Chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam
Bài viết sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi khảo sát về việc sử dụng chiến
lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Kết quả
cho thấy, sinh viên có tần suất sử dụng ở mức độ trung bình, các nhân tố giới
tính và độ tuổi không ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng
nghe tiếng Trung Quốc, giữa chiến lược học tập và thành tích học tập kỹ năng
nghe tiếng Trung Quốc tồn tại mối tương quan thuận với nhau. Trên cơ sở đó,
bài viết đưa ra một số kiến nghị về giảng dạy và học tập kỹ năng nghe tiếng
Trung Quốc
59 CHUYÊN MỤC VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC - NGHIÊN CỨU VĂN HÓA NGHỆ THUẬT CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP KỸ NĂNG NGHE TIẾNG TRUNG QUỐC CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM LƯU HỚN VŨ* Bài viết sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi khảo sát về việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Kết quả cho thấy, sinh viên có tần suất sử dụng ở mức độ trung bình, các nhân tố giới tính và độ tuổi không ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc, giữa chiến lược học tập và thành tích học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc tồn tại mối tương quan thuận với nhau. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số kiến nghị về giảng dạy và học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc. Từ khóa: chiến lược học tập, kỹ năng nghe, tiếng Trung Quốc Nhận bài ngày: 3/7/2019; đưa vào biên tập: 6/7/2019; phản biện: 15/7/2019; duyệt đăng: 12/8/2019 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghe là hoạt động có vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày của con người. Theo thống kê của Paul T. Rankin, trong giao tiếp con người sử dụng 45% cho hoạt động nghe, 30% cho hoạt động nói, 16% cho hoạt động đọc và 9% cho hoạt động viết (Ron Iwankovitsch, 2001). Trong quá trình thụ đắc tiếng Trung Quốc, kỹ năng nghe là một kỹ năng ngôn ngữ quan trọng, là phương thức đầu vào cơ bản nhất. Sự thành bại của việc học kỹ năng nghe có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả học tập ngoại ngữ và năng lực giao tiếp ngoại ngữ của người học. Tuy kỹ năng nghe là kỹ năng quan trọng nhất trong bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết nhưng trong thực tế năng lực nghe của sinh viên không được như mong muốn. Theo Qian Yu- lian (2007), có sự khác biệt khá lớn giữa nhu cầu và năng lực của sinh viên về kỹ năng nghe tiếng Trung * Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. LƯU HỚN VŨ – CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP KỸ NĂNG NGHE TIẾNG 60 Quốc. Qua đó có thể thấy, cần tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực nghe của sinh viên. Chiến lược học tập kỹ năng nghe là những biện pháp và cách thức học tập kỹ năng nghe mà người học đã sử dụng trong quá trình nghe hiểu nhằm nâng cao năng lực nghe. Nghiên cứu của Vandergrift L. (1999) cho thấy, những chiến lược thành công có thể nâng cao hiệu quả nghe hiểu của sinh viên. Đã có một số công trình (Zhang Jin-hai, 2008; Fan Zu-kui, 2008; Wang Yao-mei, 2013; Xu Li-hua & Zhou Ying, 2016; Wu Jian, 2018) nghiên cứu về chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên quốc tế. Song, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu về chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam là rất cần thiết. Điều này phù hợp với nhu cầu thực tế của người học, đồng thời cũng là mục tiêu và yêu cầu trong nghiên cứu và giảng dạy tiếng Trung Quốc cho sinh viên Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi mong muốn tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi sau: Thứ nhất, tình hình sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam như thế nào? Sinh viên thích sử dụng những chiến lược nào? Thứ hai, các nhân tố cá thể (giới tính, độ tuổi) có ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam không? Thứ ba, việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc và thành tích học tập kỹ năng nghe có mối tương quan với nhau không? 