Bàn về cơ sở khoa học cho việc áp dụng phương pháp chiết tự trong dạy học chữ Hán hiện nay

Khác với các ngôn ngữ ký âm khác, chữ Hán là chữ biểu ý, khó học, khó nhớ, khó viết, hay quên

bởi độ phức tạp của nó. Thế nhưng hiện nay, việc dạy học chữ Hán chủ yếu dạy giống như ngôn

ngữ ký âm, chưa coi trọng và chưa hiểu đúng về chữ Hán. Trong đó, chiết tự là một phương pháp

phân tích các yếu tố cấu tạo hình thể chữ Hán cả ba phương diện hình, âm và nghĩa để đoán biết ý

nghĩa của chữ hoặc của từ tố, được nghiên cứu, ứng dụng trong dạy học chữ Hán gần 2000 năm.

Trong phạm vi bài viết, chúng tôi muốn đưa ra một số căn cứ khoa học áp dụng phương pháp chiết

tự, giúp người dạy có cái nhìn tổng quan về nội dung dạy học và đối tượng dạy học, từ đó có thể

linh hoạt sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp, giảm gánh nặng cho người học, góp phần khắc

phục một số vấn đề trong dạy học chữ Hán hiện nay, nâng cao chất lượng dạy học.

pdf12 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 2192 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bàn về cơ sở khoa học cho việc áp dụng phương pháp chiết tự trong dạy học chữ Hán hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới nét phảy và nét sổ là chữ “tỉnh” (cái 
giếng). Những tiểu tiết này, chỉ cần bất cẩn một 
chút là viết sai.
 (5) Bộ kiện là yếu tố cấu thành cơ bản trong 
chữ Hán, số lượng bộ kiện quá nhiều, chức năng 
bộ kiện không có sự đồng nhất.
Bộ kiện được cấu thành từ các nét viết. Theo 
Hà Cửu Doanh thống kê có, 675 bộ kiện, trong đó 
khá nhiều bộ kiện gần giống nhau, ví dụ như giữa 
bộ miên (宀) và huyệt (穴), bộ sĩ (士) và thổ (土), 
bộ dĩ (已) và kỷ (己). Hơn nữa, nhiều bộ kiện khi 
đứng độc lập viết kiểu khác, khi kết hợp với bộ 
kiện khác cấu tạo nên chữ hợp thể lại viết kiểu 
khác như bộ thủ (扌) và chữ thủ (手), bộ tâm (忄) 
và chữ tâm (心). 
Theo kết quả nghiên cứu của Lý Yên và nhóm 
nghiên cứu, trong 5631 chữ hình thanh, có 246 
chữ có ý nghĩa khác nhau, ký hiệu biểu nghĩa cũng 
không đồng nhất. Ví dụ, với ý nghĩa liên quan đến 
ăn uống, những chữ “吃 (ăn), 嚼 (gặm, nhấm), 喝 
(uống) dùng bộ khẩu (口) để biểu ý, nhưng chữ 
“餐 (đồ ăn), 饮ẩm (uống)” lại dùng bộ thực (食,
饣) để biểu ý. Người học khó mà xác định được 
đâu là ký hiệu biểu âm, đâu là ký hiệu biểu ý.
(6) Chữ Hán là chữ ghi lại từ tố, việc sử dụng 
chữ Hán nào để nghi lại âm tiết cũng là vấn đề khó.
Mỗi chữ Hán là một từ tố. Ngoài việc đọc 
được, viết được, chữ Hán còn liên quan đến cách 
dùng chữ. Phân biệt, dùng đúng các chữ trong các 
hoàn cảnh ngôn ngữ cũng là một vấn đề khó cho 
sinh viên. Ví dụ: Cùng là chữ “duy”, đọc là “wéi”, 
nhưng chữ viết lại có ba chữ: “维, 惟, 唯”. Chữ 
“duy” trong các từ “duy trì, duy tu” chỉ có thể viết 
chữ 维: 维持, 维护, mà không thể viết thành chữ 
“惟” , nhưng chữ duy trong chữ “tư duy” có thể 
