Đôi nét về văn hóa con số trong Văn học Trung Quốc
TÓM TẮT
Xưa nay, trong nền văn học Trung Quốc có không ít văn nhân đã để lại những tác phẩm bất hủ. Trình độ
của họ thật sự đã đạt đến bậc thầy trong việc đưa các con số vào những sáng tác của mình một cách hết
sức sáng tạo. Tìm hiểu văn hoá con số trong văn học Trung Quốc có ý nghĩa đặc biệt đối với việc sáng tạo
ngôn ngữ thi ca mà các bậc văn nhân Trung Quốc là những tấm gương tiêu biểu.
: 一别之后,二地悬念。只说是三四月,又 谁知五六年。七弦琴无心弹,八行书不可 传,九连环从中折断,十里长亭望眼欲 穿。百思想,千系念,万般无奈把郎怨。 万言千语说不完,百无聊赖十倚栏。重九登高 看孤雁,八月中秋月不圆。七月半,烧香秉烛 问苍天。六月伏天,人人摇扇我心寒。五月石 榴如火,偏遇阵阵冷雨浇花端。四月枇杷未 黄,我欲对镜心意乱。匆匆匆,三月桃花随水 转。飘零零,二月风筝断了线。噫!郎呀郎, 巴不得下一世,你为女来我为郎! Dịch nghĩa: Một khúc biệt ly, hai trời thương nhớ. Những tưởng ba bốn tháng, ai dè năm sáu năm. Bảy cung đàn bỏ mặc, tám chồng sách chẳng tơ. Chín lần liền đứt đoạn, mười dặm lầu đài mỏi mắt ngóng mong. Trăm nỗi nhớ, ngàn niềm thương, vạn lần oán trách chàng không đặng. Ngàn vạn lời kể sao cho xiết, trăm sự bất tín, mười sự bất tin. Trùng Cửu4 lên cao, chỉ thấy cánh nhạn cô đơn. Tháng tám Trung thu trăng như khuyết. Rằm tháng bảy thắp hương đốt nến vấn trời cao. Tháng sáu vào hạ, người ta quạt mát sao lòng thiếp giá băng. Tháng năm hoa lựu đỏ, gặp lúc cơn mưa tưới cánh hoa. Tháng tư tì bà chưa chín, gương soi trước mặt lòng rối rắm. Thấm thoắt, hoa đào tháng ba bay theo gió. Chới với, cánh diều tháng hai đứt mất dây. Chàng ơi chàng hỡi, những mong kiếp sau chàng phận gái thiếp phận trai. Tâm trạng vừa giận vừa thương của người con gái được lột tả chỉ bằng 26 lần sử dụng những con số đếm từ số 1 đến số hàng vạn, khổ trước là từ số 1 đến số hàng vạn, khổ sau là ngược lại từ số hàng vạn đến số 1. Tương Như cứ ngỡ bức thư tương đối khó hiểu của mình sẽ làm cho Văn Quân chùn bước, nào ngờ đâu thư hồi âm của Văn Quân đã khiến Tương Như cảm thấy hổ thẹn xen lẫn xúc động, liền sau đó cho người rước Văn Quân về Kinh với mình. Văn hoá con số trong thành ngữ miêu tả hình tượng nhân vật Người Trung Quốc rất ưa sử dụng các con số trong những câu thành ngữ để miêu tả cuộc sống, cảnh vật và con người trong xã hội. Nhờ đó, đã góp phần làm sinh động thêm nội dung đề tài được phản ánh. Ví dụ 6: Miêu tả hình tượng kẻ tham ô 一心二用,两面三刀,三头六臂,四面楚歌, 五斗折腰,六亲不认,七上八下,八面玲珑, 九霄难逃,十恶不赦。 