Kính ngữ Tiếng Hàn qua phương thức thay thế từ vựng (xét trong mối tương quan với Tiếng Việt)

Kính ngữ tiếng Hàn có vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày của người

Hàn Quốc cả trên phương diện ngôn ngữ và phương diện văn hoá. Xét trên phương diện ngôn ngữ,

kính ngữ được biểu hiện qua phương tiện ngữ pháp và phương tiện từ vựng thay thế mang nghĩa

đề cao. Phương thức biểu hiện kính ngữ qua từ vựng thay thế không phức tạp như phương thức

biểu hiện qua ngữ pháp nhưng lại được xem là phương thức phổ biến trong biểu thị kính ngữ tiếng

Hàn và có sự tương quan nhất định với tiếng Việt. Phương thức biểu thị kính ngữ qua từ vựng là

hoạt động thay thế thể từ biểu thị ý nghĩa đề cao với các đại từ nhân xưng và danh từ chỉ vật cùng

nghĩa; và thay thế vị từ gồm các động từ, tính từ biểu thị sự đề cao chủ thể và khách thể. Số lượng

các từ vựng thay thế trong tiếng Hàn biểu thị kính ngữ không nhiều nhưng lại được sử dụng với

tần suất cao trong hoạt động giao tiếp của người Hàn. Xét trong mối tương quan với tiếng Việt thì

phương thức thay thế từ vựng biểu thị sự đề cao cũng được người Việt sử dụng phổ biến nhưng số

lượng các từ vựng thay thế trong tiếng Việt lại hạn chế hơn. Việc nắm bắt rõ các phương thức biểu

hiện của kính ngữ tiếng Hàn trong đó có phương thức biểu thị qua từ vựng thay thế sẽ giúp người

học tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Hàn và tránh được những xung đột về văn hoá có thể xảy ra

