Thực trạng của việc áp dụng nghiên cứu hành động trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy kĩ năng đọc hiểu cho sinh viên học Tiếng Anh chuyên ngành tại trường đại học Cần Thơ

 Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát sự hiểu biết của giảng viên (GV)

và sinh viên (SV) trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) về nghiên cứu hành động

(NCHĐ), qua đó xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng của việc ứng dụng

NCHĐ trong nâng cao chất lượng giảng dạy kĩ năng đọc hiểu (CLGDKNĐH) cho

SV học tiếng Anh chuyên ngành (TACN) tại trường ĐHCT. Số liệu phục vụ cho

nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 20 GV và 200 SV đã và

đang dạy, học TACN tại trường ĐHCT. Thống kê mô tả, kiểm định Cronbach Alpha,

phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến được sử dụng trong nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, GV và SV dạy, học TACN tại trường ĐHCT có thái độ

tích cực về ảnh hưởng của NCHĐ đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng

học TACN của họ, đặc biệt là việc áp dụng NCHĐ vào việc giảng dạy kĩ năng đọc hiểu của

TACN tại trường ĐHCT. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra được có 04 nhân tố ảnh hưởng

đến việc áp dụng NCHĐ trong việc cải tiến chất lượng dạy và học TACN là môi

trường và cơ sở vật chất (MT&CSVC), kĩ năng, phương pháp giảng dạy và từ vựng;

trong đó MT&CSVC là yếu tố tác động mạnh nhất đến việc nâng cao CLGDKNĐH

cho SV học TACN.

