Đề xuất một vài giải pháp về giảng dạy kiến thức văn hóa nhằm nâng cao chất lượng Dạy - Học tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) tại học viện khoa học quân sự

Văn hóa và ngôn ngữ là hai yếu tố không thể tách rời. Văn hoá là môi trường trong đó ngôn ngữ

được sử dụng theo các quy tắc ứng xử chung của một cộng đồng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một thành

tố quan trọng hàng đầu của văn hóa, là công cụ để ghi lại và biểu đạt văn hóa. Nói cách khác, ngôn

ngữ chứa đựng trong nó rất nhiều kiến thức văn hóa của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó. Vì vậy,

trong giảng dạy ngôn ngữ, giảng dạy kiến thức văn hóa cần được chú trọng và quan tâm đúng mực.

Trên cơ sở đánh giá khái quát thực trạng giảng dạy kiến thức văn hóa trong quá trình giảng dạy tiếng

Pháp, bài báo tập trung đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy-học tiếng Pháp tại

Học viện Khoa học Quân sự thông qua giảng dạy kiến thức văn hóa

pdf10 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề xuất một vài giải pháp về giảng dạy kiến thức văn hóa nhằm nâng cao chất lượng Dạy - Học tiếng Pháp (ngoại ngữ 2) tại học viện khoa học quân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiếu hiểu biết về văn hóa gây ra. 
Đối với học viên, sinh viên tiếng Pháp (Ngoại ngữ 
2) tại Học viện Khoa học Quân sự, qua điều tra, 
tỷ lệ thiếu kiến thức về văn hóa chung và văn hóa 
Pháp là khá cao (65% và 44%). Điều đó đặt ra yêu 
cầu cần phải tăng cường dạy lồng ghép kiến thức 
văn hóa trong các giờ ngoại ngữ. Dưới đây, chúng 
tôi đề xuất một số nội dung văn hóa bám sát theo 
nội dung kiến thức trong giáo trình chính Initial 
1, 2 mà học viên, sinh viên đang học, đồng thời 
đề xuất một vài phương pháp, hoạt động dạy lồng 
ghép kiến thức văn hóa. 
6.1.1. Nội dung văn hóa
Khi đề xuất nội dung kiến thức văn hóa, chúng 
tôi dựa theo những tiêu chí sau: Nội dung kiến 
thức văn hóa phải bám sát mục tiêu đào tạo, chuẩn 
đầu ra của Học viện đối với học viên, sinh viên 
học ngoại ngữ 2 và gắn với chương trình học theo 
giáo trình chính Initial 1, 2. Nội dung giảng dạy 
cần được lồng ghép trong các bài thực hành tiếng 
tổng hợp cũng như các tiết rèn luyện, phát triển kỹ 
năng ngôn ngữ với thời lượng, dung lượng kiến 
thức phù hợp. Nội dung giảng dạy phải rõ ràng, 
ngắn gọn, thiết thực, mang tính thời sự, phù hợp 
với trình độ và nhu cầu của người học. 
Liên quan đến nội dung văn hóa được đưa vào 
giảng dạy lồng ghép cho đối tượng học tiếng Pháp 
(Ngoại ngữ 2), chúng tôi đề xuất 15 nội dung tương 
ứng với 3 học phần tiếng Pháp, mỗi học phần gồm 
5 nội dung như sau:
- Học phần 1: 
+ Giới thiệu tổng quan nước Pháp (vị trí địa 
lý, diện tích, dân số, sông ngòi, khí hậu, các thành 
phố lớn) 
+ Văn hóa chào hỏi của người Pháp
+ Ngôn ngữ cử chỉ của người Pháp
+ Một số nhân vật nổi tiếng ở Pháp
+ Một số thành phố lớn ở Pháp
- Học phần 2: 
+ Văn hóa ẩm thực 
+ Văn hóa mua sắm
+ Du lịch 
+ Giao thông ở Pháp
+ Đặt phòng ở khách sạn
71KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
- Học phần 3: 
+ Lễ hội Pháp
+ Cuộc sống hôn nhân và gia đình
+ Phương tiện truyền thông của Pháp
+ Hệ thống giáo dục của Pháp 
+ Liên minh Châu Âu và cộng đồng Pháp ngữ.
6.1.2. Phương pháp và hoạt động dạy lồng 
ghép kiến thức văn hóa
Vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng 
dạy kiến thức văn hóa
Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu 
điểm và hạn chế nhất định. Vì thế, căn cứ vào mục 
tiêu, yêu cầu, nội dung bài học, thời gian lên lớp 
và đối tượng học viên, sinh viên mà giảng viên 
lựa chọn, kết hợp các phương pháp giảng dạy cho 
phù hợp. Đối với các nội dung văn hóa, giảng viên 
có thể kết hợp phương pháp nghe-nhìn, nghe-
nói; phương pháp thuyết trình với sử dụng các 
