Hiện trạng đào tạo tiếng anh không chuyên bậc đại học khối ngành kỹ thuật – Trường hợp nghiên cứu: ngành môi trường

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hiện trạng đào tạo và chất lượng đầu ra về

trình độ ngoại ngữ (Anh ngữ) không chuyên của khối sinh viên kỹ thuật, trường hợp nghiên cứu là sinh

viên ngành Môi trường. Kết quả cho thấy chương trình đào tạo Anh ngữ ở các trường Đại học có nội

dung và thời lượng rất khác biệt, trình độ Anh ngữ không chuyên của sinh viên sắp tốt nghiệp khối kỹ

thuật không cao, nằm xa dưới mức yêu cầu của thị trường lao động trong khi thời lượng giảng dạy lại

rất cao, hơn hẳn các trung tâm ngoại ngữ. Kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp và sinh viên đang theo

học đã cung cấp một số nguyên nhân như: Trình độ đầu vào thấp, chưa phân loại trình độ trong quá

trình giảng dạy, lớp học đông, chương trình học chưa phù hợp với mục tiêu và chuẩn đầu ra của chuyên

ngành đào tạo, sinh viên chưa nhận thấy tầm quan trọng của ngoại ngữ trong nghề nghiệp.

pdf7 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng đào tạo tiếng anh không chuyên bậc đại học khối ngành kỹ thuật – Trường hợp nghiên cứu: ngành môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 120 
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 29, Aug 2018 
HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO TIẾNG ANH KHÔNG CHUYÊN BẬC ĐẠI 
HỌC KHỐI NGÀNH KỸ THUẬT – TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: 
NGÀNH MÔI TRƯỜNG 
Huỳnh Tấn Lợi, Lê Thị Kim Oanh 
Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Văn Lang 
lethikimoanh@vanlanguni.edu.vn 
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hiện trạng đào tạo và chất lượng đầu ra về 
trình độ ngoại ngữ (Anh ngữ) không chuyên của khối sinh viên kỹ thuật, trường hợp nghiên cứu là sinh 
viên ngành Môi trường. Kết quả cho thấy chương trình đào tạo Anh ngữ ở các trường Đại học có nội 
dung và thời lượng rất khác biệt, trình độ Anh ngữ không chuyên của sinh viên sắp tốt nghiệp khối kỹ 
thuật không cao, nằm xa dưới mức yêu cầu của thị trường lao động trong khi thời lượng giảng dạy lại 
rất cao, hơn hẳn các trung tâm ngoại ngữ. Kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp và sinh viên đang theo 
học đã cung cấp một số nguyên nhân như: Trình độ đầu vào thấp, chưa phân loại trình độ trong quá 
trình giảng dạy, lớp học đông, chương trình học chưa phù hợp với mục tiêu và chuẩn đầu ra của chuyên 
ngành đào tạo, sinh viên chưa nhận thấy tầm quan trọng của ngoại ngữ trong nghề nghiệp. 
Từ khóa: Sinh viên khối kỹ thuật, Anh ngữ không chuyên, chương trình đào tạo, thị trường lao 
động, yêu cầu nghề nghiệp. 
Chỉ số phân loại: 3.3 
Abstract: The research was conducted to determine the current status of English training program 
for students of engineering majors, case study of Environmental Engineering students. The results 
showed that the English training programs are very different in content and duration among the 
Universities. English proficience of graduated technical student are below the requirement of labor 
market while the training duration is very long compared to the program of foreign language centers. 
The survey of students and graduated students reveals some reasons such as: low input level, big gap 
among students in the same classe, crowded class, unsuitable curriculum, the role of English in 
professional activity is not well recognised. 
Keywords: The current status of English training program for students of engineering majors, case 
study of Environmental Engineering students. 
Classification number: 3.3 
1. Giới thiệu 
Ngoại ngữ nói chung, Anh ngữ nói riêng 
hiện nay đang là một trong những chìa khóa 
quan trọng cho người học bước vào thị trường 
lao động toàn cầu hiện đang rất sôi nổi trong 
bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội 
nhập [9]. Trong quá trình này, vấn đề đặt ra là 
ngành giáo dục và đào tạo cần có những đổi 
mới cơ bản và mạnh mẽ nhằm cung cấp cho 
đất nước những con người lao động có thể đáp 
ứng tốt về chuyên môn và kỹ năng ứng dụng. 
