Đề tài So sánh trật tự từ của định ngữ giữa tiếng anh và tiếng việt

Chính Wilhelm Von Humboldt đã nhận định rằng “ngôn ngữ là linh

hồn (spirit) của dân tộc, ngôn ngữ phản ánh cách tư duy của mỗi dân tộc

dùng nó”, chính vì vậy trong ngôn ngữ, ta sẽ thấy những nét đặc thù của văn

hoá và cách tư duy của dân tộc sử dụng ngôn ngữ đó. Tuỳ theo loại hình văn

hoá và loại hình ngôn ngữ, mà ngôn ngữ của dân tộc đó có những nét đặc

thù riêng.

pdf14 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 2553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài So sánh trật tự từ của định ngữ giữa tiếng anh và tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n gái rất thông minh đang học lớp 9, 16 tuổi, mắt bồ 
câu. 
Còn nếu đọc liền một hơi thì số lượng định tố phải giới hạn và trật tự 
phải bị gò bó trong khuôn mẫu đã trình bày ở trên (bảng 3, 4 và 5). 
2.4.2 Yếu tố về ngữ nghĩa: 
Quy tắc kết hợp các định tố trong danh ngữ còn phụ thuộc vào ngữ 
nghĩa (logic) của từng định ngữ và của danh từ chính, xem chúng có khả 
năng bổ nghĩa cho nhau hay không. 
Ví dụ: 
- Một bó hoa tươi thì định tố “tươi” chắc chắn bổ nghĩa cho “hoa”, 
nhưng nếu ta nói: Một bó hoa to thì định tố “to” có thể bổ nghĩa cho “bó” 
mà cũng có thể bổ nghĩa cho “hoa” tuỳ theo ngữ cảnh. 
Tương tự: “áo lụa đỏ” và “áo lụa rộng”, “đỏ” bổ nghĩa cho “lụa” và 
“áo” còn “rộng” chỉ bổ nghĩa cho “áo”. 
2.4.3 Yếu tố về khốI lượng (chiều dài) của định tố: 
Quy tắc kết hợp các định tố trong danh ngữ còn phụ thuộc vào số 
lượng (chiều dài) của định tố, thường là đối với những định tố có cùng vị trí, 
thì định tố nào có chiều dài ngắn nhất thì đặt trước nhất (ngoại trừ các chỉ 
định từ: này, ấy, nọ,  tuy có chiều dài ngắn nhưng lại đặt sau). 
Ví dụ: “Cái nhà ăn hai tầng cao ngất bằng gạch, làm năm 1990, của 
công nhân viên mà mọi người đều biết đến ấy.” 
2.4.4 Các yếu tố khác: 
Ngoài ra, quy tắc kết hợp các định tố trong danh ngữ còn phụ thuộc 
vào một số yếu tố khác như: 
- Yếu tố phân đoạn thực tại: phụ thuộc vào tâm lý người nói/ viết, phụ 
thuộc vào tư duy bên trong, cách tạo ra “lời nói bên trong” ở trong óc của 
con người trước khi phát ngôn. Thường thì cái giá nghĩ đến trước thì sắp 
trước, mà việc nghĩ đến cái gì trước thì lại phụ thuộc vào tư duy, văn hoá 
của mỗi người, mỗi dân tộc, tình huống thực tế, 
- Yếu tố âm điệu: sắp xếp như thế nào cho nghe thuận tai, quen tai, 
nghe âm điệu nhịp nhàng, có hiệp vần, 
3. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 
Qua sự phân tích các trật tự của các định tố trong định ngữ ở tiếng 
Anh và tiếng Việt, ta rút ra một số nhận xét và kết luận như sau: 
3.1 Nhận xét: 
a. Cả hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt đều cùng loại hình S – V – 
O, cùng giống nhau về trật tự từ ở phần chỉ định từ (determiner), mạo từ 
(article) và giới ngữ (prepositional phrase) sau danh từ. Như: tất cả N, N của 
N về , N mà, 
b. Điểm khác biệt lớn nhất là trong tiếng Anh thì các tính từ đứng 
trước danh từ, còn trong tiếng Việt thì ngược lại. Điều này sẽ được lý giải 
trong phần kết luận dưới đây. 
c. Quan điểm trong ngôn ngữ tiếng Anh cũng như trong tiếng Việt là 
tính từ nào có tác dụng bổ nghĩa mạnh nhất, trực tiếp nhất, dễ thấy nhất thì 
có vị trí gần với danh từ nhất (cùng về khoảng cách với danh từ chính nhưng 
ngược chiều nhau, tiếng Anh thì gần từ phía bên trái, còn tiếng Việt thì gần 
từ phía bên phải). Ví dụ: A kind, tall and healthy student  Một sinh viên 
khoẻ mạnh, cao và tử tế. 
d. Tuy nhiên, ngoài các vị trí có trật tự cố định trong mọi trường hợp, 
thì cả hai ngôn ngữ vẫn có các vị trí mà có thể bị thay đổi trong một số 