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu Tham gia điều tra là 190 sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường Đại học Sư phạm TPHCM và Trường Đại học Tôn Đức Thắng. Tất cả các phiếu thu vào đều là phiếu hợp lệ, đạt tỉ lệ 100%. Sinh viên trả lời đầy đủ tất cả các câu hỏi có trong phiếu. 2.2. Công cụ thu thập dữ liệu Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi để khảo sát chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên. Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên bảng điều tra chiến lược học tập kỹ năng nghe của O’ Malley & Chamot (1989), có tổng cộng 47 câu hỏi, sử dụng thang đo năm bậc của Likert từ “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý”. Các câu hỏi này xoay quanh ba nội dung: nhóm chiến lược siêu nhận thức, nhóm chiến lược nhận thức và nhóm chiến lược xã hội - tình cảm. Trong đó, nhóm chiến lược siêu nhận thức bao gồm các chiến lược kế hoạch (bao gồm các câu T1, T2, T3, T4), các chiến lược giám sát (bao gồm các câu T5, T6, T7) và các chiến lược đánh giá (bao gồm các câu T8, T9, T10, T11, T12, T13); nhóm chiến lược nhận thức bao gồm các chiến TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (252) 2019 61 lược thuật lại (bao gồm các câu T14, T15, T16, T17, T32), các chiến lược suy luận (bao gồm các câu T18, T19, T20, T21, T22, T23), các chiến lược dự đoán (bao gồm các câu T24, T25, T26, T27, T28, T29, T30, T31, T32, T33), các chiến lược khái quát (bao gồm các câu T34, T35, T36) và các chiến lược chuyển di (bao gồm các câu T37, T38, T39, T40); nhóm chiến lược xã hội - tình cảm bao gồm các chiến lược hỏi người khác (bao gồm các câu T41, T42, T43) và các chiến lược tự trò chuyện (bao gồm các câu T44, T45, T46, T47). 2.3. Công cụ phân tích số liệu Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS (phiên bản 22.0) để thống kê, phân tích số liệu mà chúng tôi thu thập được. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng SPSS trong các thống kê mô tả, kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent - samples T-test) và phân tích tương quan Pearson. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tình hình sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc Tần suất sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên như sau (xem Bảng 1). Oxford (1990) chia tần suất sử dụng chiến lược ra làm 5 cấp độ: cấp 1 có trị trung bình từ 1.0 đến 1.4, cấp 2 có trị trung bình từ 1.5 đến 2.4, cấp 3 có trị trung bình từ 2.5 đến 3.4, cấp 4 có trị trung bình từ 3.5 đến 4.4, cấp 5 có trị trung bình từ 4.5 đến 5.0. Song, cách phân cấp này của Oxford không thể phân cấp cho các trường hợp có trị trung bình từ 1.4 đến 1.5, từ 2.4 đến 2.5, từ 3.4 đến 3.5, từ 4.4 đến 4.5. Vì vậy, chúng tôi tiến hành điều chỉnh lại như sau: cấp 1 có trị trung bình từ 1.0 đến dưới 1.5, cấp 2 có trị trung bình từ 1.5 đến dưới 2.5, cấp 3 có trị trung bình từ 2.5 đến dưới 3.5, cấp 4 Bảng 1. Tần suất sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc Nhóm chiến lược Mean SD Các chiến lược Mean SD Nhóm chiến lược siêu nhận thức 3.3211 0.53109 Các chiến lược kế hoạch 3.4026 0.72310 Các chiến lược giám sát 3.0544 0.82792 Các chiến lược đánh giá 3.4000 0.69744 Nhóm chiến lược nhận thức 3.1770 0.48107 Các chiến lược thuật lại 3.2937 0.72584 Các chiến lược suy luận 3.5342 0.65701 Các chiến lược dự đoán 2.8883 0.66603 Các chiến lược khái quát 2.9789 0.77104 Các chiến lược chuyển di 3.2934 0.73671 Nhóm chiến lược xã hội - tình cảm 2.9504 0.53058 Các chiến lược hỏi người khác 2.7719 0.74459 Các chiến lược tự trò chuyện 3.0842 0.71187 Tổng thể 3.1831 0.41948 LƯU HỚN VŨ – CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP KỸ NĂNG NGHE TIẾNG 62 có trị trung bình từ 3.5 đến dưới 4.5, cấp 5 có trị trung bình từ 4.5 đến 5.0. Trong đó, cấp 1 và cấp 2 là cấp độ tần suất sử dụng thấp, cấp 3 là