pdf9 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng của việc áp dụng nghiên cứu hành động trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy kĩ năng đọc hiểu cho sinh viên học Tiếng Anh chuyên ngành tại trường đại học Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
102 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0055 
Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 4, pp. 102-110 
This paper is available online at  
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG NGHIÊN CỨU HÀNH ĐỘNG 
TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY KĨ NĂNG 
ĐỌC HIỂU CHO SINH VIÊN HỌC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH 
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 
Trần Thị Diễm Cần 
Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ 
Tóm tắt. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát sự hiểu biết của giảng viên (GV) 
và sinh viên (SV) trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) về nghiên cứu hành động 
(NCHĐ), qua đó xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng của việc ứng dụng 
NCHĐ trong nâng cao chất lượng giảng dạy kĩ năng đọc hiểu (CLGDKNĐH) cho 
SV học tiếng Anh chuyên ngành (TACN) tại trường ĐHCT. Số liệu phục vụ cho 
nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 20 GV và 200 SV đã và 
đang dạy, học TACN tại trường ĐHCT. Thống kê mô tả, kiểm định Cronbach Alpha, 
phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến được sử dụng trong nghiên cứu. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, GV và SV dạy, học TACN tại trường ĐHCT có thái độ 
tích cực về ảnh hưởng của NCHĐ đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng 
học TACN của họ, đặc biệt là việc áp dụng NCHĐ vào việc giảng dạy kĩ năng đọc hiểu của 
TACN tại trường ĐHCT. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra được có 04 nhân tố ảnh hưởng 
đến việc áp dụng NCHĐ trong việc cải tiến chất lượng dạy và học TACN là môi 
trường và cơ sở vật chất (MT&CSVC), kĩ năng, phương pháp giảng dạy và từ vựng; 
trong đó MT&CSVC là yếu tố tác động mạnh nhất đến việc nâng cao CLGDKNĐH 
cho SV học TACN. 
Từ khóa: Đại học Cần Thơ, Nghiên cứu hành động, Tiếng Anh chuyên ngành. 
1. Mở đầu 
NCHĐ là phương pháp nghiên cứu đã xuất hiện vào khoảng những năm 1940, được 
dùng chủ yếu trong lĩnh vực xã hội học để chỉ những nghiên cứu thực tiễn nhằm đem lại 
những thay đổi trong xã hội. Mục đích chính của NCHĐ là giúp GVtìm ra các vấn đề nảy 
sinh trong quá trình giảng dạy, đề xuất các giải pháp và thử nghiệm các giải pháp nhằm 
đổi mới phương pháp giảng dạy, từ đó nâng cao kết quả học tập của học sinh, nâng cao 
năng lực tự phát triển nghề nghiệp cho GV, khuyến khích GVtrở thành những người học 
liên tục trong lớp học và trường học của họ [9] hay NCHĐ là sự giải phóng và quyền tự 
chủ về trí tuệ, đạo đức và tinh thần [8]. Từ đó, NCHĐ đã trở thành một công cụ phát triển 
Ngày nhận bài: 19/1/2019. Ngày sửa bài: 29/2/2019. Ngày nhận đăng: 12/4/2019. 
Tác giả liên hệ: Trần Thị Diễm Cần. Địa chỉ e-mail: ttdcan@ctu.edu.vn 
Thực trạng của việc áp dụng nghiên cứu hành động trong việc nâng cao chất lượng... 
103 
nghề nghiệp cho GVphổ biến trên thế giới và bắt đầu nhận được sự chú ý đối với các nhà 
nghiên cứu tại Việt Nam. 
Trong xu hướng chung về đào tạo tiếng Anh như một ngoại ngữ cần thiết, nhiều 
nghiên cứu đề cập việc dạy và học TACN như là một bộ phận không thể tách rời và có vai 
trò quan trọng. Tuy nhiên, việc ứng dụng NCHĐ vào thực tiễn lại gặp không ít những khó 
