Nhận xét bước đầu kết quả vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học tiếng Anh chuyên ngành tại Trường cao đẳng quân y 2

Mục tiêu: Đánh giá nhận thức và hiệu quả khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực

vào giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành.

Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu thực nghiệm sư phạm trên 127 học viên học

lớp y45b1 và y45b2 và 138 học viên nhóm chứng học lớp y44b1 và y44b2.

Kết quả: khảo sát trên 127 học viên của 2 lớp y45b1 và y45b2 cho thấy: mục đích của

học viên học anh văn chuyên ngành chủ yếu là hoàn thành chương trình chiếm 95,27% và bị ép

buộc học chỉ chiếm 2,36%. Hoạt động nhóm và sơ đồ tư duy là 2 phương pháp được học viên

đánh giá rất hứng thú với tỷ lệ theo thứ tự là 77,2% và 90,6%. Đổi mới phướng pháp và hình

thức tổ chức dạy học là điều kiện để học viên học tập tích cực hơn. có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê về kết quả học tập của học viện giữa 2 nhóm sử dụng phương pháp dạy học truyền

thống và phương pháp dạy học tích cực với p <>

Kết luận: Mức hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực cho kết quả tốt hơn phương

pháp dạy học thông thường với mức điểm trung bình chênh nhau 0,79. Việc vận dụng phương

pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của bài học về

tiếng Anh chuyên ngành.

