Khảo sát việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến giáo trình life của sinh viên không chuyên ngữ
Nghiên cứu này khảo sát việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến (giáo trình Life)
của sinh viên không chuyên ngữ học tiếng Anh cơ bản tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại
học Huế. Phân tích các số liệu thu thập giúp tìm hiểu mức độ hiệu quả của việc sinh viên sử
dụng nguồn học liệu trực tuyến. Đồng thời, nghiên cứu này cũng đánh giá, lựa chọn các
ứng dụng phù hợp trong việc hỗ trợ quá trình giảng dạy tiếng Anh cơ bản cho sinh viên các
trường trong đại học Huế. Điều này không chỉ góp phần giúp cho giảng viên có thể quản lý
việc dạy học của mình hiệu quả hơn mà còn giúp cho sinh viên nâng cao tính tự học với
phương tiện, giáo trình mới có các nguồn học liệu trực tuyến
Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 3, 2018 249 KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG NGUỒN HỌC LIỆU TRỰC TUYẾN GIÁO TRÌNH LIFE CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ Lê Thị Ngọc Lan* Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Nhận bài: 19/09/2018; Hoàn thành phản biện: 25/10/2018; Duyệt đăng: 20/12/2018 Tóm tắt: Nghiên cứu này khảo sát việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến (giáo trình Life) của sinh viên không chuyên ngữ học tiếng Anh cơ bản tại trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Phân tích các số liệu thu thập giúp tìm hiểu mức độ hiệu quả của việc sinh viên sử dụng nguồn học liệu trực tuyến. Đồng thời, nghiên cứu này cũng đánh giá, lựa chọn các ứng dụng phù hợp trong việc hỗ trợ quá trình giảng dạy tiếng Anh cơ bản cho sinh viên các trường trong đại học Huế. Điều này không chỉ góp phần giúp cho giảng viên có thể quản lý việc dạy học của mình hiệu quả hơn mà còn giúp cho sinh viên nâng cao tính tự học với phương tiện, giáo trình mới có các nguồn học liệu trực tuyến. Từ khóa: Nguồn học liệu trực tuyến, giáo trình Life, sinh viên không chuyên ngữ 1. Mở đầu 1.1. Lý do chọn đề tài Giảng dạy tiếng Anh nói riêng hay ngoại ngữ nói chung hiện nay cho sinh viên không chuyên ngữ đang gặp phải nhiều khó khăn như tìm kiếm giáo trình phù hợp, thiếu các cơ hội luyện tập các kỹ năng (do số lượng sinh viên trong một lớp quá đông), thiếu môi trường luyện tập các kỹ năng hay vẫn gặp nhiều khó khăn, bất cập khi chuyển từ đào tạo niên chế sang tín chỉ do những cách thức giảng dạy truyền thống đã ăn sâu trong nếp nghĩ của giáo viên và sinh viên. Phương pháp học thụ động, với động lực học không rõ ràng - chủ yếu để đạt cấp độ yêu cầu nhằm tốt nghiệp. Việc học tập thiếu tập trung, thiếu luyện tập đều các kỹ năng, .. nên dẫn kết quả đạt được là luôn thấp hơn mong đợi. Chính vì vậy, các giáo viên của Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành luôn mong muốn có sự thay đổi từ “gốc rễ” nhằm giúp sinh viên có động lực hơn, phần nào thay đổi thái độ và qua đó học tập, luyện tập ngoại ngữ tốt hơn. Khi chuyển sang hình thức đào tạo tín chỉ, yêu cầu việc tự học của sinh viên phải nâng cao hơn, tự giác hơn và thời gian chiếm ít nhất khoảng 2/3 tổng thời lượng, trong khi đó 1/3 thời gian còn lại sinh viên được yêu cầu học tập và luyện tập các kỹ năng ngôn ngữ tại lớp (30 tiết cho bậc 1, 2 - cấp độ A1, A2; 45 tiết đối với bậc 3 - cấp độ B1). Vì thời gian thực hành quá ít nên sinh viên không có nhiều cơ hội để trao đổi với giáo viên và bạn cùng lớp về những thắc mắc liên quan đến các điểm ngữ pháp mới học và vận dụng các từ vựng vừa học