English for Business - Lesson 26: At the airport (continued)
Trong bài 25, bạn đã học cách ăn nói khi làm thủ tục đi tại sân bay. Ngoài ra, bạn
cũng đã học nêu các câu hỏi liên quan đến những trục trặc của chuyến bay.
Trong bài học hôm nay, bạn sẽ học cách diễn tả khi chào tạm biệt, và thu thập một
vài bí quyết cuối cùng trong việc làm ăn với người phương Tây.
flight. Chúc ông bà đi bình an. Lok: Bye. Tạm biệt. Harvey: You’ll be hearing from us! Chúng tôi sẽ liên lạc với ông bà! Lian: Bye. Tạm biệt. Nhân viên: Place your hand luggage on the belt please. Xin ông để hành lý xách tay lên băng chuyền. Put your watch and keys in the tray. Xin ông bỏ đồng hồ đeo tay và chìa khóa vào trong khay. Could you remove your shoes please sir? Ông làm ơn cởi giầy ra được không ạ? Xin bạn để ý xem ông Lok tỏ lòng hiếu khách như thế nào khi ông mời Harvey và Victoria ghé lại nhà ông nếu có dịp. Lok: And if you’re ever in our neck of the woods, please look us up. I’ll show you some freshwater fishing! Khi nào hai bạn có dịp đi ngang chỗ chúng tôi ở thì nhớ ghé thăm chúng tôi. Tôi sẽ chỉ cho các bạn vài chỗ câu cá nước ngọt! Khi chia tay, để bớt bịn rịn, chúng ta thường bày tỏ niềm mong muốn có ngày tái ngộ hoặc tiếp tục liên lạc với nhau ngay cả khi biết rằng đây chỉ là một ước muốn xa vời. Sau đây là một vài thí dụ kèm theo lời dịch: If you’re ever in Sydney again, you must look me up. Khi nào trở lại Sydney thì phải ghé tôi chơi đấy nhé. Give me a call when you’re next in town. Hãy gọi điện cho tôi khi ông bà trở lại đây. Let’s keep in touch. Chúng ta nên giữ liên lạc với nhau. I hope we meet again soon. Hy vọng chúng ta sẽ sớm gặp lại. Bây giờ, bạn thử tập nói những câu sau đây. Xin bạn nghe và lặp lại: English: If you’re ever in Sydney again, you must look me up. Give me a call when you’re next in town. Let’s keep in touch. I hope we meet again soon. Thế bạn phải nói thế nào khi chúc người nào đó thượng lộ bình an? Mời bạn nghe những câu sau đây:. Safe flight. Chúc bạn đi bình an. Have a good trip. Chúc chị có một chuyến đi tốt đẹp. Have a good flight back. Chúc anh về bình an. Bây giờ bạn thử tập nói một số từ ngữ và mẫu câu liên quan tới chuyến bay và những trục trặc trong chuyến bay. Bạn sẽ nghe tiếng Việt trước rồi nhắc lại phẩn tiếng Anh đi kèm sau mỗi câu. English: Safe flight. Chúc bạn đi bình an. Have a good trip. Chúc chị có một chuyến đi tốt đẹp. Have a good flight back. Chúc anh về bình an. Bây giờ, bạn thử tập nói những câu sau đây. Xin bạn nghe và lặp lại: English: Safe flight. Have a good trip. Have a good flight back. Take care. Quý bạn đang theo dõi chương trình 'Tiếng Anh Thương mại' của Đài Úc Châu. Bài 26: Tại sân bay (tiếp theo) Lesson 26: At the airport (continued) Xin bạn lắng nghe các từ ngữ và mẫu câu mới trong khi tiếp tục theo dõi cuộc hội thoại bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Victoria: What a lovely couple. It would be fun to visit Silver Heaven wouldn’t it? Cặp vợ chồng dễ thương làm sao. Tới thăm Silver Heaven chắc cũng vui lắm đây? Harvey: Yes it would. Ừ, chắc là vui rồi. Victoria: I can’t believe what we’ve managed to do in ten days. Tôi không thể ngờ là mình đã làm được những việc như thế trong mười ngày qua. I think we can congratulate ourselves on a job well done. Tôi nghĩ là chúng ta có thể tự chúc mừng nhau