Cụ thể hơn đối với sinh viên khối kỹ thuật và 
công nghệ được tiếp xúc hàng ngày với thông 
tin cập nhật toàn cầu, với sự liên tục đổi mới 
và phát triển của khoa học kĩ thuật và công 
nghệ, để có thể đáp ứng yêu cầu của các công 
ty đa quốc gia, các đơn vị chuyển giao công 
nghệ thì việc hiểu và thông thạo Anh ngữ, 
kể cả Anh ngữ chuyên ngành là một yêu cầu 
“sống còn”. Vì vậy, vai trò của việc học ngoại 
ngữ là vô cùng to lớn và mang tính chất quyết 
định chất lượng của quá trình hội nhập quốc tế 
(Thu, 2001). Tuy nhiên, với số liệu của Bộ 
Giáo dục và Đào tạo khảo sát về trình độ tiếng 
Anh chung của sinh viên sau tốt nghiệp là 
48,3% có thể thỏa mãn yêu cầu của thị trường 
lao động [10], thì việc đào tào tiếng anh trong 
các trường Đại học cần phải được cải thiện. 
Trong giai đoạn cả thế giới đang chuyển 
mình để tiến hành cuộc Cách mạng Công 
nghiệp 4.0, vấn đề về môi trường luôn được 
đặt lên hàng đầu để đảm bảo chất lượng cuộc 
sống của người dân, do vậy các nghề nghiệp 
liên quan đến việc bảo vệ môi trường cần phải 
được đầu tư phát triển [12]. Câu hỏi đặt ra là 
liệu thị trường việc làm cho ngành môi trường 
có nhiều hay không? Và bên cạnh các yêu cầu 
về chuyên môn, kỹ sư môi trường cần phải 
được trang bị gì? GS.TS. Nguyễn Xuân Cự 
(Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên - ĐHQG 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 29-08/2018 
121 
Hà Nội) đã nhận định “Đây là ngành có cơ hội 
việc làm rộng lớn hơn so với các ngành khác 
và tiếng Anh là “điều kiện cần” trong vô số 
các “điều kiện đủ” để trở thành một kỹ sư môi 
trường” [6]. Hiện chưa có số liệu thống kê về 
trình độ anh ngữ của sinh viên ngành Môi 
trường sau tốt nghiệp và cũng chưa có nghiên 
cứu nào phân tích về nhu cầu thị trường về 
trình độ Anh ngữ của kỹ sư môi trường. Do 
đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác 
định thực trạng đào tạo Anh ngữ trong khối 
ngành kỹ thuật và nhu cầu của thị trường lao 
động về trình độ Anh ngữ- trường hợp nghiên 
cứu là ngành Môi trường (Công nghệ và Quản 
lý) tại Tp. Hồ Chí Minh. 
2. Hiện trạng đào tạo Anh ngữ không 
chuyên ngành Môi trường 
2.1. Đối tượng học tiếng Anh - Nguồn 
tuyển sinh ngành Môi trường 
Theo kết quả của cuộc khảo sát EPI 
(English Proficiency Index) thường niên do 
EF (Eduation First) - một công ty đào tạo ngôn 
ngữ đa quốc gia thực hiện vào năm 2016, đã 
chỉ rõ trình độ ngoại ngữ phụ thuộc vào hai 
yếu tố chính bao gồm: (1) vùng và (2) giới 
tính. Khảo sát trên đã chỉ ra rằng trình độ Anh 
ngữ của người dân ở thành phố lớn như Thành 
phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Hà Nội cao 
hơn các khu vực khác. Thực tế tại Việt Nam 
cho thấy tiếng Anh được xem là thế mạnh của 
học sinh trung học cơ sở và phổ thông tại các 
thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội, khi 
các chương trình tiếng Anh được đẩy mạnh 
đồng thời hình thành một số chương trình giáo 
dục trung học tiếng Anh tăng cường hay 
chương trình tiếng Anh Cambridge. Khảo sát 
của EPI (2016) được thực trên 950.000 người 
lớn tại 72 nước và vùng lãnh thổ không sử 
dụng tiếng Anh làm tiếng mẹ đẻ, Việt Nam 
thuộc nhóm trung bình (Moderate), với mức 
điểm được đánh giá là 54,06 trên thang điểm 
100, đứng thứ 31/72. 
