Khảo sát hệ thuật ngữ thông tin – Thư viện tiếng Anh dưới góc độ cấu tạo từ

Bài viết trình bày về một số phương thức cấu tạo thuật ngữ thông tin – thư viện trong tiếng Anh. Các

thuật ngữ thông tin – thư viện tiếng Anh được khảo sát trên hai kiểu cấu tạo từ điển hình là từ và cụm

từ. Kết quả phân tích các số liệu cho thấy thuật ngữ thông tin – thư viện tiến Anh được cấu tạo theo

phương thức ghép là chủ yếu, trong đó tập trung ở ba kiểu từ loại danh từ, động từ và tính từ. Kết quả

nghiên cứu sẽ là cơ sở tiền đề cho nghiên cứu sâu hơn nữa về các mô hình cấu tạo của hệ thuật ngữ

thông tin – thư viện sau này.

pdf6 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát hệ thuật ngữ thông tin – Thư viện tiếng Anh dưới góc độ cấu tạo từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 30 (55) - Thaùng 7/2017 
128 
Khảo sát hệ thuật ngữ thông tin – 
thư viện tiếng Anh dưới góc độ cấu tạo từ 
A survey on library and information terms in 
English from the perspective of word formation 
ThS.NCS. Nguyễn Thị Thanh Hải, 
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 
Nguyen Thi Thanh Hai, M.A. Ph.D. student, 
Hanoi University of Home Affairs 
Tóm tắt 
Bài viết trình bày về một số phương thức cấu tạo thuật ngữ thông tin – thư viện trong tiếng Anh. Các 
thuật ngữ thông tin – thư viện tiếng Anh được khảo sát trên hai kiểu cấu tạo từ điển hình là từ và cụm 
từ. Kết quả phân tích các số liệu cho thấy thuật ngữ thông tin – thư viện tiến Anh được cấu tạo theo 
phương thức ghép là chủ yếu, trong đó tập trung ở ba kiểu từ loại danh từ, động từ và tính từ. Kết quả 
nghiên cứu sẽ là cơ sở tiền đề cho nghiên cứu sâu hơn nữa về các mô hình cấu tạo của hệ thuật ngữ 
thông tin – thư viện sau này. 
Từ khóa: thuật ngữ thông tin – thư viện, phương thức cấu tạo, từ và cụm từ, từ loại. 
Abstract 
The article presents some models of word formation of library and information terms in English. The 
terms are collected and analyzed focusing on two types of word formation: words and phrases. The 
analysis showed that library and information term system is mostly constructed by compounding, in 
which nouns, verbs and adjectives are the most common for both words and phrases. The research 
outcomes will be the basis for further research into the structuring models of library and information 
terms. 
Keywords: library and information terms, models of word formation, words and phrases, parts of 
speech. 
1. Đặt vấn đề 
Thuật ngữ ban đầu chỉ là một lớp từ 
trong từ vựng. Tuy nhiên, cùng với sự phát 
triển của khoa học kỹ thuật, sự phát triển 
mạnh mẽ của các ngành khoa học xã hội, 
thuật ngữ đã trở thành một hệ thống từ 
vựng quan trọng trong vốn từ vựng của 
mỗi ngôn ngữ. Quá trình tìm hiểu cấu tạo 
của thuật ngữ được dựa trên hai hướng cơ 
bản: Một là xuất phát từ lý thuyết về các 
phương thức cấu tạo thuật ngữ; Hai là khảo 
sát, miêu tả hệ thuật ngữ đã có để chỉ ra các 
kiểu quan hệ cấu tạo giữa các thành tố, 
khái quát hóa thành các mô hình cấu tạo. 
Bài viết tập trung tìm hiểu, khảo sát 
các phương thức cấu tạo thuật ngữ thông tin 
– thư viện trong tiếng Anh, góp phần định 
hướng, xây dựng và phát triển các hệ thuật 
NGUYỄN THỊ THANH HẢI 
129 
ngữ chuyên ngành nói chung và hệ thuật 
ngữ thông tin – thư viện nói riêng một cách 
khoa học, chính xác và có hệ thống. 
