Các cấu trúc phủ định hàm ẩn trong Tiếng Nga

Trong dạy và học tiếng Nga như một ngoại ngữ, ý nghĩa phủ định hàm ẩn là một nội dung khó,

cần được chú trọng đúng mức, bởi lẽ nó không được biểu thị một cách trực tiếp, mà người nghe

phải dùng đến thao tác suy ý, phải dựa vào những yếu tố ngoài ngôn ngữ, dựa vào ngôn cảnh (các

phát ngôn trước và sau phát ngôn đang xét), dựa vào các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ,

điều khiển lập luận, điều khiển hội thoại mới có thể nắm bắt được. Bên cạnh đó, trong tiếng Nga,

ý nghĩa phủ định hàm ẩn còn được thể hiện qua nhiều cấu trúc hết sức phong phú và đa dạng.

Bằng việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh, tổng hợp và thống kê, bài

viết tập trung khảo sát một số cấu trúc phủ định hàm ẩn trong tiếng Nga hiện đại, với hy vọng nội

dung nghiên cứu này có thể cung cấp thêm tài liệu tham khảo cho việc dạy học, nghiên cứu tiếng

Nga như một ngoại ngữ

pdf9 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các cấu trúc phủ định hàm ẩn trong Tiếng Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thân: “а если бы 
она была замужем?” (dịch nghĩa: thế nếu như cô 
ấy đã có chồng?). Ở đây “если бы” biểu thị điều 
kiện không có thật và mang ý phủ định hàm ẩn: 
“она не замужем” (cô ấy chưa lấy chồng).
2.2.2. Cấu trúc có liên từ “БУДТО” 
Cấu trúc này thể hiện sự so sánh. Cùng phân 
tích ví dụ dưới đây:
(15) Какое преступление? Какому 
убийце! Что ты? – Алеша стал как вкопаный, 
остановился и Ракитин.
– Какому? Будто не знаешь? Бьюсь об 
заклад, что ты сам уж об этом думал. 
(Братья Карамазовы, Достоевский Ф.)
(Tội ác nào? Kẻ giết người nào? Anh nói gì lạ 
vậy? – Aliosa đứng sững lại như trời trồng. Rakitin 
cũng dừng bước. 
– Kẻ nào? Cứ làm như anh không biết vậy? 
Tôi đánh cuộc rằng chính anh cũng đã nghĩ đến 
điều ấy.) 
(Anh em nhà Caramazov, Phạm Mạnh Hùng dịch)
Trong đoạn hội thoại trên với cấu trúc “Будто 
не знаешь?” Ракитин đã thể hiện ý phản đối, phủ 
định việc Алеша không biết về tội ác và kẻ giết 
người. “Будто не знаешь?” ở đây có thể hiểu là 
“ты знаешь”.
(16) - Будто уж так и спасла тебя! – засмеялся 
Ракитин злобно. – А она тебя проглотить 
хотела, знаешь ты это? 
(Братья Карамазовы, Достоевский Ф.)
(- Làm như cô ấy đã cứu anh không bằng! – 
Rakitin cất tiếng cười hằn học. – Vậy mà cô ấy muốn 
ăn tươi nuốt sống anh đấy, anh có biết thế không?) 
(Anh em nhà Caramazov, Phạm Mạnh Hùng dịch)
Câu cảm thán “Будто уж так и спасла тебя!” 
trong ví dụ trên cần phải được hiểu theo nghĩa phủ 
định “Она не спасла тебя. Она злая.” (Cô ấy 
không cứu anh. Cô ấy là một người độc ác).
2.3. Cấu trúc phủ định hàm ẩn có tiểu từ
Có 3 tiểu từ thường gặp trong các cấu trúc phủ 
định hàm ẩn, đó là РАЗВЕ, НЕУЖЕЛИ, và ЛИ.
2.3.1. Cấu trúc có tiểu từ РАЗВЕ
Trong số 3 tiểu từ thường gặp trong các cấu 
trúc phủ định hàm ẩn đã nêu trên, “РАЗВЕ” là tiểu 
từ có tần suất sử dụng nhiều nhất. Cùng phân tích 
một số ví dụ sau đây:
(17) – Изо второй половины я до сих пор 
ничего не понимаю, – сказал Алеша.
–А я-то? Я-то разве понимаю? 
(Братья Карамазовы, Достоевский Ф.)
(– Nửa thứ hai cho đến lúc này tôi vẫn không 
hiểu gì hết. – Aliosa nói. 
– Thế còn tôi? Chú tưởng tôi hiểu à?) 
(Anh em nhà Caramazov, Phạm Mạnh Hùng dịch)
21KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
Ở đoạn hội thoại trên, người nói chuyện với 
Алеша cũng không hiểu nửa thứ hai. Chính vì 
vậy, câu hỏi “я-то разве понимаю?” (dịch nghĩa: 
lẽ nào tôi hiểu?) cần phải được hiểu là “я тоже не 
знаю” (tôi cũng không hiểu).
(18) – Сказать ей, что я больше к ней не 
приду никогда, приказал дескать кланяться.
– Да разве это возможно? 
(Братья Карамазовы, Достоевский Ф.)