Trong nghiên cứu này, số liệu được phân 
tích đối với nhóm sinh viên từ niên khóa 2009 
- 2013 đến niên khóa 2016-2020, với tổng 
cộng 564 sinh viên. Trong đó, chỉ có 18% 
(hình 1) đến từ hai thành phố lớn là TP.HCM 
và Hà Nội (hai thành phố theo EPI là có trình 
độ tiếng Anh cao nhất). Đa phần sinh viên 
ngành Môi trường tại TP.HCM đến từ Đông 
Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Duyên hải Nam 
Trung Bộ với tỷ lệ tương ứng 29,6%, 23,8% 
và 31,2% (hình 2). Điều này cho thấy là năng 
lực tiếng Anh đầu vào của sinh viên ngành 
Môi trường sẽ bị ảnh hưởng và cụ thể là sẽ 
thấp hơn so với mặt bằng chung, đặc biệt so 
với khối ngành Kinh tế nơi tập trung sinh viên 
đến từ các thành phố lớn. 
Hình 1. 
Nguồn sinh 
viên từ hai 
thành phố lớn 
và các tỉnh. 
Hình 2. Tỷ lệ 
sinh viên theo 
vùng miền. 
Hình 3. Tỷ lệ 
nam nữ của 
sinh viên 
ngành Môi 
trường (trên 
tổng 564 phiếu 
khảo sát). 
Hình 4. Tỷ lệ 
nam nữ của 
sinh viên đại 
học Việt Nam 
(Tổng Cục 
Thống Kê, 
2015). 
Theo khảo sát của EPI (2016), xét về giới, 
nữ đạt số điểm Anh ngữ bình quân thường cao 
hơn nam (cao hơn gần hai điểm). Điều này có 
thể lý giải do đặc điểm của nữ giới là chăm chỉ 
và kiên trì hơn, phù hợp với việc học ngoại 
ngữ đòi hỏi một quá trình học tập lâu dài và 
122 
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 29, Aug 2018 
xuyên suốt, nên có kết quả tốt hơn. Dựa vào 
kết quả thống kê được thể hiện ở hình 3, tỷ lệ 
sinh viên nữ thuộc ngành Môi trường cao hơn 
tỷ lệ sinh viên nam (54% so với 46%) và tỷ lệ 
nữ lớn hơn nam này cũng cao hơn mặt bằng 
chung (xem hình 4) (51 % so với 49%). Đây 
có thể xem là lợi thế nhỏ của ngành Môi 
trường trong quá trình đào tạo Anh ngữ cho 
sinh viên. 
2.2. Yêu cầu về trình độ Anh ngữ của 
sinh viên tốt nghiệp ngành Môi trường 
Môi trường là một trong ba mũi nhọn 
(kinh tế, xã hội và môi trường) tạo nên sự phát 
triển bền vững của một quốc gia, một cộng 
đồng. Sự ra đời của ngành Môi trường nhằm 
đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật và quản lý, 
hướng đến sự phát triển kinh tế, xã hội bền 
vững. Do tính “mới” trong nghề nghiệp nên 
một kỹ sư hay cử nhân môi trường cần phải có 
đủ trình độ anh ngữ để thích nghi với: 
- Tính toàn cầu hóa trong nghề 
nghiệp: Nhằm mục đích có thể cùng các quốc 
gia khác giải quyết một hoặc nhiều vấn đề môi 
trường mang tính toàn cầu. Ví dụ các vấn đề 
liên quan đến biến đổi khí hậu, các vấn đề về 
ô nhiễm nguồn nước cần phải có sự phối hợp 
của các nước trên thế giới hoặc các trong khu 
vực nguồn nướcĐể làm việc trong điều kiện 
như vậy, kỹ sư môi trường hay chuyên viên 
môi trường cần phải thông thạo tiếng Anh và 
tiếng Anh chuyên ngành để có thể đề xuất các 
giải pháp quản lý, luật hoặc chính sách hoặc 
các giải pháp kỹ thuật. Đối với nghề nghiệp 
này, trình độ Anh ngữ của kỹ sư phải tương 
đương tối thiểu TOEIC 600. 
