Chữa lỗi theo phương pháp sư phạm

Một vài lỗi cơ bản thường gặp trong tiếng Anh như:

 Lỗi ngữ pháp (thời thì, giới từ.)

 Lỗi từ vựng (cách dùng từ, thành ngữ.)

 Lỗi phát âm (ngữ điệu, cao độ, trường độ.)

 Lỗi viêt câu (chính tả, cách dùng từ trong các bài viết.)

pdf4 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chữa lỗi theo phương pháp sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chữa lỗi theo phương pháp sư 
phạm 
Một vài lỗi cơ bản thường gặp trong tiếng Anh như: 
 Lỗi ngữ pháp (thời thì, giới từ...) 
 Lỗi từ vựng (cách dùng từ, thành ngữ...) 
 Lỗi phát âm (ngữ điệu, cao độ, trường độ...) 
 Lỗi viêt câu (chính tả, cách dùng từ trong các bài viết...) 
Có thể nói lỗi trong việc học ngoại ngữ của học viên là rất nhiều nhưng nên 
chăng chữa hết các lỗi hay chỉ chữa những lối cơ bàn? Câu hỏi dường như 
không đơn giản chút nào. 
1. Đối với những lỗi trong quá trình thảo luận hay hoạt động nói trên 
lớp 
Với những lỗi này bạn nên để học viên “tự do mắc lỗi”, thậm chí còn có thể 
chọn những học viên hay mắc lỗi để tiến hành việc chữa lỗi cho những 
nhóm học viên khác. 
Bạn có thể áp dụng phương pháp chữa lỗi “có chọn lọc” nghĩa là sẽ chỉ sữa 
những lỗi nhất định tuỳ thuộc vào bài học. Ví dụ: bài học hôm đó về thời 
quá khứ, chúng ta sẽ chỉ tập trung chữa các lỗi về thì quá khứ: như goed, 
thinked...còn lỗi khác như về thời tương lai như she shall do it tomorrow thì 
hãy dành cho buổi học về thì tương lai. Người ta gọi quá trình này là 
“delayed correction”. 
Bạn nên có quyển sổ ghi chép lại các lỗi học viên mắc trong buồi học. Cuối 
buổi bạn viết các lỗi lên bảng và cùng học viên chữa và thực hành. 
2. Lỗi trong văn viết 
Đối với các lỗi trong văn viết, có 3 phương pháp cơ bản bạn có thể áp dụng: 
- Chữa từng lỗi một 
- Chỉ đánh dấu vào các lỗi để học viên biết 
- Gạch chân các lỗi đó, dùng các chỉ dẫn như các dấu, mũi tên, vạch...để học 
viên tự chữa bài mình. 
3. Nếu tôi tạo điều kiện để học viên mắc lỗi, học viên sẽ dễ mắc lỗi ở 
những bài viết tiếp theo? 
Nhiều quan niệm cho rằng nếu bạn không chữa lỗi ngay khi học viên mắc thì 
học viên sẽ dễ tái phạm lỗi đó. Nhưng điều đó không hoàn toàn chính xác. 
Thậm chí chính bạn có thể gây ra sự lo lắng, thiếu tự tin cho học viên khi 
làm những bài tiếp theo. 
4. Nếu tôi không cho phép học viên mắc lỗi, tôi sẽ giúp học viên đạt 
được khả năng hiểu và sử dụng ngoại ngữ thành thạo? 
Học ngoại ngữ là quá trình lâu dài mà người học chắc chắn phải mắc lỗi. Nói 
cách khác, để đến được trình độ advanced người học phải trải qua “quá 
trình gian khổ của việc mắc lỗi”. Nếu cứ liên tiếp bị chữa lỗi, học viên sẽ trở 
nên e dè và ngại ngùng trong quá trình giao tiếp vì tâm lý sợ sai. 
5. Tại sao chữa lỗi là cần thiết? 
Chữa lỗi-nhân tố cần thiết, không thể thiếu trong quá trình học và cần được 
khuyến khích trong quá trình học. Nếu bạn quá lạm dụng nó, bạn làm nhụt 
chí học viên của chính bạn. Bởi vậy, giải pháp hiệu quả nhất là biến chữa lỗi 
trở thành hoạt động học tập hiệu quả như hoạt động ôn tập cuối giờ học. 
Bạn nên tạo những hoạt động tập trung vào một lỗi nhất định. Khi biết là 
hoạt động chữa lỗi tập trung vào phần nào, học viên sẽ cảm thấy dễ dàng 
tiếp thu hơn. Tuy nhiên, cũng cần có những hoạt động cần bằng, tự do 
nhằm giúp học viên có cơ hội bộc lộ ý kiến cá nhân mà không phải lo sợ sẽ 
bị chữa lỗi. 
Những thủ thuật khác được áp dụng trong chữa lỗi không chỉ là một phần 
của bài học mà còn là công cụ học tâp hữu ích cho học viên. 
 Đẩy hoạt động chữa lỗi xuống cuối buổi học 
 Ghi chép lại các lỗi học viên mắc 
 Chỉ sửa một loại lỗi nhất định 
 Chỉ dẫn những lỗi mà người học mắc bằng các đầu mối (trong bài 
viết) và để người học tự chữa. 
 Yêu cầu học viên nhận xét về những lỗi đã mắc và giải thích qui tắc 
sử dụng. (Bạn nên là người lắng nghe hơn là người trả lời). 
Chữa lỗi là việc cần thiết trong quá trình học ngoại ngữ; tuy vậy, chữa lỗi 
đòi hỏi bạn phải có phương pháp sư phạm hợp lý để học viên tự tin hơn 
trong việc sử dụng cũng như thực hành 

File đính kèm:

  • pdfchua_loi_theo_phuong_phap_su_pham_8009.pdf
Tài liệu liên quan