2. Nội dung nghiên cứu 
Trước hết cần phải nói rằng, tất cả các 
từ trong ngôn ngữ đều được tạo ra theo một 
phương thức nhất định. Qua kết quả khảo 
sát sơ bộ các công trình nghiên cứu thuật 
ngữ thuộc các lĩnh vực khác nhau, chúng 
tôi nhận thấy hệ thuật ngữ khoa học hay 
chuyên môn nói chung được tạo thành từ 
hai kiểu cấu tạo từ vựng cơ bản là từ và 
cụm từ. Đồng thời, các kết quả đạt được 
qua công trình nghiên cứu cho thấy, từ loại 
trong tiếng Anh rất phong phú song hầu hết 
các hệ thuật ngữ chủ yếu là danh từ (chiếm 
tỉ lệ lớn nhất), động từ và tính từ. Là một 
hệ thống con trong hệ thuật ngữ khoa học, 
chuyên môn nói chung, thuật ngữ thông tin 
– thư viện tiếng Anh cũng không nằm 
ngoài quy luật ấy.Vì vậy, trong phạm vi 
của bài viết, chúng tôi tập trung vào nhóm 
thuật ngữ thuộc các từ loại này. 
2.1. Thuật ngữ thông tin – thư viện 
là từ 
Trong tiếng Anh, từ là thành tố nhỏ 
nhất có nghĩa, đứng độc lập tham gia vào 
quá trình hình thành câu hoặc lời nói. Từ 
có thể đứng một mình hoặc kết hợp cùng 
với các đơn vị từ đơn lẻ khác thành một từ 
có nghĩa (Oxford Dictionaries). Những từ 
độc lập có nghĩa đứng một mình chính là 
từ đơn và từ được cấu tạo từ sự kết hợp 
những từ đơn lẻ gọi chính là từ ghép. 
Ngoài ra, từ tiếng Anh có thể được cấu tạo 
bằng phương thức phụ tố, tức là thêm phụ 
tố vào từ gốc để tạo thành một từ mới có 
nghĩa, được gọi là từ phái sinh. 
Là một hệ từ vựng nằm trong hệ thống 
từ vựng tiếng Anh, hệ thuật ngữ thông tin – 
thư viện cũng có cùng đặc trưng về phương 
thức cấu tạo này. 
2.1.1. Thuật ngữ thông tin – thư viện 
là từ đơn 
Khi nghiên cứu về cấu tạo thuật ngữ 
thông tin – thư viện trong tiếng Anh, chúng 
tôi sử dụng khái niệm “hình vị” làm đơn vị 
để khảo sát các phương thức cấu tạo cũng 
như khả năng tạo lập của thuật ngữ. “Hình 
vị” được chúng tôi hiểu theo quan niệm 
của L. Bloomfield “là đơn vị nhỏ nhất có 
nghĩa của ngôn ngữ”. Nó là đơn vị giới hạn 
cuối cùng khi phân tích thành tố của thuật 
ngữ. 
Trong các thuật ngữ thông tin – thư viện 
là từ đơn được khảo sát, chủ yếu là là các 
đơn vị từ loại gồm danh từ, động từ. Điều 
này cũng phù hợp với kết quả của công trình 
nghiên cứu về các hệ thuật ngữ khác. 
Trong tổng số 1870 thuật ngữ thông 
tin – thư viện được khảo sát, có 205 thuật 
ngữ từ đơn, chiếm 10,9 % và cũng là các 
hình vị độc lập. 
Các thuật ngữ thông tin – thư viện là 
từ đơn được cấu tạo và sử dụng chủ yếu để 
chỉ các loại ấn phẩm, xuất bản và các sản 
phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực thông tin – 
thư viện. Ví dụ: 
- Article: bài báogazzette: công báo 
magazine: tạp chí 
- bibliography: thư mục quotation: 
trích dẫn access: truy nhập 
2.1.2. Thuật ngữ thông tin thư viện là 
từ phái sinh 
Tổng số lượng thuật ngữ là từ phái 
sinh trong các thuật ngữ thông tin – thư 
viện được khảo sát gồm 89/1870 từ chiếm 
4,76%. Trong đó phái sinh tiền tố (prefix) 
là 35 thuật ngữ, chiếm tỉ lệ 1,87% và phái 
sinh hậu tố (suffix) là 54 từ, chiếm 4,49%. 