vào các tình huống sử dụng ngôn ngữ. Đồng thời, giáo viên cũng không có đủ thời gian để giải đáp cũng như góp ý cụ thể cho từng sinh viên. Thực tế là các nhóm không chuyên ngữ khi học ngôn ngữ thường có số lượng đông (40- 50 sinh viên) và trình độ của sinh viên thường rất chênh lệch. Giáo viên lên lớp với thời lượng 3 tiết mỗi tuần mà phải hoàn tất một đơn vị bài học (unit) nên không thể phù hợp với tốc độ học (learning pace) cũng như phong cách học (learning style) cùng động lực học (motivation) khác * Email: ltnlan@hueuni.edu.vn Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 3, 2018 250 nhau cũng như nhu cầu học (learning needs) của mỗi sinh viên. Do đó, đương nhiên không thể tối ưu hóa hiệu quả của việc dạy và học. Chính điều này luôn thôi thúc các giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy để giúp cho sinh viên không chuyên ngữ có động cơ và thái độ tích cực hơn và hứng thú hơn đối với việc luyện tập các kỹ năng ngôn ngữ. Thực tế cho thấy số lượng tiết dạy cho từng cấp độ đối với sinh viên không chuyên ngữ là quá ít nếu sinh viên không tự học ở nhà. Theo Hillman (2018) thì số giờ một học viên học ngoại ngữ cần đạt được để vượt qua một cấp độ ít nhất là 200 giờ và khoảng cách giữa cấp độ A2 và B1 vẫn lớn hơn nhiều nhất là đối với các ngôn ngữ khó, phức tạp hơn như tiếng Pháp và Đức. Tuy nhiên, con số này mới chỉ là ước tính số tiết định hướng cho người học. Nó còn tùy vào nhu cầu phát triển kỹ năng của người học trong thực tế. 1.2. Tầm quan trọng của nghiên cứu Một trong những vấn đề thiết yếu để đẩy mạnh sự phát triển của giáo dục đó là việc giáo viên phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trong giảng dạy Tiếng Anh, sự đổi mới phương pháp dạy học lại càng trở nên quan trọng vì người dạy cần không ngừng thay đổi và tiếp cận các phương thức giáo dục mới để có thể trang bị cho người học kiến thức cũng như kỹ năng về ngôn ngữ, từ đó giúp cho người học vận dụng tốt những kiến thức và kỹ năng đã học một cách hiệu quả trong giao tiếp hằng ngày. Do vậy, nghiên cứu tính hiệu quả của việc sử dụng một giáo trình mới với các nguồn ngữ liệu trực tuyến nhằm giải quyết các vấn đề mà giáo viên gặp phải trong thực tế giảng dạy của mình là một điều cần thiết. Việc thay đổi từ phương pháp dạy học truyền thống trong đó người thầy đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy học sang cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm là xu hướng phát triển tất yếu của giáo dục để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đó. Ngoài ra, nếu việc áp dụng giáo trình có nguồn học liệu trực tuyến vào việc dạy các kỹ năng ngôn ngữ cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế thành công, việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến này có thể được đề xuất để nhân rộng ra với nhiều môn học khác, với nhiều đối tượng sinh viên khác trong Trường. Bên cạnh đó, thông qua việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến này trong đổi mới phương pháp dạy học, người nghiên cứu hi vọng có thể rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân, từ đó chia sẻ kinh nghiệm với các giảng viên khác trong Trường để việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến này về sau được hiệu quả hơn. 1.3. Mục đích nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Đề tài này được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến vào việc giảng dạy ngoại ngữ cho sinh viên không chuyên ngữ học tiếng Anh cơ bản A1 (bậc 1/6) tại Khoa Tiếng Anh Chuyên ngành. Cụ thể, nghiên cứu tập trung vào việc tìm hiểu thái độ của sinh viên và tác động của việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến với sự hỗ trợ của CNTT mà cụ thể là trang www.myELT.heinle.com của Cengage Language cung cấp cho Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Nghiên cứu này tập trung tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau đây: Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 3, 2018 251 1. Sinh viên có thái độ như thế nào đối với việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến (của giáo trình Life) để hỗ trợ quá trình học tiếng Anh cơ bản A1 (bậc 1/6)? 2. Nguồn học liệu trực tuyến Life được sinh viên sử dụng như thế nào để hỗ trợ quá trình học tiếng Anh cơ bản A1 (bậc 1/6)? 3. Những đề xuất nào có thể áp dụng để tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn học liệu trực tuyến trong việc hỗ trợ quá trình dạy học tiếng Anh cơ bản A1 (bậc 1/6)? 1.4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành tại Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế và được thực hiện với hai lớp học phần A1 của Khoa Tiếng Anh chuyên ngành. Khách thể nghiên cứu là 73 sinh viên năm 1 học tiếng Anh cơ bản nhóm 33 và nhóm 34. Khảo sát và nghiên cứu được thực hiện trong suốt 10 tuần của học kỳ 2 năm học 2016 – 2017. Tuy nhiên, để theo dõi quá trình thực hiện học online của các sinh viên kéo dài từ tháng 2/2017 đến hết tháng 12/2017 và để có được kết quả thi của sinh viên, nghiên cứu phải kéo dài thêm 5 tháng để xem xét kết quả thi của cả 73 sinh viên tham gia khảo sát. Mặc dù việc áp dụng một tài liệu mới và phương pháp giảng dạy mới có thể tác động lên người học về nhiều mặt, nhưng trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung vào việc khảo sát tác động của chương trình học trực tuyến ở một khía cạnh cụ thể đó là sự hài lòng của sinh viên đối với chương trình học và nguồn tài liệu trực tuyến có tác động như thế nào đối với sinh viên. Với phạm vi nghiên cứu nhỏ và số lượng người tham gia khiêm tốn, nghiên cứu này sẽ không thể tránh khỏi một số hạn chế như việc khó có thể dựa vào kết quả nghiên cứu để khái quát hóa hiệu quả của việc sử dụng giáo trình hay áp dụng mô hình học tập kết hợp trực tuyến tại cơ sở giáo dục nơi nghiên cứu được tiến hành. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Tầm quan trọng của việc sử dụng các nguồn học liệu trực tuyến Với tốc độ phát triển không ngừng của internet và công nghệ giáo dục 4.0, các mô hình học tập đổi mới trong xu thế phát triển của xã hội và nhu cầu của người học sẽ dần thích nghi hơn với nhịp độ phát triển và phù hợp với xu thế thời đại. Một số giáo trình có kết hợp bài tập trực tuyến là tiền đề cho các mô hình học tập kết hợp như E-class (của Fobi đang nghiên cứu và sẽ triển khai ở trường Đại học Ngoại ngữ trong tương lai). Moodle (hệ thống quản lý mạng nội bộ của Trường đại học Ngoại ngữ đang triển khai với Khoa Anh), mô hình lớp học đảo ngược (flipped classroom) (một số giáo viên khoa Pháp, khoa Anh - Trường Đại học Ngoại ngữ đang sử dụng) là các mô hình dạy học tiên tiến trong đó nhu cầu của người học được đề cao và trở thành mục tiêu của quá trình dạy học. Việc thay đổi trong cách thức học và luyện tập, cũng như tiếp cận các nguồn học liệu trực tuyến phần nào giúp cho người học dễ dàng tiếp nhận kiến thức dựa vào khả năng của mình đồng thời tôn trọng sự khác biệt giữa các người học trong cùng một lớp – điều mà giáo viên các lớp tín chỉ cần để theo dõi quá trình tự học, luyện tập tiếng của người