Lựa chọn các hoạt động ngoài giờ để phát triển việc tự học tiếng Anh cho sinh viên không chuyên, trường đại học hải phòng
Ngày nay việc học Tiếng Anh cơ sở của sinh viên không chuyên tại trường đại học Hải
Phòng không gò ép với việc phải hoàn thành kì thi mà là sự tự giác để đạt chuẩn TOEIC450. Sự đổi mới
này yêu cầu sinh viên phải có tính tự học cao để kết nối kiến thức với các hoạt động thực tế đáp ứng
nhu cầu công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Dưới sự ảnh hưởng lớn của bản địa hóa toàn cầu và
quốc tế hóa, việc tạo cơ hội cho sinh viên được trải nghiệm trong môi trường Tiếng Anh thực sự, được
tiếp cận các hoạt động sử dụng Tiếng Anh thực tế là điều vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, tác giả
dùng phương pháp thu thập thông tin, tìm hiểu các hoạt động ngoài lớp học nhằm kết nối việc học trên
lớp và hoạt động ngoài lớp học. Mục đích của tác giả là tập hợp các hoạt động ngoài lớp học giúp sinh
viên tăng cường học từ vựng, kết nối kiến thức của họ với các kỹ năng thực tế để họ sẵn sàng đối mặt
với những thách thức tiếng Anh từ các công việc sau này.
58 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG LỰA CHỌN CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ ĐỂ PHÁT TRIỂN VIỆC TỰ HỌC TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Hoàng Thị Phương Loan Khoa Ngoại Ngữ Email: loanhtp@dhhp.edu.vn Ngày nhận bài: 05/6/2020 Ngày PB đánh giá: 18/6/2020 Ngày duyệt đăng: 26/6/2020 TÓM TẮT: Ngày nay việc học Tiếng Anh cơ sở của sinh viên không chuyên tại trường đại học Hải Phòng không gò ép với việc phải hoàn thành kì thi mà là sự tự giác để đạt chuẩn TOEIC450. Sự đổi mới này yêu cầu sinh viên phải có tính tự học cao để kết nối kiến thức với các hoạt động thực tế đáp ứng nhu cầu công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Dưới sự ảnh hưởng lớn của bản địa hóa toàn cầu và quốc tế hóa, việc tạo cơ hội cho sinh viên được trải nghiệm trong môi trường Tiếng Anh thực sự, được tiếp cận các hoạt động sử dụng Tiếng Anh thực tế là điều vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, tác giả dùng phương pháp thu thập thông tin, tìm hiểu các hoạt động ngoài lớp học nhằm kết nối việc học trên lớp và hoạt động ngoài lớp học. Mục đích của tác giả là tập hợp các hoạt động ngoài lớp học giúp sinh viên tăng cường học từ vựng, kết nối kiến thức của họ với các kỹ năng thực tế để họ sẵn sàng đối mặt với những thách thức tiếng Anh từ các công việc sau này. Từ khóa: hoạt động ngoài lớp học, phát triển ngôn ngữ, môi trường tiếng Anh, tự học. CHOOSING OUT-OF-CLASS ACTIVITIES TO DEVELOP ENGLISH SELF-STUDY FOR NON- MAJOR STUDENTS AT HAIPHONG UNIVERSITY ABSTRACT: Today, non-English major students do not have to take a final exam but a standard TOEIC450 test after finishing their general English course at Haiphong University. This new change helps students automatically self-study to connect knowledge with real activities to meet the need of their job later. Under the great influence of globalization and internationalization, creating opportunities for students to experience in a real English environment and access activities using real English, is indispensable. In this article, the author uses a method of collecting information, exploring out-of-class project activities to enhance learning environments in and outside of the classroom more engaging. The author’s purpose is to help students