Về từ phái sinh, khảo sát hệ thuật ngữ 
thông tin – thư viện tiếng Anh chúng tôi 
thấy có khoảng 10 tiền tố góp phần vào 
việc cấu tạo tuật ngữ, bao gồm: sub-, im-, 
KHẢO SÁT H THUẬT NGỮ THÔNG TIN – THƯ VI N TIẾNG ANH DƯỚI GÓC Đ CẤU TẠO TỪ 
130 
in-, un, bio-; micro-, mini-, pre- Ví dụ: 
- subtitle: tiêu đề phụ; sub-entry: tiểu 
mục từ miêu tả 
- microfilm: vi phim; microcard: vi thẻ 
- preface: Lời nói đầu; preprint: bản 
dự bị 
- imprint: dấu hiệu nhà xuất bản 
Mỗi tiền tố có ý nghĩa và chức năng 
riêng biệt và được đưa vào cấu tạo từ mới 
theo ý của người sử dụng. Việc sử dụng 
tiền tố làm lượng từ vựng trở nên phong 
phú. So với từ phái sinh tiền tố, từ phái 
sinh hậu tố trong tiếng Anh phong phú 
hơn, cho nên lượng từ phái sinh hậu tố 
trong hệ thuật ngữ thông tin – thư viện 
chiếm số lượng nhiều hơn. Tương tự như 
tiền tố, tùy thuộc vào ý nghĩa của từng hậu 
tố, từ đó cấu tạo nên nhiều từ mới trong 
một gốc từ. Ví dụ: 
- edit (chỉnh lý) edition: bản in, 
phiên bản – editor: biên tập – editing: 
công tác biên tập 
- standard (tiêu chuẩn)  
standardize: chuẩn hóa (động từ) – 
standardization: sự chuẩn hóa 
Có thể kể tên một số hậu tố cấu tạo 
nên thuật ngữ thông tin – thư viện là từ 
phái sinh như: -or, -er, -ance, -ence, -ing, -
ation, -ition, -ness  
2.1.3. Thuật ngữ thông tin – thư viện 
là từ ghép 
Ghép là phương thức kết hợp hai hay 
nhiều hình vị với nhau theo một trật tự nhất 
định để tạo ra từ mới – từ ghép (chủ yếu là 
kết hợp các căn tố) Đây là phương thức 
được sử dụng phổ biến trong các ngôn ngữ. 
Phương thức ghép ở đây không chỉ có các 
trường hợp kết hợp các loại từ (danh từ, 
động từ, tính từ) với nhau mà còn kể cả 
trường hợp ghép các đơn vị từ chỉ có chức 
năng về mặt ngữ pháp như các hư từ (giới 
từ - in/on/at, mạo từ - a/the/zero) hay 
các liên từ như because, so 
Có 3 dạng tạo nên từ ghép là 
 Mở (Có khoảng trống giữa các từ); 
 Gạch nối (có dấu gạch ngang để nối 
giữa các từ); 
 Đóng (Không có khoảng trống hay 
gạch nối các từ). 
Ví dụ: 
- living room phòng khách; mother-in-
law: mẹ chồng/vợ 
- voice-over: lời thuyết minh (trong 
phim) 
- football: bóng đá 
Trong tiếng Anh hiện đại, đang có xu 
hướng tránh sử dụng danh từ ghép có gạch 
nối nên những từ mới hình thành thường ở 
dạng Đóng. Do vậy, một số danh từ ghép 
dùng gạch nối trong tiếng Anh - Anh lại có 
dạng Đóng trong tiếng Anh - Mỹ ngày nay. 
Chúng tôi khảo sát có 38/1870 thuật 
ngữ thông tin – thư viện có cấu tạo một thuật 
tố là từ ghép, chiếm 2,03%. Trong đó hầu 
hết là danh từ ghép với 33 thuật ngữ, chiếm 
1,76%, ví dụ: book/let – “sách mỏng”, 
copy/right - “bản quyền” v.v Chỉ có 5 
thuật ngữ có cấu tạo là động từ ghép, chiếm 
0.27%, ví dụ: over/print – “in bổ sung”, 
up/date – “cập nhật”, usher-out: “trích từ bộ 
nhớ” và không có thuật ngữ thông tin - 
thư viện có cấu tạo là tính từ ghép. 
NGUYỄN THỊ THANH HẢI 
131 
Bảng 1: Bảng thống kê thuật ngữ thông tin – thư viện là từ 
2.2. Thuật ngữ thông tin – thư viện là 
cụm từ 
“Cụm từ là một nhóm từ được kết hợp 
với nhau để tạo một đơn vị từ có nghĩa 
nhưng không đầy đủ và được sử dụng như 
một đơn vị trong một câu hoặc mệnh 
đề”(Oxford Dictionaries). 