Dịch âm: Nhất tâm nhị dụng, lưỡng diện tam đao, tam đầu lục tí, tứ diện sở ca, ngũ đẩu chiết yêu, lục thân bất nhận, thất lượng bát hạ, bát diện linh lung, cửu tiêu nan đào, thập ác bất xá. Dịch nghĩa: Không làm việc vì dân, chỉ màng đến lợi ích cá nhân; trước mặt bề trên thì nói một đằng, sau lưng kẻ dưới lại nói một nẻo; tìm mọi cách có lợi cho mình, như có ba đầu sáu tay; cuối cùng sẽ tự rơi vào thế khó; chỉ vì lợi ích nhỏ nhoi mà khúm núm thấp hèn, đánh mất tình người, ngày đêm thấp thỏm lo âu; tuy ba vành bảy vẽ, khéo ăn khéo nói, nhưng rốt cuộc cũng khó mà tránh khỏi lên chín tầng mây, bởi tội ác tày trời không dễ tha thứ. Ví dụ 7: Miêu tả người tôi tớ có tính cách xấu xa 一副奴才相,两手往下垂,三角眼闪亮,四楞 59KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016 VĂN HÓA - VĂN HỌC v 脸堆媚,五官不端正,六神透阴气,七寸长脖 子,八两小脑袋,九根黄胡子,十分不像人。 Dịch âm: Nhất phó nô tài tướng, lưỡng thủ vãng hạ thuỳ, tam giác nhãn thiểm lượng, tứ lăng liễm đôi mi, ngũ quan bất đoan chính, lục thần thấu âm khí, thất thốn trường bột tử, bát lạng tiểu não đại, cửu căn hoàng hồ tử, thập phân bất tượng nhân. Dịch nghĩa: Một khuôn mặt đầy tớ, hai tay buông thõng xuống, mắt tam giác chớp chớp, mặt vuông hay nịnh bợ, ngũ quan thiếu đoan chính, lục thần đầy âm khí, cổ dài đến bảy tấc, đầu nhỏ được tám lạng, chín cọng râu nhuốm vàng, rõ mười mươi khác người. Ví dụ trên cũng đã sử dụng những cụm từ gồm các số từ 1 đến 10 để miêu tả một vài kẻ tôi tớ của xã hội cũ với tính cách đê tiện, thấp hèn. Ví dụ 8: Miêu tả kẻ ham mê bài bạc, có máu đỏ đen 一心赢钱,两眼通红,三餐无味,四肢乏力, 五业荒废,六亲不认,七窍生烟,八方借债, 九(久)陷泥潭,十(实)成灾难。 Dịch âm: Một tâm doanh tiền, lưỡng nhãn thông hồng, tam xan vô vị, tứ chi phạp lực, ngũ nghiệp hoang phế, lục thân bất nhận, thất khiếu sinh yên, bát phương tá trái, cửu hãm nê đàm, thập thành tai nạn. Dịch nghĩa: Một lòng chỉ ham thắng bạc, hai mắt đỏ ngầu, ba bữa không ngon miệng, tứ chi rã rời, nghề nghiệp bỏ bê, sao nhãng tình thân, vô cớ giận dữ, vay mượn tám phương, lấn sâu xuống bùn lầy, ắt sẽ thành tai họa. Ví dụ này đã sử dụng cụm từ hoặc thành ngữ có các chữ số từ 1 đến 10, miêu tả đời sống cũng như trạng thái tâm lí của kẻ đam mê đỏ đen, nhấn mạnh quy luật càng chơi càng thua nhiều, càng thua lại càng muốn gỡ của những con bạc, để rồi chuốc lấy cảnh tan cửa nát nhà, tan đàn sẻ nghé. Văn hoá con số trong câu đối, câu đố Con số không chỉ được dùng trong thơ ca, mà nó còn được sử dụng trong các câu đối, câu đố. Có thể thấy con số trong câu đối, câu đố là một chất liệu đặc biệt để tạo nên nét riêng của thể loại này. Ví dụ 9: 天数五,地数五,五十五年,五世同堂,共仰 一人有庆; 春八十,秋八十,八旬八月,八方万国,咸喊 万寿无疆。 