Danh sách các thuật ngữ văn phạm cơ bản

Một khi đã học tiếng Anh, bạn sẽ thường xuyên gặp những thuật ngữ này. Để học tốt văn phạm tiếng Anh, chúng ta cần phải hiểu được những khái niệm cơ bản này. Nếu bạn không thể nhớ hết một lần, hãy thường xuyên xem lại trang này để đảm bảo mình có cơ sở vững chắc trước khi tiến xa hơn. Danh sách này chỉ để bạn làm quen khái quát. Ở phần khác sẽ có những bài đề cập chi tiết về từng mục cụ thể.

 

Adjective (viết tắt: adj) = Tính từ - là từ chỉ tính chất, dùng để bổ nghĩa cho danh từ, đại từ. Thí dụ: cao, thấp, già, trẻ, mắc, rẻ

 

Adverb (viết tắt: adv) = Trạng từ : dùng để bổ nghĩa cho động từ hoặc cả câu. Thí dụ: một cách nhanh chóng, hôm qua, ngày mai

 

Article = Mạo từ : Đứng trước danh từ. Trong tiếng Việt không có từ loại này nên bạn cần phải làm quen kỹ từ loại này vì chúng được dùng rất rất rất nhiều và đa số người học tiếng Anh không phải đều biết dùng đúng, ngay cả người học lâu năm. Mạo từ có hai loại: mạo từ xác định và mạo từ bất định.

1. Indefinite article = Mạo từ bất định: có 2 từ là A và AN

2. Definite article = Mạo từ xác định: có duy nhất 1 từ THE

A đứng trước danh từ bắt đầu bằng phụ âm.

 Thí dụ: A CAR (một chiếc xe hơi)

AN đứng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm

 Thí dụ: AN APPLE (một trái táo)

Nguyên âm: là âm bắt đầu với a, e, i, o, u

Phụ âm: là âm với chữ bắt đầu khác với những âm trên đây

 