cấp độ tần suất sử dụng trung bình, cấp 4 và cấp 5 là cấp độ tần suất sử dụng cao. Bảng 1 cho thấy, sinh viên có tần suất sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc ở mức độ trung bình (Mean = 3.1831). Trong đó, các chiến lược suy luận có tần suất ở mức độ cao (Mean = 3.5342), các chiến lược còn lại đều có tần suất ở mức độ trung bình. Sinh viên sử dụng nhiều nhất là nhóm chiến lược siêu nhận thức, kế đến là nhóm chiến lược nhận thức, ít sử dụng nhất là nhóm chiến lược xã hội - tình cảm. Kết quả này không giống với kết quả nghiên cứu của Wang Yao-mei (2013). Theo Wang Yao-mei, sinh viên quốc tế tại Trung Quốc có tần suất sử dụng ở mức độ cao, trong đó thường xuyên sử dụng nhất là nhóm chiến lược xã hội - tình cảm, kế đến là nhóm chiến lược nhận thức, ít sử dụng nhất là nhóm chiến lược siêu nhận thức. Điều này cho thấy, trong môi trường ngôn ngữ đích sinh viên thường xuyên cần sự giúp đỡ của giảng viên hoặc những sinh viên lớp trên, đồng thời có thể tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân, tự khích lệ chính mình. Ngược lại, trong môi trường ngôn ngữ mẹ đẻ, sinh viên thường xuyên đánh giá tiến trình học tập của mình, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế tiến hành điều chỉnh việc sử dụng chiến lược kế hoạch của mình. Có thể nói, môi trường ngôn ngữ cũng có ảnh hưởng nhất định đến việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên. 3.2. Mối quan hệ giữa các nhân tố cá thể và việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc 3.2.1. Mối quan hệ giữa giới tính và việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc Trong số các sinh viên tham gia điều tra, có 26 sinh viên nam, chiếm tỉ lệ 13,7%, 164 sinh viên nữ, chiếm tỉ lệ 86,3%. Tình hình sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Bảng 2. Tình hình sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc theo giới tính Nhóm chiến lược Giới tính Mean SD t p Nhóm chiến lược siêu nhận thức Nam 3.4112 0.74387 0.693 0.494 Nữ 3.3068 0.49059 Nhóm chiến lược nhận thức Nam 3.2792 0.60734 0.952 0.349 Nữ 3.1608 0.45808 Nhóm chiến lược xã hội - tình cảm Nam 3.0934 0.53900 1.484 0.139 Nữ 2.9277 0.52733 Tổng thể Nam 3.2881 0.56531 1.057 0.299 Nữ 3.1665 0.39113 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (252) 2019 63 Quốc của sinh viên nam và sinh viên nữ như Bảng 2. Bảng 2 cho thấy, sinh viên nam có tần suất sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc cao hơn sinh viên nữ. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent - samples T-test) cho thấy, việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên nam và sinh viên nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0.05). Chúng tôi tiến hành kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent - samples T-test) ở các chiến lược cụ thể. Kết quả cho thấy, giữa sinh viên nam và sinh viên nữ có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc sử dụng các chiến lược chuyển di (t = 2.058, p = 0.041). Nhìn chung, giới tính không phải là nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Kết quả này giống kết quả nghiên cứu của Qian Yu-lian (2007), Xu Li-hua & Zhou Ying (2016). Kết quả nghiên cứu của các công trình này đều cho thấy, không có sự khác biệt có ý nghĩa về giới tính của sinh viên Hàn Quốc, sinh viên các nước châu Phi trong việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc. 3.2.2. Mối quan hệ giữa độ tuổi và việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc Trong số các sinh viên tham gia điều tra, có 123 sinh viên thuộc nhóm tuổi 18-20, chiếm tỉ lệ 64.7%, 67 sinh viên thuộc nhóm tuổi 21-23, chiếm tỉ lệ 35,3%. Tình hình sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên thuộc hai nhóm tuổi trên như Bảng 3. Bảng 3 cho thấy, sinh viên thuộc nhóm tuổi 18-20 và sinh viên thuộc nhóm tuổi 21-23 gần như không có sự khác biệt về tần suất sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent - Bảng 3. Tình hình sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc theo độ tuổi Nhóm chiến lược Nhóm tuổi Mean SD t p Nhóm chiến lược siêu nhận thức 18-20 3.3189 0.56968 -0.074 0.941 21-23 3.3249 0.45584 Nhóm chiến lược nhận thức 18-20 3.1731 0.50677 -0.149 0.881 21-23 3.1841 0.43351 Nhóm chiến lược xã hội - tình cảm 18-20 2.9826 0.52300 1.134 0.258 21-23 2.8913 0.54318 Tổng thể 18-20 3.1851 0.44571 0.089 0.929 21-23 3.1794 0.36968 LƯU HỚN VŨ – CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP KỸ NĂNG NGHE TIẾNG 64 samples T-test) cho thấy, việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên thuộc hai nhóm tuổi này không có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0.05). Chúng tôi tiến hành kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể - trường hợp mẫu độc lập (Independent - samples T-test) ở các chiến lược cụ thể. Kết quả cho thấy, giữa sinh viên thuộc nhóm tuổi 18-20 và sinh viên thuộc nhóm tuổi 21-23 không có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc sử dụng các chiến lược cụ thể. Có thể nói, độ tuổi không phải là nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Kết quả này giống với kết quả khảo sát của Wang Yao-mei (2013). Wang Yao-mei đã khảo sát tình hình sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc giữa ba nhóm tuổi (dưới 20 tuổi, từ 21 đến 24 tuổi, trên 25 tuổi), kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa về độ tuổi trong việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc. 3.3. Mối quan hệ giữa thành tích học tập và việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc Chúng tôi sử dụng phân tích tương quan Pearson để kiểm định mối tương quan giữa thành tích học tập và việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc. Kết quả như Bảng 4. Bảng 4. Phân tích mối tương quan giữa thành tích học tập và chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc Nhóm chiến lược siêu nhận thức Nhóm chiến lược nhận thức Nhóm chiến lược xã hội - tình cảm Pearson Correlation 0.294 0.154 0.104 Sig. (2-tailed) 0.000 0.034 0.152 Bảng 4 cho thấy, việc sử dụng nhóm chiến lược siêu nhận thức, nhóm chiến lược nhận thức và thành tích học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên có mối tương quan với nhau (p < 0.05). Qua đó cho thấy, tần suất sử dụng chiến lược có ảnh hưởng nhất định đến thành tích học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên. Chúng tôi tiến hành phân tích tương quan Pearson giữa thành tích học tập và việc sử dụng các chiến lược cụ thể. Kết quả cho thấy, có mối tương quan giữa thành tích học tập và việc sử dụng các chiến lược kế hoạch (r = 0.321, p = 0.000), các chiến lược giám sát (r = 0.198, p = 0.006) và các chiến lược đánh giá (r = 0.146, p = 0.045) trong nhóm chiến lược siêu nhận thức, các chiến lược suy luận (r = 0.240, p = 0.001) và các chiến lược chuyển di (r = 0.232, p = 0.001) trong nhóm chiến lược nhận thức. Sinh viên nào thường xuyên sử dụng các chiến lược này sẽ có thành tích học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc cao hơn, ngược lại, những sinh viên ít sử dụng các chiến lược này sẽ có thành tích học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc thấp hơn. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 8 (252) 2019 65 Kết quả này có phần giống với kết quả khảo sát của Wang Yao-mei (2013), Wu Jian (2018). Cũng như kết quả nghiên cứu của chúng tôi, các nghiên cứu này đều cho rằng tần suất sử dụng các chiến lược đánh giá trong nhóm chiến lược siêu nhận thức, các chiến lược suy luận trong nhóm chiến lược nhận thức có ảnh hưởng đến thành tích học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên. Song, khác với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, kết quả của các nghiên cứu này còn cho rằng tần suất sử dụng các chiến lược dự đoán trong nhóm chiến lược nhận thức có ảnh hưởng đến thành tích học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên. Trong khi đó, các chiến lược dự đoán lại ít được sinh viên Việt Nam sử dụng (Mean = 2.8883, SD = 0.66603), và chúng không có mối tương quan với thành tích học tập (r = 0.059, p = 0.419). 