Dịch âm: Thiên số ngũ, địa số ngũ, ngũ thập ngũ niên, ngũ thế đồng đường, cộng ngưỡng nhất nhân hữu khánh. Xuân bát thập, thu bát thập, bát tuần bát nguyệt, bát phương vạn quốc, hàm hô vạn thọ vô cương. Dịch nghĩa: Đếm từ đầu là năm, đếm từ cuối cũng là năm, giữ ngôi năm mươi lăm năm, ngũ đại đồng đường, cùng mừng sinh nhật Hoàng đế. Đếm từ xuân là tám mươi, đếm từ thu cũng là tám mươi, sinh vào tháng tám, mừng tuổi tám mươi, tứ diện bát phương, hoan hô vạn thọ vô cương. Ở vế trước, tác giả đã năm lần sử dụng con số 5, ý muốn chúc mừng Hoàng đế Càn Long lên ngôi được 55 năm, lại có được 5 thế hệ trong nhà. Phía vế sau cũng năm lần sử dụng con số 8, ý muốn chúc mừng ngày sinh của Hoàng đế vào tháng tám ở độ tuổi tám mươi. Với cách dùng tài hoa như vậy, những con số nêu trên đã góp phần làm cho khả năng chơi chữ của tác giả đạt đến sự điêu luyện, đồng thời cũng thỏa mãn được đam mê nghệ thuật câu đối của Hoàng đế Càn Long. 60 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016 v VĂN HÓA - VĂN HỌC Ví dụ 10: Đời nhà Thanh, có một người họ Trịnh tên Bản Kiều5, làm đến chức quan tri huyện. Ông thường xuyên vi hành để tìm hiểu cuộc sống của người dân lao động. Có lần Trịnh Bản Kiều đi ngang qua nhà một người nông dân, thấy trước cửa có dán câu đối, vế đối trước là:二、三、四、五 (nhị, tam, tứ, ngũ); vế đối sau là: 六、七、八、九 (lục, thất, bát, cửu); vế ngang lại để trống. Đám tuỳ tùng không ai hiểu ra ý gì, duy chỉ có quan tri huyện là hiểu ra. Té ra, dựa vào nghĩa của cả hai vế thì vế hàng ngang phải là: “缺衣(一)少食 (十)” {khuyết y (nhất) thiếu thực (thập)}”. Như ta đã biết, trong tiếng Hán, “衣” (quần áo) đồng âm với “一” (nhất), “食” (lương thực) đồng âm với “ 十” (thập), nghĩa là dân đói khổ, thiếu ăn lại thêm thiếu cả mặc, ăn không thấy no, ngủ cũng không được yên. Người nông dân chỉ cần dùng chưa đến mười con số đã bày tỏ được tình cảnh khốn khổ ở nơi mình đang sinh sống. Tác giả không những đã thể hiện được tài năng xuất chúng, mà còn không phạm vào tội khi quân với Hoàng đế. Thấy thế quan tri huyện Trịnh Bản Kiều đã tặng cho người nông dân quần áo, lương thực, thực phẩm và tiền bạc, hòng giúp đỡ cho dân khắc phục những khó khăn trước mắt. Ví dụ 11: Trong sử sách Trung Quốc, Hoàng đế Càn Long là một người thích thơ ca, câu đối và rất giỏi chơi chữ. Người thường hay cùng Kỷ Hiểu Lam6 trao đổi thơ văn, câu đối. Một lần Hoàng đế Càn Long làm một bài thơ đố Kỷ Hiểu Lam như sau: 下珠帘焚香去卜卦, 问苍天,侬的人儿落在谁家? 恨王郎全无一点直心话, 欲罢不能罢,吾把口来压。 论文字交情不羞,染成皂难讲一句清白话。 分明一双好鸳鸯,却被刀割下。 抛的努力尽手又乏, 细思量口与心俱是假。 