Điền từ - Dạng bài không quá khó

Đa số học sinh không đạt điểm tối đa trong các bài trắc nghiệm điền từ vào chỗ

trống trong dạng bài đọc hiểu mặc dù dạng bài này không hẳn là quá khó.

Điền từ - dạng bài không quá khó

(I) Nội dung

Thông thường dạng bài điền từ vào chỗ trống bao gồm 1 đoạn văn (khoảng 150 –

200 từ) với các chỗ trống để điền từ. Đi kèm là các phương án cho học sinh lựa

chọn để điền vào các chỗ trống trong đoạn văn. Đây là dạng bài tập có phạm vi

kiến thức rất rộng, nhằm kiểm tra kiến thức ngôn ngữ tổng hợp của học sinh trong

rất nhiều lĩnh vực ngữ pháp như: từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, ngôn ngữ, yếu tố văn

hóa v.v

pdf8 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điền từ - Dạng bài không quá khó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điền từ - dạng bài không quá khó 
 Đa số học sinh không đạt điểm tối đa trong các bài trắc nghiệm điền từ vào chỗ 
trống trong dạng bài đọc hiểu mặc dù dạng bài này không hẳn là quá khó. 
Điền từ - dạng bài không quá khó 
(I) Nội dung 
Thông thường dạng bài điền từ vào chỗ trống bao gồm 1 đoạn văn (khoảng 150 – 
200 từ) với các chỗ trống để điền từ. Đi kèm là các phương án cho học sinh lựa 
chọn để điền vào các chỗ trống trong đoạn văn. Đây là dạng bài tập có phạm vi 
kiến thức rất rộng, nhằm kiểm tra kiến thức ngôn ngữ tổng hợp của học sinh trong 
rất nhiều lĩnh vực ngữ pháp như: từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, ngôn ngữ, yếu tố văn 
hóa v.v 
Để giúp các em làm tốt bài tập dạng này, sau đây chúng tôi xin hướng dẫn chi tiết 
cách làm bài và giúp các em nhận biết các lỗi cũng như các “bẫy” thường gặp. Các 
câu hỏi thường được phân chia theo các cấp độ kiến thức từ đơn vị từ vựng, cụm 
từ, cấu trúc câu và đến toàn đoạn. Trong phần 1 này, chúng tôi sẽ đề cập các dạng 
câu hỏi ở cấp độ từ vựng. 
1. Trong tiếng Anh có 3 loại từ cơ bản là danh từ, động từ, tính từ. 
Và đây cũng chính là các từ loại được hỏi nhiều nhất. Nhận biết các từ loại này 
không khó, nhưng để chọn đúng từ cần điền vào chỗ trống, các em cần nhớ những 
quy tắc sau: 
- Danh từ thường đứng đầu câu đóng vai trò là chủ ngữ, hoặc đứng sau động từ làm 
tân ngữ cho động từ đó. 
- Tính từ dùng để bổ sung ý nghĩa cho danh từ và thường đứng trước danh từ. 
- Động từ thường được bổ nghĩa bởi trạng từ (có thể đứng sau hoặc trước động từ). 
Khi làm bài, các em cần xác định vị trí của từ cần điền so với các từ xung quanh và 
đoán xem đó là loại từ gì, sau đó mới nhìn xuống phần phương án lựa chọn. Với 
cùng một gốc từ, nếu có xuất hiện một từ loại đang cần thì các em có thể chọn 
luôn. Trong trường hợp có hơn 1 từ cùng từ loại thì ta phải cân nhắc về nghĩa. 
Ví dụ: 
[] There are doubts about the _____ of the new drug in treating the disease. [] 
1. A. effect B. effective C. effectiveness D. effectively 
Chỗ trống cần điền đứng sau mạo từ “the” nên chắc chắn phải là danh từ. Trong 4 
phương án trên có tới 2 danh từ là effect (ảnh hưởng) và effectiveness (hiệu lực, 
tác dụng) nên ta phải dựa vào nghĩa của câu và từ để chọn. Có những hoài nghi về 
tác dụng chữa bệnh của loại thuốc mới nên effectiveness là đáp án đúng. 
2. Giới từ là một trong những phần yếu nhất của hầu hết học sinh. 
Điều này một phần cũng bởi vì giới từ tiếng Anh và giới từ tiếng Việt có nhiều 
trường hợp khác xa nhau, thậm chí đối nghịch nhau, dẫn đến việc sử dụng sai của 
nhiều học sinh. Chẳng hạn như giới từ “trên, dưới”. Chúng ta thường 
nói: trên trời, dưới biển tuy nhiên tiếng Anh lại nói: in the sky, in the sea 
(chứ không phải “onthe sky”, “under the sea” như nhiều học sinh nhầm lẫn). Mặt 