trường hợp nhất định do các nhân tố về trật tự từ, như: yếu tố về tâm lý, về 
ngữ nghĩa muốn nhấn mạnh (quan trọng nói trước, phụ nói sau), yếu tố hài 
hoà về mặt ngữ âm, yếu tố về khối lượng định ngữ, yếu tố về phân đoạn thực 
tại 
3.2 Kết luận: 
1. Điểm khác biệt lớn nhất về trật tự các định tố trong một danh ngữ 
tiếng Anh và tiếng Việt là: trong tiếng Anh thì các tính từ đứng trước danh 
từ, còn trong tiếng Việt thì ngược lại. Điều này được lý giải bởi tính linh 
động (dương) của ngữ pháp tiếng Việt (do ảnh hưởng văn hoá phương Đông 
– mang tính âm); nghĩa là trong ngữ lưu (cụ thể trong trường hợp này là 
danh ngữ), tiếng Việt cho phép người sử dụng (người nói/ viết) một nguyên 
tắc chung là suy nghĩ đến cái gì trước thì nói/ viết ra trước; cái gì quan trọng, 
cần thiết thì nói/ viết trước. Đây cũng là một trật tự tự nhiên theo tư duy của 
con người. 
Ví dụ: khi ta nhìn thấy một “ngôi nhà, bằng gạch, cao, có hai tầng ấy” 
thì trong đầu óc ta nghĩ ngay đến vật thể đầu tiên là ngôi nhà (đây cũng là 
danh từ chính của danh ngữ), và 2 tiếng “ngôi nhà” được xếp đầu tiên, sau 
đó ta mới thấy các tính chất và đặc điểm của ngôi nhà đó, tuỳ theo góc nhìn 
của mỗi người, tuỳ theo yếu tố tâm lý của ta lúc đó (đang quan tâm tới tính 
chất gì), tuỳ theo cường độ tác động của các tính chất hay đặc điểm của ngôi 
nhà tác động vào các giác quan của ta mạnh hay yếu, mà ta có thể sắp xếp 
các từ mô tả tính chất hay đặc điểm đó trước hay sau. Vì vậy, ta có thể có 
các biến thể (đều đúng ngữ pháp tiếng Việt) của danh ngữ đó là: “một ngôi 
nhà gạch cao hai tầng” hay “một ngôi nhà cao hai tầng bằng gạch, cao”  
nhưng tất nhiên xác xuất xuất hiện của mỗi biến thể trên tất nhiên là không 
bằng nhau do bị các nhân tố khác chi phối (như nhịp điệu, vần điệu, khối 
lượng vật chất của các thành tố, ý muốn tránh nhập nhằng ngữ nghĩa, tâm lý, 
ngữ cảnh,). Vậy ta thấy trật tự các định tố trong danh ngữ tiếng Việt là 
một trật tự tự nhiên, trật tự thuận. 
Trong tiếng Anh thì trật tự định tố trong danh ngữ không được tự do, 
không được linh động (nghĩa là ngữ pháp mang tính âm, do bị ảnh hưởng 
của nền văn hoá phương Tây mang tính dương). Trật tự các định tố trong 
tiếng Anh bị chi phối bởi khuôn mẫu tương đối chặt chẽ (như ta đã thấy 
trong bảng 1), chính vì vậy mà nhiều cái ta suy nghĩ ra sau thì lại nói ra 
trước và ngược lại. 
Ví dụ: trong danh ngữ: “một ngôi nhà gạch cao hai tầng” thì ta luôn 
chỉ có 1 dạng “a high two – floor brick house” (một cao hai tầng gạch ngôi 
nhà). 
2. Danh ngữ là một hệ thống với các yếu tố là: danh từ (chính, phụ, 
chỉ loại,), các tính từ, các từ chỉ định, và các quan hệ là: quan hệ về mặt 
ngữ nghĩa, quan hệ về mặt ngữ pháp, quan hệ về mặt ngữ âm (bao gồm cả 
thanh điệu, trường độ, nhịp điệu). Mỗi yếu tố mang trong mình các thuộc 
tính liên quan đến ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ âm. Các yếu tố này đều có 
quan hệ đa phương với các yếu tố khác trong hệ thống, đặc biệt là mối quan 
hệ với danh từ trung tâm. Chính các quan hệ nhiều mặt của các yếu tố này 
khiến cho vị trí của các định tố trong danh ngữ bị chi phối, chính vì vậy mà 
các vị trí đã nêu ra ở trên đều có sự phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là có những vị 
trí bắt buộc và có những vị trí tự do tuỳ thuộc vào thuộc tính và quan hệ của 
các yếu tố. Ví dụ: nếu là danh từ không đếm được (như: nước, gạo,..) thì 
không thể có vị trí số từ phía trước (không thể nói: 3 nước đó hay 2 gạo 
này). Hay nếu danh từ chính chỉ về động vật, thì danh từ chỉ loại của nó phải 
là “con”, như “con chó, con mèo,..”. Ngoài ra, quan hệ bổ nghĩa của yếu tố, 
