Mô hình cấu trúc thể loại và các chiến lược soạn thảo thư tín thương mại Tiếng Anh

Kỹ năng soạn thảo thư tín thương mại tiếng Anh ngày càng trở nên là nhu cầu

bức thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi thư tín tiếng Anh được xem là công cụ

giao tiếp hữu hiệu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường

quốc tế. Chính vì lẽ đó mà môn thư tín thương mại tiếng Anh được đưa vào chương trình

giảng dạy tại hầu hết các trường đại học thuộc khối kinh tế, kinh doanh và chuyên ngữ ở

Việt Nam. Trên cơ sở lý thuyết thể loại và mô hình tiềm năng cấu trúc thể loại của Hasan

(1989), bài viết này sẽ khảo sát, nhận diện một số mô hình thể loại thư tín, trên cơ sở đó

đúc kết các nguyên tắc, chiến lược viết thư tín thương mại tiếng Anh nhằm nâng cao hiệu

quả công tác giảng dạy môn học này

pdf12 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô hình cấu trúc thể loại và các chiến lược soạn thảo thư tín thương mại Tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 1, 2018 
1 
MÔ HÌNH CẤU TRÚC THỂ LOẠI VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC 
SOẠN THẢO THƯ TÍN THƯƠNG MẠI TIẾNG ANH 
Nguyễn Thành Lân* 
Trường đại học Ngoại Thương, Cơ sở II tại thành phố Hồ Chí Minh 
Nhận bài: 27/08/2017; Hoàn thành phản biện: 05/11/2018; Duyệt đăng: 25/03/2018 
Tóm tắt: Kỹ năng soạn thảo thư tín thương mại tiếng Anh ngày càng trở nên là nhu cầu 
bức thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi thư tín tiếng Anh được xem là công cụ 
giao tiếp hữu hiệu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên trường 
quốc tế. Chính vì lẽ đó mà môn thư tín thương mại tiếng Anh được đưa vào chương trình 
giảng dạy tại hầu hết các trường đại học thuộc khối kinh tế, kinh doanh và chuyên ngữ ở 
Việt Nam. Trên cơ sở lý thuyết thể loại và mô hình tiềm năng cấu trúc thể loại của Hasan 
(1989), bài viết này sẽ khảo sát, nhận diện một số mô hình thể loại thư tín, trên cơ sở đó 
đúc kết các nguyên tắc, chiến lược viết thư tín thương mại tiếng Anh nhằm nâng cao hiệu 
quả công tác giảng dạy môn học này. 
Từ khóa: bước thoại, chiến lược, nguyên tắc, thể loại, thư tín thương mại 
1. Đặt vấn đề 
Kỹ năng soạn thảo thư tín thương mại tiếng Anh hiện ngày càng trở nên quan trọng đối 
với các doanh nghiệp Việt Nam khi hội nhập, do thư tín tiếng Anh được xem là công cụ giao 
tiếp hữu hiệu nhằm cung cấp thông tin, thuyết phục và xây dựng mối quan hệ lâu bền với đối tác 
để rồi tăng cường khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế. Xuất phát từ nhu cầu này 
mà hiện nay, môn học soạn thảo thư tín thương mại tiếng Anh được đưa vào chương trình giảng 
dạy tại hầu hết các trường đại học thuộc khối kinh tế, kinh doanh hay chuyên ngữ tại Việt Nam 
(Nguyễn Thành Lân, 2014). Tuy nhiên, để giảng dạy hiệu quả môn học này, giáo viên cần phải 
giúp người học hiểu rõ mô hình cấu trúc thể loại và các nguyên tắc soạn thảo thư tín. Dựa trên 
lý thuyết phân tích thể loại văn bản, bài viết này sẽ đúc kết một số mô hình thư tín thường gặp 
và tổng kết một số chiến lược viết nhằm giúp quá trình giảng dạy môn thư tín thương mại tiếng 
Anh đạt hiệu quả cao hơn. 
2. Cơ sở lý luận 
2.1. Lý thuyết phân tích thể loại văn bản 
Theo Diệp Quang Ban (2010, tr. 217), thể loại là một kiểu diễn ngôn bằng cách viết hoặc 
nói chứa những đặc trưng được thiết lập theo quy ước. Nói cách khác, nó gồm một loạt các tiêu 
chuẩn quy định cho một loại hình diễn ngôn, được dùng để phân loại các văn bản và lời nói 