khăn. Tại ĐHCT, TACN đang được chú trọng và đưa vào chương trình giảng dạy cho 
từng chuyên ngành cụ thể trong những năm gần đây và kĩ năng đọc hiểu lại là một trong 
những kĩ năng mà sinh viên ở ĐHCT nói riêng và ở Việt Nam nói chung cần được cải 
thiện nhiều nhất. Người dạy TACN trong giai đoạn hiện tại được kì vọng sẽ sử dụng một 
phương pháp tiếp cận mới trong quá trình giảng dạy. Người dạy và người học phải đều phải 
đóng góp vào việc xây dựng môi trường học có lợi cho các tình huống chuyên nghiệp và cá 
nhân của sinh viên khác nhau bằng cách làm việc trong quan hệ đối tác giữa GV và sinh viên. 
Từ những lý do trên, nghiên cứu tìm hiểu “Thực trạng của việc áp dụng nghiên cứu hành 
động trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy kĩ năng đọc hiểu cho sinh viên học Tiếng Anh 
chuyên ngành tại trường Đại học Cần Thơ” là cần thiết trong tình hình hiện nay. 
NCHĐ là sự kết hợp giữa nghiên cứu và hành động, đó là suy nghĩ phản tỉnh về 
những gì mình đang làm, được thu thập trong công việc hàng ngày, rồi biến thành hành 
động nhằm cải thiện công việc của mình. Ngoài ra, nghiên cứu hành động cung cấp cho 
GVcác kĩ năng, kiến thức chuyên môn cần thiết có ảnh hưởng tích cực thay đổi trong lớp 
học, trường học và cộng đồng [1; 3; 5]. Nghiên cứu cho thấy chu trình của nghiên cứu 
hành động gồm thiết kế vấn đề nghiên cứu – thu thập số liệu – phân tích số liệu – truyền 
đạt kết quả - thực hiện hành động. Điều này cho thấy các trường đại học phải bao gồm 
nghiên cứu hành động như một đơn vị nòng cốt trong các chương trình đào tạo GV- ở cấp 
độ đại học hoặc sau đại học vì trình tự NCHĐ có giá trị đáng kể để cải thiện thực hành 
trong lớp học, trường học và cộng đồng [5]. 
Khi đề cập về các giải pháp cải tiến phương pháp giảng dạy ở bậc đại học theo hướng 
hiện đại. Đã có nhiều hội thảo và các bài tham luận bàn về một số tiêu chí của một trường 
đại học cần đáp ứng để tạo nên giáo dục hiện đại. Đồng thời cũng đề xuất một số giải 
pháp để cải tiến phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại qua đó nâng cao chất lượng 
giảng dạy, hiệu quả giáo dục và đào tạo ở bậc đại học. Quan điểm về mỗi phương pháp 
đều có những ưu và khuyết điểm riêng cần có lựa chọn một cách chọn lọc và hợp lý phù 
hợp với định hướng của từng trường [2]. 
Việc ứng dụng phương pháp nghiên cứu hành động (action research) vào hoạt động 
dạy học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh là chủ yếu. Các nghiên cứu 
hầu như khái quát về các lý thuyết liên quan đến nghiên cứu hành động. Trong đó, đề cập 
đến các khái niệm xuất phát từ những tác giả trên thế giới. Đồng thời cũng trình bày 2 mô 
hình nghiên cứu hành động tiêu biểu, kết hợp với những nguyên tắc thực hiện nghiên cứu 
hành động. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra một số phương pháp ưu tiên sử dụng như 
giảng viên thuyết trình, phương pháp thảo luận nhóm, cá nhân thuyết trình, thực hiện bài 
tập lớn hoặc viết tiểu luận, bàn bạc hội ý, hội thảo, hội nghị, động não, diễn kịch, nghiên 
cứu tình huống. Việc luôn suy nghĩ đổi mới phương pháp giảng dạy là một điều hay ở một 
số thầy cô nhất định nhưng một số thầy cô khác thì cứ cố gắng việc đổi mới phương pháp 
giảng dạy trong tình trạng vẫn chưa nắm rõ cần đổi mới ở điểm nào và vô tình biến sinh 
viên trở thành vật thí nghiệm cho những đổi mới trên. Nghiên cứu cũng đề xuất một số 
Trần Thị Diễm Cần 
104 
hoạt động có thể thực hành NCHĐ nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của GV, đặc biệt là 