connect their learning voluntarily with practical skills so they are ready to face English challenges from jobs later. Key words: out class project, develop language, English environment, autonomy 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Viện nghiên cứu giáo dục Mỹ trong những năm 1960 đã mô tả việc học thông qua “Tháp học tập” (Learning Pyramid), sinh viên có thể chỉ nhớ được 5% những gì họ được nghe giảng, nhưng có thể nhớ tới 90% những gì họ tự nghiên cứu và chia sẻ. Điều này có nghĩa là người học càng tham gia phân tích thông tin thì càng có khả năng ghi nhớ tốt hơn. Thay vì bắt ép não bộ phải ghi nhớ thông tin qua những phương thức thụ động thì chúng ta nên tập trung thời gian, năng lượng và 59TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 43, tháng 11 năm 2020 nguồn lực vào những phương pháp mang tính chất thực hành nhiều hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trong một khoảng thời gian ngắn hơn. Hiểu được vai trò quan trọng của nguyên lý tiếp thu kiến thức của sinh viên, giảng viên cần sử dụng kim tự tháp học tập là nền tảng cho việc xây dựng phương pháp học tập trong lớp học. Hình 1. Kim tự tháp học tập (nguồn Edgar Dale - 1969) Theo nghiên cứu của nhà giáo dục Edgar Dale, nhà giáo dục người Mỹ, người đã phát triển Kim tự tháp học tập, não bộ con người không thể ghi nhớ tất cả thông tin mà nó thu nhận được. Sách vở, các bài giảng trên lớp, video... đều là những phương pháp học tập thụ động và kết quả là sau 2 tuần sinh viên chỉ có thể nhớ được 10-20% những gì được nghe, nhìn thấy. Thay vì phương pháp truyền thống là chỉ nghe giảng đơn thuần giáo viên cần khuyến khích sinh viên chủ động tham gia hoạt động hai chiều vào việc học và phân tích thông tin sẽ giúp sinh viên có khả năng ghi nhớ tốt hơn. Vấn đề đặt ra trong thời kì hội nhập ngày nay, sinh viên cần phải năng động tìm ra phương thức tự phát triển năng lực của mình, quá trình học không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ thi cử mà phải là sự tự giác để phát triển bản thân. Tuy nhiên, không phải đối tượng người học nào cũng có thể tiếp cận và xử lý được nguồn ngữ nhập sẵn có bên ngoài để tự nghiên cứu, tự học. Giáo viên là người hỗ trợ người học, giúp người học tối ưu quá trình học tập của mình. Trong việc xây dựng phương pháp học ngoại ngữ cho sinh viên, việc đầu tiên giảng viên nên dạy cho người học cách thức học tập trong và ngoài lớp học, cách thức tiếp cận các nguồn tài liệu trên mạng, trong đó chú trọng xây dựng cho họ các cách thức tự học thông qua mạng xã hội đặc biệt là do hiện nay tỷ lệ dùng các thiết bị thông minh và internet của giới trẻ Việt Nam đang ở mức cao. 2. Khái niệm về hoạt động ngoài lớp học Theo quan điểm lý thuyết về hoạt động, A.N.Leontiev cho rằng hoạt động 60 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG “là một tổ hợp các quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm đạt mục đích thỏa mãn một nhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động là sự cụ thể hóa nhu cầu của chủ thể” [1, tr.80]. Theo chương trình trung học cơ sở của Bộ Giáo dục và Đào tạo có trình bày: “hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học của các môn học ở trên lớp, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy – học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động của học sinh”. Như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài thời gian học tập trên