Câu mệnh lệnh
Câu mệnh lệnh là câu có tính chất sai khiến nên còn gọi là câu cầu khiến. Một người ra lệnh hoặc
yêu cầu cho một người khác làm một việc gì đó. Nó thường theo sau bởi từ please. Chủngữcủa
câu mệnh lệnh được ngầm hiểu là you. Luôn dùng dạng thức nguyên thể(không có to) của động
từtrong câu mệnh lệnh. Câu mệnh lệnh chia làm 2 loại: Trực tiếp và gián tiếp.
Câu mệnh lệnh Các trợ động từ (Modal Auxiliaries) Cách dùng một số trợ động từ hình thái ở thời hiện tại 11. Câu mệnh lệnh Câu mệnh lệnh là câu có tính chất sai khiến nên còn gọi là câu cầu khiến. Một người ra lệnh hoặc yêu cầu cho một người khác làm một việc gì đó. Nó thường theo sau bởi từ please. Chủ ngữ của câu mệnh lệnh được ngầm hiểu là you. Luôn dùng dạng thức nguyên thể (không có to) của động từ trong câu mệnh lệnh. Câu mệnh lệnh chia làm 2 loại: Trực tiếp và gián tiếp. 11.1 Mệnh lệnh thức trực tiếp Close the door Please turn off the light. Open the window. Be quiet. Sau đây là lời thoại trong một đoạn quảng cáo bia trên TV: Tên cướp xông vào một quán bia, rút súng ra chĩa vào mọi người và quát: - Give me your jewelry! Don’t move! Một thanh niên từ từ tiến lại từ phía sau, gí một chai bia Laser lạnh vào gáy hắn: - Drop your weapon! Tên cướp tưởng sau gáy hắn là một họng súng liền buông vũ khí đầu hàng. 11.2 Mệnh lệnh gián tiếp: Dạng thức gián tiếp thường được dùng với: to order/ ask/ say/ tell sb to do smt. John asked Jill to turn off the light. Please tell Jaime to leave the room. I ordered him to open the book. 11.3 Dạng phủ định của câu mệnh lệnh Ở dạng phủ định, thêm Don’t vào trước động từ trong câu trực tiếp (kể cả động từ be) hoặc thêm not vào trước động từ nguyên thể trong câu gián tiếp. Don’t move! Or I’ll shoot. (Đứng im, không tao bắn) Don’t turn off the light when you go out. Don’t be silly. I’ll come back. (Đừng có ngốc thế, rồi anh sẽ về mà) John asked Jill not to turn off the light. Please tell Jame not to leave the room. I ordered him not to open his book. Chú ý: let’s khác let us let’s go: mình đi nào let us go: hãy để chúng tôi đi Câu hỏi có đuôi của let’s là shall we Let’s go out for dinner, shall we Các trợ động từ (Modal Auxiliaries) 12. Các trợ động từ (Modal Auxiliaries) Các trợ động từ (còn gọi là trợ động từ hình thái - xem bảng sau) dùng để bổ nghĩa thêm cho động từ chính về tính chất, mức độ, khả năng, hình thái, … của hành động. Chúng ta sẽ lần lượt đề cập đến ý nghĩa của chúng ở các phần sau. Do chúng là các trợ động từ, nên không thay thế được cho động từ chính (phải luôn có động từ chính đi kèm), cũng như không dùng kèm với các trợ động từ khác cùng loại hoặc với các trợ động từ do, does, did. Cũng không dùng tiểu từ to trước và sau các trợ động từ. Trợ động từ hình thái không biến đổi theo ngôi hay theo số (số ít và số nhiều như nhau, ngôi thứ nhất, thứ hai hay thứ ba cũng như nhau). Động từ chính đi sau trợ động từ cũng không chia (luôn ở dạng nguyên thể không có to). present tense past tense will can may shall must (have to) would (used to) could might should (ought to) (had better) (had to) Các từ đặt trong ngoặc là các động từ bán hình thái. Chúng có vai trò và ý nghĩa giống như các trợ động từ hình thái nhưng về ngữ pháp thì không giống, bởi vì chúng biến đổi theo ngôi và số. Ví dụ về cách dùng trợ động từ: I can swim; she can swim, too. (không chia theo ngôi) He can swim. (Không dùng: He cans swim hoặc He can swims) They will leave now. (Không dùng: They will leaving now hoặc They will can leave now.) They have to go now. He has to go now. (chia theo ngôi). 12.1 Câu phủ định dùng trợ động từ Trong câu phủ định, thêm not vào sau trợ động từ, trước động từ chính: John will leave now. => John will not leave now. He can swim => He can not swim. Chú ý khi viết tắt: will not => won’t; must not => musn’t; would not => wouldn’t; could not => couldn’t; can not => can’t. 12.2 Câu nghi vấn dùng trợ động từ Trong câu hỏi, đặt trợ động từ ở đầu câu: John will leave now. =>Will he leave now? Xin nhắc lại, trợ động từ hình thái luôn đi với dạng thức nguyên thể không có to của động từ. Vì vậy, sau trợ động từ hình thái không bao giờ có các dạng [verb-ing], [verb+s], [to + verb] hay thời quá khứ của động từ. Chỉ có hai cách sử dụng trợ động từ hình thái: (1) modal + [simple form of verb]: would be, can go, will have, must see, … (2) modal + have + [verb in past participle]: could have gone, would have been,.. Tất nhiên trong cách (2), từ have chính là động từ nguyên thể không có to; không được thay thế nó bằng has hay had. Cách dùng một số trợ động từ hình thái ở thời hiện tại 14. Cách dùng một số trợ động từ hình thái ở thời hiện tại 14.1 Cách sử dụng Would + like Để diễn đạt một