học để thực hiện đánh giá trong cả quá trình (formative assessment). Bên cạnh đó, cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm còn thể hiện ở việc giáo viên cần quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng và thái độ của người học trong suốt quá trình dạy học thay vì chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng mà người học đạt được (summative assessment). Do vậy, có thể nói việc vừa áp Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 3, 2018 252 dụng giáo trình có nguồn học liệu trực tuyến vừa điều tra tác động của nó lên mức độ hài lòng của người học đã phần nào đáp ứng được mục tiêu đặt ra trong những nỗ lực đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học. 2.2. Các nghiên cứu trước Đã từng có nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả của việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tiếng Anh ở nhiều lĩnh vực khác nhau ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, vì mục tiêu của đề tài này tập trung vào khảo sát việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến trong việc dạy Tiếng Anh như một ngoại ngữ, tiếng Anh cho sinh viên không chuyên ngữ, nên các công trình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực này sẽ được xem xét và thảo luận trong mục này. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về việc giáo viên dạy ngoại ngữ đưa công nghệ thông tin vào lớp học, điều đó phần nào cải thiện khả năng của sinh viên (Alquarawi, 2013). Chất lượng giảng dạy ngoại ngữ ở cấp đại học có thể được cải thiện nhờ sự phối hợp việc học trực tuyến với các lớp học ở trường. Điều này cũng góp phần thúc đẩy giáo viên đổi mới cách thức giảng dạy để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu học đa dạng của sinh viên cũng như củng cố cách học chủ động, có tính tương tác và hợp tác cao (Larsen, 2012; Pop & Slev, 2012; Scida & Saury, 2006; Wichadee, 2013). Ngoài ra, đã có nhiều nghiên cứu về kết hợp các phương pháp giảng dạy truyền thống trên lớp với những phương pháp giảng dạy có sử dụng công nghệ thông tin. Ví như dự án Thực thi Đổi mới Dạy và Học (viết tắt là LTIT) đã được xây dựng dành cho mục đích này ở trường Đại học FPT vào tháng 5 năm 2014. Dự án này nghiên cứu và phát triển các phương pháp giáo dục cải tiến dựa trên Thuyết Kiến tạo (Constructivism Theory) với nền tảng là các thành viên liên quan (như người dạy, người học, người làm công tác quản lý hành chính) và nền tảng văn hóa, xã hội, Dự án này phục vụ cho tiến trình đổi mới cách thức dạy và học ở đại học FPT. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện với phương pháp phối hợp định tính và định lượng (mixed research method). Theo Dörnyei (2007) phương pháp nghiên cứu này giúp người nghiên cứu có thể khảo sát vấn đề mà họ quan tâm một cách toàn diện thông qua việc khảo sát được một số lượng lớn đối tượng nghiên cứu tại cùng một thời điểm thông qua các câu hỏi khảo sát mang tính định tính. Đồng thời, người nghiên cứu cũng có thể hiểu sâu hơn về vấn đề đó thông qua các phản hồi mang tính định lượng từ các đối tượng tham gia đối với các câu hỏi mở. Ngoài ra, theo Cohen và cộng sự (2007) việc kết hợp hai nguồn dữ liệu định tính và định lượng sẽ giúp phát huy thế mạnh của mỗi phương pháp nghiên cứu đồng thời hạn chế những điểm yếu mà mỗi phương pháp có thể có. 3.2. Khách thể nghiên cứu Đề tài này được thực hiện với sự tham gia của 73 sinh viên năm nhất trong đại học Huế, thuộc hai nhóm lớp, đang học phần tiếng Anh cơ bản bậc 1/6 (A1) trong học kỳ II, năm