- Tốc độ phát triển nhanh và đa dạng 
của khoa học kỹ thuật: Trên thế giới các 
công nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn, khí 
thải được ra đời và cải tiến liên tục, các hóa 
chất hay chế phẩm xử lý môi trường mới cần 
phải được chuyển giao ứng dụng nhanh và 
hiệu quả... là các vấn đề đòi hỏi kỹ sư môi 
trường làm việc trong các công ty môi trường 
phải liên tục cập nhật và nắm bắt công nghệ 
mới. Đối với nghề nghiệp này, trình độ Anh 
ngữ của kỹ sư phải tương đương tối thiểu 
TOEIC 500. 
- Tính phổ cập trong các lĩnh vực 
kinh tế, xã hội: Trong hầu hết các hoạt động 
kinh tế và xã hội đều có sự tương tác với môi 
trường. Do đó, hầu hết các hoạt động kinh tế, 
xã hội của các tập đoàn đa quốc gia, các công 
ty sản xuất kinh doanh, các tổ chức xã hội đều 
có bộ phận môi trường. Để đáp ứng các yêu 
cầu của các tổ chức hoặc công ty có yếu tố 
nước ngoài (đầu tư, xuất nhập khẩu, liên kết 
liên doanh, nhận tài trợ) đều có nhu cầu 
tuyển dụng kỹ sư môi trường có trình độ tiếng 
Anh nhất định. Tùy mục tiêu và hoạt động cụ 
thể, trình độ tiếng Anh được yêu cầu khoảng 
từ TOEIC 450 - 600. 
- Yêu cầu về trình độ tiếng Anh để xin 
học bổng du học: Bảo vệ môi trường là một 
vấn đề nóng, các nước phát triển đã xác định 
đây là một lĩnh vực “cần phải” và “cấp bách” 
để đầu tư nguồn nhân lực. Chính vì vậy, có rất 
nhiều học bổng hỗ trợ sinh viên các nước đang 
phát triển như Việt Nam. Thực tế cho thấy, rất 
nhiều cựu sinh viên ngành Môi trường đã nhận 
được học bổng toàn phần đào tạo thạc sĩ, tiến 
sĩ tại các quốc gia như: Nhật, Hà Lan, Anh, 
Úc, Pháp, Đức, Mỹ, Thái lan Vậy, để sinh 
viên đáp ứng đủ trình độ Anh ngữ mà các quĩ 
học bổng yêu cầu thì phải đạt trình độ nào? 
Bảng 1 tổng hợp yêu cầu tiếng Anh của một 
số trường đại học trên thế giới. Một điểm đáng 
lưu ý là đa phần trình độ tiếng Anh mà các 
trường yêu cầu cho khối kỹ thuật thấp hơn 
khối kinh tế (bảng 2), yếu tố này cũng giúp 
“nhẹ gánh” cho chương trình đào tạo Anh ngữ 
khối kỹ thuật. 
Bảng 1. Tổng hợp yêu cầu về tiếng anh tại các trường đại học các nước trên thế giới. 
Stt Trường Quốc gia Yêu cầu Anh ngữ 
1 Berkeley University Mỹ IETLS: 6.5 
TOEFL iBT: 80 
TOEFL paper-based exam: 550 
2 Wageningen Hà Lan IELTS Academic: 6.5 
TOEFL: 90 (internet-based) and 575 (paper-based). 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 29-08/2018 
123 
3 Western Australia Úc IELTS (Academic): trung bình 6,5 và không có kỹ năng nào 
dưới 6,0. 
TOEFL iBT: trung bình 82 điểm, với điểm viết thấp nhất là 
22, đọc là 18, nói và nghe là 20. 