khác, tùy vào ngữ cảnh của câu và hàm ý của người nói mà giới từ được dùng cho 
phù hợp. 
Ví dụ: 
cùng với từ “rain” nhưng ta có thể dùng cả giới từ “in” hoặc “under” tùy hoàn 
cảnh. Hãy so sánh: 
· She was completely wet because she had walked in the rain. (Cô ấy đi trực tiếp 
trong mưa) 
· With a big umbrella she walked leisurely under the rain. (Cô ấy không trực tiếp 
bị mưa vì đã che ô). 
Ngoài ra, giới từ chỉ thời gian cũng là nguyên nhân khiến nhiều học sinh mất điểm 
trong bài thi. Để giúp các em dễ nhớ cách dùng giới từ chỉ thời gian, chúng tôi đã 
rút ra: “Ngày on giờ at tháng, năm in”. Khi làm bài, dựa vào những từ chỉ thời 
gian đứng gần nhất là các em có thể tìm giới từ tương ứng. 
3. Loại câu hỏi thứ ba cũng thường thấy trong các bài thi tốt nghiệp THPT là 
dạng câu hỏi về các từ để hỏi (wh-question). Trong bài học hôm nay, chúng ta 
cùng ôn lại ý nghĩa của các từ để hỏi này: 
- What: cái gì, điều gì. What were you doing at 10 p.m last night? (10 giờ tối qua 
cậu đang làm gì vậy?) 
- Which: cái nào (khi có nhiều lựa chọn). Which do you want, red or blue one? 
(Chị muốn mua chiếc nào, chiếc màu xanh hay chiếc màu đỏ?) 
- Who: ai, người nào (hỏi cho chủ ngữ). Who taught you English at secondary 
school? (Ai dạy bạn tiếng Anh ở cấp 2 vậy?) 
- Whom: ai, người nào (hỏi cho tân ngữ của động từ). Whom is he talking about? 
(Anh ta đang nói về ai thế?) 
- Whose (+ danh từ): của ai. Whose books are these? (Những quyển sách này là 
của ai vậy?) 
- Where: ở đâu. Do you know where is my key? (Cậu có biết chìa khóa của tớ ở 
đâu không?) 
- When: khi nào. When do you fininsh the assignment? (Khi nào thì cậu hoàn 
thành bài tập?) 
- Why: tại sao. Why are you looking at me like that? (Sao chị nhìn tôi như thế?) 
- How: như thế nào. How does she look? (Trông cô ấy thế nào?) 
- How often: bao lâu một lần (hỏi tần suất). How often do you come back home? 
(Bao lâu bạn về quê một lần?) 
- How much/ many: hỏi số lượng. How many students are there in your class? 
(Lớp bạn có bao nhiêu học sinh?) 
- How far: bao xa. How far is it from your house to the school? (Từ nhà bạn đến 
trường bao xa?) 
Khi chọn từ để điền, các em phải đọc kỹ nội dung câu hỏi để xác định từ điền cho 
chính xác. 
Ví dụ: 
To the majority of us, this is someone we trust completely and __(1)__understands 
us better than anyone else. 
A. whose B. who C. whom D. which 
Ta thấy rằng từ cần điền dùng để chỉ người (someone) nên phương án “which” bị 
loại. Ta không thể dùng phương án A vì từ đi sau là động từ (understands) chứ 
không phải danh từ. Từ cần điền phải là đại từ chỉ người đóng vai trò là chủ ngữ 
cho mệnh đề phía sau. Theo như phân tích ở trên, who dùng cho chủ ngữ 
còn whom dùng cho tân ngữ nên suy ra who là đáp án đúng. 
(II) Đề mẫu (Sample): 
Marconi was born in Bologna in Northern Italy, __(1)__1874. His father was a rich 
Italian businessman, and his mother was a Scot __(2)__ had lived in Ireland and 
had gone to Italy to study music. The family lived in a country house, the Villa 
Grifone,just outside Bologna. 
When he was a boy, people didn’t think that Marconi was __(3)__ clever. He was a 
quiet boy who spoke little __(4)__ thought a lot. He liked nothing better than to sit 
and rea science books in his father’s big library. He also loved to __(5)__ 
experiments with electricity. For most of his early life, he was taught at home. He 
did not go to school. 
1. A. on B. at C. in D. through 
2. A. who B. whom C. which D. whose 
3. A. particular B. particularly C. particularity D. particulars 
4. A. though B. if C. and D. but 
5. A. make B. do C. take D. have 
Chúc các bạn học tốt nhé !^^ 

File đính kèm:

  • pdfdoc22_6789.pdf