Hướng đi cho sinh viên không chuyên ngữ đạt chuẩn B1 Tiếng Anh
Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên không chuyên ngữ
của các trường đại học phải đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh bậc B1 (bậc 3 trong Khung
Năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Châu Âu - CEFR). Để đạt được trình độ này, các trường
đại học cần phải có lộ trình cụ thể cho giai đoạn trước mắt, trung hạn và dài hạn. Bài
viết tập trung phân tích chương trình và mô hình đào tạo tiếng Anh không chuyên của
một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội có các ngành học tương tự với Trường Đại
học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Từ đó, tác giả đề xuất hướng đi cho chương
trình đào tạo tiếng Anh không chuyên của trường, tiệm cận dần và đạt chuẩn B1 trong
thời gian tới
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội 76Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 10/2020 HƯỚNG ĐI CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGỮ ĐẠT CHUẨN B1 TIẾNG ANH Nguyễn Thị Hồng Hà • Tóm tắt: Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh viên không chuyên ngữ của các trường đại học phải đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh bậc B1 (bậc 3 trong Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Châu Âu - CEFR). Để đạt được trình độ này, các trường đại học cần phải có lộ trình cụ thể cho giai đoạn trước mắt, trung hạn và dài hạn. Bài viết tập trung phân tích chương trình và mô hình đào tạo tiếng Anh không chuyên của một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội có các ngành học tương tự với Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Từ đó, tác giả đề xuất hướng đi cho chương trình đào tạo tiếng Anh không chuyên của trường, tiệm cận dần và đạt chuẩn B1 trong thời gian tới. Từ khóa: Chuẩn đầu ra, B1, sinh viên không chuyên, chương trình, đào tạo, HUBT. Abstract: According to requirements of The Ministry of Education and Training (MoET), non-English majored students on graduation must achieve at least level B1 of CEFR (level 3 of the 6 levels of CEFR). In order to reach this goal, a detailed pathway for short-term and long-term periods need to be designed by universities, including Hanoi University of Business and Technology (HUBT). A deep analysis on curricula and models of traning English at several public universities which have similar majors to ours is critically presented in this article. As a result, an appropriate approach to the non-English majored curriculum for HUBT is recommended, so that our students are able to reach the destination requested by MoET and beyond the goal. Keywords: B1 CEFR, non-English majored, curriculum, approach, HUBT. * Khoa Tiếng Anh B, Trường ĐH KD&CN Hà Nội. 1. Đặt vấn đề Ngày 24/01/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) đã có Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ban hành Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt nam (A1-C2), kèm theo mô tả chi tiết yêu cầu về từng kỹ năng của từng bậc. Theo đó, với sinh viên không chuyên ngữ các trường đại học, tối thiểu khi tốt nghiệp, phải đạt bậc 3 (bậc B1). Ở Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT), kể từ khi thành lập năm 1996 tới nay, tiếng Anh được coi là một trong những thế mạnh của trường, đóng góp đáng kể cho thương hiệu HUBT trong xã hội. Trải qua quá trình phát