Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Bài viết phân tích những tồn tại, hạn chế của việc giảng dạy tiếng Hán ở Việt

Nam trong bối cảnh tiếng Hán đã trở thành ngôn ngữ quốc tế ở 4 điểm sau: 1) mất cân

bằng về lượng và chất giữa các bậc học; 2) đội ngũ giáo viên thiếu và yếu; 3) tình trạng

sử dụng giáo trình lộn xộn; 4) xu hướng chọn ngành nghề của người học thay đổi. Để

nâng cao chất lượng dạy học tiếng Hán như một ngôn ngữ quốc tế thực sự, đáp ứng

nguồn nhân lực Hán ngữ ngày càng cao hiện nay, cần có một kế hoạch, chương trình

tổng thể và đồng bộ.

pdf11 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 2923 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng dạy học tiếng Hán tại Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 
39 
HIỆN TRẠNG DẠY HỌC TIẾNG HÁN TẠI VIỆT NAM 
TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA 
Trần Linh Chi1, Nguyễn Thị Lan Hương2, Nguyễn Quang Nhận2 
1 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 
2 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội 
Tóm tắt: Bài viết phân tích những tồn tại, hạn chế của việc giảng dạy tiếng Hán ở Việt 
Nam trong bối cảnh tiếng Hán đã trở thành ngôn ngữ quốc tế ở 4 điểm sau: 1) mất cân 
bằng về lượng và chất giữa các bậc học; 2) đội ngũ giáo viên thiếu và yếu; 3) tình trạng 
sử dụng giáo trình lộn xộn; 4) xu hướng chọn ngành nghề của người học thay đổi. Để 
nâng cao chất lượng dạy học tiếng Hán như một ngôn ngữ quốc tế thực sự, đáp ứng 
nguồn nhân lực Hán ngữ ngày càng cao hiện nay, cần có một kế hoạch, chương trình 
tổng thể và đồng bộ. 
Từ khóa: Giảng dạy tiếng Hán tại Việt Nam, hiện trạng, vấn đề tồn tại. 
Nhận bài ngày 01.5.2019, gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 01.6.2019 
Liên hệ tác giả: Trần Linh Chi; Email: tranlinhchi181@gmail.com 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc làm khuếch trương tầm ảnh hưởng của tiếng 
Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu. Bất kể tại các quốc gia phát triển hay đang phát triển 
đều có thể nhìn thấy bóng dáng của tiếng Trung Quốc, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. 
Ngoài hợp tác về kinh tế, thương mại, hai nước còn có sự hợp tác mật thiết về các hoạt 
động giáo dục, văn hóa, xã hội. Hai nước đã tổ chức thành công 12 lần “Giao lưu hữu nghị 
thanh niên Việt - Trung”, 17 lần cuộc thi “Cầu Hán ngữ”, các hoạt động thu hút sự quan 
tâm đông đảo của học sinh, thanh niên Việt Nam. Số lượng lưu học sinh Việt Nam đi du 
học tại Trung Quốc ngày càng tăng nhanh, theo thống kê đến nay đã có khoảng 160 nghìn 
người, đứng thứ 4 trong số các nước có lượng du học sinh đông nhất tại Trung Quốc. 
Gần 20 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển hợp tác giao lưu Việt - Trung, việc 
giảng dạy tiếng Hán ngày càng được coi trọng. Tuy nhiên, so với việc giảng dạy các ngôn 
ngữ khác, chẳng hạn tiếng Anh hay tiếng Nhật, tiếng Hàn hiện nay, việc giảng dạy tiếng 
Hán vẫn còn nhiều hạn chế. Trong bài viết này, chúng tôi điểm lại lịch sử tiếp nhận Hán 
ngữ, nêu và phân tích quá trình, hiện trạng giảng dạy Hán ngữ ở Việt Nam hiện nay; đồng 
thời đề xuất một số kiến nghị cần thiết nhằm cải thiện hiện trạng này. 
