Cách sử dụng câu chủ động và câu bị động trong tiếng Anh
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, bằng những kiến thức thực tế chúng
tôi nhận thấy rằng không chỉ “các thì trong tiếng Anh, giới từ, cụm động từ
và câu điều kiện ” gây khó khăn cho người học mà “cách sử dụng câu chủ
động và bị động” cũng là một trong những trở ngại lớn đối với người học
ngoại ngữ. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi muốn đề cập tới cách sử
dụng câu chủ động và bị động trong tiếng Anh. Ðây là một trong những đề tài
được nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu và hiện đang được quan tâm. Ở đây
chúng tôi chỉ trình bày một số khía cạnh xoay quanh câu chủ động và bị động
trong tiếng Anh. Mục đích chọn đề tài “Usages of Active and Passive
sentences in English” (cách sử dụng câu chủ động và bị động trong tiếng
Anh)” nhằm giúp người dạy và người học ngoại ngữ hiểu một cách chính xác
cách sử dụng câu chủ động và câu bị động trong tiếng Anh. Ðặc biệt là sinh
viên chuyên ngành tiếng Anh
No.09_Sep 2018|Số 09 – Tháng 9 năm 2018|p.87-93 87 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC TÂN TRÀO ISSN: 2354 - 1431 Cách sử dụng câu chủ động và câu bị động trong tiếng Anh Tạ Thị Thanh Huyềna*, Nguyễn Mai Chinha a Trường Đại học Tân Trào *Email: icystar150884@gmail.com Thông tin bài viết Tóm tắt Ngày nhận bài: 15/7/2018 Ngày duyệt đăng: 10/9/2018 Trong quá trình học tập và nghiên cứu, bằng những kiến thức thực tế chúng tôi nhận thấy rằng không chỉ “các thì trong tiếng Anh, giới từ, cụm động từ và câu điều kiện” gây khó khăn cho người học mà “cách sử dụng câu chủ động và bị động” cũng là một trong những trở ngại lớn đối với người học ngoại ngữ. Vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi muốn đề cập tới cách sử dụng câu chủ động và bị động trong tiếng Anh. Ðây là một trong những đề tài được nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu và hiện đang được quan tâm. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày một số khía cạnh xoay quanh câu chủ động và bị động trong tiếng Anh. Mục đích chọn đề tài “Usages of Active and Passive sentences in English” (cách sử dụng câu chủ động và bị động trong tiếng Anh)” nhằm giúp người dạy và người học ngoại ngữ hiểu một cách chính xác cách sử dụng câu chủ động và câu bị động trong tiếng Anh. Ðặc biệt là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh. Từ khoá: Câu chủ động, câu bị động, tiếng Anh, người dạy, người học, cấu trúc. Đặt vấn đề Trong quá trình giao lưu hội nhập quốc tế hiện nay, việc sử dụng ngôn ngữ trong giáo dục là một bước cơ bản đối với sự phát triển của một quốc gia, trong đó ngôn ngữ luôn đóng vai trò rất quan trọng. Ngôn ngữ không chỉ là nhân tố thúc đẩy quá trình phát triển của quốc gia mà còn là phương thức giúp con người truyền tải thông tin với nhau trong cuộc sống. Với xu thế phát triển của thế giới, việc hội nhập và tiếp nhận những điều mới mẻ, bổ ích là rất quan trọng. Hiện nay, tiếng Anh đựợc coi là ngôn ngữ của toàn cầu, vì vậy nhu cầu dạy và học tiếng Anh ngày càng cao. Trong rất nhiều các chủ đề trong tiếng Anh, chúng tôi đã chọn chủ đề về câu chủ động và bị động trong tiếng Anh nhằm giúp người học hiểu rõ hơn và sử dụng thành thạo hơn về loại câu này. I. Khái niệm 1. Câu chủ động 1.1. Khái niệm Câu chủ động là câu mà chủ ngữ là người hoặc vật thực hiện hành động. Người ta dùng câu chủ động