triển với nhiều thay đổi về chương trình đào tạo, đến lúc có thể xem và đối sánh với các trường đại học khác, nhằm tìm ra hướng đi phù hợp trong giai đoạn phát triển mới – thời kỳ hội nhập sâu rộng với tốc độ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 77Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 10/2020 2. Chương trình đào tạo tiếng Anh không chuyên ở một số trường đại học Bốn cơ sở đào tạo đại học được lựa chọn để tham khảo ít nhiều có các ngành học gần với HUBT và quy mô đào tạo cũng xấp xỉ HUBT: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Học viện Ngân hàng và Trường Đại học Mở Hà Nội. 2.1. Chương trình đào tạo tiếng Anh không chuyên Trường Đại học Kinh tế quốc dân Chương trình gồm 9 tín chỉ (TC), chia làm 3 học phần, mỗi học phần là một cấp độ (level). Trước khi học, sinh viên năm nhất ở Trường Đại học Kinh tế quốc dân phải kiểm tra trình độ tiếng Anh để xếp lớp. Kết quả được chia làm hai nhóm: đạt và không đạt. Nhóm không đạt bắt buộc phải học tăng cường trước khi vào Level 1. Nhóm đạt cũng được phân làm hai cấp độ: đạt thấp và đạt cao, cùng học chung một giáo trình In Company, thiên về tiếng Anh kinh doanh, công việc. Với nhóm đạt này, phương pháp dạy của giảng viên cũng khác nhau: - Với nhóm đạt thấp, giảng viên dạy thiên về củng cố ngữ pháp, giải thích từ vựng nhiều hơn, dùng tiếng Việt nhiều hơn và chữa bài tập về nhà chi tiết hơn; - Với nhóm đạt cao, giảng viên ít giải thích ngữ pháp, từ vựng, sử dụng tiếng Anh nhiều hơn, không chữa bài tập về nhà, mà sinh viên tự làm bài tập online, tính điểm. Sinh viên tập trung nghe, nói nhiều hơn trên lớp. Với giáo trình In Company, họ dạy trong hai học phần (Level 1 và Level 2). Sang học phần thứ 3 (Level 3), sinh viên sẽ học giáo trình Economics do trường biên soạn thiên về kỹ năng đọc hiểu với nội dung về lý thuyết kinh tế (kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô) và bài tập theo hướng task-based. Bảng 1. Format Bài thi Chuẩn đầu ra B1 của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Kỹ năng Nghe Kỹ năng Nói Kỹ năng Đọc Kỹ năng Viết 1. Multiple choice 1. Introduction 1. Multiple choice 1. Sentence on Gram. & Vocab. transformation 2. True/False 2. Q-A about 2. Short passage 2. E-mail writing introduction (multiple choice ABC) 3. Gap-filling 3. Presentation on a 3. Long pasage (10 gaps, given topic but 15 words/ phrases) 4. Discussion 4. PET reading: 5 Qs on the topic Những sinh viên có Chứng chỉ Quốc tế được miễn học và được quy đổi điểm (chi tiết có trong bảng Phụ lục của Chương trình đào tạo). Thi chuẩn đầu ra B1 chỉ dùng để xét tốt nghiệp đại học là Bài thi Chuẩn đầu ra gồm 4 kỹ năng do Tổ chuyên môn của trường biên soạn theo hướng tiếng Anh kinh tế, kinh doanh mà sinh viên đã học ở cả 3 Levels trong chương trình. Bài thi có format như Bảng 1. 2.2. Chương trình đào tạo tiếng Anh không chuyên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có ngành nghề đào tạo đa dạng và chuyên sâu, rất giống HUBT. Sinh viên đỗ vào trường không phải kiểm tra đầu vào tiếng Anh để xếp lớp. Chương trình học của sinh viên không chuyên ngữ gồm 5 TC (75 tiết) với giáo trình tiếng Anh do NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội 78Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 10/2020 trường biên soạn theo định hướng nghề nghiệp của từng nhóm ngành đào tạo (EOP: English Occupational Purposes: ESP&EAP). 