Cấu trúc cú pháp câu liên dụng “被” (bèi) và “把” (bă) trong tiếng Hán hiện đại

Trong quá trình học tập tiếng Hán, sự xuất hiện đồng thời của“” (bèi) và“” (bǎ) trong một câu

gây không ít khó khăn cho người học trong việc tiếp thu và vận dụng. Bài viết này, dưới góc nhìn cú

pháp học theo quan điểm tạo sinh, đồng thời dựa trên các phạm trù chức năng “Become”, “Cause”,

“Passive” giải thích và mô hình hóa cấu trúc cú pháp của loại câu“” (bèi), “” (bǎ) liên dụng

trong tiếng Hán nhằm giúp cho người học tiếng Hán tiếp cận điểm ngữ pháp này một cách dễ dàng hơn.

pdf12 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu trúc cú pháp câu liên dụng “被” (bèi) và “把” (bă) trong tiếng Hán hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL 
 ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY 
 Số 67 (01/2020) No. 67 (01/2020) 
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website:  
79 
CẤU TRÚC CÚ PHÁP CÂU LIÊN DỤNG “被” (BÈI) VÀ “把” (BĂ) 
TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI 
Syntactic structure of sentences with “被” (bèi) and 把 (bǎ) 
in modern Chinese language 
ThS. Nguyễn Trần Tiến 
Trường Đại học Sài Gòn 
TÓM TẮT 
Trong quá trình học tập tiếng Hán, sự xuất hiện đồng thời của“被”(bèi) và“把”(bǎ) trong một câu 
gây không ít khó khăn cho người học trong việc tiếp thu và vận dụng. Bài viết này, dưới góc nhìn cú 
pháp học theo quan điểm tạo sinh, đồng thời dựa trên các phạm trù chức năng “Become”, “Cause”, 
“Passive” giải thích và mô hình hóa cấu trúc cú pháp của loại câu“被” (bèi), “把” (bǎ) liên dụng 
trong tiếng Hán nhằm giúp cho người học tiếng Hán tiếp cận điểm ngữ pháp này một cách dễ dàng hơn. 
Từ khóa: 被, 把, cú pháp học, phạm trù chức năng 
ABSTRACT 
During the process of the Chinese language learning, the simultaneous appearance of words “被” (bèi) 
and “把” (bǎ) in a sentence will cause difficulties for learners in acquiring and applying them. Based on 
the generative grammar’s syntactics and on functional categories of “Become”, “Cause”, “Passive”, this 
paper will explain and model the syntactic structure of this type of sentences to help Chinese learners 
this grammar point more easily. 
Keywords: 被, 把, syntax, functional category 
1. Mở đầu 
Theo sự phát triển hợp tác hữu nghị 
không ngừng giữa hai nước Việt – Trung, 
nhu cầu và số lượng người học tiếng Hán 
trong các trường đại học nói riêng và ở Việt 
Nam nói chung ngày càng tăng. Về mặt 
ngữ pháp, tuy tiếng Hán và tiếng Việt có 
thể nói rằng có nhiều điểm tương đồng, 
nhưng mỗi ngôn ngữ đều có những đặc thù, 
ví dụ như câu chữ “把” (bǎ) trong tiếng 
Hán, câu chữ “把” (bǎ) là một những điểm 
ngữ pháp khó tiếp thu cũng như khó vận 
dụng thuần thục đối với người học do đây 
là loại câu đặc biệt diễn đạt nghĩa gây khiến 
mà trong tiếng Việt không có. Ví dụ như: 
他把我刚买的手机弄丢了 (Anh ta làm 
mất cái điện thoại tôi vừa mới mua rồi). 