khi muốn nhấn mạnh vào tác nhân gây ra hành động. 1.2. Cấu trúc S + V + O Trong đó: - S là chủ thể thực hiện hành động. - V là hành động mà chủ thể thực hiện. - O là sự vật, sự việc chịu tác động của hành động mà chủ thể thực hiện. Ví dụ: She has written a new book. 2. Câu bị động 2.1. Khái niệm Câu bị động là câu mà chủ ngữ là người hoặc vật chịu sự tác động của hành động. Người ta dùng câu bị T.T.T.Huyen et al / No.09_Sep 2018|p.87-93 88 động khi muốn nhấn mạnh vào hành động trong câu hoặc khi người thực hiện hành động không quá quan trọng đến ý mà người nói muốn diễn tả. 2.2. Cấu trúc S + be + V(pp) + by + O Ví dụ: Active: People speak English all over the world. Passive: English is spoken all over the world (by people). 3. Mục đích của việc dùng câu bị động Câu bị động tiếng Anh thường được dùng với nghĩa “được” hay “bị” với các mục đích sau: 3.1. Nhấn mạnh vào người chịu tác động hay nhận tác động hơn là người gây ra tác động hay hành động đó Ví dụ: He was rescued yesterday. 3.2. Khi không biết người gây ra tác động đó là ai Ví dụ: My book was taken away. 3.3. Khi bản thân người nói vì lý do nào đó không nêu ra người gây ra tác động hay hành động đó Ví dụ: I was informed about your business trip. 3.4. Khi ta muốn tỏ ra lịch sự hơn trong một số tình huống Ví dụ: A mistake was made. II. Sự khác biêt, điều kiện, quy tắc biến đổi câu chủ động sang câu bị động 1. Sự khác biệt giữa câu chủ động và bị động 2. Điều kiện, quy tắc biến đổi câu chủ động sang câu bị động và một số điều cần lưu ý 2.1. Điều kiện để có thể biến đổi 1 câu từ chủ động thành bị động - V trong câu chủ động phải là Transitive Verb (Ngoại động từ: đòi hỏi có O theo sau) - Các O (trực tiếp, gián tiếp) phải được nêu rõ ràng. 2.2. Quy tắc Khi biến đổi 1 câu từ chủ động sang bị động ta làm theo các bước sau: 2.1.1. Xác định chủ ngữ (S), động từ (V), tân ngữ (O) trong câu chủ động. 2.1.2. Chuyển tân ngữ của câu chủ động xuống làm chủ ngữ của câu bị động. 2.1.3. Xác định thì của động từ trong câu chủ động. Thì của động từ “to be” sẽ được chia tương ứng với thì của động từ trong câu chủ động. 2.1.4. Biến đổi động từ chính của câu chủ động sang dạng phân từ 2 trong câu bị động. 2.1.5. Hoàn tất câu bị động bằng cách đưa các thành phần còn lại vào câu. Khi nhấn mạnh hành động do ai thực hiện, thêm “by+ Object”. Nếu trong câu có các trạng từ chỉ thời gian hay nơi chốn thì cụm “by+object” đứng sau trạng từ chỉ nơi chốn (adverbs of place) và đứng trước trạng từ chỉ thời gian (adverbs of time). Ví dụ: He gave me a book in the libraryyesterday. O adv of place adv of time I was given a book in the library by him yesterday. * Chú ý: Để tạo câu bị động dạng phủ định ta sử dụng dạng phủ định của động từ “to be”. Ví dụ: My bag wasn’t stolen. Để tạo câu bị động dạng câu hỏi ta sử dụng cấu trúc câu hỏi của động từ “to be”. Ví dụ: Is gold moved from bank to bank? 3. Một số điều cần lưu ý 3.1. Đối với các chủ ngữ chung chung là các đại từ nhân xưng hay 1 số từ như People, somebody, something, everyone, someone khi chuyển sang câu bị động không cần dùng “by+ Object”. Ví dụ: They will open a new super market in my hometown. A new super market will be opened in my hometown. 3.2. Một số câu không thể chuyển sang bị động vì có thể tạo thành câu tối nghĩa, đặc biệt khi tân ngữ là một danh động từ, một động từ nguyên mẫu hay một đại từ phản thân Ví dụ: No one likes reading that book. T.T.T.Huyen et al / No.09_Sep 2018|p.87-93 89 That book isn’t liked reading. 