hoặc sử dụng cho các hình thức nghệ thuật hoặc phát ngôn nói chung. Bhatia (1993, tr. 74) cho 
rằng phân tích thể loại có thể được nhìn nhận qua hai quy phạm: có thể xem xét như là những 
hiện thực phức tạp trong thế giới các giao tiếp được định hình, hoặc có thể xem là phương thức 
tiện lợi và hữu hiệu trong sư phạm để thiết kế chương trình giảng dạy ngôn ngữ, và như vậy, thể 
loại thường được xác định trong ngữ cảnh cụ thể của các hoạt động trong lớp học. 
Phân tích thể loại luôn được xem là hoạt động mang tính đa nguyên tắc không chỉ thu hút 
sự chú ý của các nhà ngôn ngữ học (cả ứng dụng và lý thuyết), các nhà phân tích diễn ngôn, 
* Email: nguyenthanhlan30@yahoo.com 
 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 1, 2018 
2 
chuyên gia và học giả về giao tiếp thông tin mà còn thu hút cả các nhà xã hội học, nhà khoa học, 
dịch giả, các hãng quảng cáo và những người sử dụng tiếng Anh đơn thuần. 
Berkenkotter và Huckin (1995, tr. 325) cũng xác định việc phân tích thể loại văn bản 
thường được xem như là việc nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ theo ngôn cảnh, là việc đặc định 
hóa hành động diễn ngôn và là các quy tắc về các quy trình phân đoạn hoặc là sự hợp nhất các 
mục đích thông tin. 
2.2. Mục tiêu của phân tích thể loại 
Bhatia (1993, tr. 316) cho rằng mục tiêu của việc phân tích thể loại là nghiên cứu hành vi 
ngôn ngữ xác định trong tình huống nhằm trình bày và giải thích các hiện tượng dường như rất 
phức tạp của thế giới hiện thực. Cũng theo ông, việc phân tích thể loại cũng giúp cho người viết 
hiểu sâu hơn về các mục tiêu thông tin của văn bản nhằm giúp cho người viết và người đọc 
nhận thức rõ hơn về ngôn ngữ sử dụng và chuyển đổi theo môi trường xã hội phức tạp. Việc 
phân tích thể loại cũng giúp đưa ra các giải pháp hiệu quả giải quyết các vấn đề về ứng dụng 
trong phương pháp sư phạm. 
Có thể nói, nghiên cứu phân tích thể loại nhằm các mục đích sau: 
- Thể hiện và giải thích cho thực tế phức tạp và đa dạng của thế giới ngôn ngữ. 
- Hiểu và giải thích cho ý định riêng của từng tác giả, cùng với việc đạt được mục đích 
giao tiếp đã được xã hội công nhận. 
- Hiểu cách sử dụng ngôn ngữ được hình thành trong môi trường xã hội. 
- Đưa ra các giải pháp hữu hiệu đối với các vấn đề sư phạm và ngôn ngữ thực hành khác. 
2.3. Mô hình tiềm năng cấu trúc thể loại (Generic Structure Potential) 
Mô hình phân tích các cấu trúc văn bản trong phạm vi một thể loại được công nhận rộng 
rãi gọi là Mô hình tiềm năng cấu trúc thể loại (GSP). Đây là mô hình đầu tiên sử dụng phương 
pháp phân tích thể loại theo truyền thống của ngôn ngữ học chức năng hệ thống do Hasan 
(1989) phát triển. Theo tác giả, bất kỳ ai muốn sử dụng mô hình phân tích GSP phải xác định 
các thành phần bắt buộc, lựa chọn và lặp lại của một văn bản. Ngoài việc xác định các yếu tố 
này, người phân tích thể loại cần phải nhận ra mối quan hệ giữa các yếu tố này với nhau. Hasan 
(1989, tr. 214) còn giải thích thêm rằng các phân tích GSP cho thấy những yếu tố nào phải diễn 
ra; những yếu tố nào có thể diễn ra, khi nào các yếu tố này phải diễn ra, và tần suất các yếu tố 
này có thể diễn ra. 
Vì mô hình GSP quan tâm đến trình tự và sự lặp lại của các yếu tố thể loại, có một số trật 
tự bắt buộc dành cho các yếu tố thể loại. Hasan (1989, tr. 239) giải thích như sau: 
Mức độ linh động khác nhau giữa các cặp yếu tố này và các cặp khác; một yếu tố cụ thể 
có thể diễn ra theo một trình tự cố định tiếp theo một yếu tố đặc biệt nào đó mà không phải là 