40 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
2. NỘI DUNG 
2.1. Nhìn lại lịch sử giảng dạy tiếng Hán tại Việt Nam 
Việc giảng dạy tiếng Hán ở Việt Nam đã có lịch sử lâu đời, việc sử dụng tiếng Hán và 
chữ Hán ở Việt Nam đã có lịch sử hơn 2000 năm. Từ trước Công nguyên (Tr.CN), đời Tần 
Hán, tiếng Việt đã có sự tiếp xúc với tiếng Hán, từ năm 111 Tr.CN đến đầu thế kỷ 20, tiếng 
Hán là một trong những ngôn ngữ thông dụng tại Việt Nam. 
Từ năm 111 Tr.CN đến đầu thế kỷ 16, chữ Hán là văn tự duy nhất được sử dụng ở Việt 
Nam, được người Việt Nam coi là “chữ thánh hiền”, người Việt Nam dựa trên cơ sở chữ 
Hán, sáng tạo ra một loại chữ của riêng dân tộc mình, đó là chữ Nôm. 
Sau năm 1945, Việt Nam thống nhất dùng chữ Quốc ngữ, nhưng việc học và sử dụng 
chữ Hán vẫn còn nhiều, do số người Hoa ở Việt Nam nhiều. Lúc đó người Hoa ở phía Bắc 
Việt Nam có khoảng 20 nghìn người, phía Nam có khoảng 100 nghìn người, các trường 
học ở phía Nam dạy đồng thời cả tiếng Hán và tiếng Việt. 
Từ năm 1946 đến năm 1975, trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam, nhằm bồi dưỡng 
nhân tài cách mạng, Chính phủ Việt Nam đã cử số lượng lớn những học sinh ưu tú nhất 
đến Trung Quốc học tập. Năm 1952, lứa học sinh Việt Nam đầu tiên đến Đại học Bắc Kinh 
tham gia “Lớp bồi dưỡng tiếng Trung Quốc dành cho lưu học sinh nước ngoài”. Năm 
1953, 257 học sinh Việt Nam được cử đến trường Trung Văn trực thuộc Học viện Dục Tài 
Nam Ninh và trường Trung cấp tiếng Quế Lâm, sau đó, không ít trong số này đã trở thành 
lãnh đạo cao cấp của nhà nước Việt Nam và chuyên gia tiếng Trung Quốc [1]. Sau năm 
1954, Việt Nam chính thức đưa tiếng Trung Quốc trở thành một trong các loại tiếng nước 
ngoài để giảng dạy tại Việt Nam, vai trò quan trọng tương đương tiếng Nga, cao hơn tiếng 
Anh và tiếng Pháp [2]. Lúc đó, tiếng Trung Quốc không chỉ xuất hiện ở các trường đại học 
và cao đẳng, mà còn là một môn học bắt buộc trong các trường cấp 3. Năm 1979, quan hệ 
Việt - Trung bị gián đoạn, việc giảng dạy tiếng Hán ở Việt Nam vì thế mà cũng bị tạm 
dừng. Năm 1991, quan hệ Việt - Trung bình thường hóa, việc giảng dạy tiếng Hán lại được 
khôi phục. 
2.2. Định vị vai trò của giảng dạy tiếng Hán trong hệ thống giáo dục quốc dân 
Việt Nam 
Chính sách ngoại ngữ của Việt Nam sớm đã xác nhận vai trò của tiếng Hán. Năm 1968 
và năm 1972, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng lần lượt đưa ra chỉ thị 43-TTg và 
Quyết định 251-TTg về việc thúc đẩy dạy và học ngoại ngữ ở bậc Trung học. Trước năm 
1973, Chính phủ thành lập hai trường đại học chuyên dạy ngoại ngữ và một trung tâm 
nghiên cứu ngoại ngữ. Hiện nay, cả nước đã có hơn 44 trường đại học và cao đẳng mở 
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 
41 
chuyên ngành đào tạo tiếng Hán như: Đại học Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà 
Nội, ĐH Ngoại ngữ Huế, ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng, ĐH Ngoại ngữ Thành phố Hồ Chí 
Minh...; đồng thời cho phép các trung tâm ngoại ngữ nước ngoài được phép vận hành tại 
Việt Nam. 
