Khảo sát cách dịch ngữ nghĩa và cách dịch giao tiếp được thể hiện trong việc dịch tác phẩm "Cuốn theo chiều gió" của Margaret Mitchell
Dịch văn học là một hoạt động không kém phần sáng tạo so với việc sáng tác thơ hay tiểu
thuyết. Và phương pháp dịch đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc dịch những tác phẩm văn
học từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Mục đích của đề tài nghiên cứu khoa học này là tiến
hành khảo sát chi tiết phương pháp dịch giao tiếp và phương pháp dịch ngữ nghĩa được thể hiện
trong việc dịch tác phẩm “Cuốn theo chiều gió” của tác giả Margaret Mitchell nói riêng và dịch văn
học nói chung. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ chỉ ra phương pháp dịch nào được ứng
dụng thường xuyên hơn trong xuyên suốt bản dịch “Cuốn theo chiều gió”. Bằng việc phân tích các
yếu tố thể hiện cách dịch ngữ nghĩa và dịch giao tiếp trong quá trình dịch tác phẩm nổi tiếng này,
bài nghiên cứu sẽ đưa ra kết luận về nguyên nhân tại sao dịch giả sử dụng phư ơng pháp dịch này
hơn phương pháp kia. Đồng thời bài nghiên cứu cũng bao gồm những kết luận trong dịch thuật nói
chung.
áp dịch ngữ nghĩa và phương pháp dịch giao tiếp được kết hợp trong quá trình dịch tác phẩm “Cuốn theo chiều gió”. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kiến thức về dịch văn học nên đề tài không thể phân tích chi tiết tất cả các ví dụ minh họa về 2 phương pháp dịch này. Cho nên, đề tài chỉ đi sâu phân tích các hiện tượng điển hình. 2. Nội dung 2.1. Phần tổng quan 2.1.1. Các nghiên cứu trước đây Trong lĩnh vực nghiên cứu về dịch các tác phẩm văn học trước tiên phải kể đến Peter Newmark với “Approaches To Translation” (1988). Peter Newmark đã đưa ra nhiều điểm khác biệt giữa phương pháp dịch ngữ nghĩa và phương pháp dịch giao tiếp. Ngoài ra cũng còn 1 số sách và đề tài nghiên cứu đề cập tới dịch văn học như “Literary Translation, A Practical Guide” của Landers C. E (2001), “Performing Without a Stage – The Art of Literary Translation” của Wechsler R. (1998), “The Problems of Literary Translation: A Study of the Theory and Practice of Translation from English Into Spanish” của María T. Sánchez (2009), etc. Trong vài năm gần đây, ở nước ta, ngày càng có nhiều nhà ngôn ngữ học, dịch giả, giảng viên và sinh viên bắt đầu quan tâm hơn đến dịch văn học. Chẳng hạn như Nguyễn Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 424 Thị Thu Hướng với “Phân tích sáu tác phẩm dịch của những truyện ngắn Úc”, Phan Trí Cường với “Phân tích đánh giá các bản dịch tiếng Việt của sáu truyện ngắn Mỹ trích từ tập truyện “Chicken soup for the soul” của hai nhà văn Jack Canfield và Mark Victory Hansen,… 2.1.2. Cơ sở lý luận a. Lý thuyết dịch Cho đến bây giờ, dịch đã được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau. Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một đoạn văn trong một ngôn ngữ nào đó - văn nguồn - và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một đoạn văn mới và tương đương - văn đích hay là bản dịch. b. Quy trình dịch Quy trình dịch thuật nghĩa là toàn bộ quá trình một biên dịch viên chuyển từ một văn bản hoặc một phần văn bản thành các văn bản tương ứng bằng một ngôn ngữ khác. Quy trình dịch thuật có thể miêu tả như sau: Giải mã ý nghĩa văn bản nguồn Mã hóa lại hoặc dịch ý nghĩa đó thành ngôn ngữ đích. c. Phương pháp dịch Theo Perter Newmark thì có tám phương pháp dịch chủ yếu: dịch từng chữ, dịch rõ nghĩa, dịch trung thành với văn bản nguồn, dịch ngữ nghĩa, dịch mô phỏng, dịch phóng khoáng, dịch thành ngữ, và dịch giao tiếp. (A Textbook of Translation, 1988, trang 45-47). Trong phần này, quan