75 tiết giảng được chia làm hai phần (Bảng 2): phần trên lớp và phần học online có kiểm soát. Bảng 2: Phân chia tiết giảng trong Chương trình tiếng Anh của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Như vậy, có thể thấy sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội ngay từ đầu đã được học tiếng Anh theo hướng ngành nghề mình lựa chọn, tạo sự khác biệt giữa các khối ngành. Đây là một đặc trưng của giáo dục ở bậc đại học: đào tạo kiến thức ngành nghề, chứ không phải kiến thức phổ thông như ở bậc phổ thông. Một điểm đặc biệt nữa của trường là sinh viên không thi chuẩn đầu ra B1: khi đạt điểm học phần, thì sinh viên được công nhận tương đương B1 và xét tốt nghiệp. Đây là một ưu điểm rất lớn của đào tạo theo tín chỉ: sinh viên hoàn thành các khối lượng học, được công nhận kết quả và quy về chất tương đương. 2.3. Chương trình đào tạo tiếng Anh không chuyên của Học viện Ngân hàng Chương trình tiếng Anh không chuyên của Học viện Ngân hàng có 4 học phần, gồm 12 TC với giáo trình do trường biên soạn dựa vào Bài thi định hướng KET, PET (theo chuẩn Khung đánh giá năng lực ngoại ngữ Châu Âu). Sinh viên được chú trong phát triển cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, theo định hướng phát triển năng lực ngoại ngữ chuẩn đầu ra B1 – CEFR (Sơ đồ 1). Sơ đồ 1. Các học phần trong Chương trình đào tạo tiếng Anh của Học viện Ngân hàng Phần Nội dung học (theo EOP) Thi, kiểm tra, đánh giá (theo EOP) Không thi Chuẩn đầu ra B1, đạt điểm HP = B1 và xét tốt nghiệp Thực giảng trên lớp (40 tiết) - Chủ yếu luyện và phát triển kỹ năng Nói theo các chủ đề - Giáo trình do trường biên soạn theo mục đích định hướng nghề nghiệp EOP Thi Nói: chiếm 40% số điểm HP (có ghi âm) Học online có kiểm soát (35 tiết) - Chủ yếu là kiến thức ngôn ngữ (Ngữ âm, Từ vựng, Ngữ pháp) - Luyện và phát triển 3 kỹ năng còn lại: Nghe-Đọc-Viết - Giáo trình do trường biên soạn theo từng khối ngành Thi máy: chiếm 60% số điểm HP Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 79Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 10/2020 Như vậy, khi sinh viên vào năm thứ nhất, các em không học lại cấp độ A1, mà bắt đầu học từ cấp độ A2. Cấp độ A2 chỉ học trong một học phần (3 tín chỉ) theo định hướng chuẩn Khung Năng lực CEFR. Cấp độ B1 có thời lượng gấp đôi cấp độ A2 và chia làm hai phân khúc: đầu B1 và B1, để thấy rằng từ cấp độ A2 lên cấp độ B1 là một khoảng cách xa. Học phần cuối cùng dành cho tiếng Anh theo định hướng nghề nghiệp ngân hàng (banking). Sinh viên sau học phần 3 có thể đăng ký dự thi B1 tại Học viện và được cấp chứng chỉ B1 nội bộ, có thời hạn vĩnh viễn. 2.4. Chương trình đào tạo tiếng Anh không chuyên của Trường Đại học Mở Hà Nội Trường Đại học Mở Hà Nội không có Khoa Tiếng Anh Cơ bản, mà chỉ có Cử nhân tiếng Anh. Giảng viên tiếng Anh không chuyên nằm luôn ở các khoa chuyên ngành. Chương trình tiếng Anh gồm 3 học phần cơ sở và 1 học phần chuyên ngành, mỗi học phần 3 TC. Mỗi học phần được xây dựng 270 tiết, trong đó có 120 tiết lên lớp, 120 tiết online và 30 tiết kiểm tra, đánh giá. Giáo trình Avenues to Success do trường tự biên soạn từ cấp độ A1 (Elementary), A2 (Pre-Intermediate) tới B1 (Intermediate). Học liệu gồm có: (i) giáo trình in ấn; (ii) bài giảng điện tử; (iii) học liệu số hóa và được tích hợp trên trang web chuyên biệt do trường thiết kế. Sơ đồ 2. Chương trình tiếng Anh không chuyên