Đối sánh đặc điểm phương thức tu từ trong tục ngữ về thời tiết của người Hán và người Việt
Biểu đạt ngôn ngữ có hiệu quả cao, nâng cao nghệ thuật biểu hiện ngôn ngữ, tất cả đều cần các
phương thức tu từ. Thông qua đối sánh phương thức tu từ trong tục ngữ về thời tiết của người Hán và người Việt bài viết rút ra những nét tương đồng và dị biệt trong lối sử dụng phương thức tu từ trong kho tàng tục ngữ về thời tiết của hai dân tộc.
27 Tập 12, Số 6, 2018Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 12, Số 6, 2018, Tr. 27-31 ĐỐI SÁNH ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG THỨC TU TỪ TRONG TỤC NGỮ VỀ THỜI TIẾT CỦA NGƯỜI HÁN VÀ NGƯỜI VIỆT HỒ THỊ NGỌC HÀ Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Quy Nhơn TÓM TẮT Biểu đạt ngôn ngữ có hiệu quả cao, nâng cao nghệ thuật biểu hiện ngôn ngữ, tất cả đều cần các phương thức tu từ. Thông qua đối sánh phương thức tu từ trong tục ngữ về thời tiết của người Hán và người Việt bài viết rút ra những nét tương đồng và dị biệt trong lối sử dụng phương thức tu từ trong kho tàng tục ngữ về thời tiết của hai dân tộc. Từ khóa: Tục ngữ, So sánh tục ngữ, Tục ngữ về thời tiết, Tục ngữ người Hán và Việt. ABSTRACT The Comparison of the Rhetorical Devices in the Weather Proverbs of the Chinese and the Vietnamese Expressing language with high effi ciency and enhancing the art of expressing language depend much on the rhetorical devices. Through comparing the rhetorical devices in the weather proverbs of the Chinese and Vietnamese, the article points out the similarities and differences in the way of using the rhetorical devices in the weather proverbs of two languages. Keywords: Proverb, proverb comparison, the weather proverb, the Chinese and Vietnamese’ proverbs. 1. Dẫn nhập Đi sâu vào kho tàng tục ngữ của cả hai ngôn ngữ Trung - Việt chúng tôi thấy rằng tục ngữ liên quan đến thời tiết chiếm một số lượng đáng kể. Vì vậy đối sánh đặc điểm ngôn ngữ trong tục ngữ về thời tiết của người Hán và người Việt là một cách tiếp cận hứa hẹn mở ra nhiều điều mới mẻ, trong đó đối sánh đặc điểm phương thức từ góp phần làm sáng rõ cách thức biểu đạt ngôn ngữ trong tục ngữ về thời tiết. 2. Đặc điểm phương thức tu từ trong tục ngữ về thời tiết của người Hán và người Việt 2.1. Đặc điểm phương thức tu từ trong tục ngữ về thời tiết của người Hán Dựa vào từ điển “俗语词典” (Từ điển tục ngữ) [7], chúng tôi thống kê được 162 câu tục ngữ về thời tiết của người Hán, trong đó có 73 câu tục ngữ dùng các phương thức tu từ. Phương thức tu từ trong số lượng các câu tục ngữ chủ yếu bao gồm: tỉ dụ, tiệm tiến, song quan, khoa trương, đối ngẫu, tỉ nghĩ trong đó tục ngữ đối ngẫu chiếm số lượng lớn, cụ thể với bảng thống kê, phân loại sau: * Email: hothingochadhqn@gmail.com Ngày nhận bài: 03/5/2018; Ngày nhận đăng: 20/9/2018 28 Bảng 1. Phương thức tu từ trong tục ngữ về thời tiết của người Hán Phương thức tu từ Tần số xuất hiện Tỷ lệ Ví dụ Tỉ dụ 8 10,96 春雨贵如油。 Chūnyŭ guì rúyóu (Mùa xuân lượng nước mưa ít, rất quý giá) Đối ngẫu 18 24,66 冬练三九,热练三伏。 Dōng liàn sān jiŭ, rè liàn sānfú) (Mùa đông đến ngày tam cửu thời tiết lạnh nhất, mùa hạ ngày tam phục thời tiết nóng nhất) Tiệm tiến 11 15,07 八月初一下阵雨,旱到来年五月近。 Bāyuè chūyī xià zhènyŭ, zăo dào láinián wŭyuè jīn (Ngày mồng một tháng tám nếu có mưa, sẽ sớm đến cuối tháng năm năm sau.) Song quan 17 23,29 大雪之后是晴天,寒冬过去是春天。 Dōxuĕ zhīhòu shì qíngtiān, hándōng guòqu shì chūntiān (Sau trận tuyết lớn là ngày nắng, đông lạnh đi qua là mùa xuân.) Tỉ nghĩ 10 13,69 玉山戴帽,长工睡觉。 