Kỷ Hiểu Lam nghe đoạn, liền ngẫm nghĩ rồi trả lời đúng đáp án là mười con số: 一、二、 三、四、五、六、七、八、九、十 (nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu, thập). Nhìn bề ngoài, đây là bài thơ miêu tả người mẹ của Minh Châu cách cách ở Hàng Châu, với nỗi nhớ mong trông ngóng của người phụ nữ bị ruồng bỏ. Nhưng thực ra đây lại là một câu đố, bởi ở mỗi một câu của nó đều ẩn chứa một con số. Hoá ra, “下”去了“卜” là một;“天”不见“人”là hai; “王”无“一” là ba;“罢”不要“能” là bốn;“吾”去了“口” là năm;“交”不 要“叉”(差)là sáu;“皂”去了“白” là bảy;“分”去了“刀” là tám;“抛”去了“ 力”与“才” là chín;“思”去了“口”和“ 心” là mười. Có thể thấy, người Trung Quốc vốn tao nhã hào hoa từ lâu đã nổi tiếng là hay chơi chữ và giỏi chơi chữ. Thông qua việc sử dụng tài tình các con số khiến chúng như có phép màu, là chất xúc tác tạo nên thứ cảm xúc thăng hoa cho người đọc. Dù thoạt đầu rất đỗi đơn giản, nhưng nếu sử dụng những con số một cách thích hợp thì sẽ làm cho văn chương và thơ ca trở nên uyển chuyển, muôn màu sắc và đầy sức sống./. Ghi chú: 1. Thiệu Khang - Nhà thơ, nhà toán học, nhà đạo học đời Bắc Tống - Trung Quốc. 2. Thành phố nằm trong đồng bằng châu thổ sông Trường Giang của Trung Quốc, và là thủ phủ tỉnh Chiết Giang. 3. Tư Mã Tương Như, tự Tràng Khanh (179 TCN – 117 TCN), người ở Thành Đô. Ông là người đa tài, văn hay, đàn giỏi. 4. Theo phong tục của người Trung Quốc bắt nguồn từ đời Hán, ngày 9 tháng 9 âm lịch hàng năm là ngày Tết Trùng Dương (hay còn gọi là Tết Trùng Cửu). 61KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 2 - 7/2016 VĂN HÓA - VĂN HỌC v 5. Trịnh Bản Kiều người vùng Giang Tô, sống vào đời nhà Thanh. Hội hoạ, thi thơ và thư pháp của Trịnh Bản Kiều được người đời kính nể, xưng tụng là “Tam tuyệt”. 6. Kỷ Quân, tự là Hiểu Lam (26/7/1724 – 14/2/1805), danh sĩ nổi tiếng đời nhà Thanh, tác giả cuốn “Duyệt Vi Tảo Đường Bút Ký”, là một trong những tác phẩm nổi tiếng đương thời. Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Văn Khang, “Con số văn hoá Trung Hoa qua cách sử dụng các con số”, tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, 01/2001, tr24-26. 2. 区慕洁“百万智测2-3岁亲子启智游戏”, 上 海第二军医大学出版社, 2007年。 INTERESTING USES OF FIGURES IN CHINESE LITERATURE Abstract: Figures are part of literature. But a question of how to put figures into a literature work without damaging the nature of literature is always hard to answer. In their works many ancient Chinese writers show uniquely creative ways of using figures. The article discuses uses figures in Chinese literature works as a cultural feature of the Chinese literature. It finally provides examples of creatively using figures to underline the significance of the cultural feature of figures in Chinese literature works. Keywords: figure, art, culture, poetry Ngày nhận: 23/5/2016 Ngày phản biện: 14/7/2016 Ngày duyệt đăng: 21/7/2016
File đính kèm:
- 15_8298_2137200.pdf