Hiện nay một số sách, giáo trình về ngữ 
pháp tiếng Hán cũng chỉ miêu tả ở mức độ 
tương đối về hình thức câu trên, như trong 
cuốn “Sổ tay Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại” 
NXB Khoa học Xã hội và Nhân văn do 
Trương Văn Giới – Lê Khắc Kiều Lục biên 
dịch chỉ ghi: “Câu chữ “把” là một hình 
Email: nguyentrantien_sgu@yahoo.com 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 67 (01/2020) 
80 
thức câu đặc thù trong tiếng Hán, hình thức 
cơ bản của nó là: Chủ ngữ +把+ tân ngữ 
trực tiếp + động từ + thành phần khác. Xét 
về mặt kết cấu, bản thân chữ “把” không 
có ý nghĩa, tác dụng của nó chỉ là đưa tân 
ngữ lên trước. Xét về mặt ý nghĩa, trọng 
điểm ngữ nghĩa của phần lớn câu chữ “把” 
là động tác mà động từ biểu thị làm cho tân 
ngữ nảy sinh hoặc sẽ xảy ra một kết quả 
hoặc một sự thay đổi nào đó.” (2007, 
tr.155). Do vậy, khi trong một câu có sự 
xuất hiện thêm của “被” (bèi: “bị” hoặc 
“được”) sẽ khiến cho người học lúng túng, 
không biết sắp xếp các thành phần của câu 
như thế nào cho hợp lí và phù hợp ngữ 
nghĩa, ngữ pháp; ví dụ như 那辆共享单车
被一个醉汉把它扔进了花津河 (Chiếc xe 
đạp đó bị một gã say ném vào hồ sen). Với 
mục đích giúp người học có thể tiếp thu 
một cách đơn giản, bài viết này xin dựa trên 
góc nhìn cú pháp học theo quan điểm tạo 
sinh để giải thích và khái quát cấu trúc cú 
pháp của loại câu “被”, “把” liên dụng 
trong tiếng Hán. 
2. Nội dung 
2.1. Cơ sở lý luận 
Đối với hình thức “động từ + đoản 
ngữ giới từ” trong tiếng Hán hiện nay có 
hai phương pháp phân tích không giống 
nhau. 黄伯荣, 廖序东 (2007) cho rằng 
đoản ngữ giới từ được phân bố sau động 
từ được xem là bổ ngữ, cụ thể là thời địa 
bổ ngữ, nói cách khác hình thức “động từ 
+ đoản ngữ giới từ” chính là “kết cấu 
động bổ”. Nhưng 丁声树, 朱德熙, 胡裕
树 lại cho rằng hình thức này có thể là 
“kết cấu động tân”. Điển hình như ví dụ
“躺在床上” (tǎng zài chuáng shàng: 
nằm ở trên giường), 丁声树 (1961), 朱德
熙 (1982), 胡裕树 (1995) đều xem“躺
在”(tǎng zài: nằm ở) là một chỉnh thể 
hoàn chỉnh, “躺在”(tǎng zài: nằm ở) 
đảm nhận chức vụ là động từ, “床上”
(chuáng shàng: trên giường) là tân ngữ. 