học 2016-2017. Những sinh viên này ở độ tuổi 20-21 và đa số đã học tiếng Anh từ 3-10 năm. Trong Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 3, 2018 253 số 73 sinh viên, 63% (46) là nữ và 37% (27) là nam, thuộc các ngành Y, Nông lâm và Kinh tế. Những sinh viên này đã đăng ký học theo giáo trình Life và cố gắng để đạt được cấp độ A1 theo Khung tham chiếu Châu Âu (bậc 1/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam) trong 30 tiết học trên lớp và ít nhất 90 tiết tự học. 3.3. Công cụ nghiên cứu Công cụ nghiên cứu được sử dụng đó là một bảng khảo sát bao gồm cả câu hỏi đóng và câu hỏi mở để có thể thu thập cả dữ liệu định tính và định lượng để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã nêu. Cuối học kỳ, bảng khảo sát được phát cho sinh viên của cả hai nhóm để khảo sát về mức độ hài lòng của sinh viên đối với giáo trình và nguồn học liệu trực tuyến. Bảng khảo sát gồm 16 câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn để xác định mức độ đồng ý hay không đồng ý của sinh viên đối với các câu phát biểu liên quan đến học phần và giáo trình. Kết quả phản hồi của sinh viên ở cả hai nhóm đối với các câu hỏi khảo sát được tổng hợp và phân tích để đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với nguồn học liệu trực tuyến. Từ đó, đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 1 và số 2 về thái độ của sinh viên đối với việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến và tìm hiểu xem việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến đó có tác động như thế nào đến mức độ hài lòng của sinh viên. Câu hỏi nghiên cứu số 3 liên quan đến một số đề xuất kiến nghị để cải thiện hiệu quả của việc sử dụng nguồn học liệu và các đề xuất của sinh viên được nêu lên qua câu hỏi mở của bảng khảo sát. Mục đích là cho sinh viên cơ hội chia sẻ về những khó khăn họ gặp phải khi học và luyện tập ngoại ngữ, từ đó đóng góp ý kiến để giáo viên có thể nâng cao hiệu quả giảng dạy. 3.4. Phân tích số liệu Phản hồi của sinh viên đối với các câu hỏi trong phần 1 của bảng khảo sát sẽ được thống kê theo tỉ lệ phần trăm và so sánh để tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 1 và số 2. Số liệu sau khi được xử lý được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ để người đọc dễ hình dung. Đồng thời các phản hồi của sinh viên đối với câu hỏi mở của bảng khảo sát được phân loại và tìm điểm chung để trả lời câu hỏi nghiên cứu số 3. 4. Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu có được thông qua việc phân tích các số liệu định tính kết hợp với định lượng thu được từ cuộc khảo sát tiến hành với 73 sinh viên đã tham gia học phần Anh văn cơ bản cấp độ A1 (bậc 1/6). Các kết quả này được trình bày theo thứ tự các câu hỏi nghiên cứu, các số liệu đã được xử lý và thống kê được tóm tắt dưới dạng bảng và biểu đồ. 4.1. Thái độ của sinh viên đối với việc học giáo trình Life và nguồn học liệu trực tuyến Trong số 27 câu phát biểu trong Bảng khảo sát, 4 câu được thiết kế nhằm mục đích xác định thái độ của sinh viên đối với việc học giáo trình Life và luyện tập với phần thực hành trực tuyến. Bảng dưới đây là tổng hợp tỉ lệ phản hồi của sinh viên đối với 4 phát biểu đó: Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 2, No 3, 2018 254 Bảng 1. Tỉ lệ phản hồi của sinh viên liên quan đến thái độ đối với việc học với nguồn học liệu trực tuyến Câu phát biểu Tỉ lệ phản hồi Rất không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Rất đồng ý Mức độ thích giáo trình Life 1.4% (1) 9.6% (7) 