yếu tố khác. 
Tóm lại, theo mô hình GSP, văn bản có thể được phân chia thành một thể loại đặc biệt 
trên cơ sở sự xuất hiện của các yếu tố bắt buộc còn giá trị của văn bản được xác định bằng các 
mô hình cấu trúc trình tự. Tuy nhiên, các thành viên của tiểu thể loại (sub-genre) được xác định 
bằng sự xuất hiện và thứ tự của các yếu tố lựa chọn. 
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 1, 2018 
3 
Như đề cập ở trên, ba thành phần trong mô hình GSP là trật tự bắt buộc, lựa chọn và lặp 
lại. Chẳng hạn, các yếu tố bắt buộc trong thư khiếu nại là đưa ra vấn đề, chứng minh vấn đề và 
yêu cầu giải quyết, những thành phần này thực hiện chức năng quan trọng tạo nên sự thuyết 
phục đối với người đọc. Do vậy, các nhà nghiên cứu tin rằng mô hình phân tích cấu trúc sơ đồ 
GSP của Hasan giúp nhận diện và phân loại các thành phần bắt buộc, lựa chọn và lặp lại của 
một thể loại văn bản. 
2.4. Mô hình cấu trúc bước thoại trong thư tín thương mại tiếng Anh 
2.4.1. Định nghĩa về bước thoại (moves) và chiến lược (stategies) 
Trên cơ sở nhận biết về mục đích giao tiếp chung, Swales (1990, tr. 87) đưa ra lý thuyết 
phân tích về sự “di chuyển tu từ” hay còn gọi là phân tích “bước thoại” và chiến lược triển khai 
ngữ đoạn trong đó, bước thoại nhằm xác định thể loại văn bản và chiến lược thể hiện bước thoại 
đó. Nhiệm vụ của người viết là phải lựa chọn các chiến lược viết phù hợp để đạt được mục đích 
của bước thoại thể hiện. 
Hai tác giả Upton và Connor (2003, tr. 56) đã mô tả các bước thoại là các đơn vị chức 
năng/ngữ nghĩa của văn bản có thể được nhận biết trong các mục đích thông tin và thông qua 
các đường biên giới hạn ngôn ngữ đặc biệt của bước thoại. 
Bhatia (1993, tr. 84) cũng định nghĩa “bước thoại là các biện pháp tu từ nhằm cụ thể hóa 
các mục đích thông tin liên quan đến thể loại văn bản”. Sự xuất hiện của các bước thoại và tính 
chất đặc biệt về hình thức của chúng trong từng thể loại văn bản cụ thể sẽ giúp cho người đọc 
nhận biết những văn bản đó qua khuôn mẫu. Bước thoại, theo quan điểm này là một bộ phận 
thống nhất, không thể tách rời khỏi văn bản, được xem là một đơn vị có nghĩa liên quan đến 
mục đích thông tin của một hành vi xã hội và góp phần tạo nên chiến lược chung của một văn 
bản liên quan đến ngữ cảnh. Bước thoại thể hiện các hành động mà người viết, với tư cách là 
thành viên trong cộng đồng diễn ngôn chuyên ngành thực hiện và nó cũng là phương tiện để 
người viết sử dụng nhằm thuyết phục người đọc về thái độ, niềm tin và hành vi của mình. 
Ví dụ, trên cơ sở mục đích của văn bản, Swale (1990, tr. 35) phân chia các bước thoại và 
chiến lược thể hiện bước thoại trong văn bản khoa học như sau: 
Bước thoại 1: Tạo địa hạt trung tâm (Establishing a territory) 
 Chiến lược 1 = Đưa ra vấn đề trung tâm (Claiming centrality) 
 Chiến lược 2 = Khái quát hóa chủ đề (Making topic generalization) 
 Chiến lược 3 = Xem xét các vấn đề nghiên cứu trước (Reviewing items of previous 
 research) 
Bước thoại 2: Thiết lập vị trí thích hợp (Establishing a niche) 
 Chiến lược: Chỉ ra khoảng trống (Indicating a gap) 
Bước thoại 3: Chiếm lĩnh vị trí (Occupying the niche) 
2.4.2 Mô hình cấu trúc thư tín thể loại thông tin 
Có thể thấy chức năng chính của thư tín thương mại là trao đổi thông tin giữa người đọc 
 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 1, 2018 
4 
và người viết. Thông tin này có thể là các thông báo về điều khoản và điều kiện thương mại mà 