Dạy ngoại ngữ bậc Trung học phổ thông ở Việt Nam có thể chia ra làm 2 giai đoạn: 
- Giai đoạn 1: từ năm 1956 đến năm 1975, ở khu vực phía Bắc Việt Nam, tiếng Nga và 
tiếng Hán được dạy phổ cập trong các trường cấp 3 và một số trường cấp 2, các trường cấp 
3 cũng dạy tiếng Anh và tiếng Pháp nhưng quy mô nhỏ hơn tiếng Nga và tiếng Hán; tại 
khu vực phía Nam, tiếng Anh và tiếng Pháp được dạy phổ biến ở một số thành phố lớn, 
tiếng Hán cũng được giảng dạy nhưng quy mô nhỏ hơn tiếng Anh và tiếng Pháp. 
 - Giai đoạn 2: từ năm 1975 đến nay, tiếng Anh, Nga, Pháp, Hán đều được dạy ở các 
trường trung học, nhưng quy mô và tầm ảnh hưởng đã thay đổi, đứng đầu là tiếng Anh, sau 
đó đến tiếng Hán. 
Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 422-Ttg về việc bồi dưỡng ngoại 
ngữ cho công chức nhà nước, trong luật thi công chức hiện hành tại Việt Nam thì ngoại 
ngữ (chủ yếu là tiếng Anh, một bộ phận tiếng Hán) là môn thi bắt buộc. 
Hiện nay, giảng dạy tiếng Hán đã có mặt trong cả 4 bậc học Tiểu học, Trung học, Đại 
học, Cao học, trong đó, sự phát triển của giảng dạy tiếng Hán bậc Đại học là nổi bật nhất. 
2.3. Hiện trạng giảng dạy tiếng Hán trong các trường đại học ở Việt Nam 
2.3.1. Cơ sở giảng dạy 
Giảng dạy tiếng Hán tại các trường đại học có thể coi là trọng tâm của giảng dạy tiếng 
Hán ở Việt Nam, có phạm vi rộng nhất, tốc độ phát triển nhanh nhất, loại hình dạy học 
phong phú nhất, nội dung dạy học dễ bắt kịp nhất với việc dạy học tiếng Hán trên phạm vi 
toàn cầu. Tính đến năm 2013, có tổng số 44 trường đại học mở các chuyên ngành tiếng 
Trung Quốc, chuyên ngành Hán Nôm, Trung Quốc học [3]. Các cơ sở đào tạo bao gồm 
khoa Tiếng Trung Quốc hoặc chuyên ngành Tiếng Trung Quốc của các trường đại học công 
lập, trường đại học dân lập hoặc bán công; chuyên ngành Tiếng Trung Quốc hệ tại chức, 
chuyên ngành Hán Nôm hoặc Trung Quốc học của các trường đại học, cao đẳng, trung tâm 
đào tạo Hán ngữ thuộc các trường đại học công lập và dân lập. 
Khoa Tiếng Trung Quốc hoặc chuyên ngành Tiếng Trung Quốc của các trường đại học 
công lập là chủ thể của giảng dạy tiếng Trung Quốc tại Việt Nam. Những trường thuộc 
dạng này có 23 trường, miền Bắc có trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Hà 
Nội, ĐH Quân sự, ĐH Thái Nguyên, ĐH Hải Phòng; miền Trung có trường ĐH Ngoại ngữ - 
ĐH Đà Nẵng, ĐH Ngoại ngữ - ĐH Huế; miền Nam có ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh, ĐH 
42 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
Tôn Đức Thắng, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh v.v... 
Trong các trường này, tiếng Trung Quốc được dạy như là môn ngoại ngữ thứ nhất dành cho 
sinh viên chính quy chuyên ngành Tiếng Trung Quốc, cũng có các trường tiếng Trung 
Quốc được dạy như là môn ngoại ngữ thứ hai dành cho sinh viên các chuyên ngành khác. 
