránh rượu 
bia”. Tương tự, từ “abuse” truyền tải toàn bộ hành 
vi “lạm dụng” trong tiếng Anh; tuy nhiên, trong 
tiếng Việt, không tồn tại nghĩa này mà phải diễn 
đạt lại khá dài. Chính vì vậy, câu “Adults should 
not abuse and neglect their children” không nên 
dịch là ‘‘Trẻ em nên được bảo vệ khỏi sự lạm 
dụng và cơ lỡ’’. Thay vào đó, câu này cần được 
diễn đạt lại bằng cách giải thích thêm trong tiếng 
Việt để truyền tải đầy đủ nghĩa của câu này trong 
tiếng Anh ‘‘Người lớn không lạm dụng hay bỏ 
mặc con cái mình’’. Hay ở giáo trình Dịch tiếng 
Anh quân sự, người dịch cần giải thích thêm nghĩa 
của các thuật ngữ quân sự không phổ biến ở Việt 
Nam như “Systems include Global Positioning 
System (GPS) receiver” (thiết bị thu sóng từ Hệ 
thống Định vị Toàn cầu (GPS), “an upgrade of the 
60 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v Dịch thuật
optical Digital Scene Matching Area Correlation 
(DSMAC) system” (thiết bị nâng cấp từ hệ thống 
So sánh Cảnh vật số quang (DSMAC), “Time of 
Arrival (TOA) control” (hệ thống điều khiển Thời 
gian tiếp cận mục tiêu (TOA)), “improved 402 
turbo engines” (các động cơ phản lực 402 cải tiến), 
“Ships and submarines have different weapon 
control systems (WCSs). A vertical launching 
system (VLS) accommodates missile stowage and 
launch on ships. On all attack submarines, missiles 
are launched from torpedo tubes (with stowage 
in the torpedo room); in addition, some attack 
submarines have VLS located forward, external to 
the pressure hull, which will handle both stowage 
and launch.” (Tàu chiến và tàu ngầm có các hệ 
thống điều khiển vũ khí (WCSs) khác nhau. Trên 
tàu chiến, hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) bao 
gồm khoang chứa và phóng tên lửa. Trên mọi tàu 
ngầm chiến đấu, tên lửa được phóng từ ống phóng 
ngư lôi (từ khoang chứa trong khoang ngư lôi). 
Ngoài ra, hệ thống phóng thẳng đứng ở một số 
tàu ngầm chiến đấu được bố trí ở phía trước, bên 
ngoài khoang áp lực, đảm bảo cả chức năng chứa 
và phóng tên lửa.),...
Như vậy, khi không thể tìm ra từ tương đương 
ở ngôn ngữ đích, người dịch Anh-Việt và Việt-
Anh tại Học viện Khoa học Quân sự nên lựa chọn 
phương án diễn đạt lại ý của ngôn ngữ gốc.
3.6. Lược bỏ từ không cần thiết
Một số dịch giả cho rằng, lược bỏ từ chỉ là sự 
lựa chọn cuối cùng. Tuy nhiên, trong dịch thuật, 
đặc biệt là dịch nói, người dịch Anh-Việt và Việt-
Anh chủ yếu truyền tải những thông tin chính từ 
ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ đích. Vì vậy, đây là 
một trong những phương án tối ưu và việc lược 
bỏ những từ không cần thiết giúp cho người dịch 
Anh-Việt và Việt-Anh thực hiện công việc của 
mình hiệu quả nhưng vẫn không ảnh hưởng đến 
nội dung thông điệp cần truyền tải.
Trong thực tế, khi tiến hành công việc dịch 
thuật, người dịch thường lược bỏ một số từ không 
cần thiết. Tuy nhiên, việc lược bỏ những từ không 
cần thiết cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng để 
tránh ảnh hưởng đến nội dung chính của thông tin. 
