Cách chinh phục "đỉnh núi" TOEFL
Trong quá trình học, bạn có thể sử dụng cuốn từ điển chuyên dụng như Oxford
Thesaurus hay Oxford Collocation - đây được xem là 2 vật bất ly thân, cực kỳ hữu
ích để nâng cao kỹ năng viết của mình
Cách chinh phục "đỉnh núi" TOEFL Trong quá trình học, bạn có thể sử dụng cuốn từ điển chuyên dụng như Oxford Thesaurus hay Oxford Collocation - đây được xem là 2 vật bất ly thân, cực kỳ hữu ích để nâng cao kỹ năng viết của mình. Chứng chỉ TOEFL với số điểm “lấp lánh” là tiêu chí bắt buộc cho bạn nào muốn giành vé vào trường đại học Mỹ. Cấu trúc đề thi khá “khoai”, tính học thuật cao và các phần thi kết hợp (integrated tasks), thật chẳng dễ nhằn để được số điểm “hoành tráng” 100/120 hay cao hơn nữa. “Pratice makes perfect” Câu nói giản dị chẳng bao giờ thừa này ai cũng biết nhưng chưa nhiều người hiểu. Trong quá trình luyện tập TOEFL, bạn cần có một chiến lược đúng đắn. Kỹ năng take notes - xây dựng hệ thống ký hiệu riêng, phù hợp bản thân mình là việc bạn cần làm trước tiên. Khi nghe bài hội thoại, bạn chia take notes ra làm hai phần trong một trang giấy, viết lời của mỗi người vào một bên. Với taks nghe - đọc - viết, bạn ghi các ý của bài đọc và bài nghe vào mỗi bên, đến khi xử lý các ý sẽ dễ dàng hơn. Học từ mới là một kỹ năng quan trọng. Muốn nâng cao trình độ từ vựng, không có cách gì tốt hơn việc đọc. Đọc nhiều tài liệu ở những chủ đề khác nhau để biết cách diễn đạt nữa. Đọc xong toàn bài rồi mới tra từ. Theo bạn Thu Thủy (110 điểm TOEFL): "Mỗi lần học từ, chỉ học nghĩa trong văn cảnh đó thôi, không nên mở từ điển nhồi tất cả nghĩa của từ đó vào đầu." Trong quá trình học, bạn có thể sử dụng cuốn từ điển chuyên dụng như Oxford Thesaurus hay Oxford Collocation - đây được xem là 2 vật bất ly thân, cực kỳ hữu ích để nâng cao kỹ năng viết của mình. Chiến thuật vận nội công thi thố Khi làm bài thi đọc, lướt qua các câu hỏi để định hướng yêu cầu, làm đến đâu, trả lời ngay đến đấy. Không đọc hết bài mới bắt đầu trả lời dễ rơi rớt mất thông tin – chia sẻ của bạn Hoài Anh (đạt 88 điểm TOEFL). Trong phần thi nói – phần “Bancăng” nhất - Hoài Anh chia sẻ kinh nghiệm “xương máu”: "Nói thật to vào mic, không cần quá quan trọng phát âm đúng hay không. Nói to để bản thân mình tự giữ thế chủ động và bình tĩnh." Phát âm rõ ràng là tiêu chí đầu tiên. Muốn “tròn vành rõ chữ” không cách nào khác là dùng những từ đơn giản, quen thuộc. Văn hoa bay bướm để đến phần writing, tha hồ mà thi thố! Khi làm bài thi nghe, ở các bài giảng, bạn cần chú ý những từ khóa, nhiều tên riêng, tên khoa học có thể gây khó dễ. Nếu những từ này được lặp lại vài lần, bạn cần lắng nghe kỹ, take note cẩn thận, kể cả những chi tiết, số liệu. Còn đối với bài nghe hội thoại nam - nữ, thông tin người nữ nói thường có giá trị hơn nên bạn cũng chú ý hơn một tẹo nhé. Theo bạn Thanh Vân, du học sinh tại đại học Yonsei University, Hàn Quốc, những vấn đề “râu ria” trong ngày thi cũng rất đáng để tâm. Chẳng hạn, bạn nhớ ăn đủ trước buổi thi. Bài thi kéo dài tới 4 tiếng và phải tập trung liên tục, đuối sức rất nhanh. Một vấn đề tế nhị nữa là các bạn nên sắp xếp thời gian ghé WC hợp lý, tránh tình trạng nhấp nha nhấp nhổm khi làm bài sẽ bị mất tập trung lắm đấy. Cuối cùng, khi kỳ thi đã hoàn thành, cho dù điểm số có như ý hay không, bạn cũng đừng ngừng học. Học, học nữa, học mãi, chúng mình chắc chắn sẽ chinh phục được những đỉnh núi cao hơn nữa, cao hơn nhiều nữa, phải không nào? Chúc các bạn thi tốt nhé !!^^
File đính kèm:
- doc7_2364.pdf