4. THẢO LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Tình hình tổng thể về việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam không mấy khả quan. Tần suất sử dụng ở mức độ trung bình. Điều này cho thấy, sinh viên Việt Nam có ý thức và nhu cầu sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe trong quá trình học tập tiếng Trung Quốc, nhưng vẫn không thể sử dụng thành thục các chiến lược này, giảng viên cần chú trọng bồi dưỡng và rèn luyện cho sinh viên các chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc. Các nhân tố giới tính và độ tuổi không ảnh hưởng đến việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam. Điều này có thể vì khách thể nghiên cứu của chúng tôi là sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc. Sinh viên có mục đích và áp lực trong học tập như nhau, vì vậy không có sự khác biệt có ý nghĩa trong việc sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc. Giữa chiến lược học tập và thành tích học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc tồn tại mối tương quan thuận với nhau. Các sinh viên thường xuyên sử dụng nhóm chiến lược siêu nhận thức (nhất là các chiến lược kế hoạch, các chiến lược giám sát và các chiến lược đánh giá), nhóm chiến lược nhận thức (nhất là các chiến lược suy luận và các chiến lược chuyển di) sẽ có thành tích học tập kỹ năng nghe tốt hơn. Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau: Thứ nhất, giúp sinh viên có ý thức sử dụng chiến lược học tập. Trong quá trình giảng dạy các học phần kỹ năng nghe, giảng viên cần giúp sinh viên tăng cường nhận thức về chiến lược học tập, đặc biệt là nhóm chiến lược nhận thức và nhóm chiến lược xã hội - tình cảm. Thứ hai, đưa việc rèn luyện chiến lược học tập vào quá trình học tập kỹ năng nghe. Giảng viên cần chú trọng phương pháp rèn luyện chiến lược, xuất phát từ những ví dụ thực tế, cụ LƯU HỚN VŨ – CHIẾN LƯỢC HỌC TẬP KỸ NĂNG NGHE TIẾNG 66 thể, để sinh viên có thể hiểu được vai trò của chiến lược học tập trong quá trình học tập kỹ năng nghe. Thứ ba, kết hợp rèn luyện chiến lược học tập kỹ năng nghe với việc tích luỹ kiến thức. Năng lực chiến lược cần xây dựng trên cơ sở cấu trúc kiến thức và năng lực ngôn ngữ đã có, vì vậy những kiến thức về từ vựng, ngữ pháp tiếng Trung Quốc của sinh viên sẽ giúp ích cho việc nâng cao năng lực sử dụng chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc. Thứ tư, bồi dưỡng năng lực tự chủ học tập cho sinh viên là mục đích chính của nghiên cứu chiến lược học tập. Giảng viên cần giúp sinh viên nhận thức được ý nghĩa và giá trị của việc sử dụng các chiến lược học tập kỹ năng nghe, có thể nhìn nhận lại những khiếm khuyết của bản thân, đồng thời có thể tiến hành giám sát, điều chỉnh và đánh giá, để có thể trở thành người “biết học” thật sự. PHỤ LỤC Bảng điều tra chiến lược học tập kỹ năng nghe tiếng Trung Quốc Căn cứ vào tình hình thực tế, bạn hãy khoanh tròn chữ số biểu thị mức độ đồng ý cho các câu bên dưới. 1 === Hoàn toàn không đồng ý === 2 === Hơi không đồng ý === 3 === Không xác định === 4 === Hơi đồng ý === 5 Hoàn toàn đồng ý T1 Khi rảnh rỗi, tôi sẽ tìm tài liệu tiếng Trung mà tôi thích để nghe. 1 2 3 4 5 T2 Tôi sẽ tìm cơ hội để nghe tài liệu tiếng Trung. 1 2 3 4 5 T3 Để nâng cao kỹ năng nghe, tôi xem chương trình truyền hình tiếng Trung. 1 2 3 4 5 T4 Tôi sẽ cố gắng tìm cách nâng cao kỹ năng nghe tiếng Trung. 1 2 3 4 5 T5 Trước khi nghe, tôi sẽ căn cứ vào nhiệm vụ hoặc chủ đề bài nghe để xác định xem bài nghe này có quan trọng hay không. 1 2 3 4 5 T6 Trước khi bắt đầu nghe, tôi sẽ xác định xem điều mình cần chú ý là nội dung chi tiết hay là đại ý của bài nghe. 1 2 3 4 5 T7 Trước khi bắt đầu nghe tài liệu quan trọng, tôi sẽ tự hỏi mình đã biết gì về chủ đề này. 1 2 3 4 5 T8 Khi tôi nghe, tôi biết mình có gặp trở ngại
File đính kèm:
- chien_luoc_hoc_tap_ky_nang_nghe_tieng_trung_quoc_cua_sinh_vi.pdf