[Gr] Präpositionen (Giới Từ) Và cách đặt câu trong tiếng Đức

I. Mở Đầu:

Trong tiếng Đức việc sử dụng giới từ không hề đơn giản, sử dụng giới từ trong các

trường hợp khác nhau, sẽ mang những ý nghĩa khác nhau. Vậy làm sao để sử dụng

đúng giới từ, trước tiên chúng ta phải phân biệt xem có bao nhiêu loại giới từ đã nhé.

pdf9 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu [Gr] Präpositionen (Giới Từ) Và cách đặt câu trong tiếng Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
[Gr] Präpositionen (Giới Từ) 
Và cách đặt câu trong tiếng Đức 
 Facebook 44 Google+ 0 
I. Mở Đầu: 
Trong tiếng Đức việc sử dụng giới từ không hề đơn giản, sử dụng giới từ trong các 
trường hợp khác nhau, sẽ mang những ý nghĩa khác nhau. Vậy làm sao để sử dụng 
đúng giới từ, trước tiên chúng ta phải phân biệt xem có bao nhiêu loại giới từ đã 
nhé. 
II. Phân Loại: 
1. Giới từ chỉ địa điểm: 
Đây là những giới từ trả lời cho các câu hỏi (Wo/Woher/Wohin). 
Các giới từ trong nhóm này bao gồm: an, auf, hinter, in, neben, vor, zu,  
 z.B: Woher hast du das Buch ? - Aus der Bibliothek. 
2. Giới từ chỉ thời gian: 
Đây là những giới từ trả lời cho các câu hỏi (Wann/Um wie viel Uhr/Bis,Seit 
wann). 
Các giới từ trong nhóm này bao gồm: an, bis, gegen, in, nach, seit, um, von, vor. 
 z.B: Um wie viel Uhr beginnt der Film ? - Um 20:15 Uhr. 
3. Giới từ chỉ cách thức, nguyên nhân hoặc mục đích: 
Đây là những giới từ trả lời cho câu hỏi (Wie, Warum, Wozu, Wieso). 
Các giới từ trong nhóm này bao gồm: 
mit, ohne, gegen, aufgrund, dank, trotz, ungeachtet, wegen v.v 
 z.B: Warum bist du gestern nicht mitgekommen? 
 Wegen des schlechten Wetters. 
III. Giới Từ Và Các Cách: 
Mỗi giới từ đều được dùng với 1 cách nhất định (Akkusativ, Dativ, Genitiv) và từ 
đó các bạn phải chia danh từ, đại từ, giống cho phù hợp. Các bạn tham khảo bảng 
phân loại giới từ theo các cách dưới đây nhé: 
 IV. Wechselpräpositionen: 
 Các bạn để ý ở bảng trên, cột những giới từ có thể dùng cả với cách Akkusativ và 
Dativ, những giới từ này được gọi là Wechselpräpositionen. Tuy nhiên khi dùng 
đối với mỗi cách lại mang một ý nghĩa khác nhau. Vậy khi nào thì dùng Akkusativ 
khi nào thì dùng Dativ chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây. 
 Dùng với Akkusativ: Khi động từ đi kèm thể hiện 1 sự thay đổi về hướng, 
về địa điểm (có chuyển động). Câu hỏi cho câu này sẽ là: Wohin. 
 Dùng với Dativ: Khi động từ đi kèm thể hiện vị trí, địa điểm (tĩnh). Câu 
hỏi cho câu này sẽ là: Wo. 
Các bạn tham khảo các ví dụ dưới đây sẽ dễ hiểu hơn nhé. 
Cách đặt câu tiếng Đức- Satzbau auf Deutsch 
1.Mở đầu cho câu thường lúc nào cũng là chủ ngữ (Subjekt) 
----> Ich, du, er/sie/es, wir, ihr, Sie (tỏ sự kính trọng) 
2. Mở đầu cho câu cũng có thể là một thứ khác, nếu nó cần nhấn mạnh đặc biệt ( 
trong trường hợp này chủ ngữ sẽ đứng sau động từ (Verb) 
3. Động từ sau khi được chia luôn luôn đứng thứ 2 trong câu. 
4. Các Partizip II (phân từ II) và động từ nguyên thể (infinites Verb) luôn luôn 
đứng cuối câu . 
Các bạn hãy nhớ ,,công thức'' này! 
Tân ngữ trực tiếp (direktes Objekt) cũng có thể đứng sau thời gian (Zeit) và địa 
điểm (Ort). 
Beispiel: Ich habe dir gestern in der Schule das Buch gegeben. 
Khi đặt câu hỏi! 
*Động từ sẽ đứng trước câu, chủ ngữ đứng thứ hai, phần còn lại như trong một câu 
bình thường. 
Beispiel: Habe ich dir das Buch gestern in der Schule gegeben? 
* Những từ (Was, Wo, Wer, Wann,Wie...) để hỏi cũng đứng đầu câu 
Beispiel: Wann habe ich dir das Buch gegeben? 
* Trong câu hỏi về chủ ngữ (nói về ai đó (wer?), chủ ngữ sẽ được bỏ), trong trường 
hợp này động từ sẽ đứng thứ 3 trong câu. 
Beispiel: Wer hat dir das Buch gegeben? 
Vị trí của các mệnh đề (câu phụ) trong câu (Nebensatz) 
* Các câu phụ không bao giờ đứng riêng, nó lúc nào cũng đứng với một câu chính 
Beispiel: Ich weiß nicht , ob er dir hilft. 
(câu chính (Haupsatzt)...(mệnh đề (Nebensatzt) 
* Câu phụ có thể đứng đầu câu, trong trường hợp này câu chính sẽ bắt đầu bằng 
động từ (Verb). 
Beispiel: Ob er dir hilft, weiß ich nicht. 
Liên từ (những từ để kết nối) --> Konjunktion 
* Liên từ thường kết nối những câu chính và câu phụ trong câu. Động từ đứng ở 
đâu thường phụ thuộc vào liên từ 
Beispiele: 
Er spricht gut Deutsch, denn er war ein Jahr in Deutschland. 
Er spricht gut Deutsch, weil er ein Jahr in Deutschland war. 
Er spricht gut Deutsch, schließlich war er ein Jahr in Deutschland. 

File đính kèm:

  • pdfgr3_3028.pdf
Tài liệu liên quan