Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tiếng trung quốc tại viện ngoại ngữ đại học bách khoa Hà Nội

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và giao lưu quốc tế, dạy học

ngoại ngữ nói chung và tiếng Trung Quốc nói riêng ở nước ta ngày càng được coi trọng. Ứng

dụng công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy đã và đang được khẳng định giá trị và tầm quan

trọng của nó. Tuy nhiên, do tác động của những điều kiện chủ quan và khách quan, hiệu quả của

việc ứng dụng công nghệ thông tin ở các cơ sở đào tạo chưa đều và chưa đạt được hiệu quả như

mong muốn. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi thông qua phân tích, đánh giá kết quả khảo

sát thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học tiếng Trung Quốc ở Viện Ngoại ngữ, Đại

học Bách khoa Hà Nội, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

Từ khóa: công nghệ thông tin, dạy học tiếng Trung Quốc, Đại học Bách khoa, kiến nghị, thực trạng

pdf9 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tiếng trung quốc tại viện ngoại ngữ đại học bách khoa Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh giá giảng viên thường xuyên sử dụng 
slide trong bài giảng, 35% sinh viên đánh giá giảng 
viên sử dụng khá đều đặn, 17% sinh viên đánh giá 
thỉnh thoảng sử dụng và 12% sinh viên đánh giá giảng 
viên không áp dụng. 
Ở hình thức ứng dụng phần mềm dạy học, 13% 
sinh viên đánh giá giảng viên không sử dụng thường 
xuyên phần mềm dạy học, 23% sinh viên đánh giá 
giảng viên sử dụng khá đều đặn, 28% sinh viên đánh 
37KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
Bảng 3. Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của việc ứng dụng CNTT vào giờ học
TT Hình thức ứng dụng CNTT Kết quả (%)
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
1 Xây dựng kho học cụ online, mọi người có thể truy 
cập tham khảo 
11 17 17 20 35
2 Diễn đàn trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, phương 
pháp học tập 
8 22 20 25 25
3 Ra đề, làm bài và chấm thi trắc nghiệm thông qua phần 
mềm máy tính 
11 14 26 19 30
4 Tăng cường sử dụng slide hình ảnh trình chiếu minh 
họa trong tiết học 
19 10 20 21 30
5 Tăng cường sử dụng hội thoại có hình (video hội thoại) 
trong tiết học 
9 9 23 32 27
6 Tăng cường sử dụng mini game hoặc phần mềm hỗ trợ 
học tập trên lớp 
13 11 23 24 29
giá giảng viên thi thoảng sử dụng, 36% sinh viên đánh 
giá giảng viên không áp dụng hình thức này.
Có thể thấy, mức độ thường xuyên sử dụng CNTT 
trong giảng dạy của giảng viên chủ yếu ở hai hình 
thức nghe băng thu âm hội thoại và trình chiếu slide, 
việc khai thác ứng dụng phần mềm dạy học vẫn chưa 
được khai thác triệt để.
Trong khi đó, về tầm quan trọng và tính cấp thiết 
của việc ứng dụng CNTT vào giờ học được sinh viên 
đánh giá như bảng 3:
Từ bảng thống kê có thể thấy, nhu cầu xây dựng 
kho học liệu online, mọi người có thể cùng truy cập 
tham khảo, có 11% sinh viên đánh giá ở mức 1; 17% 
sinh viên đánh giá ở mức 2; 17% sinh viên đánh giá 
ở mức 3; 20% sinh viên đánh giá ở mức 4; 35% sinh 
viên đánh giá ở mức 5.
Về nhu cầu tổ chức diễn đàn trao đổi kiến thức, 
kinh nghiệm, phương pháp học tập, có 8% sinh viên 
đánh giá ở mức 1; 22% sinh viên đánh giá ở mức 2; 
20% sinh viên đánh giá ở mức 3; 25% sinh viên đánh 
giá ở mức 4; 25% sinh viên đánh giá ở mức 5.
Về ra đề, làm bài và chấm thi trắc nghiệm thông 
qua phần mềm máy tính có 11% sinh viên đánh giá 
ở mức 1; 14% sinh viên đánh giá ở mức 2; 26% sinh 
viên đánh giá ở mức 3; 19% sinh viên đánh giá ở mức 
4; 30% sinh viên đánh giá ở mức 5.
Về tăng cường sử dụng slide hình ảnh trình chiếu 
minh hoạ trong tiết học có 19% sinh viên đánh giá ở 
mức 1; 10% sinh viên đánh giá ở mức 2; 20% sinh 
viên đánh giá ở mức 3; 21% sinh viên đánh giá ở mức 
4; 30% sinh viên đánh giá ở mức 5.
Về tăng cường sử dụng hội thoại có hình (video 