4 Sheffield Anh IELTS: 5.5 
TOEFL iBT: 72 
Pearson PTE: 51 
5 Asian Institute of 
Technology 
Thái Lan TOEFL 550 (paper-based) 
TOEFL 210 (computer-based) 
TOEFL 76 (Internet-based) 
IELTS: 6.0 
6 Nanyang Technological 
University 
Singapore TOEFL 600 (paper-based) 
TOEFL 250 (computer-based) 
TOEFL 100 (Internet-based) 
IELTS: 7.0 
7 Wellington New 
Zealand 
IELTS 6.0 
TOEFL 80 (IBT) 
Bảng 2. Sự khác nhau về trình độ tiếng Anh giữa các ngành học. 
Chương trình IELTS TOEFL Test (Internet- based) 
TOEFL test 
(paper-based) 
PTE 
(Academic) CAE 
Ngành xã hội 6.5, kỹ năng viết 6.0 79-93, 
kỹ năng viết 21 
550-583, 
TWE 4.5 
58 - 64 176 - 184 
Y dược 7.0, kỹ năng viết 7.0 94 – 101, 
kỹ năng viết 23 
584 – 609, 
TWE 5.0 
65 - 72 191 - 199 
Kỹ thuật 6.0, kỹ năng viết 6.0 60-78, 
kỹ năng viết 21 
500-549, 
TWE 4.5 
50 - 57 169 - 175 
Nguồn. Đại học Công nghệ Sydney, 2017 
2.3. Phân tích thời lượng giảng dạy 
tiếng Anh tại một số trường Đại học có đào 
tạo ngành Môi trường 
Thời lượng giảng dạy tiếng Anh cho sinh 
viên ngành Môi trường của một số trường Đại 
học phía Nam được trình bày trong hình 5. Có 
sự dao động lớn trong khối lượng giảng dạy 
Anh ngữ ở các trường Đại học, cụ thể từ 7 tín 
chỉ đến 29 tín chỉ. Trong đó, đối với Trường 
Đại học Nông Lâm và Trường Đại học Bách 
Khoa TP.HCM, số lượng tín chỉ qui định là 7 
và 8 tín chỉ. Số tín chỉ này không bắt buộc, 
sinh viên có thể đăng ký học, có thể không; 
sinh viên chỉ cần nộp chứng chỉ ngoại ngữ 
theo đúng qui định của chuẩn đầu ra của nhà 
trường. Đối với Đại học Cần Thơ, số lượng tín 
chỉ giảng dạy là 20, trong đó có 10 tín chỉ Anh 
văn cơ bản và 10 tín chỉ Anh văn tăng cường. 
Đối với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, 
trong 18 tín chỉ được phân bổ thành 180 giờ lý 
thuyết và 180 giờ thực hành. Đối với Trường 
Đại học Văn Lang, trong 29 tín chỉ giảng dạy 
có 20 tín chỉ Anh văn chung và 9 tín chỉ Anh 
văn chuyên ngành. 
Số liệu cung cấp bởi Trung tâm Ngoại 
ngữ Saigon Vina (bảng 3) cho thấy, để đạt 
chứng chỉ TOEIC 300 thì một học viên chưa 
biết tiếng Anh cần 45 giờ học tại lớp và để đạt 
chứng chỉ TOEIC 450 thì cần tổng cộng 90 
giờ. Như vậy, để đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ 
bậc 3 (cấp độ B1 theo Thông tư số 
01/2014/TT-BGDĐT) cần 90 giờ học tại lớp. 
Trong khi khối lượng giảng dạy thực tế tại các 
trường lại cao hơn rất nhiều nhưng vẫn không 
hiệu quả. Vậy vấn đề đang nằm ở đâu? 
Hình 5. Thời lượng giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên 
ngành Môi trường tại các trường Đại học. 
(đơn vị: tín chỉ). 
