Đặc trưng ngôn ngữ của văn phong nói Tiếng Nga

Ngôn ngữ tồn tại dưới hai dạng chính: dạng ký tự viết và dạng âm thanh. Trong tiếng Nga tồn tại

khá nhiều thuật ngữ để chỉ hai dạng ngôn ngữ trên và mỗi thuật ngữ bao hàm nội dung riêng. Việc

xác định thuật ngữ, nội hàm, cũng như đặc tính riêng của dạng ngôn ngữ nói mà chúng tôi đề cập

dưới đây có ích đối với những người nghiên cứu, giảng dạy và học tập tiếng Nga.

Từ khóa: cú pháp, hình thái học, ngữ âm, văn phong nói, từ vựng

pdf7 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc trưng ngôn ngữ của văn phong nói Tiếng Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
написано, 
накурено, перепахано, сделано, сказано. 
 Trong giao tiếp người nói thường dùng liên 
từ, tiểu từ, đại từ, các từ đệm để gắn kết các 
phát ngôn thành một mạch thống nhất: да и, 
а, тут, разве что, кстати, мало того. 
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có sự suy 
yếu vai trò của các liên từ và từ liên từ: Таня 
я не знаю куда уехала // (Я не знаю, куда 
уехала Таня); Не могу выйти из дома/слесаря 
жду потому что // (Не могу выйти из дома, 
потому что жду слесаря) [10].
2.2.4. Đặc trưng về cú pháp của văn phong nói
Cấu trúc câu đơn
Đặc điểm của văn phong nói được thể hiện rõ 
nét ở cấu trúc cú pháp. Trật tự từ trong văn phong 
nói được phân bổ gắn liền với việc phân chia thực 
tại khách quan của phát ngôn: có xu hướng đưa 
lên vị trí đầu các thành tố quan trọng về mặt giao 
tiếp: Хлеба сходи купи в булочную; Соня меня 
сегодня беспокоит/не заболела бы. Các tập 
hợp từ gắn kết về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp 
trong nhiều trường hợp bị tách rời nhau, trong 
đó từ mang nghĩa chủ đạo được đặt lên đầu câu: 
Полотенце принеси чистое; Шапка не видел 
где моя? Tính biểu cảm và sắc thái nhấn mạnh của 
phát ngôn được thể hiện rõ nét qua việc sử dụng 
thường xuyên các cấu trúc câu hỏi và câu cảm thán 
trong văn phong nói: Неужели ты не смотрел 
этот фильм? Хочешь посмотреть?; Ну что 
ты сидишь дома! В такую погоду!; Как бы 
не так!; Да ну!; Ну да?; Ещё бы!; Ой ли?; 
Ух ты!; Ну и что?; Ого!; Боженька мой!.
Câu phức đẳng lập và câu phức không liên từ
 Trong văn phong nói, người nói thường sử 
dụng câu phức đẳng lập và câu phức không liên 
từ: Приедешь – позвони; Есть люди – себя 
не жалеют. Câu phức đẳng lập được sử dụng 
thường xuyên hơn câu phức hợp phụ thuộc. Văn 
phong nói có sự kết nối hai cấu trúc vị thể thành 
một phát ngôn – mối liên kết của sự kết hợp tự do 
và đa dạng: А где мой кошелёк тут лежал?; 
Что это за передача ты говорил будет 
сегодня по телевизору?; Лена я знаю не 
придёт; Комаров ты была там много?; 
Дом мы сегодня проходили уже почти 
достроили[10]. Người nói còn sử dụng các 
cấu trúc câu chứa thông tin bổ sung: А дочка 
ваша, она историк?; Это ты нарочно, да? 
сырое бревно притащил. Ngoài ra, văn 
phong nói sử dụng rộng rãi các cấu trúc có khả 
năng thực hiện các chức năng của phần phát ngôn 
“vắng mặt”, ví dụ: cuối câu chuyện khi phải đề 
cập tới các vấn đề phức tạp, gây xung đột, khó 
lòng có thể giải quyết được một cách ổn thỏa, thì 
người nói có thể thốt lên: Ой, не знаю, не знаю 
(phần phát ngôn ẩn:  то дальше будет (
что из этого получится)).
Cấu trúc tỉnh lược
Trong văn phong nói chủ yếu sử dụng các câu 
đơn không có động từ vị ngữ để tạo cho phát ngôn 
tính năng động: Я в кино; Он в общежитие; 
Мне бы билет; Завтра в театр. Nhờ vào 
tình huống và ngữ cảnh có thể nhận biết động 
từ vị ngữ: Пожалуйста, конверт с маркой 
(дайте) (ở bưu điện). Ngoài ra, còn sử dụng các 
