Kĩ thuật đặt câu hỏi cho một giờ lên lớp hiệu quả

Đặt ra các câu hỏi cho học sinh trong những giờ lên lớp là một công việc

rất quen thuộc đối với người giáo viên. Tuy nhiên cách đặt câu hỏi làm

sao để khuyến khích được học sinh phát huy tính tích cực, chủ động là

công việc không hề dễ dàng chút nào. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi

sẽ gợi ý một số cách đặt câu hỏi có hiệu quả nhất.

pdf3 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kĩ thuật đặt câu hỏi cho một giờ lên lớp hiệu quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kĩ thuật đặt câu hỏi cho một giờ lên 
lớp hiệu quả 
Đặt ra các câu hỏi cho học sinh trong những giờ lên lớp là một công việc 
rất quen thuộc đối với người giáo viên. Tuy nhiên cách đặt câu hỏi làm 
sao để khuyến khích được học sinh phát huy tính tích cực, chủ động là 
công việc không hề dễ dàng chút nào. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi 
sẽ gợi ý một số cách đặt câu hỏi có hiệu quả nhất. 
Đặt những câu hỏi mang tính chất thách thức 
Cố gắng đặt ra những câu hỏi mang tính thăm dò, đánh giá đòi hỏi học sinh 
phải suy nghĩ, nhận thức cao hơn như kĩ năng phân tích, tổng hợp và đánh 
giá. Khuyến khích học sinh suy nghĩ nhằm phát hiện ra bằng chứng cho 
những kiến thức mà chúng đang có, áp dụng một cách chính xác những kiến 
thức đó vào những tình huống cụ thể. Ví dụ thay vì hỏi câu: “What is the 
expression for kinetic energy?” (Công thức của động năng là gì?) Tại sao 
chúng ta không đặt câu: “Why is there a factor of ½ in the expression for 
kinetic energy?” (Tại sao lại có nhân tố ½ trong công thức của động năng?) 
Đặt những câu hỏi mở 
Tránh đặt những câu hỏi đóng, đòi hỏi những câu trả lời thẳng vào vấn đề 
trừ khi bạn đơn giản chỉ muốn kiểm tra trí nhớ của học sinh. Hãy bắt đầu giờ 
học với một cuộc thảo luận sôi nổi bằng cách đặt một câu hỏi mở khuyến 
khích học sinh tìm kiếm những khả năng khác nhau. Tuy nhiên không nên 
đặt những câu hỏi mang tính cấu trúc quá vì nó dễ gây ra sự mơ hồ và như 
vậy bạn sẽ mất thời gian để giải thích câu hỏi mà không có thời gian để đưa 
ra vấn đề ngay lập tức. Những câu hỏi mở khéo léo hướng học viên tới 
những kĩ năng lập luận quy nạp và diễn dịch, khuyến khích học sinh tìm ra 
câu trả lời chứ không phải là ghi nhớ những câu trả lời đó. Đôi khi giáo viên 
đặt câu hỏi nhằm mục đích giúp học sinh nhìn nhận vấn đề một cách khái 
quát, nhưng việc làm này đòi hỏi giáo viên phải đồng thời đặt ra những câu 
hỏi khác để giúp học sinh tập trung vào vấn đề trước khi trả lời được nó.Ví 
dụ bạn có thể đặt một câu hỏi mở mang tính chất thảo luận như sau: 
”We have examined the aetiology of dental caries. What factors would 
increase a patient’s risk to caries?” 
(Chúng ta vừa học những nguyên nhân của bệnh sâu răng. Đâu là nhân tố 
làm tăng nguy cơ gặp phải bệnh sâu răng?). 
Tránh những câu hỏi “yes – no” và tận dụng đối đa các câu hỏi bắt đầu 
bằng what, why, how 
Đặt những câu hỏi ngắn gọn 
Tránh đặt những câu hỏi rườm rà vì nó đòi hỏi phải đặt ra nhiều câu hỏi phụ 
hay không tập trung vào kiến thức cơ bản. Những câu hỏi kiểu này thường 
làm học sinh lúng túng vì chúng thực sự không hiểu rõ ý câu hỏi là gì. Sau 
đây là một ví dụ: 
 “What are some of the reasons that Newton’s laws are flawed? I 
meanwhat seems to be the main problem, according to Einstein? Can we 
then still use Newton’s laws? A few of you earlier said that you do not 
think Newton’s laws should be used for some situations. What are the 
problems there?” 
(Những nguyên nhân nào khiến cho những định luật của Newton chưa hoàn 
thiện? Tôi muốn hỏi là theo Einstein thì vấn đề chính là gì? Sau này chúng 
ta có thể sử dụng định luật củaNewton được không? Một vài người cho rằng 
những định luật của Newton không nên áp dụng trong một vài trường hợp 
cụ thể. Vậy vấn đề ở đây là gì?) 
Khi đặt ra những câu hỏi trên lớp, giáo viên cũng cần lưu ý: 
· Cần chờ đợi: Sau khi đặt ra câu hỏi, giáo viên nên chờ đợi trước 
khi đưa ra câu trả lời hay đặt ra những câu hỏi khác. Những câu hỏi 
hay, những câu hỏi sâu thường đòi hỏi thời gian suy nghĩ lâu. Chờ đợi 
cũng là một dấu hiệu của giáo viên muốn nhận được sự tham gia trả 
lời câu hỏi một cách nhiệt tình của học sinh. 
· Hướng dẫn: Trong nhiều trường hợp khi giáo viên đọc câu hỏi, học 
sinh nghe nhầm, nghe không rõ hay hiểu nhầm ý của câu hỏi thì việc 
chờ đợi của giáo viên thật lãng phí. Để tránh những trường hợp như 
thế này, tốt nhất là giáo viên nên kết hợp đồng thời việc đọc câu hỏi 
với việc viết nó lên bảng để tất cả học sinh đều có thể nhìn thấy câu 
hỏi đó, hoặc giáo viên có thể phát câu hỏi cho từng học sinh 

File đính kèm:

  • pdfki_thuat_dat_cau_hoi_cho_mot_gio_len_lop_hieu_qua_2011.pdf
Tài liệu liên quan