Những cụm từ phổ biến có trong tiếng 
Anh, đó là: cụm danh từ, cụm danh động 
từ, cụm động từ, cụm giới từ, cụm tính từ 
và cụm trạng từ. 
i. Cụm danh từ (Noun phrases) là một 
nhóm từ bắt đầu bằng một danh từ kết hợp 
với một danh từ hoặc nhiều hơn các đơn vị 
từ khác vàcó chức năng đồng cách. Cụm 
danh từ này thường đi ngay trước hoặc sau 
danh từ nó biểu đạt. Ví dụ: 
- A victim of the war: một nạn nhân 
chiến tranh 
- means of transport: phương tiện giao 
thông 
ii Cụm anh động từ ( erun 
phrases): là một nhóm từ bắt đầu bằng một 
danh động từ (động từ tận cùng bằng đuôi 
“ing”). Nhóm từ này được gọi là cụm danh 
động từ bởi nó được dùng như một danh từ 
(có chức năng như chủ ngữ hoặc tân ngữ). 
Ví dụ: 
 Cụm danh động từ làm chủ ngữ: 
- Horse racing is a favourite sport in 
our country 
 Cụm danh động từ làm tân ngữ 
- Children love eating ice-creams. 
(Tân ngữ cho động từ) 
- Many people relax by listening to 
music (Tân ngữ cho giới từ) 
iii Cụm từ động từ (verb phrase), 
trong ngôn ngữ học là một đơn vị cú pháp 
bao gồm ít nhất một động từ và những đơn 
vị từ phụ thuộc của nó. Trong một cụm 
động từ, động từ chính có thể đi cùng với 
các động từ khuyết thiếu hay dưới dạng 
động từ nguyên mẫu có “to” hoặc không 
“to”. Ví dụ: 
Thuật ngữ Từ loại
Danh từ 141 7.54
Động từ 58 3.10
Tính từ 6
Danh từ 70 3.74
Động từ 9 0.48
Tính từ 10
Danh từ 33 1.76
Động từ 5 0.27
Tính từ 0 0.00
Tổng
Từ ghép 38 2.03
332 16.90
Từ phái sinh 89 4.22
Số lượng Tỷ lệ %
Từ đơn 205 10.64
KHẢO SÁT H THUẬT NGỮ THÔNG TIN – THƯ VI N TIẾNG ANH DƯỚI GÓC Đ CẤU TẠO TỪ 
132 
- She wanted to show off her new 
dress. 
- All I wanted to do was go home. 
- You might enjoy the massage 
iv Cụm giới từ ( repositional 
Phrases): Là một nhóm từ bắt đầu bằng 
một giới từ và được ùng như một tính từ 
hay một trạng từ Cụm giới từ được xem là 
một thành phần của câu và thường không 
thể đứng một mình. Cụm giới từ được 
dùng như tính từ. Ví dụ: 
- The rose is a flower of great 
beautiful.  Tính từ: beautiful (đẹp) 
- Please handle with care  Trạng 
từ: carefully (cẩn thận) 
v Cụm tính từ là một nhóm từ bắt đầu 
bằng một tính từ. Cụm tính từ có thể đứng 
trước một danh từ. Ví dụ: 
- Very happy with his work 
- That’s a lovely cake. 
vi. Cụm trạng từ được tạo thành từ một 
trạng từ trung tâm và thêm từ vào trước 
hoặc sau nó để làm rõ nghĩa của trạng từ. 
Ví dụ: 
- The economyrecovered very slowly. 
(rất chậm) 
- They wanted to leave the 
country as fast as possible. (càng nhanh 
càng tốt). 
Trên cơ sở phân loại như trên, khảo sát 
sơ bộ các thuật ngữ thông tin – thư viện là 
cụm từ trong tiếng Anh được thống kê cho 
thấy, thuật ngữ thông tin – thư viện là cụm 
danh từ và cụm danh động từ chiếm đa số. 
Ví dụ: 
- Catalog management: quản lý mục lục; 
- Cataloging in source: biên mục tại 
nguồn 
- Associative retrieval system: hệ 
thống tìm tin liên kết 
- Multiple word subject heading: đề 
mục chủ đề kép 
- International Federation of Library 
Associations and Institution 
Liên đoàn các Hiệp hội Thư viện Quốc 
tế 
 Số lượng thuật ngữ thông tin - thư 
viện là cụm động từ chiếm số lượng nhỏ 
nhất và không có thuật ngữ thông tin - thư 
viện là cụm tính từ, cụm trạng từ hay cụm 
giới từ. Ví dụ: 
- Revising heading: chỉnh lý đề mục 
- Reissuing under a new title: tái bản 
theo tên mới 
- Computerizing the publishing process: 
máy tính hóa quá trình xuất bản 
Kết quả khảo sát các phương thức cấu 
tạo thuật ngữ thông tin – thư viện là cụm từ 
trong tiếng Anh được tổng hợp trong bảng 
dưới đây. 
