Khảo sát lỗi phát âm phụ âm đơn đầu Tiếng Anh của sinh viên năm nhất trường đại học xây dựng miền trung

Là giáo viên tiếng Anh, trong quá

trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy rằng

các em gặp khó khăn trong giao tiếp bởi

vì các em thường phát âm sai, do đó

không đủ tự tin. Vì vậy để nâng cao khả

năng giao tiếp của sinh viên cần chú

trọng đến phần ngữ âm trong quá trình

dạy tiếng Anh chứ không nên chỉ chú

tâm vào ngữ pháp và từ vựng. Theo kinh

nghiệm giảng dạy của chúng tôi và đồng

nghiệp, do ảnh hưởng của cách phát âm

theo vùng, miền nên sinh viên Trường

Đại học Xây dựng Miền Trung đã phát

âm tiếng Anh sai rất nhiều, dẫn đến hạn

chế khả năng nghe nói của các em. Vì

vậy, chúng tôi đặt nhiệm vụ khảo sát

việc thể hiện phụ âm đơn đầu tiếng Anh

của sinh viên năm nhất nhằm tìm ra

những âm nào là khó phát âm, những âm

nào mà sinh viên có thể phát âm dễ

dàng, những lỗi mà sinh viên thường

phạm phải. Mục đích là để tìm ra

phương pháp dạy phát âm tiếng Anh tối

ưu cho sinh viên, giúp các em tự tin hơn

trong việc giao tiếp tiếng Anh.