trọng là chúng ta giới thiệu hai phương pháp chính: Dịch theo ngữ nghĩa; dịch giao tiếp với các đặc điểm nổi bật sau đây: Dịch theo ngữ nghĩa Dịch giao tiếp Nhấn mạnh các yếu tố sau: - Ngữ nghĩa. - Tác giả. - Quá trình tư duy Bài dịch sẽ: - Có phong cách riêng - “Nhậy cảm” hơn Nhấn mạnh các yếu tố sau: - Thông điệp - Độc giả - Sự bày tỏ Bài dịch sẽ: - Trơn tru hơn. - Phù hợp với đặc tính của ngôn ngữ - Dễ đọc hơn Có chất lượng thấp hơn bản gốc Thường là tốt hơn bản gốc d. Giới thiệu về tác phẩm: Cuốn theo chiều gió (Gone With the Wind) là tiểu thuyết rất nổi tiếng của tác giả Mỹ Margaret Mitchell, xuất bản năm 1936 và được giải Pulitzer năm 1937. Quyển tiểu thuyết này là một trong những cuốn sách được nhiều người biết đến nhất, và bộ phim phỏng theo nó phát hành năm 1939 đã trở thành phim Mỹ thu được nhiều tiền vé nhất và được một số giải Oscar kỷ lục. Tác phẩm này kể câu chuyện của một người phụ nữ có cá tính mạnh mẽ ở miền Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 425 nam Hoa Kỳ tên là Scarlett O'Hara và những khó nhọc mà nàng cùng với bạn bè, gia đình và các người yêu đã trải qua tại miền nam Hoa Kỳ trong Nội chiến Hoa Kỳ và Thời kì tái thiết. Đồng thời nó kể câu chuyện tình yêu kết tinh giữa Scarlett O'Hara và Rhett Butler. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên và giúp người đọc dễ dàng theo dõi nội dung, đề tài nghiên cứu này được phát triển dựa trên 2 câu hỏi sau: Phương pháp dịch nào được ứng dụng nhiều hơn trong quá trình dịch tác phẩm “Cuốn theo chiều gió”? Tại sao phương pháp dịch này được dịch giả sử dụng nhiều hơn trong bản dịch? 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê Phương pháp phân tích định tính định lượng 2.3. Kết quả 2.3.1. Phương pháp chủ yếu mà người dịch thường xuyên sử dụng khi dịch văn học Kết quả phân tích số liệu cho thấy phương pháp chính mà dịch giả đã sử dụng trong quá trình dịch tác phẩm “Cuốn theo chiều gió” là phương pháp dịch giao tiếp (67%). Ngoài ra, song hành với phương pháp dịch giao tiếp, phương pháp dịch ngữ nghĩa (33%) cũng góp phần không nhỏ vào thành công của một tác phẩm dịch. 2.3.2. Phương pháp dịch giao tiếp Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những yếu tố thể hiện rõ nét nhất phương pháp dịch giao tiếp là dịch thành ngữ, dịch phóng khoáng, mất và được trong dịch thuật, chia tách các câu phức tạp và cách chọn từ. a. Dịch thành ngữ Phương pháp này là một phần quan trọng của phương pháp giao tiếp. Nó thể hiện chính xác thông điệp của văn bản nguồn, nhưng đôi khi có xu hương làm thay đổi nghĩa gốc của văn bản bằng việc sử dụng các thành ngữ hay tục ngữ. Chẳng hạn như mặt dày mày dạn, vừa đánh trống vừa ăn cướp, làm eo làm sách,… Thông qua phương pháp này, nghĩa của tác phẩm gốc sẽ chuyển tải theo văn phong chính xác nhất và tự nhiên nhất của ngôn ngữ đích. b. Dịch phóng khoáng Trong quá trình dịch tác phẩm “Cuốn theo chiều gió” phương pháp dịch giao tiếp còn được thể hiện qua việc dịch giả ứng dụng dịch phóng khoáng. Phương pháp dịch này tạo nên các bản dịch mà văn phong, hình thức và nội dung không đồng nhất với văn bản nguồn. Ví dụ, cụm danh từ được chuyển đổi thành cụm động từ; hay thể bị động được chuyển thành thể chủ động. c. Mất và được trong dịch thuật c.1. Mất trong dịch thuật Một số từ có thể bị lượt bỏ đi trong bản dịch nhưng ý nghĩa của toàn bộ nội dung Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 426 vẫn đầy đủ và dịch giả vẫn chuyển tải được ý đồ của tác giả trong tác phẩm gốc. Dịch giả cũng có thể lượt bỏ những từ hay cụm từ dài dòng làm cho câu văn lủng củng. c.2. Được trong dịch thuật Phương pháp dịch giao tiếp