phương tiện hỗ trợ bài giảng như hình ảnh, video, 
powerpoint; phương pháp liên văn hóa, giao văn 
hóa để tạo sự hào hứng, phấn khởi cho học viên, 
sinh viên, giúp học viên, sinh viên tiếp thu bài dễ 
dàng và ghi nhớ nội dung kiến thức sâu hơn.
Đa dạng hóa các hoạt động giảng dạy văn hóa
Song song với sử dụng linh hoạt các phương 
pháp giảng dạy, giảng viên còn cần lồng ghép, đa 
dạng hóa các hoạt động giảng dạy văn hóa, chúng 
tôi đề xuất một số các hoạt động sau:
+ Thuyết trình
Với hoạt động này, giảng viên có thể cung 
cấp trước cho học viên, sinh viên các chủ đề 
văn hóa, yêu cầu họ tìm tài liệu liên quan đến 
chủ đề rồi thuyết trình trước lớp. Chẳng hạn, 
giảng viên có thể yêu cầu tìm các tài liệu về 
biểu tượng của nước Pháp hoặc các nhân vật 
nổi tiếng ở Pháp... Trong quá trình thuyết trình, 
học viên, sinh viên có thể sử dụng phương tiện 
như máy tính, tivi để hỗ trợ thêm cho bài thuyết 
trình của mình. Hoạt động này giúp nâng cao ý 
thức tự học của học viên, sinh viên và khuyến 
khích họ tìm tòi kiến thức văn hóa thông qua các 
phương tiện thông như sách, báo, internet 
+ Thảo luận
Giảng viên nên thường xuyên tổ chức các buổi 
thảo luận xung quanh các chủ đề văn hóa Pháp 
được đề cập đến trong thực hành giao tiếp tiếng 
Pháp để giúp học viên, sinh viên nắm bắt các khác 
biệt giữa hai nền văn hóa, và xa hơn, giúp họ tránh 
được các cú sốc văn hóa trong quá trình tiếp xúc 
với nền văn hóa đích này. Ví dụ như sau khi học 
xong một bài liên quan đến hôn nhân và gia đình 
của người Pháp, giảng viên có thể đưa ra các yêu 
cầu đối với học viên, sinh viên như:”Bạn suy nghĩ 
như thế nào về hôn nhân và gia đình trong xã hội 
Việt Nam hiện nay?”, 
+ Câu đố
Đây là cách để trắc nghiệm khả năng ghi nhớ, 
tiếp nhận thông tin của sinh viên về các vấn đề mới 
trong bài học. Sinh có thể chỉ phỏng đoán đáp án, 
dựa trên hiểu biết của bản thân. Câu trả lời đúng 
có thể được giảng viên cung cấp thông qua đoạn 
băng, hình ảnh Có thể thấy, đây là phương pháp 
mang tính trực quan cao, có khả năng kích thích 
học viên, sinh viên, tạo hiệu quả tốt.
+ Bài hát
Một bài hát không những truyền tải được nội 
dung ngôn ngữ mà còn thể hiện được nét đặc trưng 
văn hóa của một dân tộc. Vì thế, dạy lồng ghép 
các bài hát trong quá trình dạy ngôn ngữ, qua đó 
truyền đạt kiến thức văn hóa là một hoạt động rất 
được khuyến khích trong dạy ngoại ngữ. Khi dạy 
một bài hát, giảng viên có thể giới thiệu về hoàn 
cảnh ra đời của bài hát, nhạc sĩ, ca sĩ thể hiện bài 
hát, thông điệp được truyền tải qua bài hát Đây 
chính là kiến thức văn hóa mà bài hát mang lại. 
Ngoài ra, học bài hát còn giúp không khí lớp học 
nhẹ nhàng, thoải mái; học viên, sinh viên hứng 
khởi, tích cực tham gia vào bài. 
72 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 
6.2. Tăng cường thêm giáo trình, tài liệu về 
văn hóa
Giáo trình, tài liệu giảng dạy là những yếu tố 
ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng dạy học ngoại 
ngữ nói chung và dạy học kiến thức văn hóa nói 
riêng. Vì vậy, cần tăng cường thêm giáo trình, tài 
liệu tiếng Pháp cũng như giáo trình, tài liệu về văn 
hóa Pháp vào thư viện nhằm đáp ứng nhu cầu dạy-
học của giảng viên, học viên, sinh viên. 
Giáo trình, tài liệu có thể được tăng cường bằng 
2 cách: Thứ nhất là các giảng viên trong tổ biên 
soạn giáo trình, tài liệu, chuyên đề liên quan đến 
văn hóa. Thứ hai là thẩm định, đưa vào sử dụng 
những giáo trình văn hóa, văn minh do người bản 
ngữ biên soạn. Giáo trình, tài liệu cần bám sát nội 
dung, chương trình đào tạo, khắc phục những hạn 
chế của giáo trình Iitial 1, 2 đang được sử dụng và 
phải phù hợp với đối tượng học viên, sinh viên. 
6.3. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh 
giá: Đưa kiến thức văn hóa vào quá trình kiểm 
tra học trình và cuối học phần
