Các khó khăn trong dịch và phương hướng khắc phục

Việc phân loại các khó khăn trong dịch có ý nghĩa to lớn về mặt

phương pháp luận, đồng thời cũng tạo ra được ý thức về chúng để từ đó

đề ra, xây dựng được một chiến lược và sách lược nhằm giúp cho công

việc dịch thuật và đào tạo phiên dịch, biên dịch ngày càng tốt hơn.

Chúng tôi chia ra hai loại khó khăn lớn là khó khăn chung và khó

khăn riêng. Khó khăn chung là khó khăn xảy ra đối với toàn bộ quá trình

dịch, cho bất cứ th ứ tiếng nào và ở tất cả các loại hình dịch. Những khó

khăn riêng được giới hạn bởi một khía cạnh nào đó của dịch như đối với

từng loại hình dịch, từng loại hình văn bản (chính trị-xã hội, văn họcnghệ thuật, khoa học-kỹ thuật ), từng cặp tiếng cụ thể (Hán-Việt, AnhViệt, Việt-Nga, Việt-Nhật ) cũng như từng góc độ đơn vị chức năng

ngôn ngữ khác nhau. Chẳng hạn: dịch danh từ, động từ, liên từ, giới từ,

chủ ngữ, định ngữ, câu đơn, câu phức

pdf6 trang | Chia sẻ: EngLishProTLS | Lượt xem: 1776 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các khó khăn trong dịch và phương hướng khắc phục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h chưng, bánh dầy, bánh giò, bánh khúc, bánh cốm… Các 
phong tục tập quán về cưới xin (dạm ngõ, ăn hỏi, thách cưới, nộp 
cheo…), tôn giáo, tín ngưỡng (đình, chùa, miếu, am, phủ, điện thờ, bàn 
thờ, ngai, bài vị, mẫu thoải, chúa thượng ngàn…) rất phổ biến đối với 
người Việt nhưng lại vô cùng xa lạ đối với người phương Tây. Khi phải 
dịch những từ ngữ phản ánh những nét văn hoá đó sang các thứ tiếng 
nước ngoài, chúng ta gặp phải không ít khó khăn, khó khăn lớn đến mức 
tưởng chừng ta phải chịu bó tay, bởi vì trong ngôn ngữ đích không có 
những nét văn hoá như thế cho nên không có những từ ngữ tương ứng. 
c. Loại khó khăn sinh ra từ sự khác biệt về phương thức tư duy 
của từng dân tộc, trong đó nổi bật nhất là phương thức chia cắt hiện thực 
của từng cộng đồng ngôn ngữ. Chẳng hạn như Bê-la-ép, cùng một hiện 
thực là “thời điểm 2 giờ sau 12 giờ đêm” tiếng Nga nói là (два часа 
ночи) (2 giờ đêm) tiếng Pháp diễn đạt là “deux heures du matin” (2 giờ 
sáng). Đối với tiếng Việt, tiếng Hung và một số thứ tiếng khác thì cả hai 
cách diễn đạt đều được sử dụng ngang nhau. Một số thí dụ khác: tiếng 
Việt gọi cái xe đạp là “xe đạp” là gọi theo chức năng hoạt động của sự 
vật, trong khi tiếng Anh, Pháp gọi là “bicycle”, “bicyclette” – “cái hai 
vòng tròn” tức là gọi theo hình dáng cấu tạo sự vật, còn tiếng Hán lại gọi 
theo trạng thái của sự vật*. 
Như vậy, ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu và tiêu biểu nhất để biểu 
thị phương thức tư duy của từng thứ tiếng. Vậy người Việt tư duy thế 
nào? Thông qua sự thể hiện trên tiếng Việt chúng ta có thể nhận thấy 
những điểm nổi bật sau đây: 
- Người Việt ưa tư duy theo kiểu cụ thể, hình tượng: Lấy cái cụ thể 