pdf7 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát lỗi phát âm phụ âm đơn đầu Tiếng Anh của sinh viên năm nhất trường đại học xây dựng miền trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 130 
KHẢO SÁT LỖI PHÁT ÂM PHỤ ÂM ĐƠN ĐẦU TIẾNG ANH 
CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG 
ThS. Hồ Thị Mỹ Linh 
Trung Tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung 
Tóm tắt: Hiện nay, nhu cầu học tiếng Anh ở nước ta ngày càng phát triển. Đối 
với tất cả mọi người, khi học tiếng Anh ai cũng muốn mình nghe giỏi, nói tốt. 
Nhưng để nói tốt tiếng Anh thì điều quan trọng nhất là chúng ta phải biết cách 
phát âm các từ mà chúng ta sẽ nói. Trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói tiếng 
Anh, phát âm đúng là một trong những việc tập luyện ban đầu nhằm tiến đến 
việc làm cho người khác hiểu được điều mà chúng ta muốn giao tiếp trực tiếp 
qua nghe nói. Vì thế, việc khảo sát lỗi phát âm của sinh viên vô cùng quan 
trọng nhằm tìm ra những biện pháp khắc phục những lỗi phát âm tiếng Anh 
giúp các em học tiếng Anh tốt hơn (bài viết có nghiên cứu thực nghiệm). 
Từ khóa: Phát âm, rèn luyện kỹ năng, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung. 
1. Mở đầu 
Là giáo viên tiếng Anh, trong quá 
trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy rằng 
các em gặp khó khăn trong giao tiếp bởi 
vì các em thường phát âm sai, do đó 
không đủ tự tin. Vì vậy để nâng cao khả 
năng giao tiếp của sinh viên cần chú 
trọng đến phần ngữ âm trong quá trình 
dạy tiếng Anh chứ không nên chỉ chú 
tâm vào ngữ pháp và từ vựng. Theo kinh 
nghiệm giảng dạy của chúng tôi và đồng 
nghiệp, do ảnh hưởng của cách phát âm 
theo vùng, miền nên sinh viên Trường 
Đại học Xây dựng Miền Trung đã phát 
âm tiếng Anh sai rất nhiều, dẫn đến hạn 
chế khả năng nghe nói của các em. Vì 
vậy, chúng tôi đặt nhiệm vụ khảo sát 
việc thể hiện phụ âm đơn đầu tiếng Anh 
của sinh viên năm nhất nhằm tìm ra 
những âm nào là khó phát âm, những âm 
nào mà sinh viên có thể phát âm dễ 
dàng, những lỗi mà sinh viên thường 
phạm phải. Mục đích là để tìm ra 
phương pháp dạy phát âm tiếng Anh tối 
ưu cho sinh viên, giúp các em tự tin hơn 
trong việc giao tiếp tiếng Anh. 
2. Phƣơng pháp xác định lỗi phát âm 
phụ âm đơn đầu tiếng Anh 
2.1. Xây dựng bảng từ khảo sát lỗi 
Nguyên tắc xây dựng bảng từ khảo 
sát lỗi: Bảng từ xây dựng phục vụ mục 
đích xác định lỗi phát âm phụ âm đơn 
đầu tiếng Anh áp dụng cho sinh viên đại 
học năm nhất ở Trường Đại học Xây 
dựng Miền Trung. 
Bảng từ khảo sát: 
- Bao gồm tất cả các âm vị phụ âm 
tiếng Anh (24 âm vị) trong các bối cảnh 
khác nhau (các biến thể vị trí) lấy 
nguyên âm làm hạt nhân, âm tiết làm cơ 
sở, tức là các phụ âm đó đứng trước 
nguyên âm hạt nhân. 
Trên cơ sở nguyên tắc đã nêu trên, 
chúng tôi xây dựng bảng từ khảo sát 
như sau: 
 Mẫu: CV (consonant +vowel) , ở 
vị trí trước nguyên âm của âm tiết có 22 
phụ âm đơn. Phụ âm [, ] không bao 
giờ đứng đầu âm tiết. 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 131 
Bảng 1. Mẫu CV (phụ âm đơn đứng trước nguyên âm) 
STT Phụ âm Đầu âm tiết Nghĩa của Từ 
1. [b] bee con ong 
2. [p] park công viên 
3. [t] tie cà vạt 
4. [d] do làm 
5. [g] give cho 
6. [k] cat con mèo 
7. [t] chair cái ghế 
8. [d] job công việc 
