Hiện tượng chuyển nghĩa của động từ tiếng nga khi kết hợp với các tiền tố và hậu tố - Ся

Mục tiêu của quá trình dạy học ngoại ngữ là hình thành cho người học kỹ năng giao tiếp, khả năng

hiểu được ý tưởng của người khác và trình bày ý tưởng của mình ở dạng nói và viết. Trong quá

trình giảng dạy tiếng Nga, người dạy thường phải đối mặt với một thực tế là người học không biết

khi nào, trong tình huống nào sử dụng những đơn vị từ vựng hay các cấu trúc ngữ pháp đã được

trang bị cho phù hợp. Một trong những khó khăn mà người học gặp phải chính là việc cấu tạo

cũng như sử dụng động từ khi kết hợp với các tiền tố và hậu tố -ся, kéo theo là hiện tượng chuyển

nghĩa của lớp động từ này. Với mong muốn giúp người học giảm bớt những khó khăn trên, bài

viết đề cập sâu đến hiện tượng chuyển nghĩa của động từ tiếng Nga khi chúng cùng lúc kết hợp

với tiền tố và hậu tố -ся.

pdf5 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện tượng chuyển nghĩa của động từ tiếng nga khi kết hợp với các tiền tố và hậu tố - Ся, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời (вы-лежать-ся);
5KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
4) до--ся: - Hành động đạt đến một đích, 
một điểm nào đó: đào sâu, tìm ra manh mối (до-
копать-ся); đào bới (до-черпать-ся). - Hành 
động tăng cường, kéo dài lâu, dẫn đến một giới 
hạn, mục đích hoặc kết quả nào đó: đánh thức được 
(до-будить-ся); đợi bằng được (до-ждать-ся). 
- Hành động kết thúc nhưng dẫn tới những hậu 
quả không mong muốn: làm đến kiệt sức, làm đến 
phát ốm (до-работать-ся); chạy nhiều đến kiệt 
cả sức (до-бегать-ся);
5) за--ся: hành động diễn ra trong khoảng thời 
gian dài gây quá sức, mệt lử hoặc say sưa hành 
động: chạy mệt nhoài (за-бегать-ся); nghe say sưa 
(за-слушать-ся); mải tán gẫu (за-болтать-ся);
6) из--ся: hành động dẫn tới trạng thái không 
mong muốn (mệt mỏi, bị hỏng, kiệt quệ); do hành 
động diễn ra dày đặc, lâu nên làm mất đi những 
phẩm chất, khả năng, thói quen nhất định: quen 
nói dối (изо-лгаться), hết sức lo lắng, bồn chồn 
(из-нервничать-ся), bị đói, thèm khát (из-
голодать-ся);
7) на--ся: hành động diễn ra ở mức độ đủ hoặc 
dư thừa; dẫn tới sự thỏa mãn, hả hê, toại nguyện, 
thỏa thích: chạy tha hồ, chạy thả cửa (на-бегать-
ся), đau khổ ê chề (на-горевать-ся), đánh nhau 
liên miên (на-воевать-ся);
8) о--ся: - Thực hiện hành động một cách 
thiếu chính xác, nhầm lẫn: viết nhầm, viết sai 
(о-писать-ся), nghe nhầm, nghe sai (о-слышать-
ся), nói nhầm (о-говорить-ся), bước hụt, sẩy chân 
(о-ступить-ся). - Tỉnh lại, trở lại bình thường: 
hồi tâm, nghĩ lại (о-думать-ся), cảm nhận lại 
(о-чувствовать-ся);
9) об--ся: - Thực hiện hành động một cách 
thiếu chính xác, nhầm lẫn (Giống như nghĩa 1 
của tiền tố o- và hậu tố -ся): tính nhầm, tính sai, 
tính lỗi (об-считать-ся), đo sai, đo nhầm (об-
мерить-ся), nói lỡ lời, lỡ miệng, nói hớ, buột 
miệng (об-молвить-ся). - Quen, có khả năng làm 
việc gì đó: (об-летать-ся), (об-лежать-ся), 
(об-сидеть-ся). - Tiến hành hành động sau một 
thời gian dài hoặc hành động đó được thực hiện 
với mức độ tăng cường: lục lọi, lùng sục, sục sạo 
(обыскаться), cười hềnh hệch, cười ha hả, cười 
khanh khách (об-хохотать-ся);
10) от--ся: - Kết thúc một hành động kéo dài 
trong một khoảng thời gian nhất định, được giải 
phóng khỏi hành động đó hoặc từ chối không ở 
trạng thái tiếp tục nó: nằm nghỉ, nằm nghỉ lấy sức 
(от-бегать-ся), ngừng ném bom, ngừng oanh 
tạc (от-бомбить-ся). - Trở về trạng thái bình 
thường: mất nếp, bị nhàu (от-висеть-ся), lấy lại 
hơi (от-дышать-ся). - Giải phóng, giải cứu, né 
tránh hành động: đáp lại nửa đùa nửa thật, chuyển 
thành câu đùa để tháo thân (от-шутить-ся), 
tảng lờ, lặng thinh (от-молчать-ся), viết trả lời 