doc72 trang | Chia sẻ: jinkenedona | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Danh sách các thuật ngữ văn phạm cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
+ Cha nó tặng nó một chiếc xe hơi nhân ngày sinh nhật thứ 21 của nó. (CHỦ ĐỘNG)
+ Nó được cha nó tặng một chiếc xe hơi nhân ngày sinh nhật thứ 21 của nó. (BỊ ĐỘNG) 
- Như vậy, trong tiếng Việt, câu bị động thường có dấu hiệu nhận biết là có chữ BỊ hoặc ĐƯỢC trong đó. Vậy, có phải hễ thấy BỊ, ĐƯỢC trong câu tiếng Việt là ta phải dùng câu bị động khi chuyển sang tiếng Anh? Câu trả lời là KHÔNG HẲN.
* Thí dụ:
+ Tôi bị nhức đầu. ==> I HAVE A HEADACHE. (VẪN LÀ CÂU CHỦ ĐỘNG) 
+ Tôi đã được gặp Bill Clinton ở Việt Nam. ===> I GOT TO MEET BILL CLINTON IN VIETNAM. (VẪN LÀ CÂU CHỦ ĐỘNG)
- Thế thì NHƯ THẾ NÀO MỚI LÀ CÂU BỊ ĐỘNG? Trong tiếng Anh hay tiếng Việt cũng vậy, CÂU BỊ ĐỘNG PHẢI LÀ CÂU CÓ THỂ CHUYỂN SANG CÂU NÓI CHỦ ĐỘNG MÀ Ý NGHĨA VẪN KHÔNG THAY ĐỔI NGHIÊM TRỌNG.
* Thí dụ:
- Con chó bị chiếc xe hơi cán ==> Chiếc xe hơi cán con chó. (nghĩa cũng gần giống nhau)
- THE DOG WAS RUN OVER BY THE CAR. ===> THE CAR RAN OVER THE DOG. (nghĩa cũng gần giống nhau)
- Công an bắt nó. ==> Nó bị công an bắt (nghĩa cũng giống nhau)
- THE POLICE ARRESTED HIM. ==> HE WAS ARRESTED BY THE POLICE. (nghĩa cũng giống nhau) 
- Như vậy, ta đặt một câu bị động như thế nào?  Bạn hãy xem công thức sau: 
* CÔNG THỨC CHUNG CHO CÂU BỊ ĐỘNG Ở TẤT CẢ CÁC THÌ:
S + TO BE được chia theo thì cần thiết + P.P của động từ bị động (có thể thêm BY...)
 - Giải thích:
+ S: Chủ ngữ 
+ ĐỘNG TỪ TO BE chia theo thì cần thiết là: AM hoặc IS hoặc ARE nếu là thì hiện tại đơn, AM/IS/ARE BEING nếu là thì hiện tại tiếp diễn, WILL BE nếu là thì tương lai đơn, AM/IS/ARE GOING TO BE nếu là cấu trúc tương lai gần, chắc chắn hoặc dự định; WAS hoặc WERE nếu là thì quá khứ đơn, WAS/WERE BEING nếu là thì quá khứ tiếp diễn; HAVE BEEN hoặc là HAS BEEN nếu là thì hiện tại hòan thành; HAD BEEN nếu là thì quá khứ hòan thành.Đó, chỉ bấy nhiều thì trên là thông dụng nhất, nếu bạn chưa vững các thì trên ở dạng chủ động thì cũng nên ôn lại. Khi nào dùngthì nào là chủ yếu dựa vào thời gian hành động xảy ra, bạn nên xem lại cách dùng các thì thông dụng vừa nói trên. 
+ P.P (viết tắt của PAST PARTICIPLE) : QUÁ KHỨ PHÂN TỪ là cột 3 trong bảng động từ bất quy tắc hoặc động từ nguyên mẫu thêm đuôi  ED đối với các động từ có quy tắc.
+ ĐỘNG TỪ BỊ ĐỘNG là động từ có thể được dùng để đổi sang câu chủ động (thí dụ: tôi bị chó cắn thì ĐỘNG TỪ BỊ ĐỘNG là cắn, có thể dùng để đổi sang chủ động là "con chó cắn tôi") 
+ BY ...: BY có nghĩa là BỞI, ta có thể thêm BY... để cho biết thêm hành động thực hiện bởi ai đó. Thường thì ít khi cần BY nhưng lâu lâu vẫn có nhu cầu dùng.
- Thí dụ:
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ HIỆN TẠI ĐƠN: WINE IS MADE FROM GRAPES. (rượu vang được làm từ nho)
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN: CAN THO BRIDGE IS BEING BUILT (cầu Cần Thơ đang được xây).
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN: CAN THO BRIDGE WILL BE FINISHED IN 2010. (cầu Cần Thơ sẽ được làm xong trong năm 2010).
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ TƯƠNG LAI GẦN, CHẮC CHẮN HƠN: CAN THO BRIDGE IS GOING TO BE FINISHED IN 2010 (Cầu Cần Thơ sẽ được làm xong trong năm 2010).
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN: HE WAS KILLED IN THE WAR (anh ấy đã bị giết chết trong chiến tranh).
