Làm thế nào để nói tiếng Anh lưu loát
Chúng ta có thể nêu lên vô vàn nguyên nhân nhưng ít ai để ý đến một
điểm rất quan trọng, gần như là then chốt của vấn đề: Quan điểm dạy
và học tiếng Anh đúng đắn, phù hợp. Mời bạn tìm hiểu các quan điểm
sau đây:
làm thế nào để nói tiếng Anh lưu loát Chúng ta có thể nêu lên vô vàn nguyên nhân nhưng ít ai để ý đến một điểm rất quan trọng, gần như là then chốt của vấn đề: Quan điểm dạy và học tiếng Anh đúng đắn, phù hợp. Mời bạn tìm hiểu các quan điểm sau đây: 1. Xác định mục đích Trước tiên chúng ta hãy xác định mục đích của việc học tiếng Anh. Dù với bất kỳ mục đích trước mắt nào đi nữa chúng ta cũng nên nhớ đến mục đích dài lâu, đó chính là yêu cầu thực tế trong đời sống, việc làm. Trong việc học tiếng Anh, cũng như trong bất cứ việc gì, việc xác định mục đích rất quan trọng và phải được thực hiện trước tiên. 2. Giao tiếp và văn phạm Trong giao tiếp chúng ta có thể xem khả năng truyền thông là mục đích chính và văn phạm chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho mục đích này. Quá chú ý đến văn phạm sẽ cản trở phản xạ ngôn ngữ, khiến chúng ta ngại nói tiếng Anh, sợ sai khi nói. Chúng ta hãy chú tâm vào việc giao tiếp; các cấu trúc văn phạm sẽ được dễ dàng ghi nhớ khi học qua một loạt các ngữ cảnh, hơn là chỉ chú tâm học theo các quy tắc. Dần dần, chúng ta sẽ thấy các lỗi văn phạm càng lúc càng ít đi. 3. Sự lưu loát và độ chính xác Khi thực tập nói tiếng Anh, chúng ta cần phải kết hợp và ý thức được hai loại bài tập: các bài tập rèn luyện khả năng diễn đạt lưu loát (phân vai, đối thoại, trao đổi nhóm) và các bài tập rèn luyện sự chính xác. Các bài tập rèn luyện sự lưu loát khuyến khích học viên diễn đạt tự nhiên và không phải để ý đến những tiểu tiết không cần thiết. Các bài tập rèn luyện sự chính xác sẽ đồng thời làm cho học viên quan sát được cách diễn đạt và văn phong của tiếng Anh. 4. Suy nghĩ bằng tiếng Anh Một trong những sai lầm nghiêm trọng thường gặp là chúng ta có khuynh hướng “dịch” (từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh) trước khi nói. Việc này ngay lập tức tạo ra một rào cản ngôn ngữ. Ví dụ, khi chúng ta muốn bỏ một cuộc hẹn, chúng ta sẽ nghĩ trong đầu câu: ”Tôi muốn hủy cuộc hẹn đó”. Sau đó chúng ta dịch câu đó sang tiếng Anh. Chúng ta sẽ gặp vấn đề vì chúng ta có thể không nhớ, hoặc không biết các từ “cancel” và “appointment” để hình thành câu ”I would like to cancel the appointment”. Nếu chúng ta nghĩ bằng tiếng Anh, chứ không phải là dịch trước khi nói, chúng ta sẽ không gặp phải vấn đề này, vì có nhiều cách diễn đạt tình huống này bằng tiếng Anh, ví dụ: “I’m sorry. I’m not free tomorrow” hay “I’m afraid I can’t come tomorrow”, v.v 5. Nghe và hiểu Chúng ta cần phải nghe một khoảng thời gian (nhanh hay chậm tùy theo mỗi người). Và vì thế, việc luyện nghe rất quan trọng: Hãy nghe bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu. Chúng ta có thể nhớ hàng trăm câu trong đầu, nhưng nếu chúng ta không nghe được thì tất cả đều vô nghĩa, giống như một khách du lịch cầm quyển sách học tiếng, hỏi đường và không thể đến nơi được vì không thể hiểu người chỉ đường nói gì. Khi khả năng hiểu tiếng Anh của chúng ta tiến bộ thì cách tự nhiên, chúng ta cũng sẽ thấy tự tin và tiến bộ trong khả năng nói. 6. Chủ động: Trách nhiệm thuộc về chính chúng ta Học giao tiếp tiếng Anh không phải là việc tiếp thu một kiến thức, mà là việc thực hành và thể hiện (performance). Chúng ta phải thực sự nhận lấy “trách nhiệm học” này, không thể ngả lưng ra ghế, nghe giảng viên nói và hy vọng sẽ giao tiếp tốt được. Chúng ta phải chủ động, thành quả của chúng ta sẽ là những gì chúng ta đã bỏ ra. Kỹ năng tốt là sản phẩm của thực hành và sự nỗ lực. 7. Giảng viên Để giao tiếp tốt, chúng ta sẽ phải chịu trách nhiệm cho các kiến thức sơ đẳng. Giảng viên, vì vậy, không phải mất thời giờ cho các công việc nhàm chán như viết lên bảng các từ vựng hay dạng chia của một động từ bất quy tắc, mà thay vào đó là tập trung sáng tạo làm cho lớp học sinh động, tạo điều kiện và cơ hội cho chúng ta thực hành giao tiếp nhiều nhất.
File đính kèm:
- lam_the_nao_de_noi_tieng_anh_luu_loat_2721.pdf