viết thành: “思维” hoặc “思惟”, chữ duy trong các 
từ “duy độc” (chỉ một), “duy khủng” (chỉ e, chỉ 
sợ) thì có thể viết là “惟独” và “惟恐”, cũng có 
thể viết thành “唯独” và “唯恐”, nhưng chữ “duy” 
trong từ “duy tâm, duy vật” thì chỉ có thể dùng chữ 
“唯”, chỉ có thể viết thành “唯心” và “唯物”.
13KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH v
Đây cũng là vấn đề rất khó đối với người Việt, 
mà chính các cụ ta xưa khi học cũng hay bị nhầm 
lẫn, mà điển hình là chữ “tác” (作) và chữ “tộ” 
(怍:xấu hổ, tủi thẹn, hoặc 胙:thịt cúng) vì các 
chữ này có cách viết gần giống nhau, âm đọc chữ 
Hán giống nhau đều là “zuò”. 
(7) Ý nghĩa chữ sơ khai của chữ và của từ đôi 
khi không có sự liên kết chặt chẽ về mặt ý nghĩa 
Chữ Hán ban đầu thường dùng để ghi lại nghĩa 
của chữ, hoặc nghĩa của từ tố, nhưng trong chữ 
Hán hiện đại (chữ giản thể), nghĩa của chữ vốn 
có trong nhiều từ bị ẩn đi, hoặc có nghĩa rất ít sử 
dụng. Khi các từ tố kết hợp với nhau thành từ, về 
mặt chữ chúng ta lại rất khó tìm lại được cầu nối 
về mặt ý nghĩa, nên dễ dùng sai, viết sai. Ví dụ 
cùng là chữ “Khắc”, tại sao trong từ “khắc khổ” 
(刻苦) lại dùng chữ “刻” mà từ “khắc phục” (克
服) lại dùng chữ “克”? Vì sao chữ “đề” trong từ 
“đề cương” lại viết thành “提纲”, mà lẽ ra phải 
chữ “đề” trong chữ “đề mục” (题目) mới đúng 
chứ? Theo lôgic phải viết thành “题纲” mới đúng.
3. KẾT LUẬN
Để nâng cao hiệu quả dạy học, giảng viên cần 
nhận thức đúng đắn về chữ Hán trong mối quan hệ 
tương quan với các ngôn ngữ ký âm khác. Cần có 
sự khảo cứu nghiêm túc, ứng dụng những phương 
pháp dạy học phù hợp với nội dung và đối tượng 
dạy học. 
Qua quá trình khảo cứu và thực nghiệm tại 
Trường Đại học Ngoại thương, chúng tôi đề xuất 
kiến nghị nên bổ khuyết sự thiếu hụt trong giáo 
trình, chú trọng đến nội dung và đối tượng dạy 
học, cần đi sâu khai thác phân tích chữ Hán theo 
quy luật cấu tạo chữ, tổ hợp lại các khối thông tin 
phù hợp với khả năng ghi nhớ tốt của con người 
bằng cách lấy bộ kiện làm trung tâm, coi trọng các 
bộ thủ truyền thống, các bộ kiện có tần suất sử 
dụng cao theo cả ba phương diện hình, âm, nghĩa, 
chủ yếu là việc phân tích hình thể chữ có sự lồng 
ghép ý nghĩa bộ kiện và âm đọc, bố trí thời lượng 
nhất định cho việc dạy chữ Hán, rèn viết chữ Hán 
trong giai đoạn đầu mới học chữ Hán, dạy học chữ 
Hán trong mối tương quan với từ và ngữ, cũng như 
đưa vào bối cảnh ngôn ngữ để sinh viên dễ nắm 
bắt nghĩa chữ, nghĩa từ và có thể sử dụng được 
ngay trong các bối cảnh ngôn ngữ nhất định, tăng 
khả năng thực hành cho sinh viên. Chú trọng việc 
dạy cho sinh viên phương pháp chiết tự, phương 
pháp tổ hợp các khối thông tin, khai thác tính chất 
biểu ý, kết hợp với văn hóa kết tinh trong chữ, để 
sinh viên có thể tự chiết tự, tăng khả năng ghi nhớ, 
dần hình thành cách kỹ năng phân tích chữ, tiến 