hội thoại) trong tiết học có 9% sinh viên đánh giá ở 
mức 1; 9% sinh viên đánh giá ở mức 2; 23% sinh viên 
đánh giá ở mức 3; 32% sinh viên đánh giá ở mức 4; 
27% sinh viên đánh giá ở mức 5.
Về tăng cường sử dụng mini game hoặc phần 
mềm hỗ trợ học tập trên lớp có 13% sinh viên đánh 
giá ở mức 1; 11% sinh viên đánh giá ở mức 2; 23% 
sinh viên đánh giá ở mức 3; 24% sinh viên đánh giá ở 
mức 4; 29% sinh viên đánh giá ở mức 5.
Kết quả khảo sát được thể hiện ở biểu đồ 2.
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, sinh viên đánh giá 
rất cao tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc ứng 
38 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
dụng CNTT trong giờ học, với mức độ và hình thức 
ứng dụng như hiện nay, việc sử dụng CNTT trong giờ 
học chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên.
4.2. Những khó khăn và hạn chế trong việc 
ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy tiếng 
Trung Quốc
Bài giảng điện tử được sử dụng trong giờ học hiện 
nay đã phần nào giảm tải được công việc của giảng 
viên khi lên lớp, tuy nhiên việc xây dựng và thiết kế 
một bài giảng hoàn chỉnh và hiệu quả đòi hỏi khá 
nhiều thời gian và công sức, trong khi nguồn dữ liệu 
số và tài liệu tham khảo của nhà trường còn nghèo 
nàn, do đó giảng viên gặp khá nhiều khó khăn trong 
việc xây dựng bài giảng.
Việc ứng dụng CNTT cho môn tiếng Trung Quốc 
hiện nay chủ yếu vẫn đang nằm ở việc giảng viên tự 
tìm kiếm, đánh giá và sử dụng phần mềm, chưa có 
một khóa đào tạo nào về việc ứng dụng CNTT, nên 
khả năng ứng dụng vào bài giảng chưa cao, việc thể 
hiện nội dung bài giảng trên lớp còn đơn giản, chưa 
linh hoạt, phần nhiều mới chỉ thay thế được việc viết 
bảng, nhiều bài giảng mới chỉ trình chiếu slide và hình 
ảnh, chưa kết hợp hiệu quả với giảng dạy của giảng 
viên và các clip, audio âm thanh bổ trợ.
Các ứng dụng CNTT đổi mới từng ngày, tuy 
nhiên, giảng viên chưa được tiếp cận đầy đủ và 
thường xuyên cập nhật các kiến thức CNTT để ứng 
dụng trong giảng dạy.
Cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay tương đối 
phù hợp với việc hỗ trợ giảng viên trong việc áp dụng 
bài giảng điện tử trong giảng dạy. Tuy nhiên, hạn chế 
cũng không nhỏ, cụ thể là giảng viên chưa được hỗ 
trợ về máy tính, bảng tương tác điện tử, và các thiết bị 
văn phòng khác nhằm phục vụ hoạt động giảng dạy.
Về phía sinh viên, sinh viên ngày nay đã được đầu 
tư các điều kiện cần thiết để khai thác CNTT trong 
học tập, như máy tính, Smart phone, tuy nhiên, do 
bản thân sinh viên chưa tích cực, chủ động khai thác 
công cụ CNTT trong học tập, đồng thời thiếu sự định 
hướng và chỉ dẫn của giảng viên, nên hiệu quả ứng 
dụng chưa cao.
39KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v
4.3. Một số kiến nghị trong ứng dụng công 
nghệ thông tin vào giảng dạy
Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là 
phương pháp hiệu quả và tích cực trong giảng dạy 
ngoại ngữ, công tác dạy học là quá trình tương tác 
giữa dạy và học, do đó việc ứng dụng không chỉ từ 
phía giảng viên mà cần có sự phối hợp tích cực từ 
phía sinh viên. 
Để khai thác tốt hơn ứng dụng công nghệ thông 
tin trong giờ học, giảng viên cũng cần giới thiệu, định 
hướng cho sinh viên sử dụng những phần mềm như: 
bộ gõ chữ Hán, công cụ tra cứu, từ điển online, website 
dạy học online tin cậy được Hanban giới thiệu, kho đề 
luyện thi HSK, nhằm giúp sinh viên khai thác tốt 
hơn công nghệ thông tin trong học tập.
Về phía giảng viên, cần tích cực chủ động, khai 
thác các ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học, 
tăng cường hình thức luyện tập và kiến thức bổ trợ 
cho sinh viên bằng việc tăng cường sự hỗ trợ của công 
nghệ thông tin trong việc hình ảnh hóa, mô tả trực 
quan nội dung bài học, chia nhỏ các hoạt động dạy 
và học, sắp xếp theo các bước lên lớp cụ thể, đa dạng 