pdf6 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 485 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nhận xét bước đầu kết quả vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học tiếng Anh chuyên ngành tại Trường cao đẳng quân y 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
59
NHẬN XÉT BƯỚC ĐẦU KẾT QUẢ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP 
DẠY HỌC TÍCH CỰC VÀO DẠY HỌC TIẾNG ANH 
CHUYÊN NGÀNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG QUÂN Y 2
Nguyễn Thị Hiền1 
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá nhận thức và hiệu quả khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực 
vào giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành.
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu thực nghiệm sư phạm trên 127 học viên học 
lớp y45b1 và y45b2 và 138 học viên nhóm chứng học lớp y44b1 và y44b2.
Kết quả: khảo sát trên 127 học viên của 2 lớp y45b1 và y45b2 cho thấy: mục đích của 
học viên học anh văn chuyên ngành chủ yếu là hoàn thành chương trình chiếm 95,27% và bị ép 
buộc học chỉ chiếm 2,36%. Hoạt động nhóm và sơ đồ tư duy là 2 phương pháp được học viên 
đánh giá rất hứng thú với tỷ lệ theo thứ tự là 77,2% và 90,6%. Đổi mới phướng pháp và hình 
thức tổ chức dạy học là điều kiện để học viên học tập tích cực hơn. có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê về kết quả học tập của học viện giữa 2 nhóm sử dụng phương pháp dạy học truyền 
thống và phương pháp dạy học tích cực với p < 0,001.
Kết luận: Mức hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực cho kết quả tốt hơn phương 
pháp dạy học thông thường với mức điểm trung bình chênh nhau 0,79. Việc vận dụng phương 
pháp dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của bài học về 
tiếng Anh chuyên ngành.
Từ khóa: phương pháp dạy học tích cực, tiếng Anh chuyên ngành.
TO EVALUATE THE RESULTS OF APPLICATING ACTIVE 
METHODOLOGY IN TEACHING SPECIALIZED ENGLISH AT MILITARY 
MEDICAL COLLEGE NO2
ABSTRACT
Objective: To evaluate cognition and effectiveness when applying active medodology 
1 Trường cao đẳng Quân y 2
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Hiền (hienqy2@gmail.com)
Ngày nhận bài: 15/10/2019, ngày phản biện: 31/10/2019
Ngày bài báo được đăng: 30/12/2019
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 20 - 12/2019 
60
in teaching specialized English.
Subject and method: Experimental Pedagogical research on 127 students in classes 
(y45b1, y45b2); and 138 students from the control group in classes (y44b1 and y44b2) from 
September 2017 to January 2018.
Results: Survey results on 127 students from two classes (y45b1, y45b2) showed that 
students’ major purpose in learning English is to complete course accounting for 95,27%, and 
to be forced study only 2.36%. Group works and Mind map are two methods which students are 
very interested with the high rates in order 77,2% and 90,6%. Innovating teaching methods and 
form of organization are initial conditions to help students more active in learning. There was 
a statistifically significant difference in learning outcomes between the two groups of students 
applying traditional method and active one with p < 0,001.
Conclusion: The effective level of active methodology is to create result better than 
traditional one with average point different about 0,79. Applying active learning and teaching 
methods are suitable with characteristics and requirements on specialized English lessons
Key words: active methodology, specialized English
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Phương pháp dạy học tích cực lấy 
người học làm trung tâm là một trong những 
mục tiêu giáo dục được nhiều nhà giáo dục 
nghiên cứu, đúc kết từ thực tiễn và xây dựng 
thành những lý luận mang tính khoa học và hệ 
thống [1]. 
Nhận thức được việc đổi mới phương 
pháp dạy học và học tập là một trong những 
vấn đề bức thiết hiện nay ở nước ta. Đảng, nhà 
nước cũng như Bộ GD&ĐT đã đưa ra nhiều 
nghị quyết, chỉ thị nhằm đổi mới phương pháp 
dạy học ở tất cả các cấp, bậc học.
Anh văn là một trong những ngôn 
ngữ giao tiếp phổ biến nhất trên toàn thế giới, 
được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế sử 
dụng làm ngôn ngữ chính thức. Dạy và học 
tiếng Anh đã và đang trở thành một giải pháp 
hữu hiệu để làm giàu kiến thức, mở rộng cơ 
hội giao lưu quốc tế, tạo nên chất lượng của 
nguồn nhân lực. 
Trong những năm vừa qua, hoạt 
động dạy môn Tiếng Anh của Trường Trung 
cấp Quân y 2 đã được cải tiến, nâng cao chất 
lượng và đã đạt được những kết quả nhất 
định. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch 
dạy học cũng như tổ chức dạy học môn Tiếng 
Anh đã được thực hiện đúng quy chế, đảm 
bảo nội dung, chương trình, tiến độ. Phương 
pháp giảng dạy cũng được đội ngũ giáo viên 
chú trọng đổi mới. Tuy nhiên, trong quá trình 
giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành các giáo 
viên nhận thấy vẫn còn một số vấn đề cần xem 
xét và khắc phục. Phương pháp dạy học của 
giáo viên vẫn chưa thực sự phát huy được tính 
tích cực, chủ động của học viên trong học tập 
môn Tiếng Anh chuyên ngành.
Việc đổi mới phương pháp dạy học 
theo hướng phát huy tính tích cực nhằm nâng 
cao chất lượng dạy và học là mối quan tâm 
của mỗi cán bộ quản lý nói chung và giảng 
viên giảng dạy nói riêng. Xuất phát từ cơ sở lý 
luận và thực tiễn trên nên chúng tôi thực hiện 
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
61
đề tài: “Thực trạng vận dụng phương pháp dạy 
học tích cực vào giảng dạy tiếng Anh chuyên 
ngành tại Trường cao đẳng Quân y 2” với mục 
tiêu:
1. Đánh giá nhận thức của học viên 
khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào 
giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành.
2. Đánh giá hiệu quả của phương 
pháp dạy học tích cực so với phương pháp dạy 
học truyền thống.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
2.1. Đối tượng 
Nhóm thực nghiệm: 127 học viên 
học lớp y45b1 và y45b2 của trường Cao đẳng 
Quân y 2 từ tháng 9/2017 đến tháng 01/2018
Nhóm chứng: 138 học viên học lớp 
y44b1 và y44b2.
Tiêu chuẩn chọn vào: Tất cả các học 
viên tham gia học và đồng ý tham gia làm 
phiếu khảo sát sau buổi học đó.
Những học viên là hệ dân sự.
Thời gian đào tạo học viên tương 
đồng nhau.
Tiểu chuẩn loại trừ: các học viên 
không hoàn thành hết 2/3 mẫu phiếu khảo sát.
2.2. Phương pháp 
Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả 
và thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp lấy mẫu: lấy mẫu toàn 
bộ ở 2 lớp y45b1 và y45b2.
Phương pháp lượng giá
Lấy phiếu khảo sát về nhận thức của 
học viên khi được học phương pháp tích cực.
Sau mỗi bài học 18 tiết sẽ có một bài 
kiểm tra chất lượng bằng hai hình thức lượng 
giá: trắc nghiệm khách quan và tự luận 
Phương pháp lượng giá cho thi kết 
thúc học phần: trắc nghiệm khách quan với 
một bộ đề thi đủ số lượng câu hỏi theo quy 
định. 
Nhập và xử lý số liệu: nhập liệu bằng 
phần mềm excel 2010 và phân tích số liệu 
bằng phần mềm stata 14.0.
3. KẾT QUẢ 
3.1. Đánh giá nhận thức của học 
viên khi áp dụng phương pháp dạy học tích 
cực vào giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành
Để nắm được sinh viên có tích cực 
trong học tập môn anh văn chuyên ngành và 
mục đích học tập môn này chúng tôi thực hiện 
khảo sát trên 127 học viên của 2 lớp y45b1 và 
y45b2.
Bảng 1. Mục đích học tập môn tiếng Anh chuyên ngành
Mục đích học tập Số HV Tỷ lệ (%)
Hoàn thành chương trình 121 95,27
Học để rèn luyện và vận dụng vào cuộc sống 96 75,59
Phụ vụ các môn học khác 67 52,76
Bị ép buộc 03 2,36
Khác 01 0,79
Nhận xét: Qua bảng 1: mục đích của học viên học anh văn chuyên ngành chủ yếu là 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 20 - 12/2019 
62
hoàn thành chương trình chiếm 95,27% và bị ép buộc học chỉ chiếm 2,36%.
Nghiên cứu chúng tôi đã áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực như vấn đáp, 
hoạt động nhóm, sơ đồ tư duy, trò chơi vào giảng dạy thay cho phương pháp dạy học truyền 
thống.
Bảng 2. Mức độ hứng thú trong giờ học (n = 127)
Phương pháp
Mức độ hứng thú
Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú
n % n % n %
Vấn đáp 28 22,05 82 64,57 17 13,39
Hoạt động nhóm 98 77,2 29 22,8 0 0
Sơ đồ tư duy 115 90,6 12 9,4 0 0
Trò chơi 50 39,4 57 44,9 20 15,7
Nhận xét: Qua nghiên cứu của chúng tôi, hoạt động nhóm và sơ đồ tư duy là 2 phương 
pháp được học viên đánh giá rất hứng thú với tỷ lệ theo thứ tự là 77,2% và 90,6%.
Bảng 3. Điều kiện để học viên tích cực tham gia học tập tiếng Anh chuyên ngành
Điều kiện để học viên tích cực tham gia học tập Số HV Tỷ lệ (%)
Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học 124 97,64
Điều kiện, phương tiện dạy học 111 87,40
Thái độ ứng xử của giáo viên 53 41,73
Đổi mới chương trình 57 44,88
Đổi mới hình thức kiểm tra 34 26,77
Nhận xét: Qua bảng 3 cho thấy: để sinh viên tích cực hơn trong giờ học môn tiếng 
Anh chuyên ngành thì điều kiện đầu tiên là đổi mới phướng pháp và hình thức tổ chức dạy học 
chiếm 97,64%.
3.2. Đánh giá hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực so với phương pháp dạy 
học truyền thống
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu thực 
nghiệm sư phạm trên 2 nhóm: 
Nhóm chứng: sử dụng phương pháp 
dạy học truyền thống
Nhóm thực nghiệm: sử dụng phương 
pháp dạy học tích cực
Trước khi nghiên cứu thực nghiệm, 
nhóm nghiên cứu đã cho đánh giá các lớp học 
khi áp dụng phương pháp giảng dạy truyền 
thống để chọn ra 2 lớp có trình độ tương 
đương nhau.
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
63
Bảng 4: Kết quả tổng kết học phần của 2 nhóm
Xếp loại
Kết quả học viên
Nhóm thực nghiệm
(n = 127)
Nhóm chứng
(n = 138)