Yùshān dài māo, chánggōng shuìjiào (Trên đỉnh núi bao phủ mây, trời sẽ mưa.) Khoa trương 9 12,33 春光一刻值千金。 Chūnguāng yíkè zhíqiānjīn (Mùa xuân thời gian đáng giá ngàn vàng) Tổng số 73 100 Như vậy, trong các phương thức tu từ được sử dụng trong tục ngữ thì phương thức tu từ đối ngẫu và song quan chiếm số lượng và tỷ lệ cao, phương thức tu từ tỉ dụ chiếm tỷ lệ thấp nhất, các phương thức tu từ tiệm tiến, tỉ nghĩ, khoa trương chiếm tỷ lệ trung bình. Các câu tục ngữ như “冬 练 三 九,热 练 三 伏”, dùng phương thức đối ngẫu, kết cấu và số chữ giống nhau ở hai cụm tạo ra sự cân đối giữa hai vế câu, nhấn mạnh được nóng, lạnh vào tam cửu và tam phục, giúp cho người đọc thấy được hai thái cực trong thời tiết. Hay câu tục ngữ “大雪之后是晴天,寒冬 过去是春天” dùng phương thức tu từ song quan. Lợi dụng vào ngữ âm và ngữ nghĩa để khiến câu tục ngữ trên có hai nghĩa. Câu tục ngữ miêu tả hình ảnh sau ngày mưa gió là ngày nắng đẹp, đông lạnh qua đi là mùa xuân ấm áp. Từ ý nghĩa này câu tục ngữ thể hiện một nghĩa khác, nghĩa này là nghĩa thường dùng để nói nghĩa bóng: sau những ngày khó khăn, gian khổ là những chuỗi ngày hạnh phúc. Với tần số xuất hiện tương đối cao của phương thức tu từ đối ngẫu và song quan, chúng ta thấy rằng người Hán rất thích dùng các kết cấu, số chữ giống nhau giữa các vế trong tục ngữ. Hồ Thị Ngọc Hà 29 Tập 12, Số 6, 2018 Chính cách sử dụng sự hài hòa, nhịp nhàng trong các vế của câu tục ngữ mà tục ngữ dễ đọc và dễ nhớ. 2.2. Đặc điểm phương thức tu từ trong tục ngữ về thời tiết của người Việt Qua 367 câu tục ngữ về thời tiết của người Việt chúng tôi thống kê được dựa vào “Kho tàng tục ngữ người Việt tập 1, tập 2” [6], có 22 câu tục ngữ dùng phương thức tu từ, xuất hiện các phương thức tu từ chủ yếu là phương thức so sánh, nhân hóa, khoa trương Cụ thể các phương thức tu từ được thống kê theo bảng dưới đây: Bảng 2. Phương thức tu từ trong tục ngữ về thời tiết của người Việt Phương thức tu tu Số lượng Tỷ lệ Ví dụ So sánh 4 18,18 Đêm tháng ba như hoa đang nụ. Nhân hóa 11 50,00 Chỉnh đổ mồ hôi, mưa trôi đầy đồng. Ẩn dụ 1 4,55 Thuyền thúng úp núi Nưa, không mưa cũng bão. Khoa trương 6 27,27 Mưa rỉ rả đổ cả Thiên Sơn. Tổng số 22 100 Qua sự thống kê phân loại trên, chúng tôi thấy rằng các phương thức tu từ trong tục ngữ về thời tiết của người Việt có số lượng rất ít bao gồm phương thức tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa và khoa trương. Trong đó phương thức tu từ nhân hóa chiếm số lượng lớn nhất gồm 11 câu, phương thức tu từ ẩn dụ chiếm số lượng ít nhất gồm 1 câu. Điều này chứng tỏ trong các phương thức tu từ, người Việt vẫn rất chuộng dùng lối nhân hóa hơn cả. Hình ảnh nhân hóa trong tục ngữ về thời tiết của người Việt, như “Chỉnh đổ mồ hôi, mưa trôi đầy đồng” hay “Đội mũ sớm mai, thắt đai chiều tối” các tác giả dân gian đã dùng những từ ngữ biểu thị thuộc tính, hoạt động của người dùng để biểu thị thuộc tính, hoạt động của đối tượng khác dựa trên mối quan hệ liên tưởng. Chính nhờ biện pháp tu từ nhân hóa mà các sự vật trở nên sinh động và rất gần gũi với con người. So sánh cũng là phương tiện tu từ xuất hiện trong tục ngữ về thời tiết của người Việt, ví dụ như câu “Đêm tháng ba như hoa đang nụ” giúp cho người đọc hiểu rõ mức độ bức bối, khó chịu khi chuyển mùa bằng hình ảnh so sánh cụ thể “hoa đang nụ”. Với lối dùng này, các tác giả dân gian đã đưa ra các phán đoán khẳng định về một đặc điểm nào đó của đối tượng bằng cách so sánh, liên hệ đối tượng ấy với đối tượng khác. Các đối tượng được đưa