lớp nhằm thỏa mãn nhu cầu của sinh viên và mong muốn của giáo viên là giúp sinh viên tiếp cận môi trường thực tế và luyện tập củng cố nâng cao kiến thức. Ở bậc đại học, sinh viên phải tự học ngoài giờ vì thời gian trên lớp hạn chế, giảng viên cần thiết kế những hoạt động học tạo thử thách và hứng thú cho sinh viên tự nghiên cứu và có cơ hội tự tiếp nhận tri thức theo định hướng có sẵn của bài học trên lớp. Trong bài viết này, hoạt động ngoài giờ được đưa ra là một chuỗi các hoạt động cho phép sinh viên tự học tập, tự nghiên cứu hoặc phối hợp với các bạn cùng học. Hoạt động ngoài giờ được sinh viên thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. Giáo viên sẽ đưa ra ý tưởng về hoạt động, tư vấn về chủ đề, cách quản lý quy trình và lập kế hoạch thu thập dữ liệu. Tất cả các cấp độ sinh viên đều có thể tham gia vào hoạt động ngoài lớp học. Các sinh viên có thể làm việc một mình hoặc với một nhóm theo phạm vi và yêu cầu của hoạt động. 3. Lựa chọn các hoạt động ngoài lớp học để phát triển ngôn ngữ cho sinh viên không chuyên Anh tại trường Đại Học Hải Phòng Thời gian trong lớp học bị hạn chế nên tình hình học ngôn ngữ trong thời đại công nghệ số không chỉ là những bài giảng mà giáo viên đưa ra với các hoạt động trong lớp, mà chủ yếu là thiết kế các hoạt động ngoại khóa bên ngoài lớp học để cải thiện chất lượng học tập chung của học sinh để phát triển ngôn ngữ, có kiến thức về các lĩnh vực, tạo môi trường và phương pháp học tập suốt đời. Các hoạt động ngoài lớp chuẩn bị cho học sinh những thách thức trong cuộc sống thực như tự quản lý, học tập độc lập và tự học có hiệu quả. Những gì giáo viên phải làm là lựa chọn và thiết lập các hoạt động cơ hội cho sinh viên tìm kiếm tiếng Anh và tự xây dựng môi trường tiếng Anh hoạt động bên ngoài lớp học. Những việc này có thể như phỏng vấn mọi người, truy cập internet, xem một chương trình bằng tiếng anh, đọc báo và tạp chí, tường thuật trận bóng đá đã xem hoặc đã tham gia chơi, nói chuyện với bạn bè trong các câu lạc bộ xã hội tiếng AnhThông qua quá trình học hỏi kinh nghiệm từ các đồng nghiệp giảng dạy tại các trường đại học khác, tác giả đưa ra một số định hướng để tạo ra các hoạt động ngoài lớp để phát triển ngôn ngữ cho sinh viên không chuyên tiếng Anh tại Đại học Hải Phòng như sau: 3.1 Học từ vựng thông qua chủ đề: Giáo viên đưa ra một chủ đề từ vựng, yêu cầu sinh viên tìm hiểu, kết nối và nghiên cứu cách ghi nhớ được các từ vựng. Mỗi người có cách học từ vựng khác nhau, giáo viên khuyến khích sinh 61TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 43, tháng 11 năm 2020 viên tự chia sẻ sự sáng tạo trong các cách học từ vựng của mình. Sinh viên có thể dùng cards, dùng mind map, dùng clip, hình ảnh, âm thanh, phần mềmđể ứng dụng việc học từ vựng hiệu quả hơn. Sau khi đã học thuộc được các từ vựng theo chủ đề yêu cầu, sinh viên phải sử dụng các từ vựng, cụm từ vựng đó để viết thành một đoạn văn, một câu chuyện... và trình bày trước lớp các kết quả của mình. Việc học từ vựng không chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ những từ vựng theo chủ đề mà còn phải ứng dụng chúng vào thực tế. Ngoài việc học mặt chữ, người học còn cần học cách phát âm, chức năng của từ. Mục đích của việc này là để người học có thể dùng những từ đó trong giao tiếp bởi không có từ vựng chúng ta không thể giao tiếp được. Để học được cách phát âm chuẩn như người bản xứ, giáo viên lựa chọn và gợi ý