Đối với phương pháp phân tích thứ hai, 
phân tích theo kết cấu động tân, những 
học giả trên đã đưa ra rất nhiều luận 
chứng, quan trọng nhất là luận chứng của
胡裕树 (1995) cho thấy nếu như thêm trợ 
từ thời thái “了”(le) thì trợ từ này chỉ 
có thể xuất hiện sau giới từ chứ không 
xuất hiện sau động từ. Ví dụ: 坐在了椅子
上 (ngồi ở trên ghế), 躺在了床上 (nằm ở 
trên giường). Hai phương pháp phân tích 
trên được miêu tả như sau: 
a. 躺 在床上 b. 躺在 床上 
 động bổ động tân 
Hình (1) còn có thể biểu thị bằng sơ đồ hình cây như sau: 
(2) 
 a. VP b. VP 
 V PP V LocP 
 P LocP 躺在 床上 
 nằm ở trên giường 
 躺 在 床上 
 nằm ở trên giường 
(1) 
NGUYỄN TRẦN TIẾN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
81 
 (2a) biểu thị mối quan hệ giữa động từ 
và đoản ngữ giới từ là mối quan hệ động 
bổ. Trong đó “躺” (tǎng: nằm) là hạt nhân 
(head) của“躺在床上” (tǎng zài chuáng 
shàng: nằm ở trên giường), “躺” (tǎng: 
nằm) quyết định phạm trù của kết cấu 
thuộc động từ (V), nút đồng cấp (sisters 
node) “在床上” (zài chuáng shàng: ở trên 
giường) quyết định kết cấu là đoản ngữ (P), 
cho nên cả toàn bộ kết cấu được kí hiệu là 
“VP”; “在” (zài: ở) là hạt nhân của “在床
上 ” (zài chuáng shàng: ở trên giường), 
“在” (zài: ở) quyết định phạm trù của kết 
cấu thuộc giới từ (P), nút đồng cấp “床上” 
(chuáng shàng: trên giường), quyết định 
kết cấu thể là đoản ngữ (P), cho nên cả kết 
cấu thể được kí hiệu là “PP”. (2b) biểu thị 
mối quan hệ giữa tổ hợp từ động giới và 
nơi chốn là quan hệ động tân. Trong đó “躺
在” (tǎng zài: nằm ở) là hạt nhân của “躺
在床上” (tǎng zài chuáng shàng: nằm ở 
trên giường), “躺在 ” (tǎng zài: nằm ở) 
quyết định phạm trù của kết cấu thể thuộc 
động từ (V), nút đồng cấp “床上” (chuáng 
shàng: trên giường) quyết định kết cấu thể 
là đoản ngữ (P), cho nên cả kết cấu thể 
được kí hiệu là “VP”. 
Dưới góc nhìn của ngữ pháp tạo sinh, 
熊仲儒 (2013) cho rằng, phân tích hình 
thức “động từ + đoản ngữ giới từ” theo kết 
cấu động tân hay kết cấu động bổ đều 
chính xác, vì động bổ là kết quả của thao 
tác hợp nhất (Merge) phản ánh tính lựa 
chọn giữa các thành phần, động tân là kết 
quả của thao tác chuyển vị (Movement) 
phản ánh sự điều chỉnh của cú pháp. Giả 
định “躺” (tǎng: nằm) lựa chọn thành phần 
nơi chốn, tức “躺” (tǎng: nằm) cần phải 
tiến hành hợp nhất với “在床上 ” (zài 
chuáng shàng: ở trên giường), như (3a); 
Giả định “躺” (tǎng: nằm) thu hút “在” (zài: 
ở), tức “在” (zài: ở) sẽ tiến hành chuyển vị 
về phía “躺” (tǎng: nằm), như (3b). 
(3) 
 a. VP b. VP 
 V PP V PP 
 P LocP V P P LocP 
 躺 在 床上 躺 在 1 t1 床上 
 nằm ở trên giường nằm ở trên giường 
“躺” (tǎng: nằm) và “在” (zài: ở), phân 
biệt đều là hạt nhân của VP và PP, sự 
chuyển vị của “在” (zài: ở) đến “躺” (tǎng: 
nằm) được gọi là chuyển vị hạt nhân (Head 
movement). Chuyển vị hạt nhân thường 
phát sinh giữa hạt nhân và hạt nhân của nút 
đồng cấp, đây cũng được gọi là sự hạn chế 
của chuyển vị hạt nhân (Head Movement 
Constraint – HMC). Trong (3a), kí hiệu 
phạm trù của “在床上” (zài chuáng shàng: 
ở trên giường) là nút đồng cấp của kí hiệu 
phạm trù của “躺” (tǎng: nằm), do đó “躺” 
(tǎng: nằm) thu hút “在” (zài: ở) thực hiện 
chuyển vị hạt nhân. Kết quả của việc 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 67 (01/2020) 
82 
chuyển vị này chúng ta có được tổ hợp từ 
động giới “躺在” (tǎng zài: nằm ở), như 
(3b). Chúng ta có thể thấy (2b) và (3b) đều 
hiển thị “躺在” (tǎng zài: nằm ở) là một tổ 
hợp từ, nhưng sự khác nhau ở chỗ: trong 
(2b), tổ hợp từ “躺在” là do từ pháp tạo 
sinh, còn trong (3b), tổ hợp từ “躺在” là do 
cú pháp tạo sinh. 