trong quá trình tiếp xúc và giao tiếp với người Hàn Quốc

pdf14 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kính ngữ Tiếng Hàn qua phương thức thay thế từ vựng (xét trong mối tương quan với Tiếng Việt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 55 (05/2019) 27-40 27 
KÍNH NGỮ TIẾNG HÀN QUA PHƯƠNG THỨC THAY THẾ TỪ 
VỰNG (XÉT TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI TIẾNG VIỆT) 
KOREAN HONORIFICS EXPRESSED BY SUBSTITUTIVE LEXICON 
(IN RELATION TO VIETNAMESE) 
Phạm Thị Ngọc*†††††††††††††††††††† 
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 2/11/2018 
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 3/5/2019 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 24/5/2019 
Tóm tắt: Kính ngữ tiếng Hàn có vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày của người 
Hàn Quốc cả trên phương diện ngôn ngữ và phương diện văn hoá. Xét trên phương diện ngôn ngữ, 
kính ngữ được biểu hiện qua phương tiện ngữ pháp và phương tiện từ vựng thay thế mang nghĩa 
đề cao. Phương thức biểu hiện kính ngữ qua từ vựng thay thế không phức tạp như phương thức 
biểu hiện qua ngữ pháp nhưng lại được xem là phương thức phổ biến trong biểu thị kính ngữ tiếng 
Hàn và có sự tương quan nhất định với tiếng Việt. Phương thức biểu thị kính ngữ qua từ vựng là 
hoạt động thay thế thể từ biểu thị ý nghĩa đề cao với các đại từ nhân xưng và danh từ chỉ vật cùng 
nghĩa; và thay thế vị từ gồm các động từ, tính từ biểu thị sự đề cao chủ thể và khách thể. Số lượng 
các từ vựng thay thế trong tiếng Hàn biểu thị kính ngữ không nhiều nhưng lại được sử dụng với 
tần suất cao trong hoạt động giao tiếp của người Hàn. Xét trong mối tương quan với tiếng Việt thì 
phương thức thay thế từ vựng biểu thị sự đề cao cũng được người Việt sử dụng phổ biến nhưng số 
lượng các từ vựng thay thế trong tiếng Việt lại hạn chế hơn. Việc nắm bắt rõ các phương thức biểu 
hiện của kính ngữ tiếng Hàn trong đó có phương thức biểu thị qua từ vựng thay thế sẽ giúp người 
học tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Hàn và tránh được những xung đột về văn hoá có thể xảy ra 
trong quá trình tiếp xúc và giao tiếp với người Hàn Quốc. 
Từ khoá: Kính ngữ biểu hiện qua từ vựng, phương thức thay thế thể từ, phương thức thay thế vị từ, 
tiếng Hàn 
Abstract: Korean honorifics play an important role in Koreans’ daily communication on 
the aspects of linguistics and culture. In terms of the linguistics, honorifics are expressed by 
grammar and substitutive lexicon with respected meanings. Honorifics expressed by substitutive 
lexicon are not as complicated as those by grammar but considered as common ones in Korean 
language and have a certain correlation with Vietnamese language. They signify their respected 
meanings through personal pronouns and nouns indicating the same meaning; They substitute 
the predicates which are verbs and adjectives respecting the subjects and objects. The number of 
these lexicon is not much but used frequently in Koreans’ communications. Considering the 
* Khoa tiếng Hàn Trường Đại học Hà Nội 
28 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
correlation with Vietnamese language, the mode of substitutive lexicon which signify respected 
meaning is widely used by theVietnamese but the number of these lexicon is more limited than that 