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN: HE WAS BEING QUESTIONED BY THE POLICE AT THAT TIME (vào lúc đó anh ta đang bị cảnh sát tra hỏi).
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH: THIS WEBSITE HAS BEEN UPDATED MANY TIMES IN THE PAST 2 YEARS. (Website này được cập nhật nhiều lần trong 2 năm qua)
+ CÂU BỊ ĐỘNG THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH: THE HOUSE HAD BEEN BURNT TO THE GROUND WHEN THE FIRE-FIGHTERS ARRIVED. (căn nhà đó đã bị thiêu rụi khi lính cứu hỏa đến). 
 * CÁCH CHUYỂN CÂU CHỦ ĐỘNG SANG CÂU BỊ ĐỘNG:
- Chúng ta hãy lấy 1 câu chủ động làm thí dụ:
+  THAT DOG BIT ME. (con chó đó đã cắn tôi)
==> Như vậy chuyển sang bị động là TÔI BỊ CẮN BỞI CON CHÓ ĐÓ: I WAS BITTEN BY THAT DOG.
- Như vậy, khi chuyển sang câu bị động:
+ Tân ngữ trong câu chủ động sẽ thành CHỦ NGỮ trong câu bị động (ME là tân ngữ, khi chuyển ME thành chủ ngữ ta phải dùng dạng đại từ chủ ngữ tương ứng là I) 
====> I 
+ Động từ chính trong câu chủ động sẽ bị biến thành dạng QUÁ KHỨ PHÂN TỪ để đặt sau TO BE được chia thích hợp theo thì của câu chủ động.(ở thí dụ trên, BIT là quá khứ đơn, vậy nên TO BE chia ở quá khứ đơn là WAS hoặc WERE mà chủ ngữ ở câu bị động là I, nên ta dùng WAS) 
=====>> I WAS BITTEN
+ Chủ Ngữ trong câu CHỦ ĐỘNG SẼ là tác nhân nằm đằng sau chữ BY 
==============>>> I WAS BITTEN BY THAT DOG.
- Trong một số trường hợp, chủ ngữ ở câu chủ động có thể không được nhắc tới trong câu bị động, tức là TA KHÔNG CẦN DÙNG BY... (thí dụ như khi chủ ngữ là PEOPLE, THEY, THE POLICE, ...)
* Thí dụ:
+ CHỦ ĐỘNG: PEOPLE SAY THAT LOVE IS BLIND (người ta nói rằng tình yêu là mù quáng)
=====>>> BỊ ĐỘNG: IT IS SAID THAT LOVE IS BLIND. 
+ CHỦ ĐỘNG:  THE POLICE ARRESTED HIM.
====>> BỊ ĐỘNG: HE WAS ARRESTED (anh ta bị bắt thì ai cũng hiểu là bị bắt bởi cảnh sát nên ta không cần phải nói).   
----------------------------------------------------------
GIỚI TỪ TIẾNG ANH
Trong tiếng Anh, giới từ là một dạng từ loại có rất ít từ nhưng lại là một dạng từ loại phức tạp. Trong bài này ta sẽ học tất cả những gì nên biết về giới từ trong phạm vi tiếng Anh cơ bản. 
* Định nghĩa giới từ:
-Giới từ là từ giới thiệu quan hệ không gian, thời gian hoặc quan hệ logic giữa các danh từ trong câu.  
* Danh sách các giới từ cơ bản:
- Giới từ không nhiều lắm nhưng không nhất thiết phải biết hết tất cả. Chúng tôi đã bỏ bớt một số giới từ ít gặp hơn trong tiếng Anh cơ bản. Các giới từ cơ bản bao gồm: 
----------------------------------------------------------
TOO/SO và EITHER/NEITHER
Hai cặp từ TOO/SO và EITHER/NEITHER rất thường được dùng trong văn nói. Tuy nhiên, nhiều người học cảm thấy khó phân biệt cách dùng mỗi từ sao cho đúng. Bài này chúng ta sẽ học về 4 từ đặc biệt này. 
 TOO/SO, EITHER/NEITHER tất cả đều có chung nghĩa là "cũng", nhưng EITHER/NEITHER mang nghĩa phủ định, tức là "cũng không"
 * TOO/SO: cặp này chỉ dùng cho câu mang nghĩa khẳng định.- TOO: dùng cuối câu.+ A: I LOVE YOU. (anh yêu em)+ B: I LOVE YOU, TOO. (em cũng yêu anh)- SO: luôn đứng đầu câu và nó phải mượn trợ động từ phù hợp đi liền sau nó và đứng liền trước chủ ngữ.-- VD 1:
+ A: I LOVE ENGLISH. (tôi yêu thích tiếng Anh)+ B: SO DO I.(tôi cũng vậy) (do câu A nói dùng hiện tại đơn phải động từ thường, do đó trợ động từ là DO cho chủ ngữ là I)
--VD 2: 
 + A: I AM A STUDENT.  (tôi là sinh viên)
+ B: SO IS MY YOUNGER BROTHER (em trai tôi cũng vậy).  (do câu người nói trước dùng AM, nên phải mượng IS đứng sao SO cho hợp với MY YOUNGER BROTHER, là danh từ số ít)
