Bổ ngữ tính huống trong tiếng pháp nghiên cứu dưới góc độ chức năng và ngữ nghĩa (so sánh với tiếng việt)

Trong cả hai ngôn ngữ Pháp và Việt, thường thì chủ thể phát ngôn tự chọn vị trí các bổ ngữ tình huống nhằm đáp ứng mục đích thông báo của mình. Chẳng hạn, nếu anh ta muốn nhấn mạnh vào quan hệ nhân quả, anh ta sẽ đặt mệnh đề phụ thời gian lên đầu câu, nếu không, mệnh đề phụ thời gian sẽ được đặt cuối câu để xác định thời gian cho mệnh đề chính, trong trường hợp đó, mệnh đề phụ thời gian có chức năng như¬¬ trạng từ hoặc nhóm trạng từ thời gian.

Trong tiếng Việt phần nhiều trạng từ - trừ nhóm trạng từ kết hợp với từ nay nh¬¬ư : chiều nay (ce soir), hôm nay (aujourd’hui) các trạng từ và nhóm trạng chỉ thời gian và các trạng từ chỉ sự lặp lại thư¬¬ờng được đặt đầu câu. Điều này giải thích việc ta thấy có nhiều bổ ngữ tình huống chỉ thời gian đứng đầu câu trong ngôn ngữ này. Tuy nhiên, các trạng từ chỉ thời gian cụ thể như hôm nay, ngày mai, ngày kia, tối nay, sáng nay có thể đứng có các vị trí sau :

Trong tiếng Pháp các trạng từ chỉ thời gian như : hier, aujourd’hui, demain thường chỉ đứng ở hai vị trí : đầu câu và cuối câu mà không thể đứng sát sau chủ ngữ đại từ (*Je, demain, partirai). Khi đứng đầu câu, chúng thường được dùng để nối với sự tình trước đó về mặt thời gian và làm tình huống cho cả câu.

Trong tiếng Pháp, nhìn chung trạng từ có thể đứng ở các vị trí sau: đầu câu, sau chủ ngữ, trước động từ, sau động, và cuối câu. Trong ngôn ngữ này, có xu hướng phổ biến là nếu trạng từ bổ nghĩa động từ chia ở thời đơn (không có trợ động từ) thì các trạng từ sẽ đứng sau động từ. Thế nhưng khi động từ được chia ở thời kép thì các trạng từ chỉ cường độ như : bien, très, trop, absolument, nécessairement, chỉ số lượng như : beaucoup, davantage, peu, tant , chỉ thời gian như : toujours, jamais, déjà, encore đứng giữa trợ động từ và quá khứ phân từ. Nếu trạng từ bổ nghĩa cho tính từ hoặc danh từ, hoặc phân từ hiện tại thì nó cũng đứng trước các từ này. Những trạng từ còn lại có thể đứng sau động từ ở thời kép nếu động từ không có bổ ngữ nào khác và đứng giữa trợ động từ và quá khứ phân từ nếu động từ có bổ ngữ.

 