Bảng 2: Bảng thống kê thuật ngữ thông tin – thư viện là cụm từ 
Thuật ngữ TTTv là cụm từ Số lượng Tỷ lệ (%) 
Cụm danh từ 1440 77.01 
Cụm danh động từ 63 3.37 
Cụm động từ 35 1.87 
Tổng 1538 82.25 
NGUYỄN THỊ THANH HẢI 
133 
3. Kết luận 
Bài viết đã đưa ra một cái nhìn khái 
quát về các phương thức cấu tạo thuật ngữ 
thông tin - thư viện trong tiếng Anh. Dựa 
trên những cơ sở lý thuyết về từ loại và căn 
cứ vào các thành phần cấu tạo từ vựng 
trong tiếng Anh, chúng tôi đã phân chia các 
thuật ngữ thông tin - thư viện tiếng Anh 
theo hai kiểu cấu tạo từ điển hình là từ và 
cụm từ. Trong đó, ở cấp độ từ, chúng tôi 
tập chung vào thuật ngữ thông tin - thư 
viện thuộc nhóm từ loại danh từ, động từ, 
tính từ. Về thuật ngữ thông tin – thư viện là 
cụm từ, chúng tôi phân chia các thuật ngữ 
thông tin – thư viện dựa trên ba nhóm cụm 
từ phổ biến: cụm danh từ, cụm danh động 
từ và cụm động từ, mỗi nhóm chúng tôi 
đều miêu tả về phương thức cấu tạo thuật 
ngữ, từ đó rút ra các đặc điểm về quan hệ 
ngữ pháp và từ loại của hệ thuật ngữ này. 
Đây sẽ là cơ sở tiền đề để chúng tôi tiếp tục 
nghiên cứu về các mô hình cấu tạo của hệ 
thuật ngữ thông tin - thư viện sau này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tiếng việt 
1. ALA - Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin 
học Anh - Việt: Glossary of Library and 
Information Science, Nxb Galen Press, Ltd. 
(1996), (Người dịch: Phạm Thị Lệ Hương, 
Lâm Vĩnh Thế, Nguyễn Thị Nga). 
2. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ 
Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục. 
3. Nguyễn Minh Hiệp (2009), Cơ sở khoa học 
thông tin và thư viện, Nxb Giáo dục. 
4. Từ điển thuật ngữ khoa học – kỹ thuật (1991), 
Nxb Khoa học và kỹ thuật. 
5. Từ điển chuyên ngành Thư viện – Thông tin 
Anh – Việt (2010), Nxb Thư viện Khoa học 
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 
6. Từ điển Danh từ Thư viện - Thông tin Anh - 
Việt (2000), T/g. Nguyễn Hữu Viêm, Nxb 
Văn hóa Dân tộc 
7. Từ điển thuật ngữ thư viện học Việt – Anh – 
Pháp, Nxb Thư viện Khoa học tổng hợp 
TP. HCM năm 1994. 
8. Lê Huy Trường, Đặng Đình Thiện, Trần 
Huy Phương (1999), A Grammar of the 
English Language, Hanoi University of 
Foreign Languages, Nxb Giáo dục. 
9. Nguyễn Đức Tồn (2012), Nghiên cứu, khảo 
sát thuật ngữ tiếng Việt phục vụ cho việc xây 
dựng Luật ngôn ngữ ở Việt Nam, Công trình 
khoa học cấp Bộ. 
10. Viện Ngôn ngữ học (1998), Từ điển Anh – 
Việt (1998), Nxb TP. Hồ Chí Minh. 
Tiếng anh 
11. A.S. Hornby (2002), Oxford Advanced 
Learner’s ictionary of Current English 
Oxford University Press. 
12. Catherine Soanes and Angus Stevenson (2011), 
The Concise Oxford English Dictionary 11
th
edition – Oxford University Press. 
Ngày nhận bài: 19/6/2017 Biên tập xong: 15/7/2017 Duyệt đăng: 20/7/2017 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_he_thuat_ngu_thong_tin_thu_vien_tieng_anh_duoi_goc.pdf
Tài liệu liên quan