người mua hay người bán đưa ra trong các thư thông báo (Circular letters), hỏi hàng (inquiries), 
chào hàng (offers), đặt hàng (orders), báo giá (quotations) Thông tin này cũng có thể là các 
yêu cầu, đề nghị đối tác về các điều kiện giao dịch thương mại được thể hiện trong thư trả lời 
(replies), hoàn chào giá (counter-offers) 
Từ nguồn ngữ liệu khảo sát, có thể thấy kiểu loại thư này chiếm đa số (47,5%) và được 
xác lập bởi 03 bước thoại chính, lần lượt là: (1) Đưa ra vấn đề trung tâm, (2) Cung cấp thông 
tin và (3) Thu hút hợp tác. Mỗi bước thoại này được thể hiện bằng các chiến lược viết khác 
nhau, tùy vào đặc điểm của từng loại diễn ngôn mà sử dụng số lượng các chiến lược đó. Mô 
hình cấu trúc của thể loại thông tin có thể được minh họa theo bảng 1 dưới đây. 
Bảng 1. Mô hình cấu trúc bước thoại của thể loại thông tin (Tác giả khảo sát và đề nghị) 
Bước thoại (moves) Chiến lược (Strategies) 
1. Đưa ra vấn đề trung tâm - Nêu mục đích bức thư 
- Nhắc lại vấn đề trước đó 
- Trả lời các vấn đề trước đó 
2. Cung cấp thông tin - Trả lời và/hoặc yêu cầu điều kiện 
thương mại 
- Yêu cầu báo giá, chào hàng 
- Đàm phán điều kiện thương mại 
3. Thu hút hợp tác Bày tỏ cảm ơn, tôn trọng 
Khuyến khích phản hồi, xây dựng lòng 
tin 
Xác lập triển vọng tích cực, nguồn liên 
hệ 
- Ví dụ, đối với thư chào hàng (offer), cấu trúc văn bản thường được triển khai như sau: 
Bước thoại 1: Đưa ra vấn đề trung tâm: Xác nhận việc chào bán sản phẩm 
Chiến lược 1: Bày tỏ cảm ơn 
- We thank you for your Enquiry dated ______ for our products and are pleased to 
confirm our sales terms and conditions as follows. (Chúng tôi xin cảm ơn thư hỏi hàng 
của quý ngài đề ngày ______ hỏi mua sản phẩm của chúng tôi và vui mừng xác nhận các 
điều khoản và điều kiện bán hàng như sau) 
Chiến lược 2: Nêu mục đích viết thư 
- Improved methods of production has enabled us to offer our products to the public at 
extremely competitive prices. Please find the following terms and conditions and we hope 
you will find them acceptable. (Các biện pháp sản xuất được cải tiến đã giúp chúng tôi 
chào bán sản phẩm ra thị trường với giá cực kỳ cạnh tranh. Vui lòng xem các điều khoản 
và điều kiện dưới đây và hi vọng rằng quý ngài sẽ chấp nhận chào hàng này) 
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 1, 2018 
5 
Bước thoại 2: Cung cấp thông tin 
Tại bước thoại này, người viết sử dụng chiến lược liệt kê các điều khoản như: giá cả, chất 
lượng, số lượng, giao hàng, thanh toán, bảo hành nhằm cung cấp thông tin chi tiết về sản 
phẩm cho đối tác. 
Bước thoại 3: Thu hút hợp tác 
Trong phần kết, người viết thường sử dụng một trong các chiến lược sau: 
- Khuyến khích phản hồi: If you need further information, please do not hesitate to 
contact us and we will be willing to be at your service (Nếu quý ngài muốn biết thêm chi 
tiết, xin đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi và chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng phục vụ quý 
ngài) 
- Xác lập triển vọng tích cực: We do hope that you will find our products a ready sale in 
your market and look forward to receiving your early official orders. (Chúng tôi hi vọng 
quý ngài sẽ thấy sản phẩm của chúng tôi bán chạy tại thị trường quý ngài và mong sớm 
nhận được đơn hàng chính thức của quý ngài) 
2.4.3. Mô hình cấu trúc thể loại thuyết phục 
Điển hình nhất của thể loại thuyết phục là thư bán hàng (sales letters) gửi cho một khách 
hàng tiềm năng về sản phẩm mới với nội dung quảng cáo, thuyết phục người mua. Hoặc có thể 