tại Trường Đại học Mở Hà Nội Như vậy, có thể thấy, Trường Đại học Mở Hà Nội dành học phần cuối cùng cho dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh sau khi sinh viên đã thi đạt đầu ra B1 nội bộ của trường. Dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh cũng là mục tiêu phấn đấu của HUBT. NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội 80Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 10/2020 Tham khảo tình hình của các trường ban (Bảng 3), căn cứ vảo điều kiện thực tế của HUBT, xem đề xuất hướng đi để sinh viên không chuyên Anh của trường đạt chuẩn đầu ra B1 như dưới đây. 3. Hướng đi để sinh viên không chuyên Anh HUBT đạt chuẩn đầu ra B1 3.1. Đối với kiểm tra tiếng Anh đầu vào HUBT là trường tư thục, ngoài công lập, nên ủng hộ việc không kiểm tra tiếng Anh đầu vào với sinh viên năm thứ nhất. Tuy nhiên, để thúc đẩy và nâng cao chất lượng giảng dạy, cần phải xếp lớp học tiếng Anh theo điểm thi môn tiếng Anh ở kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đối với thí sinh không có điểm thi tốt nghiệp môn này, có thể cho họ tự lựa chọn lớp theo trình độ của mình. Nên phân 3 loại lớp như sau: Loại 1: Điểm thi tốt nghiệp > 5,0 trở lên và bắt đầu học cấp độ B1 (học phần HA3 trong Chương trình tiếng Anh của HUBT). Loại 2: Điểm thi từ 3,0 - < 5,0; bắt đầu học cấp độ A2 (học phần HA1). Loại 3: Điểm thi từ 0,0 -< 3,0 ; bắt đầu học cấp độ A1 (bổ sung kiếm thức 1 học phần). Do mục đích của HUBT là hướng tới sinh viên, nên trường cần dạy miễn phí một học phần bổ sung cho sinh viên học lực loại 3 (yếu, kém). Nếu sau học phần này, sinh viên vẫn chưa đạt để bắt đầu học bậc A2 (học phần đầu trong Chương trình tiếng Anh của trường), thì lúc đó các em mới phải nộp phí. Đây là biện pháp giúp các em có động lực cố gắng học tập. Với công nghệ 4.0 hiện nay, việc xếp lớp theo điểm thi tốt nghiệp hoàn toàn khả thi trong tuần nhập học của sinh viên. Thực tế, K23 đã thực hiện, nhưng chỉ chia 2 loại điểm: > 4,0 và < 4,0. 3.2. Phân bổ thời lượng, nội dung và giáo trình môn tiếng Anh Trong 20 TC của Chương trình Đào tạo, nên phân bổ như sau (Bảng 4): Bảng 3. Những đặc điểm chính trong Chương trình tiếng Anh không chuyên của 4 cơ sở đào tạo đại học Đặc điểm Cơ sở đào tạo đại học (trường và học viện) Kinh tế quốc dân Công nghiệp Hà Nội Ngân hàng Mở Hà Nội Kiểm tra đầu vào Có Không Không Không Thời lượng học 9TC 5TC 12TC 12TC Nội dung học Tiếng Anh định Tiếng Anh định Tiếng Anh KET, Tiếng Anh cơ bản, hướng nghề nghiệp hướng nghề nghiệp PET + tiếng Anh tiếng Anh định hướng chuyên ngành nghề nghiệp Giáo trình + Lựa chọn Biên soạn Biên soạn Biên soạn Biên soạn Thi chuẩn Có Không Có Có đầu ra B1 Văn hóa - Xã hội NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI 81Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 10/2020 Hiện nay, bất cập nằm ở chỗ Khoa Tiếng Anh A có 12 TC (60% thời lượng Chương trình tiếng Anh HUBT), nhưng nội dung giảng dạy cho đầu ra chỉ dừng lại ở A1, bậc học mà học sinh đã đạt được ở tiểu học, gây lãng phí thời gian, tiền bạc, không đạt được chất lượng chuẩn đầu ra B1 theo yêu cầu. Thực tế cho thấy, trường ta đang thụt lùi dần ở đầu ra qua đối chiếu các khóa sau (Bảng 5). Bảng 4. Đề xuất phân bổ thời lượng, nội dung giảng dạy tiếng Anh ở HUBT Ngoài chương trình: Trong chương trình: 6HP = 20TC HP bổ sung 1HP = 3TC 2HP = 6TC 3HP = 10TC 1HP = 4TC Bổ sung kiến thức