đến có thể tổng hợp và sáng tạo, đạt hiệu quả và 
mục tiêu dạy học./.
Chú thích:
1. Bộ kiện và bộ thủ: Thuật ngữ Bộ kiện là danh từ 
xuất hiện thời hiện đại. Năm 1965, Nghê Hải Thự trong bài 
“Thiên bàng và bộ kiện”, khái niệm bộ kiện chính thức được 
đề cập, sau này giới học thuật sử dụng nhiều. Song song với 
khái niệm bộ kiện, người ta còn sử dụng các thuật ngữ như 
“tự nguyên”, “tự tố”, “cấu kiện”, “tổ kiện”, “hình vị”, giới 
công nghệ thông tin cũng như giới học thuật, sử dụng các 
thuật ngữ này không có sự đồng nhất. Hiện nay, xu hướng 
sử dụng bộ kiện đang dần chiếm ưu thế chủ đạo (Phí Cẩm 
Xương, 1996). Bộ kiện cũng là khái niệm khá mới với người 
Việt Nam, người Việt Nam quen dùng khái niệm bộ thủ, đa 
phần được hiểu bộ thủ là bộ kiện, như “Bộ thủ/部首là thành 
phần cốt yếu của từ tiếng Hán, nó đóng vai trò gần như một 
“bộ chữ cái” trong tiếng Hán. Có tất cả 214 bộ thủ, hầu hết 
các chữ trong 214 bộ thủ đều là chữ độc thể tự, là những 
chữ không thể phân tích nhỏ ra được nữa, nếu phân tích ra, 
các thành phần đều vô nghĩa, vì vậy phải học thuộc bộ thủ” 
(
han-de-nhat.html). Cách hiểu như vậy không thật chính xác. 
Khái niệm bộ thủ được Hứa Thận đưa vào “Thuyết văn” lần 
đầu tiên, sau khi phân tích ngữ liệu chữ Hán, ông phân loại 
chữ Hán theo 504 bộ thủ, sau này “Tân Hoa tự điển” thu gọn 
lại thành 214 bộ thủ. Bộ thủ trong tiếng Hán được hiểu là 
một khái niệm dùng để sử dụng phân loại chữ Hán khi biên 
tập tự điển, từ điển tiện tra cứu theo bộ. Từ điển Hán Việt 
hiện đại giải thích: Tự điển, từ điển căn cứ vào kết cấu tự 
hình chữ Hán, lấy thiên bàng giống nhau về hình thể, sắp xếp 
theo thứ tự làm căn cứ tra chữ, những bộ mà được phân loại 
gọi là bộ thủ như nhân/, khẩu/口, ngôn/言, kim/金, mã/马... 
Như vậy, có thể hiểu bộ thủ có mặt ở hầu hết các chữ Hán, 
nhưng không phải bộ thủ cấu tạo nên hầu hết các chữ Hán, 
nó là những bộ kiện có tần suất cấu tạo chữ cao. Nói cách 
khác, bộ thủ là một bộ phận của bộ kiện, còn bộ kiện không 
phải là bộ thủ (Lê Quang Sáng, 2017). 
14 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 17 (01/2019)
v LÝ LUẬN CHUYÊN NGÀNH
COMMENTS ON THE SCIENTIFIC BASIS FOR APPLYING THE STROKE
EXTRACTION METHOD IN CURRENT TEACHING CHINESE CHARACTERS
LE QUANG SANG
Abstract: Chinese characters are different from those of other languages, which are ideographic, 
difficult to learn, hard to remember, difficult to write, and easily to be forgotten by its complexity. 
However, the Chinese character curriculum nowadays is primarily similar to other language 
curriculums due to lack of understanding and anticipating this character value. Within the scope of 
this report, we would like to present some scientific basis for applying the stroke extraction, which 
allows lecturers to have an overview of the content of teaching and learning objects. This leads to 
