Khảo sát việc sử dụng kết cấu chữ“ "在" của sinh viên trường đại học Hùng Vương và biện pháp khắc phục trong quá trình giảng dạy
Qua quá trình học môn Ngữ pháp cũng như việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Trung, sinh viên còn gặp khó
khăn và nhầm lẫn khi dùng kết cấu chữ “Zai-在” . Kết cấu này cũng có cách sử dụng tương đương trong
tiếng Việt, nhưng không phải lúc nào cũng áp dụng được. Vậy sai ở đâu? Tại sao sai và khắc phục như thế
nào? Từ vấn đề này, tôi đã quyết định tiến hành khảo sát với 41 sinh viên năm thứ 2, ngành Ngôn ngữ
Trung Quốc, để tìm ra lỗi sai, nguyên nhân và từ đó đưa ra cách giải quyết trong quá trình giảng dạy, giúp
người học hiểu rõ hơn và không nhầm lẫn trong quá trình sử dụng kết cấu này.
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä 51 Khoa hoïc giaùo duïc Kết cấu chữ“Zai-在”là kết cấu ngữ pháp được sử dụng thường xuyên trong quá trình học cũng như giảng dạy ngôn ngữ Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu trước đã chỉ ra rất rõ mấu chốt của kết cấu chữ“Zai-在”phụ thuộc vào cụm từ mà nó kết hợp (cụm danh từ là chủ yếu), tính chất của thành phần danh từ không giống nhau, mối quan hệ thay đổi của kết cấu chữ“Zai-在”cũng khác nhau. Ở đây, bài báo tiến hành nghiên cứu vị trí của kết cấu chữ“Zai-在”trong câu, tính chất của cụm danh từ khác nhau, sẽ dẫn tới sự khác nhau về vị trí kết cấu chư“Zai-在”, nói cách khác là tính chất của từ, cụm từ mà chữ “Zai-在”kết hợp, quyết định vị trí của kết cấu chữ“Zai-在”trong câu. 1. Khảo sát việc sử dụng kết cấu chữ “Zai- 在”của sinh viên Trường Đại học Hùng Vương Lấy cấu trúc câu“我在家吃饭”làm chuẩn, chúng tôi thiết kế bài khảo sát dưới đây để tiến hành khảo sát tình trạng học kết cấu chữ Zai- 在”của sinh viên. Bài 1: Phán đoán đúng, sai. Nếu đúng đánh dấu “V”, sai đánh dấu “X” 1. (1) 我在家吃饭。 ( ) (2)我吃饭在家。 ( ) 2. (1) 小妹在床上躺着。 ( ) (2) 小妹躺着在床上。 ( ) 3. (1) 爷爷在床上咳嗽。 ( ) (2) 爷爷咳嗽在床上。 ( ) 4. (1) 爸爸在沙发上坐着? ( ) (2) 爸爸坐在沙发上? ( ) 5. (1) 他在旁边笑。 ( ) (2) 他笑在旁边。 ( ) 6. (1)老板在旅馆里住 。 ( ) (2) 老板住在旅馆里。 ( ) 7. (1) 麦克 在河里游泳。 ( ) (2) 麦克游泳在河里。 ( ) 8. (1) 老师在黑板上写字。 ( ) (2) 老师写字在黑板上。 ( ) 9. (1) 我的朋友 在北京上大学。( ) (2) 我的朋友大学上在北京。 ( ) 10. (1) 那个人在山顶上盖房子。 ( ) (2) 那个人房子盖在丁山上。 ( ) Bài 2: Chọn vị trí đúng cho những cụm từ trong ngoặc 1. A我B吃饭C. (在家) 2. A他B笑C。 (在一旁) 3. A她B摸了摸C。 (在书包里) 4. A我B见过他C。 (在照片上) 5. A他B写字C。 (在黑板上) Đối tượng khảo sát là sinh viên năm thứ 2, chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, tổng số sinh viên: 41, trình độ tiếng Trung: trung cấp Số phiếu phát ra: 41, thu về: 41 Lấy câu “我在家吃饭 – Tôi ăn cơm ở nhà” làm căn cứ, chúng tôi khảo sát việc sinh viên sử dụng kết cấu chữ “在” trong 3 cấu trúc “NP+在 +方所+VP”、“NP+VP+在+方所”、“在+方 所,NP+VP”. (Chú thích: NP: cụm danh từ; VP: cụm động tân). KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG KẾT CẤU CHỮ“ "在" CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRONG QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY Lê Thị Thu Trang Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Hùng Vương TóM TắT Qua quá trình học môn Ngữ pháp cũng như việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Trung, sinh viên còn gặp khó khăn và nhầm lẫn khi dùng kết cấu chữ “Zai-在”. Kết cấu này cũng có cách sử dụng tương đương trong tiếng Việt, nhưng không phải lúc nào cũng áp dụng được. Vậy sai ở đâu? Tại sao sai và khắc phục như thế nào? Từ vấn đề này, tôi đã quyết định tiến hành khảo sát với 41 sinh viên năm thứ 2, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, để tìm ra lỗi sai, nguyên nhân và từ đó đưa ra cách giải quyết trong quá trình giảng dạy, giúp người học hiểu rõ hơn và không nhầm lẫn trong quá trình sử dụng kết cấu này. Từ khóa: Kết cấu chữ “Zai-在”, lỗi sai, biện pháp khắc phục. Khoa hoïc giaùo duïc Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä52 Bài khảo sát thứ nhất nhằm mục đích khảo sát thói quen sử dụng kết cấu chữ “Zai-在” của sinh viên chuyên ngành tiếng Trung, Trường Đại học Hùng Vương. Nhìn vào biểu kết quả khảo sát 1, tỷ lệ % đúng của các câu 1.1, 3.1, 4.2, 5.5, 6.2, 7.1, 9.1, 9.2 và 10.1 tương đối cao, trên 80%. Trên thực tế, cả 2 câu thuộc nhóm 2, 4, 6, 8, 10 đều đúng, nhưng rất nhiều sinh viên vẫn cho 1 hoặc 2 câu trong các nhóm đó là sai. 2 câu trong nhóm 1 “我在家 吃饭” và “我吃饭在家”, đa số sinh viên đều làm đúng, tuy nhiên vẫn có 7 sinh viên chọn câu 2 trong nhóm 1 là đúng, điều này cho thấy 7 sinh viên chịu sự ảnh hưởng rất lớn của tiếng mẹ đẻ. Nhiều sinh viên làm sai câu 2 nhóm 2, câu 1 nhóm 6, câu 2 nhóm 8, trên thực tế những câu đó đều đúng, điều này do trong quá trình học kết cấu chữ “Zai-在”, các em chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ kết cấu “N+在+NP+VP”. Câu 2 trong nhóm 1, 3, 5, 7, 9 đều là câu sai, nhưng vẫn có sinh viên cho là đúng, cho thấy sinh viên cũng chưa thật sự hiểu rõ kết cấu chữ “Zai-在”. Để tìm ra nguyên nhân của những lỗi sai trên, chúng tôi đi nghiên cứu những vấn đề liên quan tới kết cấu chữ “Zai-在”. Chúng ta gọi các câu 1 của bài khảo sát 1 là nhóm (A), các câu 2 là nhóm (B). Nhóm (A) có thể phân thành 2 loại: ①. Những câu ở nhóm (A) có thể chuyển sang nhóm (B) chúng ta gọi là nhóm (A1). Ví dụ: (1)小妹在床上躺着。 → 小妹躺着在床上 。 (2) 爸爸在沙发上坐着? → 爸爸坐在沙发上? (3) 老板在旅馆里住 。 → 老板住在旅馆里。 (4)老师在黑板上写字。 → 老师写字在黑板。 (5) 那个人在山顶上盖房子。 → 那个人房子盖在丁山上。 Thông qua nghiên cứu, tìm hiểu chúng ta thấy động từ ở câu (1), (2), (3) là động từ bất cập vật, động từ ở câu (4), (5) là động từ cập vật, cho dù là động từ cập vật hay bất cập vật, kết cấu này đều biểu thị vị trí của người hoặc vật. ②. Không thể chuyển sang nhóm (B) chúng ta gọi là nhóm (A2), ví dụ: (6).我在家吃饭。 → * 我吃饭在家。 (7).爷爷 在床上咳嗽。 → * 爷爷咳嗽在床上。 (8).他在旁边笑。 → * 他笑在旁边。 (9).麦克 在河里游泳。 → * 麦克游泳在河里 。 