Khoa Tiếng Trung Quốc và chuyên ngành Tiếng Trung Quốc trong các trường đại học 
dân lập là một bộ phận cấu thành quan trọng của giảng dạy tiếng Hán tại Việt Nam. Có 19 
trường, cơ sở, chủ yếu gồm Đại học dân lập Phương Đông, Đại học Kinh doanh và Công 
nghệ Hà Nội, Đại học Thăng Long ở miền Bắc, Đại học dân lập Phú Xuân, Đại học Phan 
Châu Trinh ở miền Trung, Đại học Ngoại ngữ và Tin học, Đại học Hồng Bàng, Đại học 
Cửu Long ở miền Nam. Các trường đại học này đều được Bộ Giáo dục & Đào tạo phê 
chuẩn mở ngành. 
Chuyên ngành Tiếng Trung Quốc đào tạo tại chức là một bộ phận bổ sung quan trọng 
cho giáo dục cao đẳng đại học tập trung chính quy của Việt Nam. Khoa Tại chức của các 
trường đại học như ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Sư phạm thuộc 
ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh đều có chuyên ngành Tiếng Trung Quốc. Đối tượng học 
chính của loại hình này là người trưởng thành, bao gồm công nhân viên chức của các cơ 
quan Nhà nước, viên chức Chính phủ, giảng viên đại học, sinh viên có nhu cầu học văn 
bằng 2. Thời gian học chủ yếu vào buổi tối hoặc cuối tuần. 
Chuyên ngành Hán Nôm hoặc chuyên ngành Tiếng Trung Quốc của các trường đại 
học, cao đẳng thông thường cũng là một bộ phận cấu thành của giảng dạy tiếng Hán ở Việt 
Nam. Các trường đại học thuộc loại này chủ yếu có ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - 
ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 
ĐH Ngoại ngữ và Tin học Hồ Chí Minh. Chuyên ngành Hán Nôm chủ yếu giảng dạy tiếng 
Hán cổ đại, chuyên ngành Tiếng Trung Quốc giảng dạy tiếng Hán hiện đại và tình hình 
Trung Quốc. 
Trung tâm đào tạo tiếng Trung Quốc của các trường đại học công lập và dân lập là một 
trong những tổ chức mang tính phổ cập của giảng dạy tiếng Hán của Việt Nam. Những 
trường đại học có đội ngũ giáo viên tương đối mạnh, chất lượng đào tạo tốt đều mở trung 
tâm tiếng Trung Quốc ở trong hoặc ngoài trường. Đối tượng học đa dạng, bao gồm những 
người yêu thích tiếng Trung Quốc, những người cần học tăng cường trước khi đi du học, đi 
xuất khẩu lao động... Thời gian học thường ngắn, thường khoảng 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 
nhiều nhất là 1 năm. 
2.3.2. Quy mô đào tạo 
Xét một cách tương đối, hiện nay, số lượng tuyển sinh sinh viên đại học tương đối ổn 
định, trong 44 trường đại học có khoa Tiếng Trung Quốc, chuyên ngành Tiếng Trung 
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 
43 
Quốc, chuyên ngành Hán Nôm, chuyên ngành Trung Quốc học đã thống kê phía trên thì 
mỗi năm chiêu sinh trong khoảng từ 20 đến 200 sinh viên, trong đó các trường ĐH Ngoại 
ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia 
TP Hồ Chí Minh tuyển sinh đông nhất, mỗi năm từ 170 đến 200 sinh viên. 
Các chuyên ngành Tiếng Trung Quốc ở Việt Nam thường chia tách thành 2 mảng sư 
phạm và phiên dịch, quy mô tuyển sinh ngành sư phạm thường lớn hơn ngành phiên dịch. 
5 năm trở lại đây, do sự biến động của thị trường lao động, số lượng sinh viên chọn chuyên 
ngành ngoài sư phạm như phiên dịch, thương mại tăng nhanh, số sinh viên lựa chọn 
chuyên ngành sư phạm giảm đi rõ rệt. 