9. [f] five số năm 
10. [v] van xe tải 
11. [] think nghĩ 
12. [] that cái đó 
13. [s] sad buồn 
14. [z] zoo sở thú 
15. [] share chia xẻ 
16. [h] hat cái mũ, nón 
17. [l] like thích 
18. [m] mouse con chuột 
19. [n] nice đẹp 
20. [j] you bạn 
21. [w] we chúng tôi 
22. [r] right đúng 
2.2. Chọn đối tƣợng để khảo sát lỗi 
phát âm 
Chúng tôi chọn 50 sinh viên đại 
học năm nhất ở các vùng miền khác 
nhau làm đối tượng khảo sát lỗi phát âm. 
Số đối tượng gồm 40 nam và 10 nữ. Số 
sinh viên này đã học tiếng Anh ở phổ 
thông (7 năm Anh văn sách của Bộ Giáo 
dục Đào tạo) và đang học Anh văn 1, 
giáo trình New Cutting Edge (Pre-
intermediate) ở Trường Đại học Xây 
Dựng Miền Trung. 
Để có được một kết quả khách 
quan, chúng tôi đã chọn đối tượng khảo 
sát là các em sinh viên đang theo học 
năm nhất tại Trường Đại học Xây Dựng 
Miền Trung. Chúng tôi đã tiến hành bốc 
thăm phiếu ngẫu nhiên để chọn ra 50 em 
sinh viên. Cách lựa chọn này hoàn toàn 
không định hướng dựa vào học lực. Lý 
do chúng tôi lựa chọn các em sinh viên 
năm nhất là vì các em sắp tới sẽ học Anh 
văn 1, 2 và 3. Do vậy, các em là đối 
tượng mà theo chúng tôi nghĩ rất cần 
được nghiên cứu xem: lỗi ngữ âm nào 
tiêu biểu (lỗi có tính hệ thống); từ đó 
chúng tôi đưa ra những hướng khắc 
phục, những bài tập minh họa để rèn 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 132 
luyện và sửa lỗi phát âm nhằm tạo cho 
các em nền tảng vững chắc cho giai 
đoạn tiếp theo của mình. 
Các em sinh viên được lựa chọn có 
bộ máy phát âm bình thường, không bị 
những dị tật bẩm sinh như nói ngọng, 
nói lắp. 
Danh sách cụ thể của các sinh viên 
(chúng tôi gọi là cộng tác viên - CTV) 
tham gia vào nghiên cứu phân tích lỗi 
(Danh sách đính kèm bên dưới) 
2.3. Các bƣớc thu thập tƣ liệu 
Để tiến hành thu thập tư liệu, chúng 
tôi đã tiến hành ghi âm cách phát âm của 
mỗi em tại phòng Lab của trường Đại 
học Xây Dựng Miền Trung. Việc ghi âm 
được tiến hành theo trình tự sau: 
Bước 1: Gặp các em sinh viên, trao 
đổi công việc và hẹn giờ, ngày để các 
em sắp xếp thời gian và sau đó tôi tiến 
hành làm phiếu bốc thăm. 
Bước 2: Làm việc trực tiếp với sinh 
viên, hướng dẫn các em cách đọc bảng 
từ sao cho tự nhiên nhất. 
Bước 3: Ghi âm. Các em được vào 
lần lượt từng người một theo thứ tự đã 
được bốc thăm trước đó. 
Chúng tôi đã tiến hành ghi âm từ 
ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 01 
năm 2015 tại phòng Lab, Trường Đại 
học Xây Dựng Miền Trung, TP Tuy 
Hòa, Tỉnh Phú Yên. 
2.4. Cách xác định lỗi cụ thể 
Chúng tôi tiến hành ba bước để xác 
định lỗi phát âm của sinh viên: 
Bước 1: Dựa vào phát âm của 
phần mềm đọc tiếng Anh Speaking 
Notepat để ghi lại cách phát âm của 
người bản ngữ, làm cơ sở đối chiếu với 
cách phát âm của các cộng tác viên. Các 
từ trong bảng từ khảo sát lỗi được ghi 
âm lại bằng các tập tin dạng sóng (wave 
sound files). 
Bước 2: Dùng phần mềm Praat ghi 
âm phát âm của sinh viên. 
Bước 3: So sánh, đối chiếu cách 
phát âm của sinh viên với cách phát âm 
của người bản ngữ (bằng thính giác và 
phần mềm phân tích ngữ âm Praat). 
3. Kết quả phân tích các lỗi phát âm 
phụ âm đơn đầu tiếng Anh 
Các lỗi phát âm phụ âm đơn đầu 
tiếng Anh được chúng tôi phân loại, 
thống kê và miêu tả theo phương pháp 