Để nâng cao chất lượng dạy-học kiến thức văn 
hóa, góp phần nâng cao chất lượng dạy-học môn 
tiếng Pháp, giảng viên cần đưa kiến thức văn hóa 
vào quá trình kiểm tra học trình và cuối học phần. 
Nội dung kiểm tra, đánh giá kiến thức văn hóa 
chiếm 5% đến 10% tổng số nội dung được kiểm 
tra, đánh giá. Hình thức kiểm tra đánh giá có thể 
được đa dạng hóa bằng các bài tập trắc nghiệm 
đúng/sai, câu hỏi đa lựa chọn, câu hỏi đóng, câu 
hỏi mở về kiến thức văn hóa.
Kiểm tra, đánh giá được thực hiện thường 
xuyên, liên tục và toàn diện trong suốt quá trình 
dạy học sẽ đảm bảo tính khách quan, chính xác, 
giúp học viên, sinh viên tích cực, chủ động hơn 
trong học tập.
7. KẾT LUẬN
Học viên, sinh viên ngoại ngữ chỉ có thể giao 
tiếp thành công nếu nắm vững kiến thức văn hóa 
của đất nước sử dụng ngôn ngữ đó. Vì thế, giảng 
dạy ngôn ngữ không thể tách rời giảng dạy kiến 
thức văn hóa. Đối với môn tiếng Pháp cũng vậy, 
trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần chú trọng 
đến việc truyền tải các kiến thức văn hóa Pháp cho 
học viên, sinh viên, giúp họ làm quen, hiểu được 
và thích ứng dần với các thực tế văn hóa, xa hơn là 
hành động và ứng xử hiệu quả, thành công trong 
cộng đồng Pháp ngữ. Để làm được điều đó, cần 
tăng cường giảng dạy kiến thức văn hóa Pháp, bổ 
sung thêm giáo trình, tài liệu về văn hóa vào thư 
viện giúp người dạy, học viên, sinh viên dễ dàng 
và thuận lợi nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa Pháp, 
đồng thời đưa kiến thức văn hóa vào quá trình 
kiểm tra, đánh giá. Chúng tôi hy vọng những giải 
pháp này sẽ hữu ích với cả giảng viên và học viên, 
sinh viên trong quá trình dạy-học tiếng Pháp nói 
chung và kiến thức văn hóa Pháp nói riêng./.
Tài liệu tham khảo:
1. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, NXB Chính 
trị quốc gia, Hà Nội. 
2. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn 
hóa Việt Nam, NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh.
3. Emmit, M. & Pollock, J. (1990), Language 
and Learning, Oxford University Press, Oxford.
4. Sapir, E. (1991), Language, Harcourt, 
NewYork.
5. Byram M. (1992), Culture et éducation en 
langue étrangère, Hatier/Didier, Paris.
6. Poisson-Quinton S., Sala M, (2001), Initial 
1, CLE international, Paris.
7. Poisson-Quinton S., Sala M, (2001), Initial 
2, CLE international, Paris.
8. Steele R. (2001), Civilisation progressive 
du français (Niveau intermédiaire), CLE 
international, Paris.
9. Zarate G. (1986), Enseignement une culture 
étrangère, Collection F, Hachette, Paris.
73KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 13 - 5/2018
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
SUGGESTED SOLUTIONS OF TEACHING CULTURAL KNOWLEDGE TO IMPROVE 
THE QUALITY OF TEACHING AND LEARNING FRENCH AS THE SECOND FOREIGN 
LANGUAGE AT MILITARY SCIENCE ACADEMY
NGUYEN THANH HA
Abstract: Culture and language are two inseparable elements. The culture is the environment in 
which language is used according to the general rules of behavior of a language community. Language 
is an important element of culture, a tool for recording and expressing culture. In other words, the 
language holds in it a lot of cultural knowledge of that language community. Therefore, in teaching 
language, teaching culture must be emphasized. On the basis of the current situation of teaching 
cultural knowledge in the French teaching process, the article focuses on proposing some solutions 
to improve the quality of teaching and learning French at the Military Science Academy through 
teaching cultural knowledge.
Keywords: language, culture, teaching culture, teaching language
Received: 22/4/2018; Revised: 20/5/2018; Accepted for publication: 22/5/2018

File đính kèm:

  • pdfkhnnqs_13_5_2018_64_73_nguyen_thanh_ha_0461_2136274.pdf