GV ngoại ngữ [4]. 
Tác giả nhận thấy một số hạn chế từ các nghiên cứu trước là thực hiện NCHĐ trên 
phạm vi hẹp với những nhóm nhỏ và đối tượng có giới hạn, phát triển theo chiều sâu chứ 
chiều rộng chưa được thể hiện rõ. Hầu hết các nghiên cứu chủ yếu đề cập về việc giảng 
dạy tiếng Anh nhưng vẫn chưa tập trung vào từng kĩ năng cụ thể; chưa thể hiện được 
thực trạng ứng dụng của các NCHĐ vào một số môn học đặc biệt trong môi trường Đại 
học, Cao đẳng ở Việt Nam... 
Điểm mới của nghiên cứu này đã cho thấy giảng viên tiếng Anh tại trường ĐHCT 
có nhận thức tích cực về ảnh hưởng của NCHĐ đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy, 
tuy nhiên, quá trình thực hiện NCHĐ vẫn còn gặp phải không ít thách thức. Từ đó phát 
hiện và đề xuất những giải pháp phù hợp trong bối cảnh hiện tại nhằm khuyến khích đội 
ngũ giảng viên tiếng anh nói riêng và giảng viên của ĐHCT nói chung có thêm động lực 
tiến hành NCHĐ trên lớp học để hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy của 
họ, góp phần nâng cao uy tín về chất lượng đào tạo của trường ĐHCT trong bối cảnh 
cạnh tranh về thị trường giáo dục hiện nay; trong đó là việc áp dụng NCHĐ đối với kĩ 
năng đọc hiểu của TACN tại trường ĐHCT. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Phương pháp nghiên cứu 
Quá trình nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng áp dụng NCHĐ trong việc nâng cao chất 
lượng giảng dạy kĩ năng đọc hiểu cho sinh viên học TACN tại trường Đại học Cần Thơ 
được thực hiện qua 2 bước chính là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. 
 Nghiên cứu sơ bộ: áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc 
tham khảo ý kiến người có thâm niên trong ngành, sử dụng phương pháp thảo thuận nhóm 
để hình thành các tiêu chí đánh giá đo lường. 
 Nghiên cứu chính thức 
Kích thước mẫu đề ra cho nghiên cứu này là 200 bảng (bảng câu hỏi tối thiểu phải 
thu là 160 bảng). Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu 
nhiên phân tầng. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2018 tại ĐHCT. 
Với 220 bảng câu hỏi được phát ra, có 20 bảng không đạt yêu cầu do thiếu thông tin, chưa 
học TACN nên bị loại bỏ; thu về 200 bảng, đạt tỉ lệ 90,9% với tỉ lệ các khoa như sau: 
Bảng 1. Số lượng mẫu khảo sát sinh viên theo khoa 
Khoa Tỉ lệ (%) 
KHXH&NV 25,5 
Công nghệ 24 
Nông nghiệp 23 
Kinh tế 16,5 
Thủy sản 11 
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu, 2018) 
Thực trạng của việc áp dụng nghiên cứu hành động trong việc nâng cao chất lượng... 
105 
Nghiên cứu chỉ lựa chọn lấy số liệu ở những khoa có giảng dạy TACN, thu thập từ 
những sinh viên đã và đang học TACN tại ĐHCT bằng cách phát bảng câu hỏi cho đáp 
viên tự trả lời hoặc qua email kết hợp phỏng vấn trực tiếp, vận dụng cả nghiên cứu định 
tính và định lượng. Các phương pháp thu thập số liệu được sử dụng trong nghiên cứu gồm: 
thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp; phương pháp phân tích số liệu theo thang đo Likert 5 
mức từ 1-5 tùy vào mức độ đồng ý: 1=hoàn toàn không đồng; 2=không đồng ý; 3=bình 
thường; 4=đồng ý; 5=hoàn toàn đồng ý [6]. 
 Mô hình nghiên cứu hành động 
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu hành động đơn giản 
(Nguồn: MacIsaac, 1995) 
Hình 2. Mô hình nghiên cứu hành động chi tiết 
(Nguồn: Susman 1983) 
Kemmis và McTaggart đã phát triển một mô hình về nghiên cứu hành động. Họ đề 
xuất mô hình xoắn ốc bao gồm bốn bước: lập kế hoạch (plan), hành động (action), quan 