Thông thường, người dịch chỉ lược bỏ những từ, 
thậm chí cụm từ đòi hỏi việc giải thích dài dòng, 
diễn giải vụng về và ảnh hưởng đến tính tự nhiên, 
tính mạch lạc của ngôn ngữ đích làm cho người 
đọc hoặc người nghe bị sao nhãng. Ví dụ ở câu: 
“Much can be done even without being physically 
present in the meeting” trong giáo trình Lý thuyết 
Dịch, được dịch sang tiếng Việt là‘‘Nhiều việc có 
thể làm ngay cả khi không có mặt tại cuộc họp’’; 
như vậy, từ “physically” đã bị lược bỏ để đảm bảo 
yếu tố đạt và nhã cho câu văn này do sự khác biệt về 
nghĩa giữa hai cấu trúc“being physically present” 
và “being present” không đáng kể. Tương tự, khi 
dịch câu “Hội thảo cung cấp những thông tin cập 
nhật về thực trạng công tác bình đẳng giới tại Việt 
Nam”, từ “công tác” bị lược bỏ vì từ này tồn tại 
trong tiếng Việt nhưng lại không xuất hiện như 
một từ riêng lẻ trong tiếng Anh. Vì vậy, câu này 
nên dịch là “The workshop has updated the latest 
situation of gender equality in Vietnam”.
Tóm lại, lược bỏ từ hoặc cụm từ không cần 
thiết cũng là một sự lựa chọn khôn ngoan khi dịch 
Việt-Anh và Anh-Việt.
3.7. Sử dụng các cấu trúc cố định có sự 
tương đồng giữa hai ngôn ngữ
Trong dịch Anh-Việt và Việt-Anh, có sự tồn 
tại của sự tương đồng, thậm chí có sự trùng khớp 
cả về mặt cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa của khá 
nhiều cấu trúc cố định, tục ngữ, thành ngữ. Vì vậy, 
người dịch Anh-Việt và Việt-Anh có thể lựa chọn 
việc sử dụng các cấu trúc cố định, thành ngữ, tục 
ngữ của cả hai ngôn ngữ để truyền tải một thông 
điệp từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại một 
cách hiệu quả. 
Trên thực tế, khi gặp được những cấu trúc cố 
định có sự tương đồng giữa hai ngôn ngữ, người 
dịch chỉ cần chuyển dịch ngôn ngữ gốc sang ngôn 
ngữ đích một cách tự nhiên là được. Tuy nhiên, sự 
trùng khớp này ít khi xảy ra; vì vậy, người dịch cần 
61KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
dịch thuật v
lựa chọn cách diễn đạt theo cấu trúc định phù hợp 
với văn cảnh và phải có sự am tường về cấu trúc 
cố định, tục ngữ, thành ngữ của cả hai ngôn ngữ. 
Một ví dụ điển hình là ở thành ngữ “to fight like 
cats and dogs” trong tiếng Anh được chuyển tải 
sang tiếng Việt với cấu trúc và nghĩa tương đương 
đó là “cãi nhau như chó với mèo”. Một số ví dụ 
khác ở giáo trình Lý thuyết Dịch cũng có sự tương 
đồng rất lớn giữa hai ngôn ngữ: “muộn còn hơn 
không”/“better late than never”; “Người ta chết vì 
ăn chứ không phải chết vì đói”/“More die by food 
than famine”; “When drinking water, remember 
its source”/“Uống nước nhớ nguồn”; “At the foot 
of the mountain”/“Ở chân núi”; “Phòng bệnh hơn 
chữa bệnh”/“Prevention is better than cure”....
Với những cấu trúc cố định, thành ngữ, tục 
ngữ không trùng khớp hoàn toàn, người dịch cũng 
có thể tận dụng được sự tương đồng về mặt ngôn 
ngữ của cả tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra cấu 
trúc tương đương phù hợp nhất như “The chicken 
that digs for food will not sleep hungry”/“Tay làm 
hàm nhai, tay quai miệng trễ”; “to carry coals to 
Newcastle”/“chở củi về rừng”; “like 2 peas in the 
pot”/“giống nhau như hai giọt nước”; “It never 
rains but pours”/“Phúc bất trùng lai họa vô đơn 
chí”; “Nhai kỹ no lâu, cày sâu cuốc bẫm”/“Eating 
slowly is good for the stomach; plowing deeply is 
good for the fields”.... (Giáo trình Lý thuyết Dịch).