Dạy và luyện Dạy và luyện Dạy tiếng Anh theo bậc A1 bậc A2 bậc B1 định hướng nghề nghiệp EOP (nhóm ngành) Khoa TA A đảm nhiệm Khoa TA B đảm nhiệm Bảng 5. Đầu ra của sinh viên ba khóa gần nay Khoa Thời Giáo trình Tương đương Khóa đảm nhiệm lượng đầu ra sinh viên Tiếng Anh A1 12TC English File-Elementary A1 K22 trở về Tiếng Anh A2 12TC Market Leader-PreIntermediate A2 trước (36TC) Tiếng Anh B 12TC Market Leader-Intermediate B1 Tiếng Anh A1 6TC English File - Elementary A1 Tiếng Anh A2 6TC 1/2/Market Leader-Pre Intermediate ½ A2 K23 (20TC) Tiếng Anh B 8TC 1/2/Market Leader-Pre Intermediate ½ B1 Tiếng Anh A 12TC Speakout Elementary A1 K24 (20TC) Tiếng Anh B 8TC Speakout Pre - Intermediate A2 Dễ dàng nhận thấy điều này từ các Khóa 22, 23, 24. Đầu ra tiếng Anh đã giảm từ tương đương B1 xuống còn ½ B1 và tới mức chỉ còn A2. Nếu không có những điều chỉnh ngay, kịp thời cho K24, thì tiếng Anh vốn là thế mạnh của trường ta sẽ trở thành yếu điểm ngay trước mắt. Nội dung giảng dạy phải theo định hướng chuẩn Khung Năng lực của Bộ GD-ĐT ban hành, trong đó kiểm tra và thi tiệm cận dần với format bài thi chuẩn. Riêng học phần cuối cùng (4TC) nên dành cho tiếng Anh theo định hướng nghề nghiệp các nhóm ngành sau khi đã đạt trình độ B1 (Khoa Tiếng Anh A1 trước đây đã từng thí điểm cho K23 và nhận được phản hồi tích cực từ giảng viên và sinh viên). Về giáo trình có thể kết hợp cả lựa chọn và biên soạn, sao cho phù hợp với thời lượng và mục đích của trường. 3.3. Đối với thi chuẩn đầu ra B1 Một lợi thế của việc đào tạo theo tín chỉ là tích lũy kiến thức đủ về lượng, sẽ công nhận tương đương về chất. Vì thế, HUBT không nên tổ chức thi chuẩn đầu ra B1. Quá trình học của sinh viên với chương trình được thiết kế khoa học, hợp lý, sinh viên đạt, thì xét tốt nghiệp ra trường. Trường hợp sinh viên có các chứng chỉ quốc tế tương đương sẽ được miễn học, nhưng vẫn phải thi để có điểm học phần (như kết luận của Ban Giám hiệu áp dụng bắt đầu từ K23). NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Văn hóa - Xã hội 82Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 10/2020 4. Kết luận Phân tích và tổng hợp nêu trên cho thấy, đã đến lúc cần nhìn nhận lại chương trình đào tạo tiếng Anh không chuyên của HUBT đặt trong bức tranh chung với các cơ sở đào tạo đại học khác để đối sánh, tìm ra hướng đi phù hợp nhất cho mình đó là: phân loại xếp lớp theo điểm thi môn tiếng Anh tốt nghiệp THPT, phân bổ lại thời lượng hợp lý cho hai khoa Tiếng Anh A và Tiếng Anh B, xác định lại nội dung giảng dạy và chuẩn đầu ra của từng giai đoạn và không nhất thiết phải cho sinh viên thi chuẩn đầu ra B1./. Tài liệu tham khảo 1. Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT Ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, ngày 24/01/2014 Bộ GD-ĐT. 2. Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Chương trình tiếng Anh không chuyên hiện hành. Hà Nội. 3. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Chương trình tiếng Anh không chuyên hiện hành. Hà Nội. 4. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Chương trình tiếng Anh không chuyên hiện hành. Hà Nội. 5. Học viện Ngân hàng, Chương trình tiếng Anh không chuyên hiện hành. Hà Nội. 6. Trường Đại học Mở Hà Nội. Chương trình tiếng Anh không chuyên hiện hành. Hà Nội. Ngày nhận bài: 29/05/2020
File đính kèm:
- huong_di_cho_sinh_vien_khong_chuyen_ngu_dat_chuan_b1_tieng_a.pdf