2.3.3. Hình thức đào tạo và nội dung giảng dạy 
Hiện nay, cùng với sự gia tăng nhu cầu nhiều bằng cấp của xã hội, khoa Tiếng Trung 
Quốc hoặc chuyên ngành Tiếng Trung Quốc của các trường đại học ở Việt Nam phát triển 
mạnh việc hợp tác đào tạo với các chuyên ngành khác hoặc các trường khác, sinh viên sau 
khi tốt nghiệp có thể nhận được 2 bằng đại học cùng lúc. Ví dụ như Đại học Ngoại ngữ - 
ĐH Quốc gia Hà Nội kết hợp với ĐH Kinh tế, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH 
Quốc gia Hà Nội để đào tạo sinh viên 2 chuyên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc và Kinh tế 
học, Đông Phương học, Hán Nôm học. Từ hai chuyên ngành là sư phạm và phiên dịch, 
hiện nay ĐH Ngoại ngữ đã chia nhỏ hơn thành các chuyên ngành sư phạm, phiên dịch, 
thương mại, du lịch, Trung Quốc học v.v Sự thay đổi này phản ánh rõ nét nhu cầu nguồn 
nhân lực tiếng Trung Quốc trong tình hình đẩy mạnh hợp tác, phát triển kinh tế xã hội của 
đất nước. 
Để đáp ứng nguồn nhân lực này, nội dung giảng dạy cũng có những sự thay đổi lớn, từ 
việc giảng dạy những kiến thức ngôn ngữ đơn thuần chuyển sang giảng dạy kết hợp với 
những tri thức khoa học khác. Rất nhiều trường đã giảm tải rất nhiều các môn học đơn 
thuần kiến thức ngôn ngữ, tăng cường các môn học chuyên ngành, ví dụ như tiếng Trung 
Quốc du lịch, tiếng Trung Quốc thương mại, luật thương mại quốc tế, thanh khoản quốc tế, 
tìm hiểu luật đầu tư Việt Nam, ngôn ngữ sử dụng trong các lớp này sẽ chuyển dần từ tiếng 
Việt sang tiếng Trung tùy vào trình độ ngôn ngữ của người học. 
Cùng với quá trình đa dạng hóa về mặt nội dung giảng dạy, các trường ĐH Ngoại ngữ 
- Đại học Quốc gia Hà Nội, ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ Huế vẫn chú trọng giảng dạy kiến 
thức ngôn ngữ cơ bản, tăng cường kiến thức về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, tu từ, tiếng 
Hán cổ đại, những kiến thức trên vẫn rất quan trọng với sinh viên, đặc biệt là sinh viên 
chuyên ngành tiếng Trung sư phạm [4]. 
44 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
2.3.4. Tình hình người học 
2.3.4.1. Xu hướng chọn ngành học thay đổi 
Như đã nói, các khoa Tiếng Trung Quốc hoặc chuyên ngành Tiếng Trung Quốc của 
các trường đại học ở Việt Nam thường có 2 chuyên ngành “sư phạm” và “phiên dịch”; 
trước đây, số lượng thí sinh dự thi, điểm đầu vào, lựa chọn sư phạm bao giờ cũng cao hơn 
phiên dịch. Trường nổi tiếng nhất về giảng dạy tiếng Hán ở Việt Nam là trường ĐH Ngoại 
ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, mỗi năm tuyển khoảng 200 sinh viên, chia 8 lớp, trong đó 
có 7 lớp chuyên ngành sư phạm và 1 lớp chuyên ngành phiên dịch, trong 7 lớp sư phạm có 
1 lớp chất lượng cao, những sinh viên của lớp chất lượng cao là những học sinh có điểm thi 
đầu vào cao nhất, và đều đã học 3 năm tiếng Trung Quốc ở cấp 3. Điểm thi đầu vào đại học 
của chuyên ngành sư phạm thường cao hơn chuyên ngành phiên dịch từ 1 đến 2 điểm (ở 
Việt Nam sử dụng thang điểm 10). 5 năm trở lại đây, tình hình đã hoàn toàn thay đổi, cũng 
số lượng tuyển sinh 200 người, thì chỉ còn từ 1 đến 2 lớp chuyên ngành sư phạm, còn lại từ 
6 đến 7 lớp chuyên ngành phiên dịch. Hơn nữa, điểm thi đầu vào chuyên ngành phiên dịch 
luôn cao hơn chuyên ngành sư phạm 1 điểm. 