3.3. Trong câu bị động “by+O’’ luôn đứng sau trạng từ chỉ nơi chốn (adverbs of place) và đứng trước trạng từ chỉ thời gian (adverbs of time). Trạng từ chỉ sự hoạt động đứng giữa “be và V(pp). Ví dụ: She often takes her dog for a walk. Her dog is often taken for a walk. Ví dụ: They built the new house in the city last week. The new house was built in the cityby themlast week. Adv of place by + O adv of time 3.4. Nếu O trong câu bị động là sự vật, sự việc thì dùng with thay cho by Ví dụ: The bird was shot withthe gun. The bird was shot bythe hunter. 3.5. Giới từ trong câu bị động Ta dùng By + tác nhân gây hành động (người hoặc vật làm ra hành động). Ta dùng With+ công cụ, phương tiện gây hành động. Ví dụ 1: He was killed witha knifebya terrorist. Ví dụ 2: The bird was shot withthe gun. The bird was shot bythe hunter. Ví dụ 3: This room was covered withsmoke. 3.6. Điều kiện để có thể biến đổi 1 câu từ chủ động thành bị động Động từ trong câu chủ động phải là ngoại động từ (transitive verb) đòi hỏi có tân ngữ theo sau.Các tân ngữ (trực tiếp hoặc gián tiếp) phải được nêu rõ ràng. Ví dụ: I gave him a book. He was given a book (by me). A book was given to him (by me). 3.7. Đối với câu chủ động có 2 tân ngữ Đối với câu chủ động có 2 tân ngữ muốn nhấn mạnh vào tân ngữ nào ta đưa tân ngữ đó lên làm chủ ngữ của câu bị động. Ví dụ: We told our mother the news. Our mother was told the news. The news was told to our mother. 3.8. Động từ trong câu chủ động có giới từ đi kèm Đối với động từ trong câu chủ động có giới từ đi kèm ta không thể tách giới từ khỏi động từ mà nó đi cùng. Ta phải đặt giới từ đó ngay sau động từ trong câu bị động. Ví dụ: Someone broke into our house. Our house was broken into. 3.9. Câu bị động có thể dùng trong hầu hết các thời của tiếng Anh Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn và quá khứ hoàn thành tiếp diễn không có dạng câu bị động. Nếu câu chủ động ở thì này thì câu bị động dùng thì hoàn thành tương ứng. Ví dụ: They have been building the house since June. The house has been built since June. III. Đối chiếu câu bị động trong tiếng Anh và tiếng Việt 1. Quan niệm về câu bị động trong tiếng Anh và tiếng Việt Trong tiếng Anh khái niệm thể được coi là một phạm trù ngữ pháp, Tiếng Anh có 2 thể: thể chủ động và bị động. Thể bị động (passive voice) là một khái niệm phạm trù rất phổ biến trong ngữ pháp tiếng Anh, một phạm trù ngữ pháp mà tân ngữ của động từ đứng ở vị trí của chủ ngữ có thể khẳng định thể bị động là một hiện tượng ngôn ngữ đã được miêu tả khá chi tiết và đầy đủ trong tiếng Anh. Cấu trúc câu bị động trong tiếng Anh: S + be + V(p2) + O Qua đó ta có thể dễ dàng nhận biết đâu là câu bị động và khi chuyển từ thể chủ động sang bị động, tân ngữ của động từ trong câu chủ động trở thành chủ ngữ của câu bị động. Ví dụ: They diga hole. S V O A hole is digged. Ngược lại, tiếng Việt là một ngôn ngữ phân tích tính, lấy ngữ pháp chủ ngữ và trật tự từ làm phương thức ngữ pháp cơ bản, các từ tiếng Việt không đổi hình thái, kể cả động từ. Do vậy, không thể căn cứ vào dạng thức của động từ hoặc ngữ pháp để xác định dạng thức chủ động hay bị động. Cũng không thể căn cứ hoàn toàn vào cấu trúc ngữ pháp bởi trong tiếng Việt nhiều trường hợp cấu trúc của câu chủ động không thể phân biệt được. T.T.T.Huyen