“在” (zài: ở), chuyển vị hạt nhân đến 
“躺” (tǎng: nằm), về mặt lí thuyết sẽ có hai 
kết quả: một là “躺在” (tǎng zài: nằm ở), 
hai là “在躺” (zài tǎng: ở nằm). Vấn đề đặt 
ra là làm cách nào để loại bỏ trường hợp 
“在躺” (zài tǎng: ở nằm)? Do vậy, 熊仲儒 
(2004) đưa ra “Giả thiết Ghép nối và 
chuyển vị đồng hướng”. Giả thiết này yêu 
cầu: Thành phần chuyển vị nếu chuyển vị 
về phía phải thì phải ghép nối vào phía bên 
phải của thành phần đích; ngược lại, nếu 
thành phần chuyển vị chuyển vị về phía 
trái thì phải ghép nối vào phía trái thành 
phần đích. Chúng ta có thể quy định tất cả 
hạt nhân của phạm trù từ vựng (Lexical 
category) ở phía sau, tất cả những phạm trù 
chức năng (Functional category) dùng để 
mở rộng phạm trù từ vựng thì hạt nhân ở 
phía trước. Dựa vào quy định này, (3a) 
được viết lại như sau: 
(4) 
 VP 
 PP V 
 P LocP 
 在 床上 躺 
 ở trên giường nằm 
Khi “在” (zài: ở) chuyển vị hạt nhân 
đến“躺” (tǎng: nằm), căn cứ theo “Giả thiết 
ghép nối và chuyển vị đồng hướng”, “在” 
(zài: ở) chuyển vị về phía phải cho nên chỉ 
có thể ghép nối vào phía bên phải của “躺” 
(tǎng: nằm). 
(5) 
 VP 
 PP V 
 P LocP 
 t1 床上 躺-在 1 
 trên giường nằm-ở 
Cuối cùng để giải quyết vấn đề làm 
cách nào để chuyển “躺在”(tǎng zài: nằm 
ở) ra phía trước “床上”(chuáng shàng: trên 
giường)? Chúng ta dựa vào khinh động từ 
(light verbs) “v” (Chomsky 1995; Huang 
1997; Lin 2001) và “Giả thiết Phạm trù 
chức năng” của 熊仲儒 (2004). Nội dung 
của giả thiết này như sau: Phạm trù chức 
năng không chỉ kích phát chuyển vị và 
quyết định hợp nhất mà còn bao hàm cả 
việc lựa chọn tham tố (argument) cho động 
từ và cung cấp vai nghĩa (thematic role) 
cho tham tố. Trong trường hợp này khinh 
động từ “v” tiến hành chọn tham tố nơi 
chốn (location) “在床上 ” (zài chuáng 
shàng: ở trên giường) và tham tố người 
thực hiện (agent) “躺的人” (tǎng de rén: 
người nằm) cho động từ “躺” (tǎng: nằm). 
(6) 
 vP 
 DP v’ 
 他 v VP 
 anh ta 
 PP V 
 t1床上 躺-在 1 
 trên giường nằm-ở 
NGUYỄN TRẦN TIẾN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
83 
Trong (6), khinh động từ “v” thu hút 
hạt nhân “躺在” (tǎngzài: nằm ở) của nút 
đồng cấp VP tiến hành chuyển vị hạt nhân, 
tạo thành “他躺在床上 ” (tā tǎng zài 
chuáng shàng: anh ta nằm ở trên giường). 