Theo kết quả kiểm tra đầu vào đối với 2.113 
sinh viên khóa 40 - năm học 2014 - 2015 của 
Trường Đại học Sư phạm TPHCM cho thấy, 
tỷ lệ sinh viên đạt trình độ ngoại ngữ bậc 3 chỉ 
đạt 3,78%, bậc 2 đạt 16%, bậc 1 đạt 21,6%, 
còn lại đạt trình độ dưới bậc 1 chiếm gần 60%
[7]. Tại hội thảo “Triển khai chương trình 
tiếng Anh tăng cường theo lộ trình của đề án 
 124 Journal of Transportation Science and Technology, Vol 29, Aug 2018 
ngoại ngữ quốc gia 2020 do ĐH Sư phạm 
TP.HCM tổ chức ngày 23/12/2015, các giảng 
viên ngoại ngữ cho rằng, với trở ngại trình độ 
ngoại ngữ của sinh viên chênh lệch, thì thời 
lượng 375 giờ học (25 tín chỉ) không thể đủ 
cho việc nâng hai bậc năng lực tiếng Anh cho 
sinh viên [7]. 
Bảng 3. Thời lượng phân bổ nâng cao trình độ theo 
chứng chỉ TOEIC. 
Điểm 
TOEIC Thời gian học 
Nội dung tập 
trung 
0 – 300 45 giờ (tương 
đương 2,5 tháng) 
Củng cố lại các 
điểm ngữ pháp, 
mở rộng vốn từ, 
tạo nền tảng 
vững chắc chuẩn 
bị cho các mục 
tiêu cao hơn 
300 – 
450 
45 giờ học, thời 
gian học khoảng 2,5 
tháng, học cấp tốc 
khoảng 1,5 tháng 
Mức điểm trung 
bình 
450 – 
550 
45 giờ học, thời 
gian học khoảng 2,5 
tháng 
Mức điểm khá 
550 – 
700 
45 giờ học, thời 
gian học khoảng 2,5 
tháng 
Giao tiếp tiếng 
Anh tốt, có cơ 
hội thăng tiến ở 
những vị trí cao 
như trưởng 
phòng, quản lý 
điều hành của 
các công ty nước 
ngoài 
700 – 
850 
45 giờ để ôn luyện 
(từ TOEIC 700) và 
thực hành giải đề 
hàng ngày để thuần 
thục các kỹ năng 
làm bài 
Có khả năng giao 
tiếp tiếng Anh rất 
tốt, sử dụng tiếng 
Anh thành thạo 
dù không phải là 
ngôn ngữ mẹ đẻ 
Nguồn. Trung tâm ngoại ngữ Saigon Vina, 2017 [11] 
3. Kết quả khảo sát 
3.1. Khảo sát trình độ tiếng Anh của 
sinh viên sắp tốt nghiệp 
Hình 6. Mức độ tương quan giữa kết quả học tập của 
học phần tiếng anh học kỳ cuối và 
kết quả thi thử TOEIC. 
Khảo sát được thực hiện năm 2016 với 24 
sinh viên ngành Môi trường đang theo học 
cuối năm thứ tư tham gia thi thử TOEIC. Kết 
quả khảo sát TOEIC được đem so sánh với kết 
quả thi môn Anh văn (học kỳ cuối) để xem xét 
có hay không mối tương quan giữa hai chương 
trình học và thi. Kết quả cho thấy có mối quan 
hệ tỷ lệ với nhau, điểm thi học kỳ cũng đã 
phần nào tương quan với điểm số TOEIC 
(hình 6). 
Kết quả thi TOEIC cho thấy trình độ Anh 
ngữ của sinh viên ngành Môi trường sắp tốt 
nghiệp là tương đối thấp so với yêu cầu chuẩn 
đầu ra của các trường đào tạo và của các cơ 
quan tuyển dụng (hình 7). Trong đó chỉ có 
33% đạt TOEIC từ 400 trở lên và 8% đạt 
TOEIC từ 500 trở lên. Do khối lượng mẫu 
khảo sát thấp (24 mẫu) nên kết quả chưa thực 
sự đánh giá đúng hoạt động đào tạo nhưng đây 
cũng là cơ sở để nhìn nhận thực tế về trình độ 
ngoại ngữ của sinh viên sắp tốt nghiệp ngành 
Môi trường cũng như các ngành kỹ thuật khác 
là đang ở mức “báo động”. 
Hình 7. Tỷ lệ sinh viên sắp tốt nghiệp đạt các 
mức điểm TOEIC. 