vì đã hoàn thành nhiệm vụ thật tốt đẹp. Harvey: OK. Well done, Victoria! Đúng thế, thật tuyệt, Victoria! Victoria: Excellent work, Harvey! We make a pretty good team. Thật là một thành quả tuyệt vời, Harvey! Chúng ta quả là một đội ngũ xuất sắc. But I’m exhausted. I feel like I need a holiday now! Nhưng tôi kiệt sức mất rồi. Tôi có cảm tưởng là tôi phải đi nghỉ ngay bây giờ. Harvey: Yes, except that it’s Monday tomorrow. Work as usual. Phải rồi, khổ nỗi, mai lại là thứ Hai mất rồi. Lại phải làm việc như thường lệ. Victoria: Oh Harvey. Can’t we take a sickie? Douglas will understand. Này Harvey, chúng ta không thể nghỉ bệnh được hay sao? Douglas chắc cũng sẽ thông cảm mà. Harvey: No, Douglas won’t! We have to write our report, and start making arrangements for the new brand. Không, Douglas sẽ không làm thế đâu! Chúng ta còn phải viết báo cáo và bắt đầu thu xếp công việc để làm nhãn hiệu mới. Victoria: Oohhhh! Ôi trời! Harvey: But first we’ll debrief over lunch. Come on, I’ll carry you to the car! Nhưng trước tiên ta sẽ thảo luận về những chuyện vừa rồi trong bữa trưa. Đi nào, tôi sẽ dìu cô ra xe! Sau cùng, Harvey và Victoria chúc mừng nhau về công việc họ đã hoàn thành tốt đẹp. Xin bạn nghe lại những câu sau đây: Harvey: OK. Well done, Victoria! Đúng thế, thật tuyệt, Victoria! Victoria: Excellent work, Harvey! Thật là một thành quả tuyệt vời, Harvey! Ghi nhận thành quả của đồng nghiệp hay đối tác sẽ khích lệ tinh thần và đóng góp vào sự hưng thịnh chung của công ty. Sau đây là một vài ví dụ bạn có thể dùng để khích lệ người nào đó sau khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ: English: I really like the way you handled the Smith account. Tôi thực sự thích cách anh giải quyết vấn đề tài khoản của Smith. You did a good job,Sue. Congratulations. Sue, bạn làm tuyệt quá. Xin chúc mừng. Good work, Joe. Cậu cừ lắm, Joe. Well done, Jin. Jin, cậu làm hay lắm. Bây giờ, bạn thử tập nói những câu sau đây. Xin bạn nghe và lặp lại: English: I really like the way you handled the Smith account. You did a good job. Congratulations. Good work. Well done. Harvey nói rằng, anh và Victoria sẽ 'debrief' về công việc khi ăn trưa. Theo từ điển, 'debrief' có nghĩa là báo cáo sau một sự kiện, đặc biệt là sau một cuộc hành quân. Nhưng ngày nay nó đã mang một nghĩa khác. Khi các cộng sự 'debrief' tức là khi họ thảo luận về một việc nào đó đã diễn ra, đặc biệt là những chuyện căng thẳng hay là những trục trặc, nhằm rút tỉa kinh nghiệm để làm vơi gánh nặng về mặt tâm lý và để kết thúc vấn đề đó. Và sau đây là một vài điều cần ghi nhớ khi phải giải quyết những quan ngại của giới doanh nhân phương Tây. Thứ nhất, hãy chấp nhận những khác biệt về văn hóa. Tất nhiên là những đối tác phương Tây phải có trách nhiệm tìm hiểu văn hóa của bạn, nhưng xin đừng nghĩ rằng mình đã bị xúc phạm nếu họ làm hay nói điều gì đó đụng chạm đến bạn. Sự thường thì bạn có thể tự nhủ rằng, đấy không phải là một hành vi cố ý mà chỉ là sự sơ ý do văn hóa khác biệt mà thôi. Thứ hai, người phương Tây thường thích lối làm ăn thẳng thắn và mau lẹ. Lối làm việc như thế có thể khác xa với cách làm việc quen thuộc của bạn. Vậy bạn nên chuẩn bị tinh thần trước. Thứ ba, nếu cảm thấy không được thoải mái về chuyện gì đó, bạn cứ thẳng thắn bày tỏ. Đối tác phương Tây đánh giá cao điều này và sẽ tôn trọng