2.2. Câu xuất hiện đồng thời “被” 
(bèi) và“把”(bǎ) 
Trong ngữ pháp tiếng Hán, chúng ta có 
thể thấy động từ sẽ ưu tiên kết hợp với bổ 
ngữ kết quả, bổ ngữ trình độ, bổ ngữ xu 
hướng và bổ ngữ trạng thái (黄伯荣, 廖序
东 (2005)). Nhưng 熊仲儒 (2013) cho rằng, 
“Bổ ngữ trình độ, thực chất là bổ ngữ kết 
quả, bổ ngữ xu hướng hoặc bổ ngữ trạng 
thái, chỉ là biểu thị ý nghĩa trình độ mà thôi, 
không nhất thiết phải phân loại”. Nói cách 
khác, cách nói này có nghĩa là: thông qua 
động tác, một vật nào đó đạt đến một kết 
quả hoặc một trạng thái nào đó. Ngoài 
những loại bổ ngữ mà黄伯荣, 廖序东 đưa 
ra, 熊仲儒 còn đưa ra một loại bổ ngữ khác, 
đó chính là “动相补语” (tạm dịch: bổ ngữ 
động tương). Bổ ngữ động tương do “了” 
(le),“着” (zhe),“过” (guò) đảm nhận. 
Cần chú ý là chỉ khi “了 ” (le),“着” 
(zhe),“过” (guò) không có nghĩa thời thể 
mới có thể đảm nhận làm bổ ngữ. Ví dụ 
như khi “了” (le) không có nghĩa thời thể 
mà biểu thị ý mất đi, xóa đi hoặc kết thúc, 
như: 他把药喝了 (anh ấy uống thuốc rồi); 
khi “着” (zhe) không có nghĩa thời thể mà 
biểu thị trạng thái tĩnh, bất động, như: 他把
门开着 (anh ấy để cửa mở); khi “过” (guò) 
không có nghĩa thời thể mà biểu thị ý nghĩa 
động tác hoàn tất, như: 我把这件事跟他商
量过了(việc này tôi đã thương lượng với 
anh ta) mới có thể đảm nhận làm bổ ngữ 
động tương. 
Bổ ngữ được ưu tiên kết hợp với động 
từ như sau: 
(1) Sau động từ là bổ ngữ động từ tính: 
被西方人把壁画偷〈走〉了。 
李国林被树杈把头皮揭了下来〉。 
被徐向前把话题岔〈开〉了。 
被人把小说读〈成了历史〉。 
(2) Sau động từ là bổ ngữ tính từ tính: 
被人把袋子里的米倒〈空〉了。 
被我们把他外表的硬壳敲〈碎〉。 
被你母亲把你惯〈坏〉。 
(3) Sau động từ là bổ ngữ do ngữ giới 
từ đảm nhận: 
被那个人把自己的眼角膜换〈给
她〉。 
被张海丽把比分追〈至 17平〉。 
被敌人把她当作死人扔〈在城
根〉。 
被田家夫妇把他揍〈在底下〉。 
(4) Sau động từ là bổ ngữ trạng thái: 
被人把我看〈得凡愚〉。 
这个女人被烈性药把脸弄得〈不成
样子〉。 
伯克的一篇强烈的反苏演说被白宫
把调子改得〈缓和了些〉。 
(5) Sau động từ là bổ ngữ số lượng: 
被炮弹片把颧骨炸破了〈一块〉。 
(6) Sau động từ là bổ ngữ động tương: 
被沸腾的盐水把生命吞食〈了〉。 
听说你被军阀把天灵盖掀〈了〉? 