(– Nói với nàng rằng tôi sẽ không bao giờ đến 
gặp nàng nữa, tôi gửi lời chào nàng. 
– Có thể thế được ư?) 
(Anh em nhà Caramazov, Phạm Mạnh Hùng dịch)
Qua phân tích ví dụ trên có thể nhận thấy, câu 
hỏi “Да разве это возможно?” (dịch nghĩa: lẽ nào 
có thể như vậy?) hàm chứa trong nó ý phủ định. 
“Да разве это возможно?” tương đương với “Это 
невозможно!” (Không thể như vậy được!).
2.3.2. Cấu trúc có tiểu từ НЕУЖЕЛИ
Tiểu từ НЕУЖЕЛИ trong tiếng Nga thường 
được sử dụng ở đầu câu hỏi, biểu thị sự nghi ngờ, 
không chắc chắn hoặc ngạc nhiên. Tuy nhiên, 
không ít trong số các câu này hàm ẩn trong mình 
ý nghĩa phủ định. Cùng tìm hiểu ý nghĩa phủ định 
hàm ẩn trong ví dụ sau:
(19) Неужели ты думал, что я тебя для 
этой только дряни зазвал сюда? Нет, я тебе 
любопытнее вещь расскажу; но не удивляйся, 
что не стыжусь тебя, а как будто даже и рад. 
(Братья Карамазовы, Достоевский Ф.)
(Chú tưởng tôi gọi chú đến chỉ để nghe nhưng 
chuyện tầm bậy ấy thôi sao? Không, tôi sẽ kể cho 
chú nghe một chuyện kỳ thú hơn: nhưng đáng ngạc 
nhiên vì tôi không ngượng với chú, mà lại còn vui 
mừng là đằng khác.) 
(Anh em nhà Caramazov, Phạm Mạnh Hùng dịch)
Có thể thấy rằng, trong ngữ cảnh cụ thể, câu 
hỏi “Неужели ты думал, что я тебя для этой 
только дряни зазвал сюда?” (Chú tưởng tôi gọi 
chú đến chỉ để nghe nhưng chuyện tầm bậy ấy thôi 
sao?) trên thực thế hàm ý phủ định: “я тебя не для 
этой только дряни зазвал сюда” (tôi không gọi 
chú đến để nghe những chuyện tầm bậy này).
2.3.3. Cấu trúc có tiểu từ ЛИ
Các câu hỏi với tiểu từ ЛИ với ý phủ định 
tương đối phổ biến trong tiếng Nga. Ví dụ:
(20) – Очень уж вы защищаете меня, милая 
барышня, очень уж вы во всем поспешаете, — 
протянула опять Грушенька.
- Защищаю? Да нам ли защищать, да еще 
смеем ли мы тут защищать? 
(Братья Карамазовы, Достоевский Ф.)
(-Tiểu thư bênh vực tôi nhiều quá, thưa tiểu 
thư quý hoá, tiểu thư quá vội vã trong mọi chuyện 
đấy. – Grusenka lại nói dài giọng. 
-Tôi bênh chị ư? Chị mà lại cần tôi bênh ư, mà 
tôi lại dám bênh chị ư?) 
(Anh em nhà Caramazov, Phạm Mạnh Hùng dịch)
Câu hỏi “Да нам ли защищать, да еще смеем 
ли мы тут защищать?” ở đoạn hội thoại trên có 
thể hiểu là “я не могу защищать” (tôi không thể 
bênh chị).
(21) Помилосердуйте, да можно ли это 
все выдумать в таких попыхах-с? Заранее все 
обдумано было. 
(Братья Карамазовы, Достоевский Ф.)
(Xin lỗi làm sao có thể nghĩ ra tất cả những 
điều ấy trong lúc vội vã? Phải nghiền ngẫm tất cả 
từ trước.) 
(Anh em nhà Caramazov, Phạm Mạnh Hùng dịch)
22 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
Ở ví dụ trên, dựa vào câu đứng sau “заранее 
все обдумано было” (Phải nghiền ngẫm tất cả từ 
trước.) có thể hiểu câu hỏi “да можно ли это все 
выдумать в таких попыхах-с?” mang ý phủ định 
“невозможно все выдумать в таких попыхах-с” 
(không thể nghĩ ra tất cả những điều ấy trong lúc 
vội vã).
2.4. Cấu trúc phủ định hàm ẩn có thán từ
Trong tiếng Nga có một nhóm câu có thán từ 
thường được dùng trong văn nói, hàm chứa trong 
nó ý phủ định, kiểu như Где там! Куда там! Что 
вы! Как же! Куда уж! Каков там!... Ý phủ định 
trong các câu kiểu này được thể hiện thông qua 
cấu trúc cú pháp độc đáo và ngữ điệu. Cùng xét 
một số ví dụ:
(22) Что ты, Иван! Никогда и в мыслях этого 
у меня не было! Да и Дмитрия я не считаю 
(Братья Карамазовы, Достоевский Ф.)
(Ơ kìa anh Ivan! Chưa khi nào tôi có ý nghĩ 
như vậy. Ngay cả về anh Dmitri, tôi cũng không 
cho rằng) 
(Anh em nhà Caramazov, Phạm Mạnh Hùng dịch)
“Ты что” ở ví dụ này được hiểu mang ý phủ 
định “Ты не прав” (anh sai rồi). Ý phủ định này 
được thể hiện rõ hơn khi đặt trong ngữ cảnh với 
câu đứng sau: “ Никогда и в мыслях этого у меня 
не было!” (Chưa khi nào tôi có ý nghĩ như vậy).
(23) – Куда же, – шептал и Алеша, озираясь 
во все стороны и видя себя в совершенно 
пустом саду, в котором никого кроме их обоих 
не было. Сад был маленький, но хозяйский 
домишко все-таки стоял от них не менее, как 
шагах в пятидесяти. – Да тут никого нет, чего 
же ты шепчешь? 
(Братья Карамазовы, Достоевский Ф.)
(Nào thôi, ta đi đi! - Mitia buột thốt lên, giọng 
thì thầm hoan hỉ. – Đi đâu nữa? Aliosa cũng thì 
thầm, nhìn khắp xung quanh và thấy mình ở trong 
một khu vườn hoàn toàn vắng vẻ, chẳng có một ai 
ngoài hai anh em. Vườn nhỏ thôi, nhưng ngôi nhà 
nhỏ của chủ nhân cách họ không dưới năm chục 
bước. – Ở đây có ai đâu, việc gì anh phải nói thầm?) 
(Anh em nhà Caramazov, Phạm Mạnh Hùng dịch)
Trong ví dụ trên, cấu trúc “Куда же” có thể 
được hiểu mang ý phủ định “никуда не надо 
пойти” (không phải đi đâu hết).
3. KẾT LUẬN
Qua phân tích các cấu trúc phủ định hàm ẩn trong 
tiếng Nga, có thể đi đến một số kết luận như sau:
Các cấu trúc phủ định hàm ẩn trong tiếng Nga 
tương đối phong phú và được sử dụng một cách 
phổ biến. 
Những cấu trúc phủ định hàm ẩn làm phong 
phú thêm cho sự thể hiện hành vi phủ định, khiến 
cho nó sinh động hơn, biểu cảm hơn và do đó cũng 
hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ý nghĩa phủ định hàm ẩn 
tương đối khó nhận biết, bởi nó chỉ được truyền tải 
qua các tín hiệu như ngữ điệu, trật tự từ, ngữ cảnh...
Trong số các cấu trúc phủ định hàm ẩn bao 
gồm: cấu trúc có từ nghi vấn, cấu trúc có liên từ, 
cấu trúc có tiểu từ và cấu trúc có thán từ, thường 
gặp hơn cả là các cấu trúc có từ “ЗАЧЕМ” (21/105 
cấu trúc, chiếm 20%) và “РАЗВЕ” (19/105 cấu 
trúc, chiếm 18%).
Khi chuyển dịch các cấu trúc phủ định hàm ẩn 
tiếng Nga sang tiếng Việt, người dịch thường phải 
sử dụng linh hoạt các phương tiện cải biến dịch 
như đổi trật tự từ, thay cấu trúc câu, lược bỏ hoặc 
thêm từ./.
Tài liệu tham khảo:
Бахарев А.И. (1980), Отрицание в логике и 
грамматике. – Саратов: изд-во Сарат. ун-та.
Бондаренко В.Н. (1983), Отрицание как логико-
грамматическая категория, М.: Наука.
Бродский И.Н. (1973), Отрицательные 
высказывания. – Л.: изд-во Ленинградского ун-та.
23KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
STRUCTURES OF IMPLICIT NEGATION IN MODERN RUSSIAN
NGUYEN TIEN DINH
Abstract: In teaching Russian as a foreign language, implicit negation is a difficult subject that 
needs to be properly researched because general negative meaning in many structures is not 
directly (explicitly) stated. To understand the true meaning, the listeners have to use the cognitive 
process, based on non-linguistic communication, contextual factors (pre/post statements), 
according to the rules of linguistic behavior control methods, arguments, and dialogues. The 
paper mainly concentrates on analyzing and examining some negative structures/sentences 
including implicit negation in modern Russian. We sincerely hope that this research paper will 
provide more additional references for teaching and studying Russian as a foreign language.
Keywords: structures, negation, implicit, explicit, question words
Received: 27/11/2018; Revised: 25/12/2018; Accepted: 28/12/2018
Карасик В.И. (1987), Признак отрицания в значении 
слова // Значение и его варьирование в тексте. – 
№4 – с. 101-108.
Шутова Т.А. (1996), Семантика отрицания и 
способы её имплицитного выражения в русском 
языке: автореф. дис.  канад. филол. наук. - 
СПб.
Шуткина Л.Н. (1988), Категория отрицания во 
фразеологии современного английского языка: 
дис. ... канд. филол. наук. - М.

File đính kèm:

  • pdfkhnnqs_17_01_2019_15_23_nguyen_tien_dinh_219_2136242.pdf
Tài liệu liên quan