hình tượng để biểu thị cái khái quát trừu tượng. Điều này có thể thấy rõ 
nhất trong lĩnh vực cấu tạo từ mới. Tiếng Việt có hai loại từ ghép là từ 
ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Cả hai kiểu cấu tạo từ này đều có 
một tiểu loại gọi là từ ghép chuyển nghĩa, trong đó các từ tố mang nghĩa 
đen, nghĩa cụ thể, khi kết hợp thành từ ghép thì chúng lại có nghĩa khái 
quát trừu tượng. Thí dụ: đất nước, đường lối, cởi mở, hàn gắn, căng 
thẳng, tô hồng, bôi nhọ, to gan… Các tính từ của tiếng Việt tạo ra nhiều 
sắc thái mức độ chi tiết, tinh tế của màu sắc hay tính chất, chẳng hạn “đỏ 
rực, đỏ tía, đỏ au, đỏ tươi, đỏ hỏn…; trắng toát, trắng tinh, trắng đục, 
trắng hếu; mới tinh, mới toanh, mới cứng…” 
Tuy nhiên khi cần biểu thị khái quát thì tiếng Việt cũng có những 
từ ngữ ít khi hoặc không bao giờ tìm thấy trong các thứ tiếng khác. Thí 
dụ: Tiếng Việt có một mầu xanh chung chung, sau đó mới sắc thái hoá 
mầu xanh (xanh thẳm, xanh rợn, xanh um, xanh biếc, xanh lá mạ, xanh 
cổ vịt, xanh lam, xanh da trời, xanh lá cây…). 
Trong khi đó đa số các tiếng Ấn-Âu chỉ có 2-3 màu xanh lá cây 
(Anh) Green, (Pháp) Vert, Verte;xanh da trời (Anh) Blue, (Pháp) Bleu, 
Bleue, (Nga) Синий. 
Gần đây trong tiếng Việt lại tiếp tục xuất hiện nhiều từ mới mang ý 
nghĩa khái quát như thế, ví dụ chất đốt, nước chấm… 
- Người Việt lấy hình dáng, đặc điểm bên ngoài để gọi tên (định 
danh) các sự vật sự việc tạo nên ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa biểu vật) của từ. 
Chẳng hạn người Việt gọi củ là “Phần thân hay rễ cây phát triển lớn ra và 
chứa chất dinh dưỡng”**. Củ có thể ở bên trên (củ su hào, củ ấu…), hoặc 
vùi sâu dưới mặt đất (củ khoai lang, củ gừng, củ chuối,…). Các tổ hợp 
như “tóc rễ tre, râu quai nón, chân bàn cuốc, mắt ốc nhồi, khăn mỏ 
quạ…” cũng phản ánh chính xác hình dáng của sự vật sự việc mà tiếng 
Việt gọi tên. 
Các động từ chuyển động của tiếng Việt có thể chia ra làm các loại 
chuyển động tự dời chỗ (lăn, lê, bò, toài, trườn, chạy, nhảy, đi…) và dời 
chỗ đối tượng (mang, vác, khuân, khiêng, lôi, kéo, đun, đẩy, cõng, địu, 
đội, gánh, thồ…) đều có đặc trưng về phương thức chuyển động hay dời 
chỗ đối tượng trong nội dung ý nghĩa của từ*** 
Các động từ chỉ hướng “ra, vào, lên xuống, sang, qua, đến, tới, lui, 
lại, về”, cũng như vậy. Ở đây hướng vận động dời chỗ của đối tượng 
cũng đã phản ánh rất rõ cách thức nhận thức của người Việt thể hiện ở 
mối tương quan về kích thước không gian, giữa điểm xuất phát và đích 
mà chủ thể di động hướng tới****. 
- Có thể nhấn mạnh thêm một đặc trưng tư duy khác của người 
Việt Nam, đó là lối tư duy theo hướng rất phù hợp với thực tế tồn tại 
khách quan. Điều này được thể hiện rất rõ ở trật tự kết hợp các từ để 
thành cụm từ và câu. Thí dụ trật tự của cụm C-V và các thành phần câu 