là thư chào mời khách hàng quen bằng những chiến lược giảm giá, khấu trừ, quà biếu nhằm duy 
trì mối quan hệ sẵn có. Đôi khi, có thể là thư cảm ơn đối tác và nhắc cho họ về sản phẩm cung 
cấp nhằm xây dựng mối quan hệ thương mại lâu dài. Như tên gọi của nó, thể loại này mang 
chức năng thuyết phục, lôi kéo, thu hút nhằm thay đổi quan điểm, thái độ, nhu cầu của người 
đọc và hướng người đọc đến một hành động cụ thể. Cần lưu ý rằng, khi một bức thư kết hợp 
nhiều mục đích khác nhau thì mục tiêu thuyết phục luôn phải được người đọc xếp lên hàng đầu 
(Treece, 1989, tr.173). 
Bhatia (1993, tr. 95) xác định chức năng chính của thể loại này là thuyết phục người đọc 
phản hồi bằng một hành động cụ thể. Để đạt được mục tiêu cuối cùng này, bức thư phải gây 
được sự chú ý của người đọc, đưa ra các lợi ích của sản phẩm hay dịch vụ liên quan đến nhu 
cầu, lợi ích của người đọc, tạo mối quan hệ kinh doanh và khuyến khích tiếp tục giao dịch. Tác 
giả này đã minh họa cấu trúc diễn ngôn của thể loại thuyết phục với bảy bước thoại như sau 
(1993, tr. 107): 
(1) Tạo sự tín nhiệm (establishing credentials) 
(2) Giới thiệu (introducing the offer) 
(3) Đưa ra các khuyến tác (offering incentives) 
(4) Gửi kèm tài liệu (enclosing documents) 
(5) Khuyến khích phản hồi (soliciting reponse) 
(6) Sử dụng chiến thuật thúc ép (using pressure tactics) 
(7) Kết thúc lạc quan (ending politely) 
 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 1, 2018 
6 
Từ nguồn ngữ liệu khảo sát, có thể đơn giản hóa mô hình thể cấu trúc bước thoại và chiến 
lược viết dành cho thể loại thuyết phục như trình bày trong bảng 2 dưới đây. 
Bảng 2. Mô hình cấu trúc bước thoại của thể loại thuyết phục (Tác giả khảo sát và đề nghị) 
Bước thoại (moves) Chiến lược (Strategies) 
1. Gây sự quan tâm, chú ý - Đề cao vai trò cá nhân người đọc 
- Đề cập đến sự quan tâm về tính kinh tế, tiết kiệm của sản phẩm 
- Đề cập mối quan ngại về vấn đề sức khỏe, an ninh, an toàn 
2. Tạo nhu cầu - Mô tả lợi ích sản phẩm 
- So sánh lợi thế, ưu điểm của sản phẩm 
- Nhấn mạnh tính tiện dụng, hiệu quả của sản phẩm 
3. Thuyết phục - Đưa ra số liệu, dữ liệu minh chứng cho sự ưu việt của sản phẩm 
- Chào mời điều kiện thương mại ưu đãi 
4. Thúc giục đưa ra quyết định - Gửi kèm phiếu mua hàng, phiếu giảm giá 
- Gửi kèm mẫu hàng biếu 
- Kết thúc tích cực 
- Ví dụ, có thể minh họa mô hình trên bằng thư bán hàng (sales letter) như sau: 
Bước thoại 1: Gây sự quan tâm, chú ý 
Trong bước thoại này, người viết thường sử dụng các chiến lược như đề cập đến tính kinh 
tế, tiết kiệm của sản phẩm, đưa ra số liệu khoa học, đề cao vai trò cá nhân nhằm gây sự quan 
tâm của người đọc đến sản phẩm của mình: 
- Would you like to cut your domestic fuel costs by 20 per cent? If your answer is “yes”, read 
on (Bạn có muốn cắt giảm tới 20% chi phí nhiên liệu sử dụng? Nếu câu trả lời của bạn là “dĩ 
nhiên”, hãy đọc tiếp) 
-'The common cold', says Dr. James Carter, ‘probably causes more lost time at work in a year 
than all other illnesses put together.' (Theo Tiến sĩ James Carter, “Bệnh cảm lạnh thông thường 
có thể làm mất nhiều thời gian làm việc trong năm hơn toàn bộ các bệnh lý khác”). 
- According to a scientific study, more than 50 per cent of children have eye trouble and in the 
past year, no fewer than 56 000 people in this city have lost their sight. (Trong năm qua, hơn 
50% trẻ em có vấn đề về mắt và không dưới 56,000 người dân thành phố này đã bị giảm thị 
lực). 
Bước thoại 2: Tạo nhu cầu 