-- VD 3:
+ A: I WENT TO LE HONG PHONG HIGH SCHOOL. (tôi đã học trường Lê Hồng Phong) 
+ B: SO DID I. (tôi cũng vậy)   (vì câu người nói trước dùng thì quá khứ đơn, nên trợ động từ tương ứng đặt sau SO phải là DID)
 --VD 4:
+ A: I HAVE BEEN TO THAILAND. (tôi đã được đi Thái Lan)
+ B: SO HAVE I. (tôi cũng vậy)   (Do câu người nói trước dùng thì hiện tại hoàn thành nên trợ động từ cần mượn để đặt sau SO phải là HAVE) 
* EITHER/NEITHER: cặp này chỉ dùng trong câu mang nghĩa phủ định
- EITHER: đứng cuối câu.A: I DON'T LIKE FISH. (tôi không thích cá)B: I DON'T, EITHER. (tôi cũng không)- NEITHER đứng đầu câu, mượn trợ động từ, trợ động từ đứng liền sau NEITHER và đứng liền trước Chủ ngữ.A: I DON'T LIKE FISH.   (tôi không thích cá)B: NEITHER DO I.          (tôi cũng không)
----------------------------------------------------------
CẤU TRÚC SO...THAT
Cấu trúc này rất phổ biến, cho phép bạn đặt câu phức gồm 2 mệnh đề, mệnh đề trước THAT và mệnh đề sau THAT. Cấu trúc này có nghĩa là QUÁ...ĐẾN NỖI ...
 * CÔNG THỨC:
...SO + TÍNH TỪ hoặc TRẠNG TỪ + THAT + Chủ ngữ  + Vị Ngữ.
* VÍ DỤ:
+ Tính từ đằng sau không có danh từ: khi dùng tính từ thì trước SO phải là TO BE (AM/IS/ARE hay WAS/WERE hay HAS BEEN. HAVE BEEN hay HAD BEEN)
 - HE IS SO RICH THAT HE CAN AFFORD TO BUY HIS OWN AIRPLANE. (Anh ấy giàu đến nỗi anh ấy có thể mua nổi máy bay riêng).
 - THAT MAN IS SO FAT THAT HE CAN'T WALK. (người đàn ông ấy mập đến nỗi không thể đi lại được) 
+ Tính từ đằng sau có danh từ: khi đằng sau tính từ có danh từ thì thường là trước SO là động từ HAVE (có)
- HE HAS SO MUCH MONEY HE CAN AFFORD TO BUY HIS OWN AIRPLANE (anh ấy có nhiều tiền đến nỗi anh ấy có thể mua máy bay riêng) 
- HE HAS SO MANY CHILDREN THAT HE CANNOT REMEMBER THEIR NAMES (anh ấy có nhiều con đến mức anh ấy không thể nhớ hết tên của chúng) 
+ Trạng từ: khi dùng trạng từ sau SO tức là trước SO phải là động từ (trạng từ bổ nghĩa cho động từ)
 - HE SPEAKS ENGLISH SO WELL THAT I THOUGHT HE WAS A NATIVE SPEAKER.(anh ấy nói tiếng Anh hay đến nỗi tôi đã tưởng anh ấy là người bản xứ)
- I LOVE YOU SO MUCH THAT I CAN DIE FOR YOU (anh yêu em nhiều đến mức anh có thể chết vì em) (MUCH có thể vừa là tính từ vừa là trạng từ) 
----------------------------------------------------------
CẤU TRÚC ...TOO ... TO ...
Tựa như cấu trúc ...SO ...THAT ..., cấu trúc này cũng có nghĩa là "quá ...đến nỗi" nhưng mà là "...quá  không thể...được" hoặc "...quá ....để...". Thường thì cấu trúc ...TOO...TO mang nghĩa tiêu cực, có nội dung không được người nói tán thành. Cốt lõi của cấu trúc này là từ TOO, nằm trong cấu trúc này có nghĩa là QUÁ.  ("quá" theo kiểu "thái quá", mà phàm những gì thái quá đều không tốt).
 * CÔNG THỨC:
...TOO + TÍNH TỪ hoặc TRẠNG TỪ + TO + ĐỘNG TỪ NGUYÊN MẪU
* VÍ DỤ:
+ Tính từ:
- HE IS TOO YOUNG TO GET MARRIED. (anh ấy quá trẻ để kết hôn)
- THIS COFFEE IS TOO HOT TO DRINK.  (ly cà phê này quá nóng không thể uống được) 
+ Trạng từ:  Khi sau TOO là trạng từ thì người ta thường không cần TO... cũng đủ nghĩa.
- YOU WORK TOO HARD (anh làm việc quá vất vả --mà như vậy là không tốt...) 
* Lưu ý: ngay cả khi sau TOO là tính từ, người ta cũng không nhất thiết phải có TO...
- THIS HOUSE IS TOO EXPENSIVE (căn nhà này quá đắt tiền).
- WHEN A QUESTION SEEMS TOO EASY, IT MAY BE A TRAP. (khi câu hỏi có vẻ quá dễ thì nó có thể là một cái bẫy).
THE END

File đính kèm:

  • docngu_phap_tieng_anh_co_ban_day_du_va_ro_rang_2427.doc
Tài liệu liên quan