2.3.4.2. Xu hướng mới về tìm việc sau khi tốt nghiệp 
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tiếng Trung Quốc, nếu muốn làm giáo viên chỉ có 
thể tìm cơ hội ở các trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, chỉ tiêu tuyển dụng của các 
trường hiện nay đều tương đối cao, đa số phải từ thạc sĩ trở lên mới có cơ hội thi tuyển. 
Các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam số lượng giảng viên tương đối bão hòa, việc 
tuyển dụng hằng năm cũng tương đối cố định, trong khi các trường Tiểu học, Trung học cả 
số giáo viên và học sinh đã ít ỏi mà không phải năm nào cũng chiêu sinh, tuyển giáo viên. 
Do vậy, sau khi tốt nghiệp ra trường, rất ít sinh viên tìm được công việc đúng với ngành 
đào tạo, mà có trở thành giáo viên thì lương thấp, điều kiện làm việc hạn chế, nên nhiều 
người buộc phải chuyển nghề. Các sinh viên theo chuyên ngành phiên dịch có nhiều cơ hội 
hơn do ngày càng có nhiều công ty của Trung Quốc, Đài Loan, Singapore đến Việt Nam 
hợp tác, đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành phiên dịch còn có 
thể làm người dẫn chương trình truyền hình kênh tiếng Trung Quốc, biên phiên dịch cho 
các tòa soạn báo, hướng dẫn viên du lịch v.v 
2.4. Một số tồn tại và hướng giải quyết 
2.4.1. Tồn tại 
- Sự mất cân bằng giữa các cấp học 
Một trong những vấn đề nổi cộm trong hệ thống giảng dạy tiếng Trung Quốc tại Việt 
Nam là sự mất cân bằng giữa các cấp học. Có sự phân tầng khá rõ: tầng thứ nhất là giảng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 32/2019 
45 
dạy tiếng Trung Quốc bậc Tiểu học, Trung học, tầng giữa là giảng dạy tiếng Trung Quốc 
bậc Đại học, tầng trên cùng là giảng dạy tiếng Trung Quốc bậc Cao học, nghiên cứu sinh; 
song dễ nhận thấy là giảng dạy tiếng Trung Quốc bậc Đại học đang phát triển mạnh mẽ 
nhất, là trọng tâm của giảng dạy tiếng Trung Quốc ở Việt Nam, còn giảng dạy tiếng Trung 
Quốc ở bậc Tiểu học, Trung học lại rất yếu. 
Toàn quốc hiện có 44 trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành Tiếng Trung Quốc 
hoặc khoa Tiếng Trung quốc, quy mô dạy học lớn, tổng mỗi năm khoảng 3000 sinh viên, 
hình thức dạy học phong phú, đa dạng, nội dung đổi mới thường xuyên theo yêu cầu của 
xã hội. Trong khi đó, các trường Tiểu học, Trung học có giảng dạy tiếng Trung Quốc lại rất 
ít ỏi, toàn quốc có chưa đến 20 trường, với mô hình đào tạo đơn điệu, nội dung giảng dạy 
tương đối cố định, số lượng học sinh cũng không có sự gia tăng theo từng năm [5]. Ngày 
30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án Ngoại ngữ quốc gia 
số1400/QĐ-TTg giai đoạn 2008 - 2020, xác định việc giảng dạy ngoại ngữ (bao gồm tiếng 
Trung Quốc) tiêu chuẩn 10 năm giáo dục phổ thông [6]. Tuy nhiên, tính đến năm 2013, sau 
5 năm thực thi, những vấn đề liên quan đến việc giảng dạy tiếng Trung Quốc tại Việt Nam 
như thiết kế chương trình, kế hoạch tổng thể; xây dựng đội ngũ giảng dạy, đào tạo, bồi 
dưỡng giáo viên; thúc đẩy quảng bá thông tin liên quan đến các cuộc thi tiếng Trung Quốc 
v.v vẫn chưa thống nhất. Sự mất cân bằng trong hệ thống giảng dạy, hiện tượng “mạnh 
ai nấy lo” xét ở một góc độ nào đó, là hạn chế lớn của một chương trình, một nền giáo dục 
có tính vĩ mô, toàn diện [7]. 