sát (observe) và thẩm định (reflect). Trong đó, vòng tròn thứ nhất có thể được lặp đi lặp 
lại theo hình xoắn ốc cho đến khi người thực hiện đã đạt được mục đích nghiên cứu hoặc 
thỏa mãn được yêu cầu đã đặt ra [7]. 
Observe 
Plan 
Action 
CYCLE 1 CYCLE 2 
Plan 
Observe 
Action 
Revised 
Reflect Reflect 
Observe 
Trần Thị Diễm Cần 
106 
Gerald Susman đưa ra một danh sách phức tạp hơn. Ông phân biệt năm giai đoạn 
được thực hiện trong mỗi chu trình nghiên cứu. Ban đầu, một vấn đề được xác định và 
dữ liệu được thu thập cho một chẩn đoán chi tiết hơn. Tiếp theo là một tập hợp các giải 
pháp tập thể có thể, từ đó một kế hoạch hành động duy nhất xuất hiện và được thực hiện. 
Dữ liệu về kết quả can thiệp được thu thập và phân tích, và những phát hiện này được 
hiểu theo cách thành công của hành động. Tại thời điểm này, vấn đề được đánh giá lại 
và quá trình bắt đầu một chu kì khác [10]. Quá trình này tiếp tục cho đến khi vấn đề 
được giải quyết. 
2.2. Kết quả nghiên cứu 
2.2.1. Thực trạng của việc áp dụng NCHĐ tại trường ĐHCT 
Sự hiểu biết của giảng viên về NCHĐ 
Sự hiểu biết của GVvề NCHĐ trong dạy học khá đa dạng. Trong đó, ý kiến NCHĐ 
giúp GVđưa ra yêu cầu cho sinh viên phù hợp là lựa chọn nhiều nhất chiếm tỉ lệ 10,9%. 
Tiếp đến, ý kiến NCHĐ sẽ khích lệ GVđể sinh viên tham gia đưa ra ý kiến quyết định 
về những vấn đề xảy ra trong quá trình học và các vấn đề có liên quan đến chương trình 
giảng dạy và giúp GVtheo dõi những tiến bộ trong quá trình học của sinh viên là lựa 
chọn nhiều thứ hai, chiếm 9,4%. Có thể thấy, nhận thức của GV về NCHĐ tập trung 
nhiều vào phương pháp giảng dạy, điều chỉnh cách dạy để phù hợp với tình hình sinh 
viên học TACN. 
Sự hiểu biết của sinh viên về NCHĐ 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hiểu biết của sinh viên về NCHĐ có một vài điểm 
tương đồng với GV. Trong đó, ý kiến NCHĐ giúp GV thay đổi cách dạy theo hướng 
sinh động hơn là nhiều nhất chiếm tỉ lệ 21,8%. Ngoài ra, ý kiến NCHĐ gắn liền với việc 
phát triển chuyên môn của người giảng viên tiếng Anh và chất lượng của người học 
chiếm tỉ lệ 21,6% và NCHĐ sẽ khích lệ sinh viên đưa ra ý kiến quyết định về những vấn 
đề xảy ra trong quá trình học và các vấn đề có liên quan đến chương trình giảng dạy 
chiếm tỉ lệ 21,4%. Điều này cho thấy, nhận thức của sinh viên về NCHĐ nói về phương 
pháp giảng dạy còn tập trung vào vấn đề chất lượng của người dạy và người học. Đây là 
điểm khác giữa GV và sinh viên khi nói về NCHĐ. Hơn thế nữa, chất lượng của người 
dạy có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của người học và sinh viên phải bỏ một khoản 
chi phí để tham gia các lớp học kiến thức ở nhà trường cho nên sinh viên thường mong 
muốn sẽ được nhận lại những kết quả đúng như mong muốn và khoản chi phí đã bỏ ra. 
Vì vậy, ngoài phương pháp giảng dạy, sinh viên còn quan tâm đến chất lượng người dạy 
và người học. 
2.2.2. Những khó khăn trong việc áp dụng NCHĐ vào dạy học kĩ năng đọc hiểu 
Áp dụng NCHĐ trong việc dạy học kĩ năng đọc hiểu của sinh viên gặp không ít khó 
khăn. Đối với GV, một số khó khăn mà họ thường gặp được thể hiện qua Bảng 2. 
Có thể thấy rằng, những khó khăn của GVđều xuất phát từ yếu tố trường học. Điều 
này cho thấy, ĐHCT vẫn chưa có chính sách hỗ trợ và quan tâm đến việc áp dụng 
NCHĐ vào giảng dạy kĩ năng đọc hiểu cho sinh viên. Thêm vào đó, mặc dù đã xuất hiện 
khá lâu nhưng NCHĐ chỉ mới được biết đến ở Việt Nam nên thuật ngữ hay tài liệu về 
NCHĐ trong giảng dạy ngoại ngữ tại Việt Nam không nhiều gây khó khăn cho GV và 