lấy lệ, trả lời cho xong chuyện (от-писать-ся);
11) под--ся: nịnh nọt, xu nịnh, quỵ lụy, làm 
hài lòng để đạt được mục đích, có lợi cho bản 
thân: подо-льстить-ся, под-служить-ся, под-
лизать-ся;
12) при--ся: - Hướng tri giác tới đối tượng: lắng 
nghe, chú ý nghe, quan tâm đến (при-слушать-
ся), chăm chú nhìn, nhìn chằm chằm (при-
смотреть-ся), chăm chú nhìn, quan sát, theo 
dõi (при-глядеть-ся). - Quen thực hiện một hành 
động nào đó: quen chịu, cam chịu (при-терпеть-
ся), quen với, hợp khí hậu (при-жить-ся);
13) про--ся: - Thực hiện hành động do nhầm 
lẫn, do không may hoặc do vô tình gây nên sự 
tổn thất cho bản thân: tính sai, tính nhầm (про-
считать-ся), tiết lộ, buột miệng lộ ra (про-
говорить-ся), buột miệng nói ra, nói lộ bí mật 
(про-болтать-ся). - Hành động không vội vàng, 
vừa làm vừa nghỉ ngơi, hưởng thụ: đi nhởn nhơ, 
dạo chơi (про-гулять-ся), chạy tung tăng (про-
бежать-ся), đi dạo chơi (про-ехать-ся);
14) рас--ся: - Khởi hành về những hướng 
khác nhau, tỏa ra nhiều phía: chạy tản ra, chạy 
tán loạn, chạy tứ tung (раз-бежать-ся), tản đi, 
đi tản ra (раз-брести-сь), bay tứ tung, bay khắp 
nơi (раз-лететь-ся). - Bắt đầu hành động nhưng 
thường chỉ hành động với mức độ tăng mạnh dần 
lên: nổi gió, nổi ào ào (về gió), động, cồn sóng 
(về biển) (раз-бушевать-ся), khóc nức nở (раз-
рыдать-ся);
6 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
15) с--ся: - Từ nhiều nơi khác nhau tập hợp, 
tụ tập về một điểm: chạy lại, tụ họp, tụ tập lại 
(с-бежать-ся), bơi lại một chỗ (с-плыть-
ся). - Có được sự phối hợp, hiểu lẫn nhau khi 
thực hiện hành động: chơi ăn nhịp, chơi rất ăn ý 
(сыграться), sống hòa hợp, hiểu nhau, nhập vai, 
đi sâu vào nội tâm (с-жить-ся), làm việc ăn ý, 
đồng bộ (с-работать-ся). - Hành động kéo dài 
cả quá trình hoặc hành động quá mức dẫn đến 
trạng thái không như mong muốn, nổi giận: trở nên 
nghiện rượu, đâm ra rượu chè be bét (с-пить-ся), 
buồn nhớ rầu rĩ (с-тосковать-ся);
16) у--ся: - Hành động tăng cường hoặc kéo 
dài lâu dẫn đến trạng thái không như mong muốn: 
đi nhiều đến chùn cả chân (у-ездить-ся), chạy bở 
hơi tai (у-бегать-ся), nhảy nhiều đến chóng cả 
mặt (у-прыгать-ся). - Được thu xếp, bố trí, sắp 
đặt ở đâu đó một cách tiện nghi, lâu dài: ngồi vào, 
ngồi xuống (у-сесть-ся), lắng xuống, dịu xuống 
(у-лечь-ся).
Như vậy, trong tiếng Nga có 16 tiền tố có thể 
kết hợp cùng với hậu tố -ся. Đó là các tiền tố: в- 
-ся, вз- -ся, вы- -ся, до- -ся, за- -ся, из- -ся, на- 
-ся, о- -ся, об- -ся, от- - ся, под- -ся, при- -ся, 
про- -ся, раз- -ся, с- -ся, у- -ся. Qua phân tích, 
tìm hiểu các ví dụ trên cho thấy, điểm chung nhất 
của các tiền tố có thể đi cùng với hậu tố -ся là khi 
kết hợp với động từ chúng sẽ diễn tả hành động 
mang tính “mạnh, tăng cường”. Vậy các tiền tố 
khác nhau và hậu tố -ся khi kết hợp với các động 
từ có diễn tả hành động mang tính “mạnh, tăng 
cường” như nhau hay không? Ví dụ như động từ 
наговориться được giải nghĩa trong các từ điển 
là “nói nhiều, nói thỏa thuê, thỏa thích” (вдоволь, 
много поговорить): Вечером мы пьем чай и не_ 
наговоримся об проведенном дне, богатом 
разнообразными событиями (Гоголь) (Buổi 
chiều, chúng tôi uống trà và hàn huyên về ngày 
hôm qua với bao nhiêu sự kiện đã diễn ra). Động 
từ này cho thấy chủ thể của hành động nói vẫn 
không cảm thấy thỏa mãn với hành động này vì 
họ thích được nói như thế cho dù việc đó đã diễn 
ra rất lâu. Khác với động từ наговориться, động 
từ договориться lại cho thấy một hành động lâu 
nhưng mang lại kết quả mang tính tiêu cực, hay 
nói cách khác, cho thấy hậu quả của việc một hành 
động nào đó diễn ra quá lâu. Với nghĩa tiêu cực này, 
cấu trúc với tiếp đầu từ này luôn dùng với giới từ 