ví dụ ta nói: “áo lụa rộng”, thì tính từ “rộng” ở đây cũng có thể bổ nghĩa cho 
danh từ “áo” chứ không thể bổ nghĩa cho “lụa” được vì “lụa” ở đây chỉ về 
chất liệu nên không có tính chất về kích thước không gian, còn” áo” là vật 
thể cụ thể thì có tính chất đó, nhưng nếu ta nói “áo lụa đỏ”, thì ta không biết 
“đỏ” bổ nghĩa cho “áo” hay cho “lụa”? Vì vậy, chính vì các mối quan hệ 
giữa các yếu tố trong hệ thống khiến tính linh động bị hạn chế lại. 
3. Cách chia về vị trí các loại định ngữ trong tiếng Việt mang tính 
khái quát (tư duy người phương Đông mang tính tổng hợp cao) cao hơn cách 
chia trong tiếng Anh. Vị trí các cột trong tiếng Việt linh động hơn so với 
tiếng Anh. 
COMPARISON OF THE WORD ORDER OF ATTRIBUTIONS IN 
ENGLISH AND VIETNAMESE 
DINH LIEN 
In this era of globalization and information, English is getting more 
and more popular. This is why the comparison and contrast between English 
and Vietnamese in every aspect is practicable and meaningful. Deprived 
from that spirit, this article with the comparative and contrast approach in 
comparative linguistics aims at the comparison between word orders of 
attribution in English and Vietnamese. Examples of word orders in this 
article are the normal and moderate ones instead of the special or marked 
ones (for rhetorical or emphasizing ones, ect). 
CHÚ THÍCH 
1.Theo [Hà Văn Bửu, 1998] trang 129 cũng như một số tác giả khác và ý 
kiến cá nhân của người viết bài này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Khánh Thế (1999). Bài giảng về phương pháp so sánh trong Ngôn 
ngữ học. Lớp Cao học Ngôn ngữ học so sánh khoá 1998, ĐH Khoa học 
Xã hội và Nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh. 
2. Diệp Quang Ban (1989). Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông (tập 2). NXB 
Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 
3. Đái Xuân Ninh - Nguyễn Đức Dân - Nguyễn Quang – Vương Toàn 
(1984). Ngôn ngữ học lịch sử và phương pháp so sánh trong cuốn: 
Khuynh hướng – Lĩnh vực – Khái niệm. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 
(trang 31 – 48). 
4. Hà Văn Bửu (1998). Văn phạm tiếng Anh miêu tả. NXB Tp. Hồ Chí 
Minh. 
5. Hồ Lê (1971). Tác dụng phương thức “vị trí” trong phạm vi cụm danh từ. 
Tạp chí Ngôn ngữ số 3, trang 1 – 12. 
6. Hồ Lê (1983). Một số vấn đề xung quanh vị trí bắt buộc và vị trí tuỳ ý 
trong danh ngữ tiếng Việt hiện đại. Tạp chí Ngôn ngữ số 1, trang 35 – 46. 
7. Lý Toàn Thắng (1981). Về một hướng nghiên cứu trật tự từ trong câu. 
Tạp chí Ngôn ngữ số 3 + 4, trang 25 – 32. 
8. Lý Toàn Thắng (1999). Bài giảng về Lý thuyết trật tự từ. Lớp Cao học 
ngôn ngữ so sánh – khoá 1998, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tp. 
Hồ Chí Minh. 
9. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến (1991). Cơ sở 
Ngôn ngữ học và tiếng Việt. NXB ĐạI học và Trung học chuyên nghiệp, 
Hà Nội. 
10. Nguyễn Kim Thản (1997). Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo 
dục, Hà Nội. 
11. Nguyễn Tài Cẩn (1998). Ngữ pháp tiếng Việt. NXB Đại học Quốc gia, 
Hà Nội. 
12. Norman C. Staberg (1973). An Introduction English Grammar. Winston, 
Inc. 
13. Stankevich N.V (1982). Loại hình các ngôn ngữ. NXB Đại học và Trung 
học chuyên nghiệp, Hà Nội. 
14. Phạm Thị Ngọc Hoa (1981). Vài nhận xét về định ngữ trong tiếng Việt. 
Một số vấn đề về ngôn ngữ học Việt Nam. NXB Đại học và Trung học 
chuyên nghiệp, Hà Nội, trang 211 – 225. 
15. Vũ Ngọc Tú (1996). Nghiên cứu đối chiếu trật tự từ Anh - Việt trên một 
số cấu trúc cú pháp cơ bản. Luận án PTS Ngữ Văn, Đại học Quốc gia, Hà 
Nội. 

File đính kèm:

  • pdf13762oc_4441.pdf
Tài liệu liên quan