Do chúng ta đã quy định tất cả hạt 
nhân phạm trù từ vựng ở phía sau, tất cả 
những phạm trù chức năng dùng để mở 
rộng phạm trù từ vựng thì hạt nhân ở phía 
trước, chúng ta có thể diễn đạt động từ kết 
hợp với bổ ngữ trong các ví dụ (1), (2), (3), 
(4), (5), (6) như sau: 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 67 (01/2020) 
84 
(7) 
 VP 
 XP V 
 Bổ ngữ Động từ 
Để xuất hiện tham tố, chúng ta dùng 
khinh động từ “v”. Như đã nói phía trên, 
câu có bổ ngữ biểu thị ý nghĩa thông qua 
động tác, một vật nào đó đạt đến một kết 
quả hoặc một trạng thái nào đó, do đó 
khinh động từ “v” được cụ thể hóa thành 
phạm trù kết quả hay đạt đến“Become” 
(viết tắt “Bec”). Theo 熊仲儒 (2003), 
phạm trù “Bec” là một loại khinh động từ, 
phạm trù này lựa chọn hai tham tố cho 
động từ và cung cấp vai nghĩa cho hai tham 
tố này: một là đối tượng bị thay đổi (khách 
thể (Theme)), một là kết quả, trạng thái 
(bàng thể (Obliques)) hoặc đích (Goal) hay 
nói một cách đơn giản là một trạng thái nào 
đó (State). Trên thực tế, phạm trù kết quả 
hay đạt đến “Bec” có thể được hiện thực 
hóa về mặt ngữ âm hoặc cũng có thể không 
được hiện thực hóa về mặt ngữ âm. Nếu 
“Bec” được hiện thực hóa thì đó chính là 
trợ từ kết cấu “得” (de). 
(8) 
 a. BecP 
 DP Bec’ 
 Theme Bec VP 
 XP V 
 State Verb 
 b. BecP 
 DP Bec’ 
 Theme Bec VP 
 -得 XP V 
 State Verb 
NGUYỄN TRẦN TIẾN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
85 
Trong (8a), đầu tiên động từ thu hút 
hạt nhân của nút đồng cấp XP tiến hành 
chuyển vị hạt nhân, căn cứ theo “Ghép nối 
và chuyển vị đồng hướng”, hạt nhân của 
điểm nút XP chỉ có thể ghép vào phía bên 
phải của động từ, tạo sinh ra tổ hợp từ động 
bổ. Sau đó phạm trù kết quả hay đạt đến 
“Bec” tiếp tục thu hút hạt nhân của nút 
đồng cấp VP tiến hành chuyển vị hạt nhân, 
nói cách khác đối tượng mà “Bec” thu hút 
để tiến hành chuyển vị hạt nhân chính là tổ 
hợp từ động bổ. Như (1), (2), (3), (5), (6). 
Còn trong (8b), phạm trù “Bec” được 
hiện thực hóa về mặt ngữ âm là trợ từ kết 
cấu “得” (de), đồng thời để thỏa mãn tính 
chắp dính vào phía sau của động từ của trợ 
từ kết cấu “得” (de), do đó hạt nhân của VP 
được “Bec” ưu tiên thu hút tiến hành 
chuyển vị. Do động từ chuyển vị về phía 
trái nên động từ sau khi chuyển vị chỉ có 
thể ghép nối vào phía bên trái của “得” (de). 
Như (4). 