ra liên hệ, so sánh là những đối tượng cụ thể, đặc biệt rất gần gũi với nhân dân lao động. Nhờ vậy mà đối tượng cần so sánh thêm cụ thể, dễ hiểu và dễ nhớ, dễ đi vào lòng người. Vì vậy, đây cũng là phương thức tu từ thường gặp trong kho tàng tục ngữ Việt Nam nói chung. Phương thức tu từ khoa trương còn được thể hiện trong tục ngữ về thời tiết của người Việt, như các câu tục ngữ: “Mưa cá mòi nắng lòi con mắt”, “Mưa rỉ rả đổ cả Thiên Sơn”. Đây là những lời nói phóng đại, tuy nhiên sự khoa trương phóng đại này nhằm mục đích nhấn mạnh vào bản chất của đối tượng cần được miêu tả. Hình ảnh khoa trương nắng lòi con mắt làm rõ bản chất của cái nắng nóng khó chịu. Với hình ảnh cụ thể như vậy, người nghe sẽ cảm nhận được mức độ nắng nóng như thế nào. 30 Như vậy, với các phương thức tu từ trên, dù số lượng các phương thức không nhiều, số câu tục ngữ xuất hiện các phương thức tu từ cũng rất khiêm tốn tuy nhiên chúng là một bộ phận quan trọng trong kho tàng tục ngữ thể hiện lối diễn đạt rất độc đáo của nhân dân ta. 3. Đối sánh đặc điểm phương thức tu từ trong tục ngữ về thời tiết của người Hán và người Việt 3.1. Những nét tương đồng về đặc điểm ngôn ngữ trong tục ngữ về thời tiết của người Hán và người Việt Từ sự thống kê phân loại các phương thức từ ở trên, chúng tôi thấy rằng phương thức tu từ được sử dụng trong hai hệ thống tục ngữ chiếm số lượng tương đối thấp. Tuy nhiên ở cả hai hệ thống tục ngữ đều có ba phương thức tu từ giống nhau, song cách gọi tên trong hai ngôn ngữ không giống nhau. Đó là phương thức tu từ tỉ dụ trong tiếng Hán - phương thức tu từ so sánh trong tiếng Việt, phương thức tu từ tỉ nghĩ (tiếng Hán) - phương thức tu từ nhân hóa (tiếng Việt) và phương thức tu từ khoa trương, ngoa dụ hoặc nói quá. Trong phương thức tu từ nhân hóa, tục ngữ về thời tiết của người Hán và người Việt đều xuất hiện hình ảnh “đỉnh núi đội mũ”- dùng từ ngữ biểu thị hoạt động của người “đội mũ” biểu thị cho hoạt động của “đỉnh núi”, là cho vật có những hành động giống người. Tục ngữ Hán có câu “玉山戴帽,长工睡觉” (Đỉnh núi đội mũ, trời sắp mưa), tục ngữ Việt có câu nhân hóa tương tự “Đội mũ sớm mai, thắt đai chiều tối” hoặc “Chóp chài đội mũ, mây phủ Đá Bia, ếch nhái kêu lia, trời mưa như trút”. Ngoài ra, trong tục ngữ về thời tiết của người Hán và người Việt còn dùng hình ảnh ngoa dụ giống nhau. Hình ảnh “chết người” được dùng là hình thức nói quá, có tác dụng giúp cho người đọc, người nghe cảm nhận được sự khắc nghiệt của thời tiết. Người Hán có câu tục ngữ như “七月的天热死人” (Trời tháng bảy nóng chết người), “春寒冻死人” (Đầu mùa xuân lạnh chết người); người Việt lại có câu dùng hình ảnh nói quá tương tự “Tháng ba, bà già chết rét”, “Nắng lò hang cả làng chết rét”. Như vậy, thông qua những nét tương đồng về phương thức tu từ trong tục ngữ về thời tiết: trong cách diễn đạt các phương thức tu từ, các hình ảnh sử dụng trong các phương thức tu từ đã thể hiện rõ trong kinh nghiệm sống của hai dân tộc mà đặc biệt là cách quan sát các hiện tượng tự nhiên có nhiều điểm giống nhau. 3.2. Những nét khác biệt về đặc điểm phương thức tu từ trong tục ngữ về thời tiết của người Hán và người Việt Các phương thức tu từ là một bộ phận không thể thiếu, tồn tại trong tục ngữ về thời tiết của người Hán và người Việt. Chính các phương thức tu từ đã góp phần giúp cho các câu tục ngữ trở nên sống động. Trong tục ngữ về thời tiết của người Hán, phương thức tu từ đối ngẫu, song hành và tiệm tiến là ba phương thức tu từ chiếm số lượng lớn, phương thức tu từ đối