Như vậy, cho dù ở hai nền văn hóa khác nhau, 
giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt vẫn tồn tại sự tương 
đồng về cấu trúc cố định, tục ngữ và thành ngữ. Vì 
vậy, người dịch có thể tận dụng sự trùng hợp này 
để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
4. KẾT LUẬN
Trong dịch Anh-Việt và Việt-Anh ở các giáo 
trình đang được sử dụng tại Học viện Khoa học 
Quân sự, có nhiều biện pháp khác nhau để nâng 
cao chất lượng văn bản dịch. Tuy nhiên, người 
dịch cần dựa vào từng ngữ cảnh, văn bản dịch để 
lựa chọn một trong các biện pháp trên hoặc kết 
hợp giữa nhiều biện pháp với nhau để nâng cao 
chất lượng dịch Anh-Việt và Việt-Anh./.
Tài liệu tham khảo:
1. Cao Xuân Hạo (2006), Suy nghĩ về dịch thuật, 
truy cập ngày 12-7-2016, <
vanhoa/chuyende/2006/01/533571/ >. 
2. Ha, T. C. (2002), Translation Theory. 
Military Science Academy, Hanoi.
3. Holmes, J. S. (1975), The Name and 
Nature of Translation Studies. Translation Studies 
Section, Department of General Literary Studies, 
University of Amsterdam. 
4. Larson, M. L. (1998), Meaning-based 
Translation: A Guide to Cross-Language 
Equivalence. University of Press America.
5. Luu, D. H. (2002). Military English 
Translation. Military Science Academy, Hanoi.
6. Massoud (1988), Criteria of Good 
Translation. New York: Library of Congress 
Cataloging-in-Publication Data.
7. Nguyen, T. H. A. (2002), “Cultural effects 
on learning and teaching English in Vietnam”, The 
Language Teacher, 26(1).
8. Nguyen, V. T. (2006), Translation 1 & 2. 
Hue: Hue University.
9. Nida, E. A., and William, D. R. (1981), 
Meaning across cultures. New York: Maryknoll.
10. Tudor, I. (1987), Using translation in ESP. 
ELT Journal 41(4).
11. Tytler, A. F. (1978), Essay on the principles 
of translation. Amsterdam: Benjamins.
62 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 10 - 11/2017
v Dịch thuật
SOME MAJOR WAYS TO IMPROVE THE QUALITY OF ENGLISH-VIETNAMESE 
AND VIETNAMESE-ENGLISH TRANSLATION AT MILITARY SCIENCE ACADEMY
TRAN LE DUYEN, HOANG ANH NGUYEN
Abstract: English-Vietnamese and Vietnamese-English translation is not only a science, an art but 
also an intellectual product. Nowadays, English-Vietnamese and Vietnamese-English translation 
has played a more and more important role in the process of our nation’s international intergration. 
Hence, as for translation circles, improving the quality of English-Vietnamese and Vietnamese-
English translation is their top priority. However, in order to satisfy the three key criteria: accuracy, 
clarity and naturalness in English-Vietnamese and Vietnamese-English translation, translators 
should master not only the two languages but also their cultures. Therefore, this article aims to 
highlight some major ways to improve the quality of English-Vietnamese and Vietnamese-English 
translation at Military Science Academy.
Keywords: quality, English-Vietnamese, Vietnamese-English translation, source language, target 
language, criterion
Received: 17/9/2017; Revised: 24/10/2017; Accepted for publication: 15/11/2017

File đính kèm:

  • pdf96_7524_2137281.pdf
Tài liệu liên quan