Kết quả khảo sát như sau: 表1 题号 正确人数 Số người trả lời đúng 正确率 Tỷ lệ 错误人数 Số người trả lời sai 偏误率 Tỷ lệ 1(1) 41 100% 0 0% 1(2) 34 82,93% 7 17,07% 2(1) 31 75,61% 10 24,39% 2(2) 13 31,7% 28 68,3% 3(1) 37 90,24% 4 9,76% 3(2) 32 78,05% 9 21,5% 4(1) 24 58,54% 17 41,46% 4(2) 34 82,93% 7 17,07% 5(1) 36 87,8% 5 12,2% 5(2) 31 75,61% 10 24,39% 6(1) 12 29,3% 29 70,7% 6(2) 39 95,12% 2 4,88% 7(1) 39 95,12% 2 4,88% 7(2) 31 75,61% 10 24,39% 8(1) 38 92,7% 3 7,3% 8(2) 19 46,34% 22 53,66% 9(1) 40 97,6% 1 2,4% 9(2) 36 87,8% 5 12,2% 10(1) 39 95,12% 2 4,88% 10(2) 29 70,73% 12 29,27% 表2 题 号 选A的人数和频率 Chọn A và tỷ lệ 选B的人数和频率 Chọn B và tỷ lệ 选C的人数和频率 Chọn C và tỷ lệ 人数 频率 人数 频率 人数 频率 1 0 0% 41 100% 0 0% 2 3 7,3% 29 70,7% 9 21,95% 3 4 9,76% 32 78,4% 6 14,6% 4 7 17,1% 22 53,7% 16 39,02% 5 0 0% 35 85,4% 11 26,82% Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä 53 Khoa hoïc giaùo duïc (10).我的朋友 在北京上大学。→ * 我的朋友大学上在北京 。 Câu 6, câu 10 là câu sử dụng động từ cập vật, câu (7), (8), (9) là câu sử dụng động từ bất cập vật. Dù là sử dụng động từ loại nào, thì cấu trúc này cũng biểu thị nơi phát sinh của sự việc, hiện tượng. Ví dụ “我在家吃饭 – tôi ăn cơm ở nhà”, “在家 – ở nhà”, không phải chỉ vị trí của cơm, mà là chỉ nơi việc ăn cơm diễn ra. Nhưng khi chúng ta nói “ Tôi ăn cơm ở nhà”, cũng có nghĩa là cơm đang ở nhà. Từ đó, chúng ta biết cách sử dụng kết cấu chữ “Zai-在” thế nào cho đúng, các cấu trúc biểu thị vị trí của người hay sự vật, sẽ dùng được 2 kết cấu, biểu thị nơi phát sinh sự việc không sử dụng được cả 2 kết cấu trên, chỉ sử dụng kết cấu “TP+ 在+方所+VP”。Tiếp tục phân tích Biểu 2, chúng ta có thể thấy, kết cấu “NP+在+方所+VP” là kết cấu mà đa số sinh viên nắm vững. Mặc dù, kết cấu “NP+在+方所+VP” không có sự biểu đạt tương ứng về thứ tự từ trong tiếng Việt, nhưng thứ tự từ trong tiếng Việt không gây ra sự hiểu lầm khi sử dụng kết cấu này trong tiếng Trung của sinh viên. Kết cấu chữ “Zai-在” tại câu 2, 3, 5 không thể đặt ở đầu câu. Trong câu 2 và câu 3, “在一旁”và “ 在书包里” là kết cấu chữ “Zai-在” mang tính chất bị động, do đó không thể đứng đầu câu. “在家”, “在 照片上”, “在黑板上” ở câu 1, câu 4 và câu 5 chỉ là tân ngữ của động tác hoặc không gian tồn tại khách thể. Vậy, tại sao kết cấu chữ “Zai-在” ở câu 1, câu 4 có thể đứng đầu câu, câu 5 thì không thể? Điều này rút ra được từ đặc trưng của kết cấu VP. Chúng ta thấy trong kết cấu “在+方所,NP+VP”, VP ngoài việc biểu thị động tác đã hoàn thành, còn bao hàm câu động từ năng nguyện, câu phán đoán, câu tồn hiện và câu hiện tại, tương lai. “吃饭” trong câu 1 và “见过他” trong câu 4 đều biểu thị động tác đã hoàn thành, do đó đầu câu có thể sử dụng kết cấu chữ “Zai-在”, trong khi đó, kết cấu động tân – VP “写字” ở câu 5 không có các đặc điểm nói trên, do đó trước cụm “他写字” không thể sử dụng kết cấu chữ “Zai-在”. Nếu chuyển “写字” thành “写了一个 字”、“写字写得很好看”, “想写一个字”, thì có thể tham gia vào kết cấu “在+方所,NP+VP”。 