thường là C (chủ ngữ) trước V (vị ngữ, nhất là vị ngữ động từ) đứng sau 
rồi mới đến B (bổ ngữ). Trong khi đó động từ của câu tiếng Nhật và tiếng 
Đức thì lại thường xuyên ở cuối câu, đứng sau cả trạng ngữ và bổ ngữ. 
Trong cụm tính từ, tính từ của tiếng Việt bao giờ cũng đi sau danh từ để 
bổ sung ý nghĩa trong mối quan hệ giữa sự vật và tính chất của nó, còn 
trật từ các từ thành phần của cụm tính từ các tiếng Ấn-Âu lại ngược với 
tiếng Việt: (Anh: New house  Ngôi nhà mới), 
(Nga: Новыий год  Năm mới). 
Một giáo viên dạy dịch cho sinh viên năm thứ hai khoa Anh trường 
ĐH Hà Nội kể rằng nhiều em đã dịch tổ hợp “tay trắng” trong “ra về tay 
trắng” của tiếng Việt thành “white hand”. Nghĩa của tổ hợp này trong 
tiếng Việt là “tình trạng không có chút vốn liếng, của cải gì” (theo “Từ 
điển tiếng Việt” Hoàng Phê chủ biên, NXB KHXH Hà Nội, 1991). Hãy 
so sáng tổ hợp này với “trắng tay”, “đêm trắng”, “mất trắng”, “bỏ trắng”, 
“thức trắng đêm”, “trắng án”, “đồng trắng nước trong”, “trắng khăn 
tang”… chúng ta sẽ thấy “tay trắng” có những nét nghĩa khác hẳn (vừa 
có nghĩa cụ thể, vừa có nghĩa trừu tượng). Các ngôn ngữ Châu Âu, tiêu 
biểu là tiếng Anh, tiếng Pháp cũng dùng bàn tay để chỉ trạng thái đó 
như at first hand (một cách trực tiếp), at second hand (một cách gián 
tiếp), nhưng không dùng màu sắc như một biểu tượng một ẩn dụ như 
tiếng Việt mà dùng trực tiếp từ chỉ trạng thái tình trạng đó 
như bare (Anh), vide (Pháp) để chỉ trạng thái trống rỗng không: bare 
hands, vide maines chứ không nói white hand (Anh), blanche 
main (Pháp) như tiếng Việt. Nếu dịch trở lại các tổ hợp này sang tiếng 
Việt sẽ là “tay không” có nghĩa là: tay không có cầm nắm hay kèm theo 
một cái gì khác. Cần chú ý rằng tiếng Anh và tiếng Pháp cũng có sử dụng 
từ chỉ màu sắc đi kèm từ “tay” nhưng lại để miêu tả tình huống khác như 
“catch some one in red hand” (nghĩa là: bắt ai trong tay, túm được 
tay tức là bắt quả tang). 
Như vậy ngôn ngữ và tư duy quan hệ gián tiếp với nhau thông qua 
cách thức chia cắt hiện thực để gọi tên để phản ánh các sự vật, sự việc, 
hiện tượng, khái niệm. 
2. Các phương hướng khắc phục 
Liệu chúng ta có thể khắc phục được các khó khăn chung như đã 
trình bày không? Câu trả lời theo chúng tôi không đến nỗi bi quan như 
một số người cực đoan lầm tưởng: Trong thực tế người ta cũng đã khắc 
phục được những khó khăn đó để tạo ra những bản dịch xuất sắc, đặc biệt 
là những tác phẩm văn học. Chúng tôi đề xuất 3 phương hướng khắc phục 
sau đây: 
a. Những khó khăn về mặt ngôn ngữ được giải quyết bằng những 
kết quả các công trình so sánh, đối chiếu. Người dịch có thể vận dụng 
những tương đồng và khác biệt – Một trong những mục đích của các công 
trình đối chiếu song ngữ hoặc đa ngữ để chuyển dịch từ thứ tiếng này 
sang thứ tiếng khác. 