từ biểu thị sự đồng ý hay phản đối: Да, Нет, 
Заметано, Конечно, За, Против. Trong câu 
trả lời có thể dùng các từ thay thế cho một câu: 
– Купишь билет? – Обязательно; Можешь 
принести книгу? – Разумеется; – Прочитал 
8 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
v LÝ LUẬN NGÔN NGỮ
заметку? – Нет ещё; – Приготовились! 
Марш!; – Поедем в лес? – Да, да!; – Вы 
покупаете эту книгу? –Нет, нет. Có thể nhận 
thấy các trường hợp lược bỏ thành phần phụ và 
thành phần chính của câu: «Коньяку? – Мне 
полстопочки». Xuất phát từ quy tắc giao 
tiếp: “Không lặp lại ở câu trả lời những từ đã 
có ở câu hỏi” (Григорьева О.Г., 2000, tr.47) (“Ты 
когда будешь сдавать экзамен по русскому 
языку?” – “Седьмого”) nên cấu trúc câu không 
đầy đủ, cấu trúc tỉnh lược được sử dụng phổ 
biến trong văn phong nói tiếng Nga. Sự không 
đầy đủ của cấu trúc, hiện tượng tỉnh lược trong 
câu là một trong những phương tiện tiết kiệm 
lời nói và tạo nên những sự khác biệt lớn nhất 
của lời nói với những biến thể khác của ngôn 
ngữ: Люблю грозу в начале мая (А.Фет); 
Боишься летать? – Нет, только с тобой 
боюсь; Стойте! Стойте! (Н.Гоголь). Vì văn 
phong nói thường được thực hiện trong các điều 
kiện giao tiếp trực tiếp nên tất cả những dấu hiệu 
có thể nhận diện nhờ tình huống đều được loại 
bỏ khỏi lời nói. Ví dụ, ở nhà hàng người phục vụ 
hỏi khách hàng: “Вы кофе или чай?”; bạn bè hỏi 
nhau: “Ты куда?”; khi ai đó lặp lại hành động 
khiến ta không hài lòng: “Опять!”. Khi giao 
tiếp, người nói lược bỏ các thành phần câu khác 
nhau thậm chí cả chủ ngữ biểu thị chủ thể hành 
động. Người Nga không gọi tên chính đối tượng 
của lời nói mà chỉ mô tả các dấu hiệu của chúng: 
– У вас есть от головной боли?; – В чёрной 
куртке не заходил?; – С усами за вами?; – В 
очках меня не спрашивал? Việc lược bỏ các 
thành phần câu được coi là chuẩn mực của lời 
nói hội thoại vì chính tình huống giao tiếp không 
đòi hỏi việc đề cập tới cái có thể bỏ qua. Câu đầy 
đủ được sử dụng trong giao tiếp đôi khi bị coi là 
phá vỡ chuẩn mực. Chúng có thể được sử dụng 
trong các trường hợp đặc biệt như khi người 
nói biểu thị sự tức giận, hoặc cần nhấn mạnh 
một cách trịnh trọng, hay đưa ra mệnh lệnh lịch 
sự nhưng muốn hối thúc người khác phải thực 
hiện. Rất nhiều các thuộc tính của văn phong 
nói gắn liền với tình huống: người mua hàng 
hỏi người bán hàng ở quầy giày dép: Вот эти 
коричневые покажите пожалуйста // (lược 
từ туфли); cuộc hội thoại vào thời gian ăn sáng: 
Тебе с сыром или с колбасой? (lược bỏ cụm 
từ сделать бутерброд); Я домой // Мы на 
дачу // Вы не из леса? (lược bỏ động từ chuyển 
động); Это ты о чём? О новом фильме?; Вы 
про Катю? (lược bỏ động từ nói năng). Như 
vậy, qua các ví dụ trên cho thấy, sự không đầy 
đủ về mặt cấu trúc câu sẽ được bù đắp bởi tình 
huống hoặc bối cảnh giao tiếp. Đối với người 
Việt Nam học tiếng Nga thì việc sử dụng cấu 
trúc câu không đầy đủ là một thách thức không 
nhỏ vì trong nghi thức lời nói Việt, câu khuyết 
thành phần chủ ngữ được sử dụng rất hạn chế, 
thậm chí là không được phép sử dụng trong 
giao tiếp của người dưới với người trên, người 
ít tuổi với người lớn tuổi. Trong tiếng Việt, cấu 
trúc câu tỉnh lược được sử dụng trong phạm vi 
hẹp: dùng trong các đoạn hội thoại giữa những 
người thân quen cùng lứa tuổi. Khi hỏi hoặc trả 
lời câu hỏi người Việt thường dùng câu đầy đủ 
(như văn phong viết), vì nếu dùng câu tỉnh lược, 
ngắn gọn thì sẽ bị cho là không lịch sự, thậm chí 
xấc xược vì không thưa gửi, nói trống không): 