n % n %
Xuất sắc 12 9,4 12 8,7
Giỏi 34 26,8 21 15,2
Khá 35 27,6 24 17,4
Trung bình Khá 20 15,7 24 17,4
Trung bình 23 18,1 36 26,1
Yếu 2 1,6 15 10,9
Kém 1 0,8 6 4,3
Điểm số trung bình
của từng nhóm
7,25 ± 1,51 6,46 ± 1,58
Giá trị p <0,001
* kiểm định phương sai một chiều 
anova
Nhận xét: có sự khác biệt có ý nghĩa 
thống kê về kết quả học tập của học viện giữa 
2 nhóm sử dụng phương pháp dạy học truyền 
thống và phương pháp dạy học tích cực với p 
< 0,001.
Mức hiệu quả của phương pháp 
dạy học được chúng tôi đánh giá bằng điểm 
số trung bình của học viên. Điểm trung bình 
của nhóm áp dụng phương pháp dạy học tích 
cực là 7,25 ± 1,51 cao hơn và nhóm áp dụng 
phương pháp học tập truyền thông là 6,46 ± 
1,58 chênh lệch nhau là 0,79 ± 0,07 điểm. 
4. BÀN LUẬN
4.1. Đánh giá nhận thức của học 
viên khi áp dụng phương pháp dạy học tích 
cực vào giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành
Nghiên cứu 127 học viên về mục 
đích học tiếng Anh có tới 95,27% học để hoàn 
thành chương trình và 75,59% học để rèn 
luyện và vận dụng vào cuộc sống. Nghiên cứu 
của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu 
của Nguyễn Văn Việt [2].
Hoạt động nhóm và sơ đồ tư duy là 2 
phương pháp được học viên đánh giá rất hứng 
thú với tỷ lệ theo thứ tự là 77,2% và 90,6% 
tương tự như kết quả của Nguyễn Văn Việt 
[2] cho kết quả 71,0% sinh viên hứng thú với 
môn học, tuy nhiên vẫn có 24% sinh viên 
cho rằng môn học bình thường. Tạo hứng 
thú trong hoạt động thảo luận nhóm tạo hứng 
thú cho người học. Việc đặt học viên vào môi 
trường hoạt động nhóm là đặt học viên vào 
môi trường học tích cực. Qua phương pháp 
hoạt động nhóm, học viên mạnh dạn hơn, kỹ 
năng diễn đạt tốt hơn.[3]
Để sinh viên tích cực hơn trong giờ 
học môn tiếng Anh chuyên ngành thì điều 
kiện đầu tiên là đổi mới phướng pháp và hình 
thức tổ chức dạy học chiếm 97,64%. Nghiên 
cứu của Nguyễn Văn Việt cho thấy điều đầu 
tiên các em quan tâm là đổi mới phương pháp 
TẠP CHÍ Y DƯỢC THỰC HÀNH 175 - SỐ 20 - 12/2019 
64
dạy học và hình thức tổ chức dạy học [2] điều 
này phù hợp với mục tiêu đề tài, đổi mới và 
vận dụng phương tiện, phương pháp dạy học 
mới vào quá trình học tập, thái độ ứng xử của 
giáo viên cũng là nhân tố ảnh hưởng tích cực 
đến học tập, đổi mới chương trình và đánh giá 
cũng được quan tâm. Do vậy, bản thân giáo 
viên luôn phải vận dụng phương pháp dạy học 
tích cực nhằm tích cực hóa hoạt động nhận 
thức của sinh viên trong học tập.
4.2. Đánh giá hiệu quả của phương 
pháp dạy học tích cực so với phương pháp 
dạy học truyền thống
Kết quả tổng kết học phần Anh văn 
của học viên tuy chưa cao như mong đợi nhưng 
phần nào cải thiện được chất lượng dạy và học 
ngoại ngữ tại Trường trung cấp quân y 2. So 
sánh điểm trung bình của nhóm đối chứng và 
nhóm thực nghiệm chênh lệch nhau là 0,79. 
Như vậy có thế thấy rằng kết quả học tập của 
lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. [3]
Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
đã áp dụng được tính hiệu quả và tính khả thi 
khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực 
không những giúp học viên nắm vững về mặt 
kiến thức mà còn phát triển cho học viên về 
mặt tư duy tích cực, biết cách tự giải quyết 
vấn đề tạo cơ sở cho người học hình thành khả 
năng giải quyết tình huống thực tiễn trong lúc 
học.
Thực tiễn, vận dụng phương pháp 
dạy học tích cực trong quá trình dạy học nói 
chung và giáo dục nói riêng cần có quy trình 
vận dụng theo từng bước để phù hợp với 
đặc điểm, yêu cầu của bài học về tiếng Anh 
chuyên ngành.
KẾT LUẬN
Hoạt động nhóm và sơ đồ tư duy là 2 
phương pháp được học viên đánh giá rất hứng 
thú với tỷ lệ theo thứ tự là 77,2% và 90,6%.
Điểm trung bình của nhóm áp dụng 
phương pháp dạy học tích cực là 7,25 ± 1,51 
cao hơn và nhóm áp dụng phương pháp học 
tập truyền thông là 6,46 ± 1,58 chênh lệch 
nhau là 0,79 ± 0,07 điểm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổng cục chính trị - Quân đội 
nhân dân Việt Nam (1999) “Đổi mới phương 
pháp dạy học trong các trường đại học quân 
sự”, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà 
Nội, tr 3-9.
2. Nguyễn Văn Việt (2009) “Vận 
dụng Phương pháp dạy học tích cực trong quá 
trình dạy học môn giáo dục học ở trường Cao 
đẳng sư phạm Ngô Gia Tự Bắc Giang”, Luận 
văn Thạc sỹ, Đại học sư phạm, tr.3-78. 
3. Võ Đình Dũng (2010) “Vận dụng 
phương pháp dạy học nêu vấn đề nhằm phát 
huy tính tích cực học tập của sinh viên trong 
quá trình dạy học bộ môn giáo dục học ở 
trường đại học, cao đẳng”, Bộ môn Tâm lý 
Giáo dục, Trường Đại học Quảng Nam, tr. 12-
45.
4. Nguyễn Viết Cường (2013) “Vận 
dụng phương pháp dạy học tích cực trong quá 
trình dạy học môn tiếng Anh ở Trung tâm 
GDTX Yên Lạc – Vĩnh Phúc”, tr.5-8.

File đính kèm:

  • pdfnhan_xet_buoc_dau_ket_qua_van_dung_phuong_phap_day_hoc_tich.pdf
Tài liệu liên quan