còn được thể hiện qua việc thêm một từ, một cụm từ hay một mệnh đề nhằm chuyển tải bản gốc theo lối văn tự nhiên cả về mặt ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa. Hơn nữa, việc dịch giả thêm từ vào bản dịch giúp tạo ra ý nghĩa bóng bẩy của tác phẩm văn học. d. Chia tách câu phức tạp Nhiều câu văn trong tác phẩm văn chương thường bao gồm nhiều mệnh đề mà được kết nối bằng for, and, but, or, yet, so hay các đại từ quan hệ như that, who, whom, which. Những cấu trúc câu phức tạp này thường gây nhiều khó khăn cho dịch giả trong việc chuyển tải sang tiếng Việt. Nếu người dịch vẫn giữ nguyên cấu trúc phức tạp đó thì đọc giả sẽ cảm thấy rất mơ hồ hay thậm chí hiểu sai ý đồ của tác giả. Do đó, người dịch nên chia tách câu phức tạp thành những câu ngắn hơn; nhờ đó, câu văn sẽ trở nên trôi chảy và dễ hiểu hơn. e. Cách chọn từ Trong dịch văn học, việc lựa chọn từ ngữ bóng bẩy không những góp phần giúp người đọc hiểu hết được giá trị thẩm mỹ của tác phẩm mà còn mang sức mạnh truyền tải cảm xúc mạnh mẽ đến với họ. Ngoài xem xét các nghĩa biểu hiện, dịch giả còn phân tích các nghĩa biểu thái của ngôn ngữ nguồn. Cách chọn từ thích hợp vừa gây ấn tượng cho đọc giả vừa giúp họ khám phá ra ngụ ý của tác giả trong một tác phẩm văn học. 2.3.3. Phương pháp dịch ngữ nghĩa Với phương pháp dịch ngữ nghĩa, các cấu trúc ngữ pháp và nghĩa của ngôn ngữ nguồn được dịch gần như tương đương với ngôn ngữ đích. Đặc biệt, trong tiểu thuyết nói chung và tác phẩm “Cuốn theo chiều gió” nói riêng, phương pháp này tập trung vào việc dịch các phép ẩn dụ và so sánh và các đoạn văn miêu tả. 2.3.4. Nguyên nhân phương pháp dịch giao tiếp được ứng dụng nhiều hơn trong dịch văn học Đảm bảo được các giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa, giá trị tư tưởng, … của tác phẩm gốc Hướng đến đọc giả, giúp người đọc tiếp cận được nội dung, diễn biến, từng nhân vật, xung đột giữa các thế hệ, triết lý cuộc sống trong mắt các lứa tuổi khác nhau; từ đó họ khám phá ngụ ý sâu sắc của tác phẩm. Chuyển tải được tính nhân văn của tác phẩm 3. Kết luận Qua việc phân tích phương pháp dịch giao tiếp và phương pháp dịch ngữ nghĩa, ta thấy nghệ thuật dịch một tác phẩm văn học nằm ở chỗ dịch giả phải biết chuyển tải không chỉ nghĩa đen của ngôn ngữ nguồn mà còn cái “hồn”, cái ngụ ý bên trong tác phẩm. Hi vọng qua việc phân tích chi tiết hai phương pháp này, người dịch sẽ hiểu sâu hơn và luôn Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010 427 tự nhắc nhở mình phải cẩn trọng, phải khách quan trong việc lựa chọn phương pháp dịch phù hợp và biết lắng nghe trong khi dịch để tránh cho một tác phẩm dịch bị xem là “thảm họa dịch thuật”. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hạo, Cao Xuân, (2003), Tiếng Việt văn Việt Người Việt, Nhà xuất bản Trẻ. [2] Ban, Diệp Quang, (2006), Ngữ Pháp Tiếng Việt ( Vol 1), Nhà xuất bản Giáo dục. [3] Ban, Diệp Quang, (2007), Ngữ Pháp Tiếng Việt (Vol 2), Nhà xuất bản Giáo dục. [4] Hùng, Nguyễn Quốc (2005), Hướng dẫn kỹ thuật dịch Anh - Việt. Nhà xuất bản: Văn Hoá Sài Gòn. [5] Hành, Hoàng Văn (2004), Thành ngữ học tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học – Xã hội. [6] Duff, Alan (1989). Translation, Oxford University Press, England [7] Landers C. E (2001), Literary Translation - A Practical Guide, Multilingual Matter Ltd. [8] Newmark, P. (1981), Approaches to translation, Oxford: Pergamon. [9] Newmark, P. (1988), A textbook of translation, London: Prentice Hall. [10] Nida, E.A.& Taber, C.R. (1982). The Theory and Practice of Translation. Leiden: E. J. Brill.
File đính kèm:
- khao_sat_cach_dich_ngu_nghia__179.pdf