- Đội ngũ giảng dạy thiếu và yếu 
Trước tiên, học hàm và học vị của đội ngũ giáo viên tiếng Trung Quốc của Việt Nam 
đang tương đối thấp. Năm 2004, không có bất kỳ Tiến sĩ nào, học vị cao nhất là Thạc sĩ. 
Đến nay, tình hình đã được cải thiện hơn rất nhiều. Theo thống kê, số giảng viên tiếng 
Trung Quốc có học vị Thạc sĩ đã khá nhiều, đặc biệt ở các khoa Tiếng Trung Quốc trong 
các trường đại học, cao đẳng ở Hà Nội đang có khoảng 20 Tiến sĩ, 24 nghiên cứu sinh tiến 
sĩ, chiếm 12% tổng số giáo viên, 152 Thạc sĩ, chiếm 76%, còn lại là cử nhân. 
Đáng chú ý là, hầu hết giảng viên tiếng Trung Quốc đều được đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ 
ở các trường đại học nổi tiếng ở Trung Quốc. Tỉ lệ Thạc sĩ học ở Trung Quốc chiếm 53%, 
tiến sĩ chiếm 79%. Sau hơn 10 năm nỗ lực, việc xây dựng đội ngũ giáo viên dạy tiếng 
Trung Quốc của Việt Nam đã có những thành quả rõ rệt, nhưng vấn đề học hàm học vị 
chưa cao vẫn cần phải được coi trọng. Tính đến nay, trong đội ngũ giáo viên tiếng Trung 
Quốc vẫn chưa có Giáo sư, chỉ có 4 Phó Giáo sư và đều là giảng viên của trường ĐH 
Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội. 
Tiếp theo là sự mất cân đối tỉ lệ giữa giảng viên và sinh viên. Ngày 29 tháng 2 năm 
2007, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành văn bản số 1325/BGDDT-KHTC quy định tỉ lệ 
46 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
giảng viên/sinh viên tiêu chuẩn là 1/22. Tuy nhiên, đại đa số khoa Tiếng Trung Quốc và 
chuyên ngành Tiếng Trung Quốc của các trường đều chưa đáp ứng. Ngoài trường ĐH 
Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội có tỉ lệ 1/13, thì các trường khác thường dao động từ 
1/30 đến 1/40, như trường ĐH Hà Nội là 1/38, Học viện Ngoại giao 1/30, ĐH Kinh doanh 
công nghệ 1/42, cá biệt có những trường tỉ lệ rất cao 1/50 đến 1/60, như trường ĐH Sư 
phạm Hà Nội 2 là 1/60, ĐH Dân lập Phương Đông 1/52. Giáo dục đại học, cao đẳng ở 
Trung Quốc quy định tỉ lệ giảng viên/sinh viên, nếu 1/14 là ưu tú, 1/16 là tốt, 1/18 là đạt, 
nếu tỉ lệ vượt qua những mức quy định trên đều bị cảnh cáo. Như thế có thể thấy quy định 
của Việt Nam vẫn còn thấp hơn của Trung Quốc rất nhiều. 
Cùng với sự phát triển kinh tế, giáo dục đại học cao đẳng dần chuyển từ giáo dục tinh 
hoa sang giáo dục phổ cập; những thể chế đại học, cao đẳng không quan tâm đến hiệu suất 
rất khó thực hiện mục tiêu phổ cập này. Để bảo đảm chất lượng, từng bước đưa giáo dục 
đại học Việt Nam sánh kịp giáo dục đại học khu vực và quốc tế, cần chú trọng bổ sung 
nguồn lực giảng viên có trình độ cao. 
- Việc lựa chọn ngành học của sinh viên và ảnh hưởng tiêu cực của nó đến hệ thống 
dạy học tiếng H

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_day_hoc_tieng_han_tai_viet_nam_trong_boi_canh_toa.pdf
Tài liệu liên quan