cách lịch sự lời mời hoặc ý muốn gì. Không dùng do you want khi mời người khác. Would you like to dance with me? I would like to visit Japan. Trong tiếng Anh của người Anh, nếu để diễn đạt sở thích thì sau like là một v-ing. He likes reading novel. (enjoyment) Nhưng để diễn đạt sự lựa chọn hoặc thói quen thì sau like là một động từ nguyên thể. Between soccer and tennis, I like to see the former. (choice) When making tea, he usually likes to put some sugar and a slice of lemon in first. (habit) Trong tiếng Anh Mỹ thường không có sự phân biệt này, tất cả sau like đều là động từ nguyên thể có to. • Wouldn’t like = không ưa, trong khi don’t want = không muốn. - Would you like somemore coffee ? - No, thanks/ No, I don’t want any more. (polite) - I wouldn’t like (thèm vào) (impolite) • Lưu ý rằng khi like được dùng với nghĩa “cho là đúng” hoặc “cho là hay/ khôn ngoan” thì bao giờ theo sau cũng là một nguyên thể có to (infinitive) She likes the children to play in the garden (She think they are safe playing there) Cô ấy muốn bọn trẻ con chơi trong vườn cho chắc/ cho an toàn I like to go to the dentist twice a year. Tôi muốn đến bác sĩ nha khoa 2 lần/ năm cho chắc • Would like = would care /love/ hate/ prefer + to + verb: khi diễn đạt điều kiện cho một hành động cụ thể ở tương lai. - Would you (like/care) to come with me? - I’d love to • Would like/ would care for/ would enjoy + Verb-ing khi diễn đạt khẩu vị, ý thích nói chung của chủ ngữ. She would like/ would enjoy riding if she could ride better. I wonder if Tom would care for/ would enjoy hang-gliding. 14.2 Cách sử dụng could/may/might: Chỉ khả năng có thể xảy ra ở hiện tại nhưng người nói không dám chắc. (Cả 3 trợ động từ đều có giá trị như nhau). It might rain tomorrow. It may rain tomorrow. It could rain tomorrow. It will possibly rain tomorrow Maybe it will rain tomorrow. Chú ý maybe là sự kết hợp của cả may và be nhưng nó là một từ và không phải là trợ động từ. Nó là một phó từ, có nghĩa như perhap (có lẽ) 14.3 Cách sử dụng Should: (1) Để diễn đạt một lời khuyên, sự gợi ý, sự bắt buộc (nhưng không mạnh). He should study tonight. One should do exercise daily. You should go on a diet. She should see a doctor about her pain. (2) Diễn đạt người nói mong muốn điều gì sẽ xảy ra. (Expectation) It should rain tomorrow. (I expect it to rain tomorrow) My check should arrive next week. (I expect it to arrive next week) Các cụm từ had better, ought to, be supposed to đều có nghĩa tương đương và cách dùng tương tự với should trong cả hai trường hợp trên (với điều kiện động từ be trong be supposed to phải chia ở thời hiện tại). John ought to study tonight. John is supposed to study tonight. John had better study tonight. 14.4 Cách sử dụng Must (1) có nghĩa “phải”: mang nghĩa hoàn toàn bắt buộc (mạnh hơn should). Với should (nên), nhân vật có thể lựa chọn có thực hiện hành động hay không nhưng với must (phải), họ không có quyền lựa chọn. George must call his insurance agent today. A car must have gasoline to run. A pharmacist must keep a record of the prescripton that are filled. (Dược sỹ phải giữ lại bản sao đơn thuốc đã được bác sỹ kê - khi bán thuốc cho bệnh nhân) An attorney must pass an examination before practicing law. (Luật sư phải qua một kỳ kiểm tra trước khi hành nghề) (2) có nghĩa “hẳn là”, “chắc đã”: chỉ một kết luận logic dựa trên những hiện tượng đã xảy ra. John’s lights are out. He must be asleep. (Đèn phòng John đã tắt. Anh ta chắc đã ngủ) The grass is wet. It must be raining. 14.5 Cách sử dụng have to Người ta dùng have to thay cho must với nghĩa bắt buộc (nghĩa 1). Quá khứ của nó là had to, tương lai là will have to. Chú ý rằng have to không phải là một trợ động từ nhưng nó mang ý nghĩa giống như trợ động từ hình thái must. We will have to take an exam next week. George has to call his insurance agent today. Để diễn đạt một nghĩa vụ trong quá khứ, phải dùng had to chứ không được dùng must. George had to call his insurance agent yesterday. Mrs.Kinsey had to pass an examination before she could practice law. Trong câu hỏi, have to thường được dùng thay cho must để hỏi xem bản thân người hỏi bắt buộc phải làm gì hoặc để diễn đạt sự bắt buộc do khách quan đem lại. - Guest: Do I have to leave a deposit? (Tôi có phải đặt cọc không) - Receptionist: No, you needn’t. But you have to leave your I.D card. I’m sorry but that’s the way it is. Trong văn nói, người ta dùng have got to, cũng có nghĩa như have to. He has got to go to the office tonight. Đặc biệt, dùng để nhấn mạnh các trường hợp cá biệt: I have to work everyday except Sunday. But I don’t have got to work a full day on Saturday.
File đính kèm:
- cau_menh_lenh_7543.pdf