doc77 trang | Chia sẻ: jinkenedona | Lượt xem: 2814 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bổ ngữ tính huống trong tiếng pháp nghiên cứu dưới góc độ chức năng và ngữ nghĩa (so sánh với tiếng việt), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qu’après avoir entendu sonner une quatrième fois que l’on a trouvé quelqu’un. Et la quatrième fois ne compte pas.
	Mme Martin : Toujours. Il n’y a que les trois premières qui comptent. [id. p.46] (Bao giờ cũng vậy, chỉ có các lần thứ ba có giá trị thôi.)
169.	M Smith : Ma femme a toujours été romantique. [id. p.48] (Quý bà đây bao giờ cũng lãng mạn.)
Nếu như trạng từ này đi với động từ chia ở hiện tại nó chỉ sự tình tiếp điễn ở thời điểm phát ngôn như từ encore.
170.	Elle l’aime toujours. (Cô ấy vẫn còn yêu anh ta.)
	Trạng từ này có thể thể hiện ý đối lập
171.	C’est toujours mieux que rien. (Dù sao còn hơn không.)
Tóm lại, bổ ngữ tình huống có thể do nhiều cấu trúc thể hiện, có thể đứng nhiều vị trí trong câu nhưng mỗi vị trí thể hiện một nét nghĩa khác nhau và không phải vị trí nào cũng được lấp đầy trong mỗi ngôn ngữ.
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu các đặc trưng cấu tạo, cú pháp, chức năng, ngữ nghĩa của bổ ngữ tình huống trong tiếng Pháp và tiếng Việt chúng tôi rút ra những kết luận chung như sau :
 Về mặt ý nghĩa, bổ ngữ tình huống là những yếu tố kết hợp với động từ và các yếu tố khác trong câu đê’ tạo ra các ý nghĩa ngữ pháp chỉ nơi chốn, cách thức, thời gian, mục đích … của sự tình.
Về cấu tạo bổ ngữ tình huống có thể là cụm danh từ chỉ thời gian, trạng từ hoặc từ dùng như trạng từ (tính từ, nhóm giới từ) mệnh đề.
Chẳng hạn trong trong tiếng Pháp có những tính từ đi với các động từ để chỉ đặc điểm cách thức hành động như: parler fort (nói to), penser bas (nghĩ thầm), voir clair (nhìn rõ) ... Trong tiếng Việt ta cũng có cách dùng tương tự bằng cách chuyển ý nghĩa ngữ pháp của tính từ để kết hợp chúng với động từ : đi nhanh, đẻ mau, chảy xiết, nhai kỹ ... 
Về vị trí bổ ngữ tình huống có thể đứng đầu, giữa hoặc cuối câu với các biến thể của các vị trí này.
 Nếu ở vị trí đầu câu là những mệnh đề phụ thời gian thì các mệnh đề này thể hiện ý nghĩa phổ quát, hoặc chỉ những hành động lặp đi lặp lại, hay thường xuyên. Theo nghĩa này, trong tiếng Pháp, mệnh đề phụ thời gian thường được đưa vào bằng các liên từ như : quand, lorsque, dès que, chaque fois que, à chaque fois que. 
Trong tiếng Việt các giá trị này đựơc đưa vào nhờ các liên từ sau : khi, trong khi, (quand, lorsque) cứ, mỗi khi, bận (chaque fois que, à chaque fois que) ...
Trong cả hai ngôn ngữ Pháp và Việt, thường thì chủ thể phát ngôn tự chọn vị trí các bổ ngữ tình huống nhằm đáp ứng mục đích thông báo của mình. Chẳng hạn, nếu anh ta muốn nhấn mạnh vào quan hệ nhân quả, anh ta sẽ đặt mệnh đề phụ thời gian lên đầu câu, nếu không, mệnh đề phụ thời gian sẽ được đặt cuối câu để xác định thời gian cho mệnh đề chính, trong trường hợp đó, mệnh đề phụ thời gian có chức năng như trạng từ hoặc nhóm trạng từ thời gian. 
Trong tiếng Việt phần nhiều trạng từ - trừ nhóm trạng từ kết hợp với từ nay như : chiều nay (ce soir), hôm nay (aujourd’hui)… các trạng từ và nhóm trạng chỉ thời gian và các trạng từ chỉ sự lặp lại thường được đặt đầu câu. Điều này giải thích việc ta thấy có nhiều bổ ngữ tình huống chỉ thời gian đứng đầu câu trong ngôn ngữ này. Tuy nhiên, các trạng từ chỉ thời gian cụ thể như hôm nay, ngày mai, ngày kia, tối nay, sáng nay… có thể đứng có các vị trí sau :