Với những yêu cầu về tiếng Anh trình độ 
đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo (bậc 3, 
B1) hay các yêu cầu như đã đề cập ở mục 3, 
cũng như những yêu cầu đạt chuẩn tiếng Anh 
để du học được tổng hợp trong bảng 1 và so 
sánh với kết quả kiểm tra đầu ra theo TOEIC 
của ngành thì vẫn còn một khoảng cách lớn 
cần khắc phục. 
3.2. Kết quả khảo sát ý kiến của cựu 
sinh viên 
Với một khoảng cách khá lớn giữa kết 
quả về tiếng Anh đầu ra của sinh viên sau tốt 
nghiệp ngành Môi trường và đầu vào của các 
trường Đại học trên thế giới, nhưng một số 
sinh viên từ ngành Môi trường đã tự trau dồi 
Anh ngữ nhằm theo đuổi niềm đam mê trong 
nghiên cứu và nâng cao trình độ chuyên môn. 
Nghiên cứu này đã phỏng vấn 8 cựu sinh viên 
đã nhận học bổng toàn phần chương trình thạc 
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 29-08/2018 
125 
sĩ tại nước ngoài về các vấn đề liên quan 
đếnchương trình đào tạo Anh ngữ và các kiến 
nghị nhằm xây dựng chương trình, đáp ứng 
các yêu cầu về học tập nâng cao trình độ của 
sinh viên. 
Kết quả phỏng vấn cho thấy rằng đa số 
các cựu sinh viên (đã có học bổng du học) đều 
có chung một câu trả lời đó là chương trình 
Anh văn tổng quát tại trường Đại học vẫn chưa 
đáp ứng được yêu cầu về trình độ anh ngữ khi 
xin học bổng du học, với các nguyên nhân cụ 
thể sau: (1) Chương trình học không theo sát 
chương trình của các chứng chỉ anh ngữ quốc 
tế; (2) số lượng sinh viên trong một lớp khá 
đông; (3) trình độ không đồng đều và (4) yêu 
cầu của một người học cao học chuyên ngành 
Môi trường là có khả năng đọc hiểu các tài liệu 
bằng tiếng Anh, có khả năng trao đổi khi tham 
dự các hội thảo quốc tế, có khả năng viết báo 
cáo, viết luận văn bằng tiếng Anh, nhưng 
chương trình tiếng Anh tổng quát chỉ đáp ứng 
được việc rèn viết một câu, nhiều hơn là một 
đoạn, vẫn chưa có nhiều cơ hội để thực tập 
tiếng Anh. Bên cạnh đó, cựu sinh viên cũng 
đánh giá cao các chương trình đào tạo có môn 
học Anh văn chuyên ngành. Đây là cơ hội để 
sinh viên tiếp cận với ngôn ngữ chuyên ngành. 
Tuy nhiên, các cựu sinh viên cũng nhận xét là 
các môn học này cũng chưa được đầu tư một 
cách có hệ thống. Cụ thể là: (1) Giáo trình 
giảng dạy Anh văn chuyên ngành chưa được 
đầu tư xây dựng một cách bài bản, chủ yếu sử 
dụng các sách chuyên ngành bằng tiếng Anh, 
(2) giảng viên có chuyên môn giảng dạy tiếng 
Anh thì thiếu kiến thức chuyên ngành Môi 
trường và ngược lại, các giảng viên có kiến 
thức chuyên ngành thì lại thiếu kỹ năng giảng 
dạy ngôn ngữ. Bên cạnh đó là các vấn đề 
“thường trực” như: Lớp đông, trình độ không 
đồng nhất, trình độ Anh văn cơ bản yếu 
Kết quả phỏng vấn cũng cho biết để đáp 
ứng yêu cầu của các quỹ học bổng quốc tế, 
cựu sinh viên đã phải nỗ lực để theo học 
chương trình bồi dưỡng tiếng Anh tại các 
trung tâm và tùy thuộc trình độ nền mà thời 
gian để đạt được yêu cầu đầu vào của các 
trường nước ngoài là từ 3 tháng đến hơn 1 
năm. 
3.3. Kết quả khảo sát nhu cầu học thêm 
Anh ngữ của sinh v

File đính kèm:

  • pdfhien_trang_dao_tao_tieng_anh_khong_chuyen_bac_dai_hoc_khoi_n.pdf
Tài liệu liên quan