sinh viên. 
Thực trạng của việc áp dụng nghiên cứu hành động trong việc nâng cao chất lượng... 
107 
Bảng 2. Những khó khăn (tỉ lệ cao hơn so với những khó khăn khác khi nghiên cứu) 
của GV trong việc áp dụng NCHĐ vào việc dạy học kĩ năng đọc hiểu của sinh viên 
Khó khăn của GV Tỉ lệ (%) 
Chưa có nhiều tài liệu và môi trường để sinh viên thực tập 19,4 
Nguồn tài liệu về TACN chưa phong phú 19,4 
Bị giới hạn về thời gian của khóa học 12,9 
Chưa có chương trình đào tạo, khóa tập huấn cho cán bộ giảng dạy TACN 12,9 
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu, 2018) 
GV thường lựa chọn giảng dạy đầy đủ lý thuyết rồi mới tổ chức thực hành hoặc 
lồng ghép thực hành vào lý thuyết. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình thực hành, 
khiến sinh viên không có cơ hội tiếp cận thực tế. Đa số sinh dành rất ít thời gian cho 
việc tự học, không có định hướng rõ ràng, không hiểu rõ cách học, không chủ động tìm 
kiếm các phương pháp học tập phù hợp hoặc không có môi trường phù hợp trau dồi kĩ 
năng đọc hiểu học phần TACN dẫn đến kết quả không như kì vọng. Mặc khác, tài liệu 
phục vụ cho học phần này ở các ngành đào tạo vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa có tính 
thống nhất (do mỗi học kì đều thay đổi, chỉnh sửa, bổ sung giáo trình,) nên sinh viên 
không có nguồn tài liệu chính xác để tham khảo. Vì vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy 
16,5% sinh viên mong muốn có thêm nhiều nguồn tài liệu tham khảo và 19,4% GV 
đồng ý nguồn tài liệu về TACN chưa được phong phú, phù hợp với yêu cầu môn học. 
Bên cạnh đó, sinh viên nhận thức không đúng về vai trò của học phần TACN việc 
đọc hiểu nên một bộ phận sinh viên trong trạng thái học đối phó và thụ động trong hoạt 
động xây dựng bài. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra có 12,9% GV cho rằng sinh viên 
còn thụ động khiến GV gặp khó khăn trong ứng dụng NCHĐ vào giảng dạy. 
 Ngoài ra, phân bổ thời gian giữa việc học với việc cá nhân cũng là một trong 
những yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng NCHĐ. Ngày nay, sinh viên thường dành 
nhiều thời gian sử dụng điện thoại thông minh, mạng xã hội, tụ họp bạn bè hoặc làm 
công việc bán thời nên thời gian tự học giảm đi. Với GV thì do khối lượng công việc 
quá nhiều dẫn đến chi phối sự tập trung trong hoạt động giáo dục. 
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng NCHĐ trong việc nghiên cứu 
cải tiến chất lượng giảng dạy 
Kết quả khảo sát cho thấy, có 4 yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng NCHĐ, trong đó 
môi trường và cơ sở vật chất là yếu tố có tác động nhiều nhất. 
Môi trường và cơ sở vật chất (MT&CSVC): bao gồm môi trường học trên lớp, môi 
trường thực hành, môi trường nhà trường trong việc đưa ra chính sách, quy định, về tín 
chỉ, tiết học. Đây là điều kiện cần thiết và quan trọng để phát triển việc ứng dựng NCHĐ 
trong giảng dạy kĩ năng đọc hiểu TACN cho sinh viên. 
Từ vựng (TV): Từ vựng giúp sinh viên nắm được nội dung bài đọc chính xác. Tuy 
nhiên, rất nhiều sinh viên gặp hạn chế trong kĩ năng đọc hiểu vì thiếu vốn từ vựng do đa 
phần các bạn chỉ chú trọng vào kĩ năng nghe nói do điều kiện xã hội cần sự giao tiếp tốt. 
Từ đó, sinh viên bị hạn hẹp vốn từ dẫn tới việc nhàm chán các bài đọc hiểu. 
Trần Thị Diễm Cần 
108 
Kĩ năng (KN): KN đọc hiểu bao gồm nhiều KN khác nhau (KN tóm tắt bài đọc, KN 
ghi nhớ nội dung, KN phân tích vấn đề,). Đối với sinh viên, các KN này được rèn luyện 