một số ứng dụng trên điện thoại giúp việc học từ vựng rất dễ dàng như English vocabulary, Visual Vocabulary, Vocabulary builder, Cake Hầu hết các ứng dụng trên điện thoại đều liệt kê các từ vựng liên quan đến từng chủ đề cùng với hình ảnh minh họa để người dùng dễ học và dễ ghi nhớ hơn. Ứng dụng cung cấp cả phiên âm quốc tế và giọng đọc mẫu, người học có thể đọc từ vựng theo mẫu, đọc cho tới khi phát âm (bao gồm cả âm bật, âm gió..) giống như giọng đọc gốc thì ghi âm lại để so sánh với giọng mẫu và ghi nhớ từ cùng cách đọc của từ. Hình 2. Một trang giao diện của English Vocabulary Hình 3. Một trang giao diện của Cake, học từ vựng trong ngữ cảnh Ngoài ra người học có thể tham gia vào một số trò chơi sinh động để nhớ được từ và nhớ được mẫu câu có chứa từ đang học được sử dụng trong ngữ cảnh cụ thể. 62 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Hình 4. Một trang giao diện của Visual Vocabulary, học từ vựng theo chủ đề Hình 5. Một trang giao diện trò chơi kiểm tra từ vựng của English Vocabualry Giáo viên yêu cầu sinh viên tải về và tập luyện từ vựng theo một trong số các ứng dụng trên sau đó giao nhiệm vụ sinh viên sáng tạo cho việc học thuộc các từ vựng theo chủ đề mà sinh viên có trên bài học trên lớp. 3.2 Luyện nghe Giáo viên hướng dẫn học sinh xem các chương trình nước ngoài trên TV, yêu cầu học sinh dành ít nhất 30 phút để luyện nghe tiếng Anh. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh chọn các kênh VOA, CNN, BBC, StarMovies hoặc HBO, AXN, Warner TV hoặc các kênh trẻ em như CN, Disney. Để giao việc cho học sinh, giáo viên chọn một tập ngắn trong phim truyền hình như Friends, How I met your mother, Extra English (mỗi lần khoảng 30 phút). Giáo viên yêu cầu học sinh xem, nghe, luyện phát âm theo clip và sau đó đến lớp đóng vai nhân vật hoặc kể những điều yêu thích trong tập phim. Tài nguyên giàu có nhất mà giáo viên có thể khai thác là You tube, các kênh truyền thanh, báo nói trên Internet. Ngoài các cách học trên, một trong cách học tiếng anh hiệu quả nữa là nghe chép chính tả, theo Wikipedia phương pháp này được biết đến từ năm 1981 và được nhiều người áp dụng thành công trên thế giới, nó cũng được công nhận là phương pháp học hữu hiệu nhất cho rất nhiều người học ngoại ngữ ở Việt Nam. Khi chúng ta phải ghi lại toàn bộ những gì chúng ta nghe được, chúng ta phải tập trung cao độ và phải phân biệt được âm nối, âm điệu, ngữ điệu, âm gió, âm câm, âm lướt, trọng âm Có rất nhiều trang web có thể sử dụng để luyện theo phương pháp này. Ví dụ: https:// www.englishclub.com/listening/dictations- short.htm; https://breakingnewsenglish. com/dictation.html 3.3 Luyện đọc Luyện đọc Online là một trong những cách luyện dễ dàng tìm tài nguyên nhất và phổ biến nhất vì tài liệu viết bằng tiếng Anh có trên Internet vô cùng đa dạng, 63TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 43, tháng 11 năm 2020 phong phú và dễ tìm, lĩnh vực nào cũng có những trang tài nguyên vô cùng giá trị. Để luyện kỹ năng đọc hiểu và phát triển từ vựng cho sinh viên, giáo viên yêu cầu sinh viên tự tìm tài liệu theo chủ đề hoặc tùy theo trình độ của sinh viên mình giáo viên tìm tài liệu phù hợp cho sinh viên, tài liệu đó có thể là một câu truyện, một cuốn sách online, một bài báo.yêu cầu sinh viên đọc và tự sáng tạo cách truyền đạt lại nội dung tài liệu đã đọc: thuyết trình, đóng kịch, kể chuyện, viết tường thuật lại. để chia sẻ với giáo viên