13.7% (10) 52.1% (38) 23.3% (17) Mức độ thích nguồn học liệu trực tuyến 1.4%(1) 6.8% (5) 16.4% (12) 50.7% (37) 24.7% (18) Nguồn dữ liệu trực tuyến trình bày rõ ràng, dễ hiểu. 0% (0) 1% (1) 14% (10) 54% (39) 31% (23) Luyện tập với các bài tập trực tuyến tạo hứng thú cho việc học. 0% (0) 1.4% (1) 2.7% (2) 55% (40) 41% (30) Từ số liệu thống kê ở Bảng 1, có thể thấy rằng 75% sinh viên được khảo sát thích giáo trình Life và nguồn học liệu trực tuyến của Life, số còn lại phân vân hoặc tỏ thái độ không thích việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến mới lạ này (25%). Điều đó cho thấy sự mới mẻ của giáo trình Life đã có sức hút với phần đông sinh viên. Tuy nhiên, bất kỳ sự thay đổi nào cũng khó có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi sinh viên trong lớp, nên vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa thích ứng được với việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến hay học tập và luyện tập theo phương pháp phi truyền thống này. Khi được hỏi liệu họ có thấy giáo trình có nguồn học liệu trực tuyến hữu ích trong việc học luyện tập các kỹ năng ngôn ngữ hay không thì hơn 87% sinh viên đồng ý và cho biết điều đó giúp họ thực hiện luyện tập các kỹ năng tốt hơn; trong khi đó 23% sinh viên cho rằng họ không nhận thấy việc sử dụng nguồn học liệu trực tuyến này giúp ích gì cho họ trong việc cải thiện luyện tập các kỹ năng ngôn ngữ. Khi so sánh việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ theo giáo trình có nguồn học liệu trực tuyến với học theo kiểu truyền thống, gần 90% khẳng định rằng việc có nhiều thời gian thực hành tạo cho họ hứng thú hơn với việc tự nghiên cứu và làm bài tập ở nhà sau đó lên lớp dành thời gian thực hành kỹ năng ngôn ngữ trực tiếp cùng giáo viên và bạn học. Trong khi đó, hơn 10% sinh viên còn lại tỏ ra không hứng thú với cách học này. Có thể nói, với những sinh viên đã quen với việc học theo kiểu truyền thống, khi phải chuyển qua sử dụng nguồn học liệu trực tuyến sẽ gặp không ít trở ngại. Chính điều này đã góp phần làm cho họ chưa thể thích nghi với phương pháp học tập mới, và từ đó ảnh hưởng đến hứng thú, động lực học tập của họ. Biểu đồ 1. Thái độ của sinh viên đối với giáo trình có nguồn học liệu trực tuyến Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 2, Số 3, 2018 255 4.2. Tác động của việc sử dụng giáo trình có nguồn học liệu trực tuyến đến mức độ yêu thích các hoạt động luyện tập của việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ của sinh viên Với nội dung câu hỏi là: Với nguồn học liệu trực tuyến, kỹ năng nào bạn thích luyện tập nhất? 64%8% 14% 14% Nghe Nói Đọc Viết Biểu đồ 2. Ý kiến của sinh viên về kỹ năng mà người học thích luyện tập nhất Khi được hỏi ý kiến về kỹ năng mà họ thích luyện tập nhất, người học quan tâm nhiều tới kỹ năng nghe (64%) và kỹ năng nói (8 %). Kỹ năng đọc và viết không được yêu chuộng lắm (chỉ 14%) và không được luyện tập nhiều. Khi được hỏi thêm, người học cho rằng việc lướt lên xuống để nắm ý chung của bài đọc là khá vất vả trong khi luyện tập các bài đọc bằng giao diện máy tính. Tuy nhiên, xét về khía cạnh thông hiểu nội dung phần lý thuyết thông qua các dạng thức bài tập đa dạng như các hình ảnh, từ tương đương, các phần nghe, các video và các nguồn tài liệu trên mạng Internet được chia sẻ trên nguồn học liệu trực tuyến, hơn 2/3 số sinh viên được khảo sát cho rằng họ có thể nắm vững nội dung bài học hơn khi học theo giáo trìn
File đính kèm:
- khao_sat_viec_su_dung_nguon_hoc_lieu_truc_tuyen_giao_trinh_l.pdf