in the Korean language. Therefore, mastering Korean honorific expressions including the mode 
of substitutive lexicon will help students be more self-confident and avoid cultural conflicts that 
may occur during the communications with Koreans. 
Keywords: Honorific expresion by lexicon/ , substantive substitution method 
 ( ), predicate substitution method ( ) 
Mở đầu 
1. Khái quát chung về phương tiện 
biểu hiện kính ngữ tiếng Hàn 
Kính ngữ tiếng Hàn là yếu tố ngôn ngữ 
không thể thiếu và có sự chi phối mạnh mẽ 
đối với các hoạt động giao tiếp hằng ngày 
của người Hàn gắn với các mối quan hệ liên 
nhân trong gia đình và ngoài xã hội. Phương 
tiện biểu hiện kính ngữ được thể hiện trên 
hai phương diện là ngôn ngữ và văn hoá. Ở 
phương diện ngôn ngữ cho thấy kính ngữ 
tiếng Hàn được biểu thị trong phát ngôn qua 
các yếu tố ngữ pháp và từ vựng. Song song 
với ngôn ngữ thì yếu tố văn hoá cũng được 
xem là phương tiện để biểu hiện sự kính 
trọng của người nói khi giao tiếp với người 
trên được biểu thị qua tác phong, tư thế, thái 
độ và ngữ vực của người nói khi phát ngôn. 
Phương tiện biểu hiện này thể hiện rõ những 
chuẩn mực, quy ước chung mang đặc trưng 
cơ bản của văn hoá Nho giáo truyền thống 
Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong khuôn khổ báo 
cáo nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung 
nghiên cứu các phương tiện biểu hiện kính 
ngữ tiếng Hàn trên phương diện ngôn ngữ 
nhưng tập trung chính vào xem xét phương 
tiện biểu thị qua từ vựng thay thế xét trong 
mối tương quan với tiếng Việt và không xem 
xét phương tiện biểu hiện còn lại của kính 
ngữ tiếng Hàn qua ngữ pháp. 
2. Phương thức thay thế từ vựng của 
kính ngữ tiếng Hàn 
Trong hai phương thức biểu hiện của 
kính ngữ tiếng Hàn thì phương thức biểu thị 
qua từ vựng đơn giản hơn so với phương 
thức biểu hiện qua ngữ pháp bởi đây chỉ là 
hoạt động thay thế thể từ biểu thị ý nghĩa đề 
cao với các đại từ nhân xưng và danh từ chỉ 
vật cùng nghĩa; và thay thế vị từ gồm các 
động từ, tính từ biểu thị sự đề cao chủ thể và 
khách thể. Cụ thể chúng tôi đưa ra sơ đồ 1 
dưới đây để có thể thấy trong tiếng Hàn, bên 
cạnh các yếu tố ngữ pháp thì các từ vựng 
thay thế cho từ gốc ban đầu mang sắc thái đề 
cao cũng hoạt động song song, hỗ trợ và bổ 
sung ý nghĩa đề cao cho các phát ngôn 
nhưng đơn giản hơn so với phương thức biểu 
thị qua ngữ pháp. 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 29 
Sơ đồ 1: Sơ đồ khái quát các phương tiện biểu hiện kính ngữ tiếng Hàn 
 Nội dung 
Trong nội dung của báo cáo nghiên cứu, 
chúng tôi sẽ tập trung xem xét phương tiện 
biểu hiện kính ngữ tiếng Hàn theo phương 
thức thay thế từ vựng 
lexicon) có xét trong mối tương quan với 
tiếng Việt. Kính ngữ tiếng Hàn được biểu 
hiện qua phương thức thay thế từ vựng gồm 
thay thế thể từ và thay thế vị từ. 
Phương thức thay thế thể từ là thay thế các 
đại từ nhân xưng và danh từ thường bằng 
các đại từ nhân xưng đề cao và các danh từ 
đề cao cùng nghĩa trong phát ngôn. 
Phương thức thay thế vị từ là sử dụng các 
động từ và tính từ mang sắc thái đề cao có 
cùng nghĩa với các động từ và danh từ 
thường trong phát ngôn. 
1. Phương thức thay thế thể từ 
trong tiếng Hàn 
1.1. Thay thế các đại từ nhân xưng 
1.1.1. Đại từ nhân xưng tiếng Hàn (저, 
저희, ~ 분) 
Trong tiếng Hàn, khi biểu thị sự hạ mình và 
khiêm nhường của chủ thể qua các đại từ 