Trong tiếng Pháp các trạng từ chỉ thời gian như : hier, aujourd’hui, demain thường chỉ đứng ở hai vị trí : đầu câu và cuối câu mà không thể đứng sát sau chủ ngữ đại từ (*Je, demain, partirai). Khi đứng đầu câu, chúng thường được dùng để nối với sự tình trước đó về mặt thời gian và làm tình huống cho cả câu.
Trong tiếng Pháp, nhìn chung trạng từ có thể đứng ở các vị trí sau: đầu câu, sau chủ ngữ, trước động từ, sau động, và cuối câu. Trong ngôn ngữ này, có xu hướng phổ biến là nếu trạng từ bổ nghĩa động từ chia ở thời đơn (không có trợ động từ) thì các trạng từ sẽ đứng sau động từ. Thế nhưng khi động từ được chia ở thời kép thì các trạng từ chỉ cường độ như : bien, très, trop, absolument, nécessairement, … chỉ số lượng như : beaucoup, davantage, peu, tant …, chỉ thời gian như : toujours, jamais, déjà, encore đứng giữa trợ động từ và quá khứ phân từ. Nếu trạng từ bổ nghĩa cho tính từ hoặc danh từ, hoặc phân từ hiện tại thì nó cũng đứng trước các từ này. Những trạng từ còn lại có thể đứng sau động từ ở thời kép nếu động từ không có bổ ngữ nào khác và đứng giữa trợ động từ và quá khứ phân từ nếu động từ có bổ ngữ. 
Trong tiếng Việt, trạng từ có các vị trí như : đầu câu, sau chủ ngữ, trước động từ, trước động từ, sau động từ, (xong, được, rồi, hết …) và cuối câu.
Cụ thể là ta thường gặp đứng đầu câu các trạng từ tình thái (Nhất định, đáng lẽ, có lẽ, chắc, đột nhiên, bỗng …) các trạng từ chỉ thời gian (mai, ngày mai, hôm nay, hôm qua …), nơi chốn (ở đây, ở kia …), những trạng từ để hỏi về : nguyên nhân (tại sao?), thời gian (bao giờ?*	Cần lưu ý là nếu từ để hỏi đứng đầu câu có nghĩa là câu hỏi nhắm vào hành động xẩy ra trong tương lai (Bao giờ anh đến?) còn khi nó ở cuối câu là nhắm vào hành động quá khứ (Anh đến bao giờ?)
). Trái lại các trạng từ dùng để hỏi về nơi chốn (đâu? ở đâu? cách thức (bằng cách nào? số lượng (bao nhiêu? mấy?) … thường đứng sau động từ.
Các trạng từ bổ nghĩa cho động từ thường đứng trước động từ thuộc các loại sau :
Những trạng từ chỉ sự tiếp diễn hoặc lặp lại của hành động như : điều, cũng, cùng, vẫn, luôn, luôn luôn, cứ, còn, mãi, lại …
Các trạng từ chỉ thời thể : (đă, sẽ, đang, từng, mới, sắp …
Các trạng từ thường đứng sau động từ
Các từ chỉ diễn biến của tính chất như: ra, lên, đi, lại, … (béo ra, gầy đi, co lại, lớn lên …)
Các trạng từ chỉ phương hướng của hành động: bán, mang, đuổi … (cái gì, ai) đi, đóng, giật, tóm, nhắm (cái gì, ai) lại, giữ, mở, tháo (cái gì, ai) ra, cúp, cụp, hạ, kéo (cái gì, ai) xuống, mang, cầm, dẫn (ai, cái gì) vào ...
Tóm lại, trong một ngôn ngữ, câu không phải là một chuỗi từ đặt liên tiếp nhau mà là một chuỗi có tổ chức. Nói chung, vị trí của một đơn vị ngôn ngữ trong câu có chức năng khu biệt về nghĩa. Chẳng hạn với câu tiếng Pháp :
 En 1789, le peuple français a pris la Bastille 
Dựa trên khả năng kết hợp cú pháp ngữ nghĩa của nhóm giới từ en 1789 ta có thể khẳng định nó có chức năng chỉ ra hoàn cảnh của toàn phát ngôn.
Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi cũng hướng tới những mục đích sau :
Góp phần xây dựng cơ sở lý thuyết và tạo ra hướng nghiên cứu mới về các phương thức thể hiện chức năng, vị trí, và ý nghĩa của các bổ ngữ tình huống theo quan điểm chức năng - ngữ nghĩa và quan điểm tương tác hợp nghĩa theo đó nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ được tạo ra do sự tương tác chi phối lẫn nhau giữ các yếu tố có mặt trong ngữ cảnh và do chức năng của nó trong câu tạo ra. Mở ra hướng nghiên cứu mới về ngữ nghĩa và hành chức trong ngôn ngữ.