appropriate teaching methods, reducing the burden on learners, overcoming some problems in current 
teaching Chinese characters and improving the quality of teaching.
Keywords: basic, stroke extraction, Chinese characters, teaching, method 
Received: 05/10/2018; Revised: 03/11/2018; Accepted: 20/12//2018
2. Số lượng nét viết chưa có sự thống nhất. Số lượng nét 
cơ bản không thống nhất: 5,6,7,8 nét, số lượng nét phái sinh 
chưa có sự thống nhất cũng vậy. Thế nên, hiện nay, nhiều 
bảng tên gọi các nét viết ở Trung Quốc có số lượng không 
đồng nhất: 28, 29, 31, 32, 34. Thời Tấn, Vị phu nhân trong 
“Bút trận đồ” (笔阵图), phân thành 7 nét, Trương Hoài Quán 
nhà Đường trong “Vĩnh tự bát pháp” chia thành 8 nét, Hồ 
Cửu Doanh (1999, tr.79) chia thành 5 nét cơ bản. Trương 
Tịnh Hiền (1998) thống kê có 31 nét viết, 6 nét cơ bản, 25 nét 
phái sinh (biến thể). Ở đây chúng tôi dùng con số trung bình.
3. Hà Cửu Doanh, Hồ Song Bảo, Trương Mãnh thống kê 
tất cả các chữ xuất hiện trong “Từ Hải” (辞海,1979) và 43 
chữ xuất hiện trong GB2312-80 mà “Từ Hải” không có, tổng 
cộng 16339 chữ, chia thành 675 bộ kiện. 
 Tài liệu tham khảo:
Nguyễn Đình Hiền (2017), “Kết quả khảo sát Bước đầu về 
tình hình viết sai, viết nhầm chữ Hán của Sinh viên Việt 
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài, Tập 1, Số 1, 
tr.23-38.
Nguyễn Bảo Ngọc (2014), Khảo sát các lỗi thường gặp 
khi viết chữ Hán của sinh viên Khoa tiếng Trung Quốc 
trường Đại học Ngoại thương và các giải pháp khắc 
phục, Báo cáo đề tài cấp cơ sở, Đại học Ngoại thương. 
Hoàng Phê (chủ biên, 2009), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn 
ngữ học, NXB Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học Hà 
Nội - Đà Nẵng.
Lê Quang Sáng (2017), Bàn về thuật ngữ “chiết tự” trong 
tiếng Việt và cách dịch sang tiếng Hán, Kỷ yếu Hội thảo 
Quốc gia “Nghiên cứu liên ngành Ngôn ngữ và Giảng 
dạy Ngôn ngữ lần thứ III”, Huế, tr.70-80.
Lê Quang Sáng (2017), Phương pháp chiết tự và ứng dụng 
trong dạy học chữ Hán tại Đại học Ngoại thương, Đề tài 
cấp cơ sở.
Nguyễn Thị Thu Trang (2016), Nghiên cứu phương pháp 
giảng dạy chữ Hán trong giảng dạy tiếng Trung Quốc 
cho người Việt Nam, luận án tiến sĩ. 
Bloom B. S. (1956). Taxonomy of Educational Objectives, 
Handbook I: The Cognitive Domain. New York: David 
McKay Co Inc.
George A. Miller (1955), The Magical Number Seven, Plus or 
Minus Two Some Limits on Our Capacity for Processing 
Information, Psychological Review, Vol. 101, No. 2, 
pp.343-352. 
费锦昌(1998),“对外汉语教学的特点、难点及其对
策”,北京大学学报,第3期。
李燕、康加深、魏励、张书岩(1992),“现代汉语形
声字研究”,语言文字应用,第1期。
张静贤(1998),“现代汉字笔形论”,语言教学与研
究,第1期。
许慎撰, 徐铉校定(1963),说文解字,中华书局,北
京。
何九盈、胡双宝、张猛(1999),中国汉字文化大观,
北京大学出版社,北京。

File đính kèm:

  • pdfkhnnqs_17_01_2019_3_14_le_quang_sang_0634_2136241.pdf