nhân xưng (ĐTNX) trong giao tiếp, người 
Hàn thường thay thế ĐTNX ngôi thứ 1 gồm 
(tôi, tao, tớ) và (chúng tôi, chúng 
tao, chúng tớ ) bằng các đại từ 
(tôi, em, cháu, con, tiểu nhân, 
30 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
tiểu tử ) và đại từ 저희 (chúng tôi, chúng 
em, chúng cháu, chúng con...). Cụ thể trong 
ví dụ 1 sau: 
Ví dụ 1: 
. 
Chị ơi, em đã bắt được một cái ví ở 
trước cầu thang tầng 1 (kịch bản phim 
Gia đình chồng tôi) 
Chúng em về công ty trước đây ạ! 
(kịch bản phim Cuộc sống không trọn 
vẹn) 
Các ĐTNX ở ví dụ 1 trên đều được thay thế 
bằng các đại từ nhân xưng biểu thị sự 
khiêm nhường, hạ mình trong xưng hô và 
đề cao vai tiếp nhận. Trong đó và 
đều thể hiện sự khiêm nhường, hạ mình 
trước người nghe và đề cao người nghe 
trong hội thoại. Khảo sát hoạt động của 
ĐTNX ngôi thứ 1 gồm và trong ngữ 
liệu khảo sát của chúng tôi có 35% 
(163/470 lượt) được sử dụng trong tổng các 
ĐTNX biểu thị xưng khiêm hô tôn và kết 
quả khảo sát này bước đầu đã cho thấy 
ĐTNX ngôi thứ 1 được sử dụng phổ biến 
để biểu thị sự hạ mình và đề cao vai tiếp 
thoại hơn so với các ĐTNX khác. 
ĐTNX ngôi thứ 2 trong tiếng Hàn được 
thay thế thành các đại từ 
(cháu, bạn, em, con, bác, ông (gọi bố của 
vai tiếp nhận)) và đại từ (các ngài, 
các quý vị, các bác, các bạn...) thể hiện sự 
đề cao, kính trọng, trân trọng vai tiếp nhận 
như ví dụ 2 sau: 
Ví dụ 2: 
Nếu cậu đã không đến hiện trường 
thì cậu sẽ hoàn toàn không biết gì.. 
(kịch bản phim Tín hiệu) 
Trong lòng anh chưa từng phản bội 
em dù chỉ 1 lần (chồng-vợ) (kịch bản 
phim Gia đình chồng tôi) 
Tôi mong các vị hãy cố gắng hết 
mình để xây dựng tương lại cho công 
ty chúng ta! (kịch bản phim Cuộc 
sống không trọn vẹn) 
ĐTNX ngôi thứ 2 ở ví dụ 2 gồm 
và được sử dụng để biểu thị sự đề 
cao, tôn trọng khi hô gọi vai tiếp thoại trong 
phát ngôn. Khảo sát ĐTNX ngôi thứ 2 biểu 
thị sự đề cao đối ngôn trong ngữ liệu khảo 
sát của chúng tôi cho thấy có tỷ lệ sử dụng 
40% (190 /470 lượt) trong tổng các ĐTNX 
biểu thị sự xưng khiêm hô tôn. Trong đó 
các ĐTNX được sử dụng 
phổ biến hơn với 97% (186 lượt) và các 
ĐTNX còn lại như chỉ có tỷ 
lệ sử dụng chưa tới 3% (4 lượt). 
Ví dụ 3: 
Vị này là Bang Jang Su, chủ biệt thự 
Jang Su (kịch bản phim Gia đình 
chồng tôi) 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 31 
Có không vậy thì lúc vừa rồi khi các 
vị cảnh sát hình sự đến, tôi cũng đã 
nói hết rồi nhưng... (kịch bản phim 
Tín hiệu) 
Ví dụ 3 trên cho thấy ĐTNX ngôi thứ 3 
được thay thế bằng (vị này, 
vị kia, vị đó...) và 
(các vị ấy, các ngài ấy, các bác ấy...) biểu 
thị đề cao vai khách thể xuất hiện trong 
diễn ngôn. Kết quả khảo sát của chúng tôi 
cũng cho thấy nhóm ĐTNX ngôi thứ 3 này 
được sử dụng khá phổ biến trong hô gọi 
tiếng Hàn. Chúng tôi thống kê ngữ liệu 
được 25% (117/470 lượt) các ĐTNX ngôi 
thứ 3 trong tổng các ĐTNX được sử dụng 
để đề cao, tôn trọng các vai tham thoại. 
Kết quả khảo sát và phân tích ngữ liệu của 
chúng tôi cho thấy ĐTNX tiếng Hàn biểu 
thị xưng khiêm hô tôn được sử dụng phổ 
biến trong giao tiếp tiếng Hàn, trong đó số 
lượng các ĐTNX ngôi thứ 2 biểu thị sự đề 
cao vai tiếp nhận khá phong phú và đa dạng 
nhưng cũng rất phức tạp. Hiện nay ĐTNX 
tiếng Hàn đang có xu hướng được giản 
lược hoá và thay thế bằng các danh từ chỉ 
chủ thể do chúng có khả năng biểu thị vị 
thế và các mối quan hệ rõ ràng hơn so với 