đã trình bày trên và các lỗi phát âm 
của phụ âm đơn đứng trước nguyên 
âm chính âm được trình bày ở bảng 
dưới đây: 
Bảng 2. Kết quả khảo sát các dạng lỗi phát âm 
STT Từ khảo sát 
Lỗi 
Các dạng lỗi phát âm 
Số lƣợng Tỉ lệ % 
1 bee 0 0% [b] 
2 park 9 90% [p
h
] > [b] 
3 tie 8 80% [t
h
] > [t] 
4 do 0 0% [d] 
5 give 2 20% [g] > [] 
6 cat 9 90% [k
h
] > [k] 
7 chair 8 80% [t] > [c] 
8 job 8 80% [d]> [j] 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 133 
9 five 0 0% [f] 
10 van 0 0% [v] 
11 think 9 90% [] > [th] 
12 that 9 90% [] > [d] 
13 sad 0 0% [s] 
14 zoo 7 70% [z] > [j] 
15 share 8 80% [] > [s] 
16 hat 0 0% [h] 
17 like 0 0% [l] 
18 mouse 0 0% [m] 
19 nice 0 0% [n] 
20 you 0 0% [j] 
21 we 0 0% [w] 
22 right 0 0% [r] 
Nhận xét: Kết quả khảo sát cho 
thấy có hai loại lỗi tiêu biểu xảy ra ở 
kiểu loại này. 
+ Loại lỗi thứ nhất xảy ra đối với 
các phụ âm đầu xát [t, d, , , z, 
] với tỉ lệ cao nhất là 90%. Đây là các 
phụ âm đầu vốn không tồn tại trong 
tiếng Việt, do vậy, sinh viên sử dụng các 
phụ âm có cấu âm tương tự của tiếng 
Việt để phát âm này. Ví dụ minh họa: 
 BN CTV1 
Hình 1: Dạng sóng âm (đánh dấu màu hồng) và âm phổ của phụ âm [] trong từ 
“that” 
 của người bản ngữ (BN) và của CTV1 
Dựa trên hai âm phổ miêu tả phụ 
âm [] của người bản ngữ và của sinh 
viên (CTV1) ở trên, ta thấy được sự 
khác biệt rõ ràng của học sinh là [d] 
(phụ âm tắc hữu thanh) khác với người 
bản ngữ là [] (phụ âm xát hữu thanh) 
ở vị trí đầu âm tiết. 
+ Loại lỗi thứ hai xảy ra với các 
phụ âm tắc, bật hơi [ph, th, kh] của 
tiếng Anh. Đa số sinh viên không thể 
hiện được giai đoạn bật hơi khi phát 
âm các phụ âm đầu [ph, th, kh] như 
cách phát âm của người bản ngữ. Các 
âm này thường được thể hiện thành 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 134 
phụ âm tắc không bật hơi có vị trí cấu âm tương tự. 
Ví dụ minh họa: 
 BN CTV2 
Hình 2: Dạng sóng âm (đánh dấu màu hồng) và âm phổ của phụ âm phụ âm đầu [kh] 
 trong “cat” phát âm của người bản ngữ và của CTV2 
Dựa trên âm phổ ở trên, có thể thấy 
một số khác biệt trong cách phát âm phụ 
âm đầu [kh] của sinh viên và người bản 
ngữ: phụ âm [kh] trong cách phát âm của 
người bản ngữ được bật ra mạnh hơn với 
một khoảng tắc hoàn toàn ở đầu âm và 
có giai đoạn bật hơi theo sau. Trong khi 
đó, cách phát âm của CTV2 thể hiện là 
một âm xát gốc lưỡi hữu thanh [k] (có 
hoạt động rung của dây thanh (có xuất 
hiện voice bar) ở giai đoạn khởi đầu của 
phụ âm). 
4. Kết luận 
Từ việc khảo sát lỗi phát âm phụ 
âm đơn đầu tiếng Anh của sinh viên 
trên bình diện dạy và học ngoại ngữ, 
nhằm góp phần nâng cao năng lực giao 
tiếp, loại bỏ dần lỗi phát âm của sinh 
viên hiện nay, chúng tôi rút ra một số 
vấn đề sau đây: 
Nguyên nhân gây ra lỗi phát âm 
Có nhiều nguyên nhân gây ra lỗi 
phát âm nhưng điển hình nhất của 
nguyên nhân khách quan gây ra lỗi là sự 
khác biệt về mặt loại hình giữa hai ngôn 
ngữ tiếng Việt và tiếng Anh (đơn lập và 
biến hình). Sự khác biệt có tính cấu trúc 
bên trong này tất yếu tạo nên sự giao 
thoa tiêu cực và là nguyên nhân chính 
gây ra lỗi. 
Điển hình của nguyên nhân chủ 
quan là tâm lý e dè, ngại giao tiếp của 
sinh viên theo những cung bậc rất khác 
nhau. Điều này gián tiếp gây ra lỗi phát 
âm. Tuy nhiên, bản thân sự e dè, hướng 