Đối tượng bị thay đổi hay khách thể 
đạt đến một kết quả hoặc trạng thái nào đó 
thông thường đều có nguyên nhân. Nguyên 
nhân chính là do một vật, một người hoặc 
một việc nào đó gây khiến (Causative). Do 
vậy (8) có thể phát triển thành: 
(9) 
 vP 
 DP v’ 
 Causer v BecP 
 DP Bec’ 
 Theme Bec VP 
 (-得) XP V 
 State Verb 
Trong (9), do khinh động từ “v” biểu 
thị ý gây khiến cho nên dùng phạm trù gây 
khiến “Cause” (viết tắt “Caus”). Nếu phạm 
trù gây khiến “Caus” được hiện thực hóa 
về mặt ngữ âm thì đó chính là “把” (bǎ). (9) 
có thể được viết lại như sau: 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 67 (01/2020) 
86 
(10) 
 a. CausP 
 DP Caus’ 
 Causer Caus BecP 
 DP Bec’ 
 Theme Bec VP 
 (-得) XP V 
 State Verb 
 b. CausP 
 DP Caus’ 
 Causer Caus BecP 
 把 DP Bec’ 
 Theme Bec VP 
 (-得) XP V 
 State Verb 
Trong (10), nếu như phạm trù gây 
khiến “Caus” không được hiện thực hóa về 
mặt ngữ âm thì động từ sau khi chuyển vị 
đến “Bec” vẫn tiếp tục bị thu hút bởi 
“Caus” và tiếp tục thực hiện chuyển vị hạt 
nhân đến “Caus”, như (10a). Ngược lại, 
nếu phạm trù gây khiến “Caus” được ngữ 
âm hiện thực hóa là “把” (bǎ), lúc này sẽ 
ngăn cản động từ chuyển vị đến “Caus”, 
động từ chỉ có thể chuyển vị đến “Bec” tạo 
thành câu chữ “把” (bǎ), như (10b). Ý 
nghĩa của (10a) và (10b) đều biểu đạt: 
“Một vật, một người hoặc một sự việc nào 
đó làm cho một vật, một người hoặc một 
sự việc khác đạt được một kết quả hoặc đạt 
đến một trạng thái cụ thể.” 
Tiếp tục quan sát (1), (2), (5), chúng ta 
phát hiện có sự xuất hiện của “了” (le) 
mang nghĩa thời thể. “了” (le) phân bố sau 
động từ hoặc sau tổ hợp từ động bổ. (ở đây 
xin nhắc lại là “了” (le) trong (6) là bổ ngữ 
động tương, không mang nghĩa thời thể). 
Sự xuất hiện của “了” (le) như sau: 
(11) 有几秒钟我好像被人把血都抽
NGUYỄN TRẦN TIẾN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
87 
光了。xuất hiện sau tổ hợp từ) 
被武松一刀把肥硕的脑袋切了下
来。xuất hiện sau động từ) 
Trong (11), “了” (le) có những đặc 
điểm sau: 
Thứ nhất, “了” (le) có nghĩa thời thể, 
cho nên “了” thuộc phạm trù thể Aspect, 
được kí hiệu “Asp” chứ không phải là bổ 
ngữ động tương như trong (6). 
Thứ hai, “了” (le) phân bố ở bên phải 
“把” (bǎ), điều này có nghĩa là vị trí cú 
pháp của nó thấp hơn phạm trù gây khiến 
“Caus”. Phạm trù kết quả hay đạt đến 
“Bec” dùng để phát triển động từ, “Bec” 
chọn hai tham tố “Theme” và “State” cho 
động từ, hơn nữa phạm trù thể “Asp” có sự 
liên quan với thời gian xảy ra của sự kiện. 
Do vậy vị trí “Asp” sẽ cao hơn phạm trù 
chức năng thứ nhất, cụ thể là “Bec”. 
Từ những đặc điểm trên, chúng ta có 
thể xác định vị trí của “Asp” trong câu bắt 
buộc phải cao hơn “Bec” và phải thấp hơn 
“Caus”. Cụ thể được như sau: 
 (12) 
 CausP 
 DP Caus’ 
 Causer Caus AspP 
 把 DP Asp’ 
 Asp BecP 
 -了 DP Bec’ 
 Theme Bec VP 
 XP V 
 State Verb 
Trong (12), đầu tiên động từ thu hút 
hạt nhân của nút đồng cấp XP tiến hành 
chuyển vị hạt nhân, bổ ngữ chuyển vị về 
hướng phải cho nên sẽ ghép nối vào phía 
bên phải của động từ, tạo thành tổ hợp từ 
động kết. Tổ hợp từ động kết này tiếp tục 
bị thu hút chuyển vị đến vị trí của phạm trù 
“Bec”, tạo thành câu chỉ kết quả. Để thỏa 
mãn tính chắp dính của “了” (le), tổ hợp từ 
động kết tiếp tục chuyển vị đến phạm trù 
“Asp”, do tổ hợp từ động kết này chuyển vị 
về hướng trái nên sẽ ghép nối vào phía trái 
của “了” (le). Mặt khác, nhằm thỏa mãn 
yêu cầu cần chủ ngữ của vị trí [Spec, Asp], 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 67 (01/2020) 
88 
“Theme” thực hiện chuyển vị NP (NP 
movement) chuyển vị từ vị trí DP của BecP 
đến vị trí DP của AspP. 