ĐTNX trong hội thoại giao tiếp. Xu hướng 
giảm hoá sử dụng ĐTNX trong giao tiếp 
tiếng Hàn hiện nay được cho là xuất phát 
từ hiện tượng nhiều ĐTNX không biểu thị 
rõ sự đề cao đối với người nghe, hạn chế 
đối tượng sử dụng so với các danh từ chỉ 
chức vụ, nghề nghệp và vị thế xã hội. Tuy 
nhiên ĐTNX biểu thị sự khiêm nhường, hạ 
mình và đề cao đối tượng tiếp nhận vẫn 
được xem là phương tiện biểu hiện kính 
ngữ tiếng Hàn trên phương diện từ vựng 
không thể thiếu trong giao tiếp sinh hoạt 
của người Hàn. 
1.1.2. Đại từ nhân xưng tiếng Việt 
Trong tiếng Việt các ĐTNX chỉ ngôi như 
(chúng, các) em, con, cháu thay cho (chúng) 
tôi, tao, tớ; (các) em, cháu, con, thay cho 
(chúng/bọn) mày; hoặc (các) vị, ngài, bác ấy 
thay cho (chúng/bọn) nó, hắn, y, lão v.v.. 
cũng được sử dụng để biểu thị sự hạ mình, 
khiêm nhường và đề cao, tôn trọng các vai 
giao tiếp. Tuy nhiên, chúng ta có thể giản 
lược ĐTNX trong tiếng Hàn mà phát ngôn 
của người nói vẫn giữ được sắc thái lịch sự 
và tôn trọng các vai tham thoại do có ĐTHT 
chắp dính ở vị từ. Trái lại, trong tiếng 
Việt nếu không sử dụng các ĐTNX hoặc sử 
dụng không chuẩn mực sẽ bị xem là ăn nói 
nói trống không thiếu chủ ngữ, mất lịch sự, 
không lễ phép, tôn trọng người trên bởi 
trong tiếng Việt không có phương tiện biểu 
hiện kính ngữ bù đắp khác như chắp dính 
hình vị ngữ pháp trong tiếng Hàn. ĐTNX 
chỉ ngôi trong giao tiếp tiếng Việt thường sử 
dụng bằng từ thân tộc như ví dụ 4 sau: 
Ví dụ 4: 
 Khi chú 20 tuổi, chú đi xin việc, 
người ta có đòi kinh nghiệm của 
chú không? (kịch bản phim Lập 
trình cho trái tim) 
 Cô mày mà biết chú có quĩ đen 
thì cô mày giết sống (kịch bản 
phim Lập trình cho trái tim) 
 Cậu kêu ổng muốn làm sao thì 
làm, tôi rút. (kịch bản phim Tình 
thù hai mặt) 
Các câu thoại ở ví dụ 4 trên cho thấy các 
ĐTNX biểu thị sự đề cao vai giao tiếp trong 
tiếng Việt được sử dụng chủ yếu là các từ 
thân tộc và được sử dụng phổ biến trong cả 
giao tiếp gia đình và ngoài xã hội biểu thị 
sự xưng khiêm hô tôn trong đề cao và trân 
trọng các vai giao tiếp. Kết quả khảo sát 
của chúng tôi cho thấy ĐTNX biểu thị sự 
đề cao bằng các từ thân tộc được người 
Việt sử dụng với tần suất cao, khá phổ biến 
trong giao tiếp xã hội. Đây là điểm khác 
biệt so với tiếng Hàn bởi từ thân tộc thay 
thế ĐTNX trong tiếng Hàn mặc dù được sử 
dụng trong cả giao tiếp xã hội như tiếng 
32 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
Việt nhưng lại rất hạn chế sử dụng giao tiếp 
trong môi trường làm việc. 
1.2. Thay thế các danh từ đề cao 
cùng nghĩa với danh từ thường 
1.2.1. Thay thế danh từ đề cao cùng 
nghĩa trong tiếng Hàn 
Phương thức thay thế danh từ thường bằng 
danh từ mang sắc thái đề cao cũng được sử 
dụng nhiều trong các biểu hiện kính ngữ 
tiếng Hàn. Tuy nhiên, phương thức biểu 
hiện này rất hạn chế về số lượng và chỉ áp 
dụng với một số danh từ và chủ yếu là các 
danh từ chỉ vật  (Jinji, cơm); 
 (Teak, nhà);  (Seongham, 
tên, quý danh);  (Yonse, 
tuổi);  (Saengsin, sinh nhật); 
 (malsưm, lời nói). Các danh từ chỉ 
người có các danh từ đề cao như (Buin, 
phu nhân), (samônim, bà nhà, bà 
chủ), (Bun,, ngài, vị) v.v.. 
Phương thức thay thế các danh từ mang 
nghĩa đề cao trong tiếng Hàn được xem là 
phương thức đề cao gián tiếp đối với vai 
chủ thể hoặc khách thể. Bởi các danh từ chỉ 
vật mang sắc thái đề cao này đều thuộc sở 