Tài liệu tham khảo
a. Tài liệu bằng tiếng Việt
 1.	Cao Xuân Hạo., Tiếng Việt- Sơ thảo ngữ pháp chức năng, (Le vietnamien - esquisse de la grammaire fonctionelle), tome.1, Hanoi, 1991.
 2.	Diệp Quang Ban., Ngữ pháp tiếng Việt, các tập 1 & 2, NBX Đại học Sư phạm, 1998.
 3.	Nguyễn Đức Dân., Logic và tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1998.
 4.	Nguyễn Kim Thản., Nghiên cứu ngữ pháp tiếng việt, NXB Khoa học xã hội, 1964, 1977, 1997.
 5.	Nguyễn Văn Thành., Tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học xã hội, 2003.
 6.	Lý Toàn Thắng., Lý thuyết trật tự từ trong cú pháp, NXB Đại học Quốc gia Hà nội, 2004.
 7.	Phan Quý Bích : Nghiên cứu phê bình văn chương và nghiên cứu Việt ngữ - Ngôn ngữ, Viện Khoa học xã hội Việt nam, N° 7/2005, pp 18-26.
b. Tài liệu bằng tiếng Pháp
 8.	Arrivé, M et al., La grammaire d’aujourd’hui, Flammarion, Paris, 1986.
 9.	Bécharde, H-D., Grammaire francaise, PUF, Paris, 1994.
10.	Charaudeau, P., Grammaire du sens et de l’expression, Paris, Hachette, 1992.
11.	Charolles, M., "Cohésion, cohérence et pertinence du discours", travaux de linguistique, 29, 1256151, 1995.
12.	Charolles, M., "De la topicalité des adverbiaus détachés en tête de phrase" in M. Charolles & S. Prévost eds. Adverbiaus et topiques, Louvain la Neuve, traveaux de linguistique, 47, 11-51, 2003.
13.	Chevalier,J-C., Grammaire Larousse du franais contemporain, Larousse, Paris. 1984.
14.	Eterstein, C & Lesot, A., Pratique du franais (seconde, première, terminale), Hatier, 1991.
15.	Galichet, G et R., Grammaire franaise expliquée, tomme 2, HMH 1994.
16.	Gardes-Tamine, J., La grammaire. 2, Syntaxe, Edition revue et augmentée, Paris, A, Colin, 1997.
17.	Grévise, M., Le bon usage, Paris-Gembloux : Duculot, Paris : Hatier [9è édition]
18.	Guimier, cl & al., 1001 Circonstants, PUF de Caen 1993
19.	Guimier, cl., Les adverbes du franais. Le cas des adverbes en "ment", Paris Ophrys, 1996.
20.	Leemand D., Les circonstants en question (s), Paris, Kimé 1998. 
21.	Le Goffic,P., Grammaire de la phrase franaise, Hachette, Paris. 1993
22.	Niquet, G & al., Grammaire des collèges 3ème, Hatier, 1991
23.	Phan Thị Tình., Grammaire des propositions subordonnées temporelles en français et en vietnamien (Thèse de doctorat Rouen, France 2000).
24.	Phan Thị Tình. La phrase franaise, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
25.	Phan Thị Tình., Les parties du discours et les fonctions NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
26.	Rigiel, M et al ., Grammaire méthodique du franais, PUF, 1994
27.	Tomassonne, R., Pour enseigner la grammaire, Delagrave Pédagogie, 1998.
28.	Wilmet, M., Grammaire critique du franais, Paris, Duculot, 2003, 3ème édition.
c. Các tác phẩm dùng làm dữ liệu nghiên cứu
29.	Feydeau, G., La dame de chez Maxime (Ả ca-ve nhà hàng maxim), NXB Văn học, 1994.
30.	Ionesco, E., La cantatrice chauve, éd Gallimard 1972.
31.	Ionesco, E., La Leçon, éd Gallimard 1972.
32.	Queneau, R., Zazie dans le métro, éd Gallimard 1959.
33.	Sartre, J-P., Les mouches (Ruồi) éd littéraires. (Nxb Văn học) Hanoi, 1989.
34.	Anouilt, J., (1988) : Sơn Ca (l’Alouette),  do Thanh Tùng dịch, NXB văn học. 
35.	BảoNinh., (1994) : Le chagrin de la guerre (Thân phận tình yêu) do Phan Huy Dương dịch, NXB Philippe Picquier.
36.	Ngô Tất Tố., (1983) : Tắt đèn - Quand la lampe s’éteint... do VU Lê Liên dịch.
37.	Nguyễn Du, Kiều.

File đính kèm:

  • doc33_tinh_phan_thi_5033.doc