et al / No.09_Sep 2018|p.87-93 90 Trên thực tế có một số điểm thú vị khi sử dụng “bị/ được/ do” trong tiếng Việt, nhưng không phải bất kỳ câu nào sử dụng “bị/ được/ do” cũng mang nghĩa bị động. Ví dụ: Tôi nấu ăn hơi bị ngon đấy. Cô ấy hơi bị xinh đấy. Người Việt thường có khuynh hướng chuyển tất cả các câu có sử dụng từ “bị/ được/ do” sang câu bị động. Họ cho rằng phạm vi của từ “bị/ được/ do” rộng hơn so với cách sử dụng của họ trong câu bị động. Do vậy, để tránh nhầm lẫn chúng ta phải hiểu rõ bản chất ngữ nghĩa của câu. 2. Một số dạng câu bị động điển hình trong tiếng Việt và trong Tiếng Anh Tiếng Anh Tiếng Việt Câu bị động chuyển đổi theo các thì tương ứng. Ví dụ: My car is repaired by him. The result was informed. Câu bị động có chứa "bị/ được" có sự xuất hiện của chủ thể hành động và đối thể hành động. a. Câu bị động chứa “bị/ được” như một động từ độc lập, sau nó không xuất hiện một động từ nào khác. Ví dụ: Con được điểm 10. b. Câu bị động có chứa "bị/được" đứng trước một động từ, trở thành yếu tố bổ sung ý nghĩa thụ động cho động từ đó. Ví dụ: Cô diễn viên bị phản đối. Cấu trúc bị động với chủ ngữ ảo cho một mệnh đề (To be said that/ It is believed that).Ví dụ: It is said that he beats his wife. Câu bị động có chứa "bị/được" nhưng không có sự xuất hiện của tân ngữ. Ví dụ: Ngôi chùa được xây cách đây mấy trăm năm. Dạng bị động với động từ có 2 tân ngữ. Việc chọn giữa 2 cấu trúc bị động phụ thuộc vào việc ta muốn nhấn mạnh thông tin nào. Ví dụ: I was given a Câu bị động không có sự xuất hiện của "bị/được".Tuy nhiên có thể thêm “bị/ được” vào câu này. Ví dụ: Nghiên cứu dựa trên cơ sở Nghiên cứu được dựa trên cơ sở. gift on my birthday. A gift was given to me on my birthday. Dạng bị động được theo sau bởi động từ nguyên mẫu. Ví dụ: She is allowed to visit her son twice Câu bị động không diễn tả ý nghĩa của hoạt động mà diễn tả ý nghĩa trạng thái tồn tại. Ví dụ: Tôi bị mất tiền. Câu bị động với tân ngữ là bổ ngữ. Ví dụ: She was called stupid Câu bị động với động từ nguyên mẫu bị động. Dạng câu này thường được dùng cùng với các từ đặc biệt và động từ khiếm khuyết. Ví dụ: She must be punished. Câu bị động với động từ nguyên mẫu quá khứ. Ví dụ: It must have been rained. Dạng bị động ở thể truyền khiến (Have something done). Ví dụ: He has his car washed. Dạng bị động nguyên mẫu có "to". Ví dụ: There is nothing to be done. Dạng bị động với cấu trúc "ing form". Ví dụ: Human love being praised Dạng "ing-form" với T.T.T.Huyen et al / No.09_Sep 2018|p.87-93 91 ý nghĩa bị động. Ví dụ: The grass need cutting 3. Một số câu bị động Tiếng Anh và ý nghĩa tương đương trong Tiếng Việt Tiếng Anh Tiếng Việt Câu bị động chuyển đổi theo các thì tương ứng Cấu trúc: Trợ động từ (be) + động từ chính ở dạng quá khứ phân từ. Ví dụ: The house was struck by lightening. Sử dụng các từ ngữ như bị/được/do” Cấu trúc: bị/được/do + V (transitive). Bị/ được/ phải/ do đóng vai trò là các từ chỉ dấu hiệu của thể bị động (tương tự như get/be của tiếng Anh). Ví dụ: Lan được cho phép mang những quyển sách đó về nhà. Ngoài ra còn có dạng bị động ẩn, do trong câu có đại từ quan hệ + động từ tobe Ví dụ: The letter (which was) sent to me yesterday had just been received. Câu bị động không có sự xuất hiện của "bị/được".Tuy nhiên có thể thêm”bị/ được” vào câu này. Ví dụ: Số liệu dân số Việt Nam dựa trên các cuộc điều tra. Số liệu dân số Việt Nam được dựa trên các cuộc điều tra. IV. Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục 1. Một số lỗi thường gặp 1.1. Tân ngữ của câu chủ động là cụm giới từ phải được đổi thành chủ ngữ của câu bị động Ví dụ: They must take care of books borrowed from library. Trong trường hợp này chúng ta sẽ nhầm lẫn và xác định tân ngữ của câu chủ động sai, chúng ta thường xác định cụm từ “books borrowed” làm chủ ngữ cho câu bị động. Books borrowed must be taken care of from the library. (sai) Trong câu này chuyển đổi sai vì “from” là một giới từ nối “books borrowed” và “the library” theo văn phạm “cụm giới từ” thường không tách rời nhau. Để chuyển đổi đúng ta phải lấy cụm giới từ “books borrowed from the library” làm chủ ngữ cho câu bị động. Books borrowed from the library must be taken care of. (đúng) 1.2. Không dùng tân ngữ là một “cụm trạng từ chỉ nơi chốn” ở câu chủ động để đổi thành chủ ngữ ở câu bị động Ví dụ: John felled a tree in the garden. Trong trường hợp này chúng ta thường xác định “a tree in the garden” là chủ ngữ cho câu bị động. A tree in the garden was felled by John. (sai) A tree was felled in the garden by John. (đúng) 1.3. Trường hợp câu có đại từ quan hệ Ví dụ: I’ve just received the letter which he sent me yesterday. Đây là câu chủ động có sử dụng đại từ quan hệ “which” đóng vai trò tân ngữ. Để chuyển câu này sang bị động trước hết ta chia làm hai câu đơn: (1): I’ve just received the letter. (2): He sent me the letter yesterday. Đổi 2 câu trên sang bị động: The letter has just been received (1). The letter was sent to me yesterday (2). Cuối cùng dùng đại từ quan hệ “which” để nối 2 câu thành 1 câu: The letter which was sent to me yesterday has just been received. 1.4. Cần phân biệt giữa đại từ đóng vai trò tân ngữ và cụm trạng từ chỉ thể cách khi xác định tân ngữ ở câu chủ động Ví dụ: A machine could do this much more easily. This much more easily could be done by a machine. (sai) This could be done much more easily by a machine. (đúng) 1.5. Đặt sai vị trí các trạng từ ở câu bị động Các trạng từ thường được đặt như sau: - Trạng từ chỉ sự hoạt động: Đặt giữa “be + V(pp)” - Trạng từ chỉ nơi chốn: Đặt trước “by + O” - Trạng từ chỉ thời gian: Đặt sau “by + O” Ví dụ 1: They often clean the classroom in the early morning. The classroom is cleaned often in the early morning. (sai) The classroom is often cleaned in the early morning. (đúng) T.T.T.Huyen et al / No.09_Sep 2018|p.87-93 92 Ví dụ 2:Mr.John is building this restaurant in the park. This restaurant is being built by mr. John in the park. (sai) This restaurant is being built in the park by mr. John. (đúng) Ví dụ 3: David built the new house last week. The new house was built last week by David. (sai) The new house was built by David last week. (đúng) 1.6. Khi chủ ngữ của câu chủ động là “no one, nobody,” khi đổi sang dạng bị động ta phải dùng thể phủ định Ví dụ: No one swept this street last week. This street was swept last week. (sai) This street wasn’t swept last week. (đúng) Chú ý: Khi câu chủ động chủ ngữ vẫn dùng “no one, nobody,” như trên nhưng tân ngữ đứng sau động từ là “anything” thì đổi sang bị động ta phải chuyển anythingnothing Ví dụ: No one can do anything unless the police arrive. Nothing can be done unless the police arrive. 