và nâng cao thông qua hoạt động đọc hiểu TACN. Đối với GV, KN được tích lũy qua 
kinh nghiệm giảng dạy hàng năm; trau dồi từ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, 
nghiệp vụ và ứng dụng NCHĐ trong giảng dạy các học phần; học tập từ các bạn sinh viên 
trong từng giờ trên lớp,... 
Hình 3. Mô hình nhân quả trong ứng dụng NCHĐ 
nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy kĩ năng đọc hiểu TACN 
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu, 2018) 
Phương pháp giảng dạy (PPGD): Phương pháp giảng dạy có ảnh hưởng trực tiếp đến 
kết quả học tập và hiệu quả trong việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu học phần TACN của 
sinh viên. GVcó phương pháp giảng dạy đa dạng, mang lại hứng thú thì sinh viên sẽ dễ 
học và nắm bắt được nội dung bài học tốt hơn, giúp phát triển thêm về kĩ năng đọc hiểu. 
3. Kết luận 
Nghiên cứu xây dựng cơ sở đề xuất giải pháp dựa trên 3 cách tiếp cận: (1) tham khảo 
bài học kinh nghiệm của một số quốc gia và công trình nghiên cứu lý thuyết trên thế giới, 
(2) cơ sở chính sách hỗ trợ, (3) kết quả thực tiễn từ nghiên cứu. Từ những cơ sở đó, 
nghiên cứu đề ra một số ý kiến sau: 
(1) Hỗ trợ cơ sở vật chất và môi trường thực hành trong việc ứng dụng NCHĐ trong 
giảng dạy kĩ năng đọc hiểu TACN cho sinh viên; 
(2) Tổ chức những buổi tập huấn mang tính chất thực hành NCHĐ trong giáo dục cho 
GVvà sinh viên tham gia; 
(3) Thay đổi phương pháp dạy học nhằm thúc đẩy tính hiệu quả, tăng hứng thú cho 
sinh viên trong việc tiếp nhận kĩ năng đọc hiểu TACN; 
Thực trạng của việc áp dụng nghiên cứu hành động trong việc nâng cao chất lượng... 
109 
(4) Truyền thông nâng cao tầm quan trọng của học phần TACN và thúc đẩy việc ứng 
dụng NCHĐ trong giảng dạy kĩ năng đọc hiểu TACN. 
Nghiên cứu cho thấy thực trạng sự hiểu biết về NCHĐ trong giảng dạy TACN của 
giảng viên và sinh viên và một số khó khăn trong việc áp dụng NCHĐ trong dạy học kĩ 
năng đọc hiểu. Về phía GV, khó khăn chủ yếu xuất phát từ các yếu tố trường học. Về phía 
sinh viên đa phần đều mong muốn một số vấn đề: nâng cao tầm quan trọng của TACN, đa 
dạng nguồn tài liệu, trang bị phương tiện, thiết bị, môi trường thực hành dành riêng cho 
luyện tập TACN,... Có 4 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng NCHĐ trong việc cải tiến 
chất lượng dạy và học gồm: môi trường và cơ sở vật chất, từ vựng, kĩ năng và phương 
pháp giảng dạy. Trong đó, môi trường và cơ sở vật chất là nhân tố có tác động lớn nhất. 
Từ đó nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu 
quả của hoạt động dạy học TACN, đặc biệt là kĩ năng đọc hiểu thông qua NCHĐ tại địa 
bàn nghiên cứu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Charles Fadel, 2012. “Skills for 21st Century: What should students learn? Center 
for curriculum redesign, Boston, Massachusetts. file:///C:/Users/PCL/Downloads/ 
CCR-Skills_FINAL_June2015.pdf. 
[2] Chu Bảo Hiệp, 2014. Các giải pháp cải tiến phương pháp giảng dạy ở bậc đại học 
theo hướng hiện đại. Tham luận tại Hội thảo Cải tiến phương pháp giảng dạy ở Bậc 
đại học, Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn. 
[3] Dudley-Evans, T., 1998. Research perspectives on English for academic purposes. 
Cambridge: Cambridge Universiti Press, ISBN: 0 521 80518 X. 
[4] Dương Đức Minh, 2012. Ứng Dụng Phương Pháp Nghiên Cứu Hành Động (Action 
Research) vào Hoạt Động Dạy Học Nhằm Nâng Cao Chất Lượng 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_cua_viec_ap_dung_nghien_cuu_hanh_dong_trong_viec.pdf