Ông thích em ở điểm gì? Sao ông lại chọn em để 
yêu; Anh có nóng không, em quay quạt lại chỗ 
anh nhé?; Đêm qua anh ngủ có ngon không?; 
Thưa bà Karl, ông bà có muốn dùng bữa sáng 
trong phòng không? (Đỗ Hoàng Diệu). Thậm 
chí trong tình huống mẹ hỏi con gái: Con ngủ 
ngon không, con gái?... cấu trúc câu đầy đủ vẫn 
thường xuyên được người Việt sử dụng nhằm 
nhấn mạnh sự quan tâm và tình cảm của người 
mẹ dành cho con gái.
3. KẾT LUẬN
Trong đời sống xã hội hiện đại, ngôn ngữ nói 
có vai trò quan trọng: lời nói không chỉ dừng lại 
ở phương tiện trao đổi thông tin, mà còn mang 
chức năng định hướng và tác động tới tư tưởng 
xã hội. Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, 
dùng trong giao tiếp tự nhiên hàng ngày; trong 
đó, người nói, người nghe tiếp xúc trực tiếp với 
nhau, có thể thay phiên nhau trong vai nói và vai 
9KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 07 - 5/2017
LÝ LUẬN NGÔN NGỮ v
LINGUISTIC CHARACTERISTICS OF SPOKEN RUSSIAN
NGUYEN QUY MAO, DOAN THUC ANH
Abstract: There are two main forms of language: one is written symbols, the other is verbal 
sounds. In Russian, there are many terms that belong to these two form and each one of them has 
their own conception and content. The definition of these terms, their connotation, as well as the 
characteristics of Russian’s style of speaking that we mentioned in the following study is helpful 
to those who are researching, teachers and learners of Russian.
Keywords: syntax, morphology, phonetics, style of speaking, vocabulary. 
nghe. Văn phong nói tiếng Nga mang những nét 
đặc trưng riêng được thể hiện qua các bình diện 
ngữ âm, từ vựng, hình thái và cú pháp. Những 
nét đặc trưng của văn phong nói xuất phát từ 
các yếu tố như tính tức thời, sự không chính 
thức, sự tiếp xúc trực tiếp của người nói. 
Ngôn ngữ nói được sản sinh nhanh chóng, 
không có sự gọt giũa, suy ngẫm hay lựa chọn. 
Rất nhiều các nét đặc trưng của văn phong nói 
được xác định bởi tính tình huống. Tình huống 
là bộ phận không thể tách rời của hành động giao 
tiếp, tình huống là một trong các điều kiện cho 
phép tỉnh lược phát ngôn. Ngôn ngữ nói tiếng 
Nga thường dùng những câu tỉnh lược (có 
khi lược bỏ đi chỉ còn một từ) nhưng cũng có 
khi sử dụng câu nói rườm rà, có nhiều yếu tố 
dư, hoặc lặp đi lặp lại (để nhấn mạnh hoặc để 
người nghe có điều kiện tiếp nhận, lĩnh hội, 
thấu đáo nội dung giao tiếp)./.
Tài liệu tham khảo:
1. Винокур Т.Г. (1955), О некоторых 
синтаксических особенностях диалогической 
речи. – В кн.: Исследования по грамматике 
русского литературного языка. - М.
2. Воронин Л.Г., Богданова И. И., Бурлаков 
Ю. А. (1967), К теории умений и навыков. 
Сообщение 2. Динамичность и стадиальность 
навыков и умений // Новые исследования в 
педагогических науках. Вып.2. - М.
3. Григорьева О.Г. (2000), Стилистика 
русского языка. - М.
4. Земская Е.А., Китайгородская М. В., 
Ширяев Е. Н. (1981), Русская разговорная 
речь. Общие вопросы. Словообразование. 
Синтаксис. - М.
5. Лаптева О.А. (1968), «Фотография ли?» 
– Русская речь, № 4.
6. William Bright, What’s the Difference between 
Speech and Writing?, truy cập ngày 3/5/2017.,<http://
www.l inguis t icsoc ie ty.org / resource /whats -
difference-between-speech-and-writing>. 
7 . < h t t p : / / e b o o k s . s e m g u . k z / c o n t e n t .
php?cont=d;1024>, truy cập ngày 03/5/2017.
8. <], truy cập 
ngày 9/5/20179. [>, truy 
cập ngày 03/5/2017.
10.<
nauki/lingvistika/RAZGOVORNAYA_RECH.
html?page=0,1>, truy cập ngày 39/5/2017.

File đính kèm:

  • pdf66_9395_2137251.pdf