1.7. Phân biệt sai ngữ cảnh khi chọn câu bị động Đối với một số động từ như: “enjoy, avoid admit, finish, deny, + Ving (active)/ being + V(pp) (passive). Ví dụ: The childrento the zoo. A. enjoyed being taken C. enjoy taking B. were enjoyed taken D. were enjoy taking Trong trường hợp này nếu chúng ta không phân biệt đúng ngữ cảnh câu dẫn thì dễ nhầm lúc chọn đáp án, thường chọn sang dạng chủ động. 1.8. Lưu ý động từ “get” đôi khi được dùng thay thế cho “tobe” trong câu bị động Ví dụ: Lots of postmen get bitten by dogs. 1.9. Nhầm lẫn khi dùng giới từ “by” hoặc “with” Khi chọn giới từ trong câu bị động chúng ta thường có xu hướng chọn “by” trong tất cả các câu bị động. Ví dụ: This room was covered by smoke. (sai) Khi tân ngữ là sự vật, sự việc ta dùng “with” thay cho “by”. Ví dụ: This room was covered with smoke. (đúng) 2. Một số cách khắc phục - Quan sát câu chủ động thuộc loại gì, dạng đặc biệt hay cơ bản. - Xác định đúng chủ ngữ, động từ, tân ngữ ở câu chủ động. - Sử dụng thành thạo các công thức của câu bị động. - Nắm vững sơ đồ chuyển đổi. - Học thuộc dạng quá khứ phân từ của các động từ bất quy tắc. - Chú ý vị trí của các trạng từ. - Hiểu và nắm vững được một số mẫu chuyển đổi câu. - Học thuộc công thức của một số dạng câu đặc biệt. - Cần xác định rõ dạng thức của câu bị động. - Phân biệt được một số lỗi sai thường gặp và cách khắc phục. V. Kết luận Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về câu chủ động và câu bị động chúng tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ vô cùng đa dạng và phức tạp. Vì vậy, bản thân mỗi chúng ta cần phải không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, phải biết vận dụng sáng tạo, nâng cao trình độ hiểu biết, tìm tòi và tiếp thu vốn kiến thức mới. Trong đề tài này, chúng tôi đã đề cập tới một số khía cạnh xoay quanh câu chủ động và câu bị động. Vấn đề chúng tôi đề cập ở đây có thể chưa đầy đủ nhưng chúng tôi hi vọng nó có thể cung cấp một số thông tin cho người học ngôn ngữ bằng văn bản, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh. Bản thân chúng tôi sẽ cố gắng nghiên cứu thêm về chuyên đề này để giúp người dạy cũng như người học dễ hiểu và thu được nhiều kết quả tốt trong việc giảng dạy và học tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Văn Chấm và Nguyễn Văn Ba (2009), Học tốt tiếng Anh lớp 12, Nxb Thanh niên, Tiền Giang; 2. Lê Tuệ Minh (2011), Văn phạm tiếng Anh thực hành, Nxb Dân trí, Hà Nội; 3. The Windy (2013), Giải thích ngữ pháp tiếng Anh, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội; T.T.T.Huyen et al / No.09_Sep 2018|p.87-93 93 4. A.J. Thomson and A.V. Martinet (2011), A practical English grammar, Nxb Văn hóa - thông tin; 5. A.J.Thomson and A.V.Martinet (2012), A practical English grammar,Nxb Thời đại, TP. Hồ Chí Minh; 6. Active voice and Passive voice, weblearn, www.weblearn.in/active_passive/; 7. Câu bị động, enci English center, www.enci.edu.vn/cau-bi-dong; 8. Câu bị động trong tiếng Anh, kênh tuyển sinh, truy cập ngày: 24/11/2013; 9. Chuyên đề một số lỗi khi biến đổi từ câu chủ động sang bị động mà học sinh thường gặp và cách khắc phục, thư viện tài liệu, www.thuvientailieu.vn/tai- lieu/chuyen-de-mot-so-loi-ve-cach-bien-doi-cau-chu- dong-sang-cau-bi-dong-ma-hoc-sinh-thuong-gap-va- huong-khac-phuc-5861/, truy cập ngày 12/11/2013; 10. Passive and Active voice, grammar revolution, www.english-grammar-revolution.com/; 11. Vũ Mai
File đính kèm:
- cach_su_dung_cau_chu_dong_va_cau_bi_dong_trong_tieng_anh.pdf