“до + род. п.”, hoặc cấu trúc “до того, что...”. 
Ví dụ như: kêu gào đến nhức cả đầu/đến khản 
cả giọng (докричаться до головной боли/до 
хрипоты), tắm lâu đến rét run (докупаться до 
холода), khóc nhiều đến phát ốm (доплакаться 
до болезни), tranh luận đến nỗi giờ chẳng thèm 
nói chuyện với nhau (доспориться до того, что 
теперь не разговаривать друг с другом), hoặc 
như ở ví dụ sau: Вот до чего я договорился: 
стал бранить моего отца! (Vậy là tôi đã tranh 
luận với bố đến mức chửi mắng cả bố) (Тургенев).
Như vậy, dù cùng diễn tả hành động mang tính 
“mạnh, tăng cường” nhưng các tiền tố khác nhau 
cùng với hậu tố -ся sẽ cho những sắc thái nghĩa 
không giống nhau. 
3. KẾT LUẬN
Tất cả những điều trình bày trên cho phép 
chúng ta một lần nữa khẳng định vai trò hết sức 
quan trọng của tiền tố và hậu tố -ся trong cấu trúc 
ngữ nghĩa của động từ tiếng Nga. Tiền tố và hậu 
tố, ngoài đóng vai trò như một yếu tố cấu tạo từ, 
chúng còn là nhân tố góp phần tham gia vào quá 
trình làm chuyển nghĩa của động từ. Cũng chính 
bởi hiện tượng ngôn ngữ này đã làm cho người 
học gặp phải không ít những khó khăn trong quá 
trình hiểu, cũng như sử dụng nó. Nói một cách 
hình tượng như M. Cờrôngauz: “ một văn bản 
trần thuật – đó là một kịch bản trong đó xuất hiện 
không biết bao nhiêu tình huống là những đoạn 
trích của một thực tế đang diễn ra, đang chuyển 
đổi từ dạng này sang dạng khác. Kịch bản, chính 
xác hơn, chính là sự chuẩn bị trước về mặt ngôn 
ngữ, một khuôn mẫu mà người nói cần lựa chọn để 
thể hiện điều mà anh ta muốn nói. Trong ngôn ngữ 
nói chung, tiếng Nga nói riêng, không thể vắng 
bóng những thành tố ngôn ngữ như tiền tố, chính 
xác hơn là động từ có tiền tố bởi tiền tố chính là 
người bản ngữ và là người thể hiện những nghĩa 
được ẩn chứa trong tiền tố đó”. /.
7KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 18 (3/2019)
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
MEANING TRANSFER OF VERBS WITH PREFIXES AND SUFFIX -СЯ 
IN RUSSIAN LANGUAGE 
DUONG TRAN HUONG THAO
Abstract: The goal of teaching foreign languages is to develop communication skills for learners, as 
well as the ability to understand the ideas of others and present their ideas in the form of speaking and 
writing. In the process of teaching, Russian teachers often face with the problem that learners do not 
know when and in what case is suitable to use vocabulary and grammatical units they have. One of 
the most difficulties for learners is forming and using Russian verbs with prefixes and the suffix -ся 
and change the meaning of these verbs. Desiring to help learners lighten these difficulties, this article 
focuses on meaning tranfer of verbs with prefixes and suffix -ся. 
Keywords: meaning tranfer, suffix -ся, prefixes, Russian
Received: 04/12/2018; Revised: 14/01/2019; Accepted for publication: 25/02/2019
Tài liệu tham khảo:
Академия наук СССР (1980), Русская грамматика Том II, изд. Наука, Москва.
Аверьянова Г. Н (2008), Русские глагольные приставки, изд. Русский язык, Москва.
Барыкина А.Н., Добровольская В.В., Мерзон С.Н (1979), Изучение глагольных приставок, изд. Русский язык, 
Москва.
Васильев Л. М (1981), Семантика русского глагола, изд. Высшая школа, Москва.
Добрушина Е. Р., Меллина Е. А., Пайар Д, (2001), Русские приставки: многозначность и семантическое 
единство, изд. Русские словари, Москва. 
Кронгауз М. А (1998), Приставки и глаголы в русском языке. Семантическая грамматика, М.: Книга по 
требованию.
Тихонов А. Н (1998), Русский глагол: проблемы теории и лексикографирования, изд. Academia, Москва. 

File đính kèm:

  • pdfkhnnqs_18_3_2019_3_7_duong_tran_huong_thao_3048_2136254.pdf
Tài liệu liên quan