nội cũng lại là đặc điểm tâm lí mang tính 
dân tộc. 
Giải pháp khắc phục 
Để khắc phục lỗi phát âm, yêu cầu 
đầu tiên là giáo viên phải có kiến thức 
đầy đủ và chắc chắn về ngữ âm đại 
cương (kiến thức tối thiểu về hệ thống 
phiên âm quốc tế IPA). Sau đó là các 
kiến thức về hệ thống ngữ âm tiếng Anh 
và tiếng Việt. Những tri thức này cho 
phép họ phân tích được các tiêu chí phân 
loại hệ thống nguyên âm, hệ thống phụ 
âm của mỗi ngôn ngữ. Từ đó họ có thể 
chỉ ra cho sinh viên sự giống nhau và 
khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt 
cũng như những cái chung và những cái 
đặc thù của cả hai ngôn ngữ. 
Giáo viên phải tự hoàn thiện việc 
luyện phát âm để làm “chuẩn” phát âm 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 135 
cho sinh viên nghe, biết sử dụng và phát 
huy tối đa hiệu quả của thiết bị băng 
tiếng, băng hình ngoại ngữ trong giai 
đoạn đầu học tiếng Anh . 
Cùng với việc tăng cường môi 
trường giao tiếp cho sinh viên theo 
phương pháp giao tiếp mới, các bài 
luyện ngữ âm theo hình thức lặp lại đều 
đặn mang tính truyền thống tỏ ra có 
nhiều hiệu quả. 
Về vần đề lỗi phát âm tiếng Anh 
của sinh viên người Việt nói chung và 
sinh viên Trường Đại học Xây dựng 
Miền Trung nói riêng, hãy còn nhiều 
vấn đề chưa được đề cập đến một cách 
cụ thể trong bài báo. Chúng tôi hy 
vọng trong tương lai, nếu có điều kiện, 
sẽ tiếp tục khảo sát sâu hơn lỗi phát âm 
tiếng Anh của sinh viên trên cứ liệu 
thực nghiệm để từ đó có thể đề ra 
những biện pháp khắc phục lỗi hiệu 
quả hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng Việt 
[1] Phạm Đăng Bình (2002), Thử đề xuất một cách phân loại lỗi của người học ngoại 
ngữ nhìn từ góc độ dụng học giao thoa ngôn ngữ - văn hóa, Ngôn ngữ, 58-72. 
[2] Võ Thị Trúc Phương (2009), Đặc điểm ngữ âm tiếng Phú Yên. Luận văn thạc sĩ 
Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 
[3] Phạm Thị Hồng Thanh, Tìm hiểu một vài đặc điểm trong tiếng Anh gây khó khăn 
cho người Việt. URL  
[4] Trần Thị Thanh (2008), Khảo sát lỗi phát âm phụ âm tiếng Đức của sinh viên học 
chuyên ngành tiếng Đức và các biện pháp khắc phục, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, 
Trường ĐH KHXH & NV, ĐH Quốc gia Hà Nội. 
Tiếng Anh 
[1] Gimson, A.C. (1986), An Introduction to Pronunciation of English, Edward Arnold. 
[2] Julian Edge, (1989), Mistakes and correction, Longman. 
[3] M. Elizabeth Clarey and Robert J.Dixson, Pronunciation Exercises in English, 
Regents publishing Co.,inc. 
[4] Peter Roach (1987), English Phonetics and Phonology: A Practical Course, 
Cambridge University Press. 
Danh sách sinh viên tham gia khảo sát 
STT Họ và tên Mã CTV Lớp Nơi sinh 
1 Hà Quang Anh CTV1 D14X1 Phú Yên 
2 Trương Quang Chinh CTV2 D14X1 Khánh Hòa 
3 Trần Ngọc Cường CTV3 D14X2 Bình Định 
4 Trần Công Dân CTV4 D14X2 Gia Lai 
5 Nguyễn Thành Diên CTV5 D14X3 Phú Yên 
6 Trần Phước Duy CTV6 D14X3 Khánh Hòa 
7 Phùng Minh Hải CTV7 D14X4 Bình Định 
8 Đặng Văn Hậu CTV8 D14X4 Gia Lai 
9 Võ Thị Thanh Hiền CTV9 D14K1 Phú Yên 
Thông báo Khoa học và Công nghệ * Số 1-2015 136 
10 Lê Trọng Hiển CTV10 D14CD1 Phú Yên 
11 Trần Mỹ Hoa CTV11 D14X1 Khánh Hòa 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_loi_phat_am_phu_am_don_dau_tieng_anh_cua_sinh_vien.pdf