và các bạn trong lớp cùng thấy được nội dung chính của tài liệu đã đọc. Một số trang gợi ý như: • Những câu truyện cổ tích có hình minh họa cùng với những bài thơ, truyện viễn tưởng, tiểu thuyết, truyện ngắn: • Những tiểu sử về người nổi tiếng: manythings.org/voa/people • Hàng ngàn tác phẩm kinh điển cho người lớn và trẻ em, bao gồm cả truyện ngụ ngôn: • Giáo viên đưa ra các trang luyện đọc theo tốc độ và cấp độ để sinh viên tự luyện ở nhà cho từng cá nhân, những trang này chạy chữ trên màn hình theo tốc độ yêu cầu sinh viên phải chú ý tập trung đọc và phát triển kỹ năng đọc của mình tốt nhất: https://break- ingnewsenglish.com/speed_reading.html 3.4. Luyện nói Trong thời công nghệ 4.0, người học không cần phải sang các nước nói tiếng Anh nhưng vẫn có thể tiếp xúc với môi trường tiếng Anh thực. Trước hết, sinh viên phải biết luyện nói đúng trọng âm, đúng ngữ điệu, phát âm từ chuẩn. Để học được những điều này sinh viên có thể tự luyện thông qua các video hướng dẫn trên You tube. Giáo viên nên yêu cầu sinh viên vào một trang web phù hợp với trình độ của sinh viên, nghe phát âm và nhắc lại, nghe đọc từng câu ngắn và đọc lại cho thật đúng với giọng đọc bản xứ, khi đã hài lòng với giọng đọc thì sinh viên đọc và ghi âm, nghe lại chỉnh sửa cho đến khi giọng đọc thật đúng với từng âm tiết, phát âm đúng các âm bật, âm gió, ngữ điệu chuẩn như giọng đọc gốc thì chuyển sang câu khác, trang hữu hiệu cho sinh viên luyện cách này là: https://www.starfall.com/h/index.php https://www.starfall.com/h/mp-books/ mp03-28/?sn=more-phonics-u3--more- phonics Hình 6. Một trang giao diện của Cleverbot: Luyện nói với Robot thông minh Một trong những ứng dụng rất hay để luyện nói là sử dụng Chat with intelligent robot: https://www.cleverbot.com/ hoặc tải ứng dụng Speak English Fluently Nó giống hệt như một cuộc giao tiếp thực sự. Người học buộc phải tìm từ, suy nghĩ câu để có thể “nói chuyện” với ứng dụng. Khi người học bắt đầu cuộc hội thoại, “cleverbot” đưa ra phản hồi. Tùy vào những gì người học nói, ứng dụng sẽ tiếp tục câu chuyện, và cứ thế, người học sẽ dần dần cải thiện khả năng giao tiếp của mình. Ngày nay sinh viên ai cũng có điện thoại nên việc học Tiếng Anh trở nên dễ 64 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG dàng hơn mọi lúc mọi nơi, với ứng dụng Speak English Fluently sinh viên có thể lựa chọn trình độ phù hợp, ứng dụng này sẽ giúp bạn rèn luyện kỹ năng nói, nhất là phần phát âm chỉ bằng cách nghe - lặp lại - so sánh với bản gốc. Cụ thể là người học cần chọn một chủ đề có sẵn, chẳng hạn như: Pronunciation, Basic English, Education, Travelling, Works - jobs,... Sau đó, ứng dụng sẽ đọc các câu tiếng Anh theo chủ đề được chọn, click vào bất kỳ câu nào trong bài học để nghe giọng đọc của người bản xứ, sinh viên tự nghe đi nghe lại nhiều lần, đọc theo, ghi âm lại chính giọng đọc câu đó và so sánh với giọng gốc để cải thiện ngữ âm. Sau đây là một số hình ảnh trong giao diện ứng dụng: Hình 7. Các trang giao diện của Speak English Fluently ứng dụng trên điện thoại Hình 8. Các trang giao diện của Speak English Fluently ứng dụng trên điện thoại 65TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 43, tháng 11 năm 2020 Giáo viên kiểm tra lại bài học của sinh viên bằng cách yêu cầu sinh viên trình chiếu lên màn hình trong vai là phát thanh viên cho chương trình đó. Một điều cần lưu ý rằng, giờ học và luyện nói cần sôi nổi, ngoài các hoạt