Đối với những trường hợp khác biệt người dịch có thể lấy luôn từ 
ngữ trong ngôn ngữ gốc có phiên âm chú giải và với thời gian chúng sẽ 
trở thành từ ngữ của ngôn ngữ dịch. Các trường hợp trong tiếng Việt: bà 
đầm, bồi, cao bồi, xúc xích, giăm bông, phó mát, bơ, vang, vốt ca, 
xamôva, Xô viết, mít tinh, mô típ, tuýp, rôbốt… chính là những trường 
hợp như thế. Đây chính là đóng góp của người dịch trong việc tạo ra 
những từ ngữ tương đương trong ngôn ngữ dịch. 
b. Khó khăn thứ hai đặt ra cho người dịch một nhiệm vụ nặng nề là 
phải luôn luôn trau dồi cả tiếng mẹ đẻ lẫn tiếng nước ngoài. Người dịch 
giỏi phải thông thạo nhiều ngoại ngữ. Trước hết là tiếng mẻ đẻ và ngôn 
ngữ dịch. 
c. Người dịch phải luôn luôn trau dồi thêm những kiến thức toàn 
diện sâu rộng. Ở trường học đã được cung cấp rất nhiều nhưng chưa đủ, 
anh ta phải học thêm về văn hoá, văn minh của nước mình và của đất 
nước mà mình biết tiếng. 
3. Kết luận 
Với quan niệm, dịch là sự chuyển đổi, chúng tôi muốn nhấn mạnh 
thêm sự chuyển đổi này phải chính xác tức là phải có tính khoa học trong 
sự nhận thức nội dung của bản gốc để từ đó có thể tái tạo lại trong bản 
dịch. Sự chuyển đổi có thể diễn ra bằng nhiều thủ pháp khác nhau tuỳ 
từng người dịch thể loại của văn bản cần dịch. 
Xin được nhấn mạnh 3 tiêu chí của người xưa là tín, đạt, nhã. Thoả 
mãn được 3 yêu cầu đó, người dịch phải lao động thực sự: vừa nghiêm 
túc chính xác như một nhà khoa học có nhiều nghị lực, vừa phải bay bổng 
lãng mạn như một nhà nghệ thuật giàu óc sáng tạo. Lao động của người 
dịch quả là khó khăn nặng nề. Vì vậy, ở nhiều nước như: Pháp, Đức, 
Anh.. chỉ những ai đã tốt nghiệp một trường đại học chuyên ngành nào đó 
và trên cơ sở đã thông thạo ngoại ngữ cần dịch mới được đăng kí trở 
thành phiên dịch biên dịch. 
Tài liệu tham khảo 
1. Nida E.A Toward a science of Translating, Lerden Brill, 1964 
2. Catford J.C. a Linguistic theory of translation, London, 1965 
3. Nhiều tác giả: Dịch một khoa học, một nghệ thuật, NXB KHXH, 
Hà Nội, 1991 
4. Đỗ Hữu Châu – Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng. NXB KHXH, Hà 
Nội, 1991 
5. Nguyễn Đức Tồn – Đặc trưng tư duy của các dân tộc so sánh 
với tiếng Việt, NXB ĐHQG, Hà Nội, 1996. 
* Thực ra cái xe đạp đi được là do con người dùng chân đạp. Tuy nhiên, 
bàn chân không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, cho nên mới nhìn qua thì ta 
thấy cái xe tự đi. Vì thế mới có cái tên là “tự hành xa” (VNC). 
** Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên) Nxb KHXH, Hà Nội, 
1998. 
*** Theo Đỗ Hữu Châu. Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, 
1998 tái bản lần thứ 1, tr. 158. 
**** Xem Nguyễn Lai: Nhóm từ chỉ hướng vận động tiếng Việt hiện 
đại, Nxb KHXH, Hà Nội, 2001. 

File đính kèm:

  • pdfca_c_kho_khan_trong_di_ch_5547.pdf
Tài liệu liên quan