ngẫu chiếm tỷ lệ 24,66% với 18 câu; phương thức tu từ song quan chiếm tỷ lệ 23,29% với 17 câu và phương thức tu từ tiệm tiến chiếm tỷ lệ 15,07% với 11 câu. Trong khi đó tục ngữ về thời tiết của người Việt không có ba phương thức tu từ này. Phương thức tu từ so sánh trong tục ngữ về thời tiết của người Hán có 8 câu, ví dụ: “春雨 贵如油”, cao hơn so với tục ngữ về thời tiết của người Việt với 4 câu, ví dụ: “Đêm tháng ba như hoa đang nụ”. Hồ Thị Ngọc Hà 31 Tập 12, Số 6, 2018 Tục ngữ về thời tiết của người Hán không xuất hiện phương thức tu từ ẩn dụ, trong khi đó tục ngữ về thời tiết của người Việt có phương thức này chiếm tỷ lệ 4,55% với số lượng 1 câu. Từ đây, có thể thấy được trong tục ngữ về thời tiết, người Hán thích sử dụng các phương thức tu từ có kết cấu và số chữ giống nhau giữa hai vế câu tạo ra sự cân đối hài hòa, hoặc cách dùng các hình ảnh đối lập trong câu nhằm mục đích dễ đọc dễ nhớ. Ngoài ra phương thức tu từ tỉ dụ chiếm số lượng đáng kể trong tục ngữ về thời tiết của người Hán cũng thể hiện rõ lối so sánh ví von những sự vật gần gũi trong cuộc sống hàng ngày được người dân yêu thích. Trong khi đó, tục ngữ về thời tiết của người Việt thì hoàn toàn không có cách dùng các hình ảnh đối lập trong vế câu để diễn đạt hay nhấn mạnh hiện tượng thời tiết mà chỉ dùng sự đối ứng giữa các vế câu. 4. Kết luận Qua đối sánh các phương thức tu từ trong tục ngữ về thời tiết của người Hán và người Việt, chúng ta thấy được số lượng các phương thức tu từ trong hai hệ thống tục ngữ chiếm số lượng tương đối hạn chế. Một số phương thức tu từ trong tục ngữ về thời tiết của người Hán và người Việt tuy tên gọi khác nhau nhưng thực chất là một như so sánh - tỉ dụ, tỉ nghĩ - nhân hóa. Việc sử dụng các phương thức tu từ giống nhau trong tục ngữ về thời tiết của hai dân tộc thể hiện rõ lối sử dụng các hình ảnh để miêu tả các hiện tượng thời tiết có sự tương đồng, từ đó thấy được sự tương đồng về quan niệm, kinh nghiệm sống của hai dân tộc. Tục ngữ về thời tiết của người Việt không có các phương thức tu từ như: đối ngẫu, song hành, tiệm tiến. Điều này thể hiện rõ trong tục ngữ về thời tiết của người Việt không dùng nhấn mạnh sự đối lập hay tăng tiến giữa các vế câu để nói rõ sự khác biệt về thời tiết. Phương thức tu từ tuy chiếm một số lượng không lớn trong hệ thống tục ngữ về thời tiết, nhưng đã góp phần thể hiện lối diễn đạt gần gũi nhưng không kém phần độc đáo của nhân dân hai nước Trung - Việt. Đó cũng là một trong những lý do mà tục ngữ dễ nhớ, dễ sử dụng, có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, (2001). 2. Nguyễn Đức Dân, Triết lý trong tục ngữ so sánh, Tạp chí Ngôn ngữ, (4), tr. 1 - 11, (2008). 3. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri, Tục ngữ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H., (1993). 4. Nguyễn Đức Dương, Từ điển tục ngữ Việt Nam, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, (2008). 5. Vương Trung Hiếu, Tục ngữ Việt Nam chọn lọc, Nxb Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh, (1996). 6. Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Thúy Loan, Phan Lan Hương, Nguyễn Luân, Kho tàng tục ngữ người Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, (2002). 7. 徐宗才,应俊玲,俗语词典》,商务印书馆,北京, (1998). 8. 徐宗才, 俗语》,商务印书馆,北京, (1999). 9. 黄丹,《英汉俚俗语的语言文化共性》,西南民族大学学报, (2004). 10. 郭良夫,应用汉语词典,商务印书馆,北京, (2000). 11. 郝长留,《常用俗语词典》,北京出版社, (1992). 12. 房玉清,《实用汉语语法》,北京大学出版社,北京, (2001).
File đính kèm:
- doi_sanh_dac_diem_phuong_thuc_tu_tu_trong_tuc_ngu_ve_thoi_ti.pdf