động trên, giáo viên còn có thể thiết kế nhiều hoạt động khác nữa để các giờ học nói không lặp đi lặp lại chỉ là một hoạt động, giáo viên có thể thiết kế các hoạt động đóng vai, phỏng vấn, giới thiệu một sản phẩm, đồ vật hoặc sách sinh viên có thể thực hành kỹ năng nói bằng cách đóng vai trong các ngôi sao, doanh nhân nổi tiếng trên truyền hình Hay đơn giản hơn, giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị ảnh về gia đình, người nổi tiếng, tòa nhà, bãi biển .... và học sinh nên giới thiệu chi tiết về bức tranh. 3.5. Luyện viết Kỹ năng viết là một trong những kỹ năng giao tiếp cơ bản có vai trò rất quan trọng trong công việc của bất kỳ cá nhân và ở bất kỳ lĩnh vực nào. Sở hữu tốt kỹ năng viết thì việc trình bày ý tưởng, suy nghĩ ra giấy sẽ được thể hiện một cách chuyên nghiệp và trí tuệ hơn. Để luyện kĩ năng này, giáo viên yêu cầu sinh viên tham gia một số hoạt động ngoài lớp học như: • Viết bài miêu tả tranh cùng các từ gợi ý • Vào trang https://writeandimprove. com/ chọn một chủ đề có sẵn của trang, viết bài theo nội dung chủ đề và trả lời các câu hỏi đặt ra. Sau khi viết xong bấm “check” để nhờ máy kiểm tra bài viết, máy sẽ cho biết đoạn văn nào cần phải sửa lại, máy cũng báo những lỗi chính tả, ngữ pháp và từ vựng. Máy sẽ gửi những phản hồi cùng với những lời nhắn giúp tăng điểm cho phần viết. Và cho người viết thấy trình độ viết đang ở mức nào. Trang https://app.readable.com/ text/?demo cũng có chức năng tương tự. 4. KẾT LUẬN Để việc học tiếng Anh hiệu quả không thể thiếu các hoạt động tự thực hành và trải nghiệm, như tháp học tập của Viện nghiên cứu giáo dục Mỹ (1960) đã khẳng định người học càng ghi nhớ tốt hơn khi được chủ động thuyết trình chia sẻ những kiến thức tự nghiên cứu, tự học với mọi người cùng học. Do vậy giáo viên không chỉ giảng dạy và thiết kế các hoạt động trên lớp mà phải thiết kế các hoạt động ngoài lớp học có định hướng, có kiểm soát để thúc đẩy việc học tiếng Anh của sinh viên hiệu quả hơn. Ngày nay trong thời đại công nghệ 4.0 việc học tiếng Anh trở nên dễ dàng chỉ cần được hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên sẽ giúp sinh viên tiết kiệm được thời gian trên lớp hơn, tạo cơ hội cho sinh viên được tiếp cận và tiếp thu môi trường học tiếng Anh thực tế hơn. Với các hoạt động ngoài lớp học gợi ý trong bài viết trên giáo viên sẽ giúp sinh viên tạo thói quen tự trong quá trình học trong trường đại học học và cả tạo thói quen tự học lâu dài sau khi ra trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS Lê Văn Hồng (Chủ biên) - PTS Lê Ngọc Lan- PTS Nguyễn Văn Thàng (1995), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (Tài liệu dùng cho các trường Đại học sư phạm và Cao đẳng sư phạm), Hà Nội 2. Bộ GD&ĐT (2002), Chương trình trung học cơ sở, Nhà xuất bản Giáo dục. 3. GS Huỳnh Ngọc Phiên (2012). Bí quyết thành công khi là sinh viên. Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. 4. Bob Smale & Julie Fowlie (2014). Để thành công ở trường Đại học . Nhà xuất bản Văn Hóa 5. Bender, W. N. (2012). Project-based learning: differentiating instruction for the 21st century. Thousand Oaks, Calif: Corwin Press. 6. Fried- Booth, D.L.(2002). Project work (2nd.). Oxford:Oxford University Press. 7. Markham, T. (2003). Project-based learning handbook (2nd ed.). Novato, CA: Buck Institute for Education.
File đính kèm:
- lua_chon_cac_hoat_dong_ngoai_gio_de_phat_trien_viec_tu_hoc_t.pdf