hóa hình thức luyện tập, làm sinh động, phong phú 
hơn cho giờ học. Đồng thời, giảng viên phải quán triệt 
tinh thần, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 
chỉ có thể coi thiết bị máy móc là phương tiện hỗ trợ, 
không thể thay thế hoàn toàn cho vai trò của người 
dạy, vì vậy cần phân bố thời gian và phương án tận 
dụng phương tiện hỗ trợ này một cách hợp lý và hiệu 
quả nhất mới có thể nâng cao chất lượng dạy học.
5. KẾT LUẬN 
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng 
dạy môn tiếng Trung Quốc tại Viện Ngoại ngữ - Đại 
học Bách khoa Hà Nội bước đầu đã được triển khai 
tương đối hiệu quả và tích cực. Giảng viên trong quá 
trình giảng dạy luôn nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu và ứng 
dụng những phương pháp và phương tiện hỗ trợ nhằm 
nâng cao hiệu quả giảng dạy. Qua thực tiễn ứng dụng, 
các bài giảng có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin 
nhận được phản hồi khá tích cực từ phía sinh viên. 
Tuy nhiên, việc xây dựng bài giảng điện tử tích hợp 
cao các yếu tố công nghệ thông tin còn bị hạn chế ở 
việc tìm kiếm, xây dựng, sử dụng dữ liệu số và điều 
kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Từ việc chỉ ra 
những mặt tồn tại của việc ứng dụng công nghệ thông 
tin tại Viện, cải thiện tình hình, nâng cao hiệu quả 
dạy học, chúng tôi đã đưa ra một số kiến nghị, trong 
đó nhấn mạnh việc cần thiết phải có sự tích cực phối 
hợp từ hai phía: thầy và trò; sinh viên cần khai thác 
các kênh ứng dụng công nghệ thông tin đáng tin cậy 
dưới sự định hướng của giảng viên. Mặt khác, giảng 
viên cần đầu tư nhiều hơn nữa để thiết kế và xây dựng 
những bài giảng điện tử sinh động dưới sự hỗ trợ của 
công nghệ thông tin ở tất cả các bình diện ngôn ngữ 
và kỹ năng giao tiếp. Như vậy, hiệu quả giờ học mới 
có thể thực sự được nâng cao./.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Văn Long (2016), “Ứng dụng công 
nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ: Từ kinh 
nghiệm quốc tế đến thực tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa 
học, Đại học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu giáo dục, 
Tập 32, số 2.
2. Nhiều tác giả (2016), Công nghệ thông tin cho 
dạy học tích cực, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 
3. Lê Xuân Thảo (2011), Thực trạng và biện pháp 
nâng cao chất lượng viết chữ Hán của sinh viên khoa 
Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Đề tài NCKH cấp 
Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. 郑艳群 (2009), 汉语多媒体教学课件设
计,北京语言大学出版社.
40 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 09 - 9/2017
v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
A STUDY ON THE APPLICATION OF INFORMATION TECHNOLOGY IN CHINESE 
LANGUAGE TEACHING AT SCHOOL OF FOREIGN LANGUAGES - 
HANOI UNIVERSITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY
PHAM THI THANH VAN
Abstract. In recent years, with the proliferation of technology and international communication, 
teaching foreign languages, particularly Chinese language has been highly appreciated. The 
application of modern technology in teaching has been proved clearly crucial. However, due to 
some reasons, the application of modern technology at some training centers has not produced 
the full effects as desired. In the article, through analyzing the survey results of current situations 
of modern technology in Chinese language teaching at School of Foreign Languages, HANOI 
UNIVERSITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY, we put forward some suggestions to 
enhance the teaching quality.
Keywords: modern technology, Chinese language teaching, Hanoi university of science and 
technology, suggestions, current situations. 
Received: 27/7/2017; Revised: 23/8/2017; Accepted for publication: 30/8/2017

File đính kèm:

  • pdf87_7863_2137272.pdf
Tài liệu liên quan