Trong bước thoại này, người viết cần sử dụng các chiến lược như: nhấn mạnh lợi ích về 
tính tiết kiệm, hiệu quả, ưu việt của sản phẩm. Đối với sản phẩm mới, thường mô tả chi tiết đặc 
điểm và tính năng để người đọc hình dung cụ thể về sản phẩm. 
Ví dụ: 
- You will be surprised how little it costs (Quý ngài sẽ thấy nó chẳng tốn kém là bao) 
- Our products are beyond criticism in the quality of reliability thanks to a number of features 
not provided in any other products. (Sản phẩm của chúng tôi không chê vào đâu được về độ tin 
cậy nhờ vào rất nhiều đặc điểm mà các sản phẩm khác không có) 
 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 1, 2018 
7 
- Nothing could be simpler or more efficient either. (Không gì có thể đơn giản hơn mà lại hiệu 
quả hơn thế) 
- It is unbelievably simple to use. (Sản phẩm này dễ sử dụng đến mức không thể tưởng tượng 
được) 
Bước thoại 3: Thuyết phục mua sản phẩm 
Tại bước thoại này, các chiến lược như gửi kèm tài liệu minh chứng, đưa ra chính sách 
bán hàng ưu đãi như trả chậm, chiết khấu cao, cần được sử dụng: 
- Enclosed you will find our quotation with most favourable terms and conditions. (Kèm theo 
đây quý ngài sẽ thấy thư báo giá của chúng tôi với những điều khoản và điều kiện ưu đãi nhất). 
- Remember too that you will be dealing with a well established company which owes its 
success to the satisfaction given to scores of thousands of customer. (Cũng xin lưu ý rằng, quý 
khách hàng đang làm ăn với một doanh nghiệp uy tín, mà thành công có được nhờ vào sự hài 
lòng của hàng ngàn khách hàng trên thị trường). 
- With our unique after sales service contract, you are assured lasting operation at the peak of 
efficiency. (Bằng hợp đồng dịch vụ hậu mãi độc đáo, quý khách có thể an tâm về độ bền của sản 
phẩm với hiệu quả cao nhất). 
- It should be noted that we have manufactured garments for 50 years and are quite confident 
that you will be more than satisfied with their quality. (Cần lưu ý rằng chúng tôi đã sản xuất 
hàng may mặc trong suốt hơn 50 năm qua và hoàn toàn tin tưởng rằng quý khách hàng sẽ không 
chỉ hài lòng với chất lượng sản phẩm). 
Bước thoại 4. Thúc giục đưa ra quyết định 
Trong phần kết, cần sử dụng chiến lược thúc giục khách đặt hàng như: gửi phiếu mua 
hàng giảm giá, mẫu hàng biếu 
- If you will return the enclosed request card you can take all the advantages of our liberal sales 
terms at this time. (Nếu quý khách gửi lại phiếu mua hàng gửi kèm theo đây, quý khách sẽ tận 
dụng được mọi điều khoản bán hàng ưu đãi của chúng tôi tại thời điểm này). 
- The special discount now offered can be allowed only on orders placed by 30 June. So hurry 
now to take advantage of this limited offer. (Mức chiết khấu đặc biệt này chỉ dành cho các đơn 
hàng đặt trước ngày 30 tháng 6. Hãy khẩn trương đặt mua hàng để tận dụng chào hàng hạn chế 
này). 
- Would you simply fill out the enclosed order form, mail it to us, and we will have these 
beautiful items shipped to you. (Quý ngài chỉ cần điền vào đơn đặt hàng gửi kèm theo đây và 
chúng tôi sẽ gửi ngay những mặt hàng tuyệt vời này cho quý ngài). 
2.4.4. Thể loại tin xấu (bad-news letters) 
Trong giao tiếp thương mại, người viết đôi khi chuyển tải các thông điệp mang nội dung 
không tích cực hay có thể khiến cho người đọc không hài lòng, thất vọng chẳng hạn như thư từ 
chối ứng viên xin việc làm, yêu cầu đề bạt, tăng

File đính kèm:

  • pdfmo_hinh_cau_truc_the_loai_va_cac_chien_luoc_soan_thao_thu_ti.pdf
Tài liệu liên quan