hữu hoặc có mối liên quan tới vai chủ thể 
hoặc khách thể. Chúng ta xem cụ thể ví dụ 
5 sau: 
Ví dụ 5: 
Nhân tiện em muốn thưa một 
chuyện với chị (kịch bản phim Gia 
đình chồng tôi) 
Tôi đã làm rất nhiều công việc lặt vặt 
ở tư gia ngài giám đốc ấy.(kịch bản 
phim Cuộc sống không trọn vẹn) 
kịch bản phim 
Gia đình chồng tôi) 
Ông có thấy điều gì lạ trước khi bà 
nhà mất tích không? (kịch bản phim 
Tín hiệu) 
Các danh từ đề cao được sử dụng ở ví dụ 5 
trên đều là các danh từ thuộc sở hữu hoặc 
có mối liên quan đến vai chủ thể hoặc 
khách thể được đề cập đến trong câu 
như Các danh từ mang sắc 
thái đề cao này mặc dù chỉ áp dụng hạn chế 
với một số danh từ chỉ vật hoặc chỉ người 
nhưng được người Hàn sử dụng phổ biến 
trong giao tiếp gia đình và xã hội. Khảo sát 
79 lượt sử dụng danh từ đề cao trong ngữ 
liệu khảo sát của chúng tôi cho thấy các 
danh từ (lời nói), (tư gia) có tỷ lệ 
sử dụng 85% (67/79 lượt), các danh từ 
mang sắc thái đề cao còn lại có tần suất sử 
dụng ít hơn. Đặc biệt danh từ (cơm) 
do chỉ hướng tới đối tượng người già cao 
tuổi và chỉ sử dụng với vị (mời, 
xơi) nên có sự hạn chế sử dụng trong giao 
tiếp tiếng Hàn hiện đại. Nhìn chung các 
danh từ mang sắc thái đề cao được xem là 
một trong những phương tiện ngôn ngữ đề 
cao gián tiếp vai tiếp nhận trên phương diện 
từ vựng bên cạnh các ĐTNX mang sắc thái 
đề cao của tiếng Hàn. Mặc dù số lượng các 
danh từ thay thế này hạn chế nhưng lại có 
tần suất sử dụng phổ biến trong giao tiếp 
tiếng Hàn biểu thị tính lịch sự và đề cao vai 
tiếp nhận. 
1.2.2. Thay thế danh từ đề cao cùng 
nghĩa trong tiếng Việt 
Phương thức thay thế danh từ mang sắc thái 
trong tiếng Việt cũng giống tiếng Hàn chỉ 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 33 
được áp dụng ở một số ít danh từ trong đó 
có nhiều danh từ được cấu tạo bằng từ tố 
như quý khách, quý danh, quý nhân hay tôn 
nhan (mặt ngài), tôn đường (dùng chỉ sự 
tôn kính cha của đối tượng tiếp thoại), lệnh 
tỷ (dùng chỉ sự tôn kính chị của người tiếp 
thoại), lệnh huynh (dùng chỉ sự tôn kính 
anh của người tiếp thoại) v.v.. [9, tr.435]. 
Các danh từ này vốn được sử dụng phổ biến 
trong giao tiếp xã hội phong kiến và tiểu tư 
sản xưa nhưng thỉnh thoảng vẫn xuất hiện 
trong một số tình huống giao tiếp hiện nay 
như:‘Chúng tôi đã đến thăm tư gia của 
giám đốc’ hoặc ‘Xin gửi lời cảm ơn chân 
thành và sự tri ân sâu sắc tới Quý khách 
hàng của công ty’. Trong quá trình nghiên 
cứu, chúng tôi nhận thấy các danh từ đề cao 
trong tiếng Việt phần lớn được cấu cao 
bằng từ tố mà chủ yếu là tiền tố quý với số 
lượng hạn chế nhưng vẫn được sử dụng 
trong giao tiếp với đối tác, khách hàng v.v.. 
Các danh từ đề cao khác như tư gia, niên 
canh, thân mẫu, thân sinh v.v.. hiện rất hạn 
chế sử dụng trong giao tiếp tiếng Việt hiện 
đại. Điều này cho thấy trong tiếng Việt 
cũng áp dụng phương thức thay thế từ vựng 
là danh từ mang sắc thái đề cao để biểu thị 
sự tôn trọng vai tiếp nhận nhưng số lượng 
nhóm từ vựng này không phong phú như 
tiếng Hàn. Trong tiếng Việt thường sử 
dụng tiền tố để cấu tạo danh từ nhiều hơn 
việc thay thế hoàn toàn một danh từ đề cao 
khác như tiếng Hàn và mức độ, tần suất sử 
dụng nhóm danh từ đề cao này cũng không 
phổ biến như trong tiếng Hàn ngoại trừ một 
số danh từ đã nêu. 
2. Phương thức thay thế vị từ 
Kính ngữ chủ thể trong tiếng Hàn ngoài 