Cuối cùng, khi “被” (bèi) và “把” (bǎ) 
cùng xuất hiện, “被” (bèi) luôn phân bố ở 
phía bên trái của “把” (bǎ). Điều này có 
nghĩa là “被” (bèi) ở phía trên phạm trù 
“Caus”. Do đặc điểm mang nghĩa bị động 
của “被” (bèi) nên chúng ta dùng phạm trù 
bị động Passive (viết tắt “Pass”) để đánh 
dấu “被” (bèi). Căn cứ vào đặc điểm vị trí 
của “被” (bèi), chúng ta có cấu trúc cú 
pháp của câu “被” (bèi), “把” (bǎ) liên dụng 
như sau: 
(13) 
 PassP 
 DP Pass’ 
 Pass CausP 
 被 DP Caus’ 
 Causer Caus AspP 
 把 DP Asp’ 
 Asp BecP 
 DP Bec’ 
 Theme Bec VP 
 XP V 
 State Verb 
Trong (13), bởi vì “被” (bèi) có đặc 
điểm là mang nghĩa bị động nên sẽ có 
khuynh hướng kích phát “Theme” chuyển 
vị. Sau khi “Theme” chuyển vị thì vị trí 
này sẽ lưu lại ngữ tích. Trên thực tế ngữ 
tích này thường được hiện thực hóa về mặt 
ngữ âm là đại từ ngôi thứ 3 “他/她/它”, 
như ví dụ sau: 
NGUYỄN TRẦN TIẾN TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
89 
(14) 
a. 那辆共享单车被一个醉汉把它扔进了花津河。 
b.
Trong (14b), những thành phần nằm 
trong dấu sẽ bị xóa đi, không còn 
được hiển thị về mặt ngữ âm. Cuối cùng 
chúng ta chỉ đạt được kết quả như (14a). 
3. Kết luận 
Bài viết này, dưới góc nhìn cú pháp 
học theo quan điểm tạo sinh, đồng thời dựa 
trên “Giả thiết Ghép nối và chuyển vị đồng 
hướng”, “Giả thiết Phạm trù chức năng” 
của熊仲儒 (2004), các phạm trù chức năng 
“Bec”, “Caus” và “Pass”, đã giải thích cơ 
bản các vấn đề gây khó khăn cho người học 
khi tiếp cận loại câu có sự xuất hiện đồng 
thời của “被” (bèi) và “把” (bǎ) là: thứ nhất, 
sự xuất hiện của các tham tố và vai nghĩa 
của các tham tố này đảm nhận; thứ hai, vị 
trí của các tham tố và cơ chế chuyển vị của 
các tham tố này. Từ những cơ sở trên, 
chúng ta có thể mô hình hóa được cấu trúc 
cú pháp của câu “被” (bèi), “把” (bǎ) liên 
dụng trong tiếng Hán như sau: 
[PassP Spect [Pass’[Pass 被 ][CausPSpect 
[Caus’[Caus把][BecPSpect [Bec’[Bec][VP[R-V]]]]]]]] 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No.

File đính kèm:

  • pdfcau_truc_cu_phap_cau_lien_dung_bei_va_ba_trong_tieng_han_hie.pdf
Tài liệu liên quan