Mặc dù, kết cấu chữ “Zai-在” trong tiếng Việt thường xuất hiện ở đầu câu, nhưng số sinh viên chọn C rất ít. Đoản ngữ chữ “Zai-在” khi làm trạng ngữ chỉ địa điểm thường không xuất hiện ở cuối câu, nếu xuất hiện ở cuối câu sẽ làm bổ ngữ chỉ kết quả, điều này rất rõ ràng. Nhưng vẫn có một số sinh viên chọn C, có thể do sự ảnh hưởng từ ngôn ngữ mẹ đẻ (đoản ngữ chữ “Zai-在” đứng ở cuối câu), cũng có thể do trình độ tiếng Trung của sinh viên còn thấp. 2. Cách khắc phục lỗi sai cho sinh viên trong quá trình dạy học Để giải quyết các kết quả nghiên cứu trên, chúng ta tiến hành so sánh 3 vị trí của kết cấu chữ “Zai-在” trong cả ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Trung: “NP + 在 + 方所 +VP”, “在 + 方所,NP +VP”, “NP + VP + 在 + 方所”。 Theo thống kê, ta thấy kết cấu “NP + 在+方所 + VP”, có thể xem là câu không dấu câu (ở đây đề cập tới dấu phẩy “,” tách đoản ngữ chữ “Zai-在”), còn kết cấu “在+方所,NP + VP”, “NP + VP + 在 + 方所” là câu có dấu câu. Trong tiếng Việt, thành phần tương ứng với đoản ngữ chỉ phương vị, nơi chốn chữ “Zai-在” thường đứng ở cuối câu thành “câu không dấu câu”, đứng ở đầu câu thành “câu có dấu câu”. Sinh viên Việt Nam, khi học kết cấu “NP + 在+方所+ VP”- câu không dấu, thường so sánh sử dụng với câu có dấu trong tiếng Việt. Trên thực tế, sinh viên Việt Nam có thể sử dụng sự chuyển dịch của tiếng mẹ đẻ để học câu có dấu. Trong kết cấu chữ “Zai-在” chỉ nơi chốn, trong quá trình dạy học, không cần nhấn mạnh quá vào các điều kiện hạn chế về ngữ nghĩa của kết cấu “NP + 在 + 方所 + VP” trong tiếng Trung. Trong kết cấu “在+方所,NP + VP” thông thường đằng sau đoản ngữ chỉ phương vi nơi chốn chữ “Zai-在” thường có dấu phẩy, dấu phẩy này có thể coi là ký hiệu khi đoản ngữ chỉ phương vị chữ “Zai-在” đứng ở đầu câu. Trong tiếng Việt, khi đoản ngữ chỉ phương vị, nơi chốn đứng đầu câu, thông thường đằng sau cũng cần có ký hiệu là dấu phẩy. Chính vì tính đồng nhất ở ký hiệu này mà sinh viên Việt Nam thường sử dụng nhầm kết cấu của tiếng mẹ đẻ sang tiếng Trung. Nhưng không phải lúc nào đoản ngữ chỉ phương vị chữ “Zai-在” cũng đứng ở đầu câu, bởi vì nó được quyết định từ tính chất của cụm động tân - VP, ngoài việc biểu thị động tác đã hoàn thành, cấu trúc VP còn bao hàm câu động từ năng nguyện, câu phán đoán, câu tồn hiện, câu hiện tại và câu tương lai, trong những câu này, đoản ngữ chỉ phương vị chữ “Zai- 在” đều đứng đầu câu. Những loại câu này được đưa ra trong qui tắc trên cũng thường thấy trong tiếng Việt, để sinh viên Việt Nam hiểu và nhớ cấu trúc này cũng không phải là khó, chúng ta có thể trực tiếp dạy qui tắc này cho sinh viên, đồng thời lấy ví dụ cụ thể để giúp sinh viên nhớ lâu. Trong Khoa hoïc giaùo duïc Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä54 quá trình dạy học, có thể sử dụng sự chuyển di của tiếng mẹ đẻ để so sánh và nói rõ. Với kết cấu “NP+VP+在+方所”, trong tiếng Việt cũng thường sử dụng kết cấu này, do đó sinh viên học tiếng Trung, khi sử dụng kết cấu chữ “Zai-在”, thường sử dụng kết cấu “NP+VP+在+ 方所”, nhưng có lúc đúng, có lúc sai, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất, thường sử dụng sai, ví dụ: “我吃饭在家”; “我等他在学校门口”. Đoản ngữ chỉ phương vị nơi chốn chữ “Zai-在” trong tiếng Trung thường đứng sau động từ, nhưng không thể xem là vị trí sau trạng ngữ, mà là đoản ngữ chữ “Zai-在” chỉ phương vị nơi chốn làm bổ ngữ. Do sự khác nhau về trật tự từ, khi đoản ngữ phương vị nơi chốn chữ “Zai-在” làm thành câu có bổ ngữ chỉ kết quả và trạng ngữ chỉ thời gian, sẽ tạo ra sự khác nhau về ý nghĩa của câu, ví dụ: “在地上跳 – nhảy trên đất” hành động nhảy diễn ra trên đất, “跳在地上 – nhảy xuống đất” nhảy từ chỗ khác xuống đất. Khi giảng về đoản ngữ chữ “在”chỉ bổ ngữ kết quả, ngoài việc giảng cho sinh viên đoản ngữ chỉ phương vị nơi chốn chữ “Zai-在” trong kết cấu “NP+VP+在+方所” biểu thị kết quả của động tác, cần nhấn mạnh đoản ngữ chỉ phương vị nơi chốn chữ “Zai-在” phát sinh sau động tác, đồng thời toàn bộ quá trình của động tác đều phát sinh ở nơi mà đoản ngữ chỉ phương vị nơi chốn chữ “Zai-在” thể hiện. Sinh viên Việt Nam trong khi tìm hiểu sự sai lệch ý nghĩa mà vị trí đoản ngữ chỉ phương vị nơi chốn chữ “Zai-在” trong câu dẫn tới, cần phải tìm hiểu ngữ nghĩa, ngữ pháp của đoản ngữ chữ “Zai- 在” này và sự chuyển dịch của tiếng mẹ đẻ. Đối với câu không dấu phẩy trong hai ngôn ngữ, có thể tận dụng việc chuyển di của tiếng mẹ đẻ để đối chiếu so sánh; Đối với câu có dấu phẩy, khi giảng dạy, cần dẫn nhập vào khái niệm “自足型” và “非自足 型”, đồng thời cần so sánh đối chiếu cách dùng của đoản ngữ chữ “在” chỉ phương vị nơi chốn làm bổ ngữ chỉ kết quả và làm trạng ngữ chỉ nơi chốn, cũng cần chú ý cách dạy đối chiếu câu có dấu phẩy và không dấu phẩy trong tiếng Việt. Vì thời gian có hạn, bài báo chỉ tập trung phân tích một số ví dụ điển hình về cấu trúc chữ “Zai- 在” mà sinh viên thường nhầm khi sử dụng, tìm ra nguyên nhân và một số cách khắc phục trong quá trình giảng dạy, mong quý thầy cô đóng góp thêm ý kiến để xây dựng bài báo thành một đề tài Nghiên cứu Khoa học. Tài liệu tham khảo 1.陆俭明(1993) 主编,自选集》,大象出版 社; 2.朱德熙(1998)主编,《语法讲义》,商务 印书馆; 3.朱德熙(1998)主编,《新著国语文法》, 商务印书馆; 4.黄伯荣(1991)主编,《现代汉语语法》, 高等出版社; 5. 河内大学(2009)主编,《50年汉语教学与 研究-国际研讨会》; 6. 杨寄洲主编,《汉语教程》,北京语言文 化大学出版社; 7. Nguyến Hưu Trí (2002), Thực hành ngữ pháp tiếng Hán hiện đại, NXB Đà Nẵng. SUMMARY INVESTIGATION OF THE USE OF THE "在" STRUCTURE IN STUDENTS AND THE REMEDIES IN TEACHING PROCESS Le Thi Thu Trang Faculty of Foreign Language, Hung Vuong University Through the process of learning grammar as well as using Chinese, students still have problems and confusion when using the “P” structure. This structure has the equivalent use in Vietnamese, but it is not always applicable. What is wrong? Why is wrong and how to solve it? Regarding to this problem, I decided to conduct the survey with 41 second-year students in Chinese language majors to find the errors, the causes and to give solution in the teaching process, to help learners to better understand better and not confusion of using this structure. Key words:
File đính kèm:
- khao_sat_viec_su_dung_ket_cau_chu_cua_sinh_vien_truong_dai_h.pdf