phương thức thay thế thể từ (ĐTNX, danh 
từ kính ngữ) còn có còn có phương thức 
thay thế từ vựng với các vị từ mang sắc thái 
đề cao vai chủ thể và khách thể. Mặc dù số 
lượng các vị từ mang ý nghĩa đề cao này 
không nhiều nhưng mức độ và tần suất sử 
dụng các vị từ này lại chiếm tỷ trọng cao 
trong giao tiếp hàng ngày của người Hàn. 
Do đó, có thể xem phương thức thay thế vị 
từ mang sắc thái đề cao là một trong những 
phương thức quan trọng để biểu thị sự đề 
cao, kính trọng vai đối ngôn trong giao tiếp 
tiếng Hàn 
2.1 Vị từ đề cao đối với chủ thể 
2.1.1. Vị từ đề cao chủ thể trong tiếng 
Hàn 
Phương thức dùng vị từ để biểu thị sự đề 
cao vai giao tiếp thường tập trung nhiều ở 
động từ. Số lượng các động từ làm vị từ 
mang nghĩa đề cao chủ thể không nhiều 
nhưng lại được sử dụng với tần suất cao 
trong giao tiếp hàng ngày của người Hàn. 
Các động từ biểu thị sự đề cao, kính trọng 
đối với chủ thể thường dùng trong giao tiếp 
tiếng Hàn hiện đại như bảng 1 sau: 
Bảng 1: Các động từ thường dùng làm vị 
từ biểu thị sự đề cao vai chủ thể 
trong tiếng Hàn 
STT Động 
từ 
thường 
Động từ đề 
cao có 
nghĩa 
tương ứng 
Tiếng 
Việt 
1 ở, lưu lại 
2 ăn,dùng, 
xơi 
3 Ngủ 
4 chết, từ 
trần, ra 
đi 
5 đau, ốm, 
mệt 
6 thưa, 
bẩm, 
trình 
Các động từ ở bảng 1 trên đều là những 
động từ mang sắc thái đề cao được thay thế 
từ một động từ thường cùng nghĩa. Nếu 
xem xét cấu tạo của một số các động từ này 
cho thấy khi mang ý nghĩa đề cao, các động 
34 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
tự này đều có sự xuất hiện của đuôi ngữ 
pháp gồm như sau:
- (ăn,dùng, xơi)=
- (chết, từ trần, ra đi) =
- (đau, ốm, mệt) =
Tuy nhiên các động từ trên khi còn nguyên 
gốc là và chưa kết hợp với 
đuôi ngữ pháp vốn cũng đã mang 
sắc thái đề cao, kính trọng hơn so với các 
từ . Do đó, khi được gắn với
các động từ này sẽ bổ sung, nhấn 
mạnh thêm ý nghĩa và mức độ đề cao tới 
đối tượng chủ thể hành động ở vị từ trong 
câu nên không được xem là phương tiện 
ngữ pháp để biểu hiện kính ngữ. Bởi các 
động từ đề cao vai chủ thể qua ngữ pháp 
trước khi được chắp dính ĐTHT đều 
là những động từ thường hoàn toàn có thể 
hoạt động độc lập không mang ý nghĩa đề 
cao .Trái lại các động từ thay thế biểu thị 
sự đề cao đối với chủ thể trên lại không thể 
tách rời để hoạt động độc lập như các 
động từ thường khác. Chẳng hạn như 
hay ở bảng 1 trên là hai 
động từ mang ý nghĩa đề cao chủ thể hành 
động ở vị từ và hoàn toàn không thể tách 
rời để hoạt động độc lập; hoặc như 
động từ khi tách thì ý 
nghĩa của từ vựng bị thay đổi không còn 
mang nghĩa ban đầu như ngữ nghĩa trong 
đề cao chủ thể trong câu. Tuy nhiên, có một 
số động từ, tính từ có thể biểu hiện được 
trên cả hai phương diện là ngữ pháp gắn 
đuôi từ hoặc thay thế từ vựng ở vị từ 
nhằm thể hiện sự đề cao chủ thể nhưng ý 
nghĩa đề cao lại có sự khác biệt giữa hai 
phương thức biểu hiện này. Cụ thể ở ví dụ 
6 sau: 
Ví dụ 6: 
Bây giờ anh đang ở đâu? (kịch bản 
phim tín hiệu) 
Thì hai cụ cũng có lý do riêng nên 
mới không sinh con mà nhận con 
nuôi. (kịch bản phim Gia đình chồng 
tôi) 
Tôi biết hoàn cảnh gia đình cậu khó 
khăn, bố cậu lại còn bị đau ốm nữa. 
(kịch bản phim Gia đình chồng tôi) 
Thưa trung uý, anh bị đau ở đâu vậy 
ạ? (kịch bản phim tín 

File đính kèm:

  • pdfkinh_ngu_tieng_han_qua_phuong_thuc_thay_the_tu_vung_xet_tron.pdf
Tài liệu liên quan