những ý kiến của bạn một khi họ biết sự thật. Thứ tư, bạn nên để ý ngôn ngữ cử chỉ. Phải luôn nhìn thằng vào mắt người đối thoại để tỏ sự thành tâm và quan tâm của mình. Bạn cũng nên mỉm cười và bắt tay thật chặt. Và sau cùng, bạn nên tập diễn tả bằng tiếng Anh những gì định nói trước mỗi cuộc gặp gỡ để bàn chuyện làm ăn, bất kể cuộc gặp gỡ đó mang tính chất trang trọng hay không. Tới đây, mời bạn nghe lại toàn bộ nửa phần sau bài hội thoại xem bạn còn nhớ được bao nhiêu? Lian: Well, goodbye Harvey. Goodbye Victoria. Thanks for all your help this week. Victoria: It’s been lovely meeting you. Lok: Same here. And if you’re ever in our neck of the woods, please look us up. I’ll show you some freshwater fishing! Harvey: Thank you. I’ll remember that. Victoria: Safe flight. Lok: Bye. Harvey: You’ll be hearing from us! Lian: Bye. Nhân viên: Place your hand luggage on the belt please. Put your watch and keys in the tray. Could you remove your shoes please sir? Victoria: What a lovely couple. It would be fun to visit Silver Heaven wouldn’t it? Harvey: Yes it would. Victoria: I can’t believe what we’ve managed to do in ten days. Victoria: I think we can congratulate ourselves on a job well done. Harvey: OK. Well done, Victoria! Victoria: Excellent work, Harvey! We make a pretty good team. Victoria: But I’m exhausted. I feel like I need a holiday now! Harvey: Yes, except that it’s Monday tomorrow. Work as usual. Victoria: Oh Harvey. Can’t we take a sickie? Douglas will understand. Harvey: No, Douglas won’t! We have to write our report, and start making arrangements for the new brand. Victoria: Oohhhh! Harvey: But first we’ll debrief over lunch. (LAUGHING): Come on, I’ll carry you to the car! Bây giờ bạn thử tập nói một vài mẫu câu trong bài hôm nay. Xin bạn nghe và lặp lại - khi mong muốn duy trì mối liên lạc: English: If you’re ever in Sydney again, you must look me up. Give me a call when you’re next in town. Let’s keep in touch. I hope we meet again soon. Khi chúc ai đi đường bình an: English: Safe flight. Have a good trip. Have a good flight back. Take care. Khi khích lệ người khác: English: Have a safe trip You’ll be hearing from us. Safe trip, safe trip, We’ll keep in touch. Have a safe trip You’ll be hearing from us. Safe trip, safe trip, We’ll keep in touch. Đây là bài cuối cùng trong loạt bài này. Tiếng Anh Thương Mại là loạt bài được Paul Learmonth và Maggie Power thuộc chương trình Đổi mới Nghiên cứu và Học tập của Trung Tâm Giáo dục Dành Cho Người Lớn (AMES) tại Melbourne, biên soạn. Sản xuất chương trình: Sue Slamen. Chịu trách nhiệm kỹ thuật: Dave Ashton. Đặc biệt cảm ơn Barry Clarke, Desley Blanche và Roger Broadbent cho phần bài tập Tiếng Anh. Cảm ơn Trường Giang và Kim Anh đã đọc phần đối thoại. Xin bạn ghé lại website của Ban Tiếng Việt, Đài Úc Châu, theo địa chỉ www.bayvut.com để xem toàn văn bài học cùng bài tập cho buổi học hôm nay. Ngoài ra bạn cũng có thể học những loạt bài tiếng Anh chuyên đề khác. Tiếng Anh Thương mại là loạt bài do cơ quan AMES, tức Sở Giáo dục Đa Văn hóa cho Người Lớn ở Melbourne, nước Úc, biên soạn. Bạn có thể truy cập website của cơ quan này theo địa chỉ www.ames.net.au. Thay mặt toàn ban tiếng Việt Đài Úc Châu, Trần Hạnh thân ái chào tạm biệt. END OF LESSON 26
File đính kèm:
- bai_26_tai_san_bay_tiep_theo__149.pdf