Áp dụng moodle đối với việc dạy học môn nghe - Nói của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh bậc đại học
Dựa trên lí thuyết của mô hình lớp học đảo ngược, bài báo này nghiên cứu những
lợi ích và khó khăn của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh của một trường đại học khi sử
dụng học liệu điện tử được xây dựng trên Moodle đối với việc học môn Nghe - Nói, trong
bối cảnh những đề tài về chủ đề này chưa được khai thác nhiều ở môi trường đại học Việt
Nam. Sử dụng phiếu khảo sát và phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập dữ liệu, nghiên cứu đã
ghi nhận được những lợi ích và khó khăn mà sinh viên có được sau bốn tuần trải nghiệm sử
dụng Moodle, cũng như những góp ý để cải thiện học liệu điện tử này. Kết quả nghiên cứu
cho thấy rằng, sinh viên đánh giá tích cực đối với học liệu trực tuyến xây dựng trên Moodle
cho môn Nghe - Nói khi bộ học liệu này giúp tiết kiêm thời gian học tập trên lớp, tạo môi
trường học tập tiếng Anh hay các nội dung học tập cụ thể hữu ích với sinh viên. Tuy nhiên,
những tồn tại như các vấn đề kĩ thuật, khối lượng bài tập lớn hay một số nội dung chưa phù
hợp khiến cho một số sinh viên đắn đo trong việc mong muốn sử dụng hệ thống quản lí học
tập như Moodle trong các khóa học tương lai.
3 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0001 Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 1, pp. 3-17 This paper is available online at ÁP DỤNG MOODLE ĐỐI VỚI VIỆC DẠY HỌC MÔN NGHE - NÓI CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH BẬC ĐẠI HỌC Nguyễn Hồng Liên* và Lê Thị Minh Nguyệt Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dựa trên lí thuyết của mô hình lớp học đảo ngược, bài báo này nghiên cứu những lợi ích và khó khăn của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh của một trường đại học khi sử dụng học liệu điện tử được xây dựng trên Moodle đối với việc học môn Nghe - Nói, trong bối cảnh những đề tài về chủ đề này chưa được khai thác nhiều ở môi trường đại học Việt Nam. Sử dụng phiếu khảo sát và phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập dữ liệu, nghiên cứu đã ghi nhận được những lợi ích và khó khăn mà sinh viên có được sau bốn tuần trải nghiệm sử dụng Moodle, cũng như những góp ý để cải thiện học liệu điện tử này. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, sinh viên đánh giá tích cực đối với học liệu trực tuyến xây dựng trên Moodle cho môn Nghe - Nói khi bộ học liệu này giúp tiết kiêm thời gian học tập trên lớp, tạo môi trường học tập tiếng Anh hay các nội dung học tập cụ thể hữu ích với sinh viên. Tuy nhiên, những tồn tại như các vấn đề kĩ thuật, khối lượng bài tập lớn hay một số nội dung chưa phù hợp khiến cho một số sinh viên đắn đo trong việc mong muốn sử dụng hệ thống quản lí học tập như Moodle trong các khóa học tương lai. Từ khóa: Moodle, Nghe Nói, mô hình lớp học đảo ngược, hệ thống quản lí học tập. 1. Mở đầu Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong dạy và học ngoại ngữ với hệ thống học liệu điện tử để sinh viên có thể tiếp cận, đặc biệt trong phát triển kĩ năng nghe và kĩ năng nói là nhu cầu thiết yếu đang được ngày càng chú trọng. Vấn đề này đã được đề cập trong Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 [1]. Bên cạnh đó, hình thức lớp học đảo ngược (Flipped learning) – mô hình yêu cầu người học phải nghiên cứu tài liệu trước và sau khi lên lớp đang ngày càng trở nên phổ biến (Jeong, 2017) [2]. Đối với hình thức này, thời gian học tích cực của người học sẽ được tăng lên, đảm bảo thời gian tiếp xúc với các ngữ liệu tiếng Anh ngoài giờ học truyền thống (Kim và Jeong, 2016) [3]. Vì vậy, nghiên cứu này đề xuất việc áp dụng Moodle trong việc xây dựng học liệu trực tuyến đối với môn Nghe - Nói 5 cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh. Theo thông tin trên trang web chính thức của Moodle [4], Moodle là một hệ thống quản lí học tập (Learning Management System) cho phép tạo các khóa học trực tuyến. Trên thế giới, việc sử dụng Moodle trong các môn học khá phổ biến. Năm 2012, Singhasem và cộng sự ở Thái Lan [5] sử dụng video clip trên Moodle đối với môn Tâm lí để minh họa các nội dung, từ đó giúp người học ghi nhớ kiến thức. Ở Indonesia, vào năm 2018, Handayanto và đồng nghiệp [6] cũng nghiên cứu hiệu quả của Moodle trong việc dạy môn Toán. Ngày nhận bài: 11/11/2019. Ngày sửa bài: 17/12/2019. Ngày nhận đăng: 2/1/2020. Tác giả liên hệ: Nguyen Hong Lien. Địa chỉ e-mail: nguyenhonglien@hnue.edu.vn Nguyễn Hồng Liên* và Lê Thị Minh Nguyệt 4 Kết quả chỉ ra sinh viên đã tăng điểm trong bài thi cuối kì. Về giảng dạy tiếng Anh, Rymanovaa và cộng sự ở Nga [7] vào năm 2015 cũng nghiên cứu viêc áp dụng Moodle trong việc dạy học. Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc học sinh đồng ý hay không đồng ý với hình thức sử dụng Moodle trong dạy học, mà chưa phân tích được hiệu quả của Moodle với việc dạy học. Năm 2019, Yafaei và Attamimi ở Oman [8] tiến hành nghiên cứu tương tự nhưng từ góc nhìn của giáo viên. Ở Việt Nam, năm 2015, tác giả Nguyễn Thế Dũng [9] trình bày những thách thức và khả năng ứng dụng của mô hình lớp học đảo ngược đối với sinh viên ngành Sư phạm kĩ thuật. Tuy nhiên, nghiên cứu này sử dụng nền tảng elearning của trường Đại học Sư phạm Huế. Đến năm 2018, học giả Nguyen [10] nghiên cứu về các ứng dụng, phần mềm trong đó có Moodle mà các giảng viên đại học sử dụng sau khi tham gia chương trình tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nghiên cứu này lấy số liệu thông qua phỏng vấn đối với 20 giáo viên; tuy vậy nghiên cứu bao quát nhiều ứng dụng, phần mềm mà chưa tập trung phân tích tác dụng của Moodle cụ thể. Cùng năm đó, Phan [11] nghiên cứu việc dạy học phần Biên dịch qua Moodle ở Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế và kết quả đã chỉ ra rằng Moodle giúp tăng động cơ học tập của sinh viên và nâng cao chất lượng giảng dạy. Như vậy, các đề tài ở Việt Nam tìm hiểu ảnh hưởng của Moodle đối với việc học và dạy tiếng Anh, đặc biệt với kĩ năng Nghe Nói chưa được nghiên cứu chi tiết. Vì vậy, bài báo này sẽ giúp ích cho các giảng viên cũng như sinh viên ở các trường đại học Việt Nam có một góc nhìn cụ thể về hệ thống quản lí Moodle đối với việc dạy học môn Nghe - Nói, từ đó áp dụng vào từng trường hợp. Mục tiêu của nghiên cứu hướng tới đánh giá mức độ phù hợp của học liệu trực tuyến được xây dựng trên nền tảng Moodle trong việc dạy học môn Nghe - Nói 5 của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh ở một trường đại học. Để đạt được mục tiêu nêu trên, nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi sau: (1) Sinh viên chuyên ngành tiếng Anh có được những lợi ích gì khi sử dụng học liệu trực tuyến xây dựng trên Moodle cho môn Nghe - Nói 5? (2) Sinh viên chuyên ngành tiếng Anh gặp những khó khăn gì khi sử dụng học liệu trực tuyến xây dựng trên Moodle cho môn Nghe - Nói 5? (3) Sinh viên chuyên ngành tiếng Anh có gợi ý gì để cải thiện học liệu trực tuyến xây dựng trên Moodle cho môn Nghe - Nói 5? 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mô hình lớp học đảo ngược Theo Lage, Platt và Treglia [12], mô hình lớp học đảo ngược là “chuyển đổi những hoạt động trong lớp ra ngoài lớp và ngược lại” (2000, tr32). Mô hình lớp học đảo ngược có thể được chia thành ba giai đoạn: chuẩn bị bài trước khi lên lớp, các hoạt động trong lớp học và củng cố sau khi lên lớp (Kong, 2014 [13]; Kong, 2015 [14]). Nội dung học tập trước khi đến lớp được thiết kế trên các hệ thống quản lí học tập và có thể bao gồm các hình thức công nghệ thông tin đa dạng như video, các bài đọc (Jeong, 2017) [2], phần mềm Powerpoint với giọng bình luận của người dạy (Lê Thị Minh Thanh, 2016) [15]... Sau đó, ở trên lớp, các hoạt động học tập sẽ diễn ra, bao gồm thảo luận, tranh luận, trình bày, đi sâu vào các nội dung đã được chuẩn bị trước đó. (Estes, Ingram, & Liu, 2014 [16]; Tucker, 2012 [17]). Cuối cùng, việc củng cố kiến thức sau khi lên lớp yêu cầu người học ôn tập, luyện tập lại các kiến thức, cho phép người học có thêm thời gian học ngoài lớp học. (Warter-Perez và Dong, 2012) [18]. Bishop và Verleger (2013) [19] cho rằng, mô hình lớp học đảo ngược sẽ giúp cho việc học trên lớp tập trung vào người học với các hoạt động học tập tích cực. Chính vì vậy, mô hình có Áp dụng moodle đối với việc dạy học môn Nghe – Nói của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh bậc đại học 5 nhiều ưu điểm như tốc độ học do người học quyết định, thời gian ở trên lớp dành cho người học nhiều hơn, các tính năng đa dạng khi chuẩn bị bài trước khi đến lớp (Nguyễn Hoài Nam và Nguyễn Thái Giang, 2017) [20] và người học có xu hướng tích cực tham gia và nhiệt tình trong quá trình học hơn (O’Flaherty và Phillips, 2015) [21]. Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên lí thuyết của mô hình lớp học đảo ngược và sử dụng Moodle làm nền tảng cho giai đoạn chuẩn bị bài trước khi lên lớp và sự củng cố sau khi lên lớp. 2.2. Các tính năng của Moodle được sử dụng trong học liệu trực tuyến đối với môn Nghe - Nói 5 Theo Brandle (2005) [22], Moodle là một hệ thống quản lí học tập nơi mà giáo viên có thể thiết kế các hoạt động trực tuyến. Moodle có nhiều tính năng như đăng tải các tài liệu học, tổ chức thảo luận trực tuyến, thiết kế các bài kiểm tra, thu thập tiểu luận,... (Suppasetseree và Dennis, 2010) [23]. Moodle có khả năng hỗ trợ tối đa đối với lớp học truyền thống (Baskervill và Robb, 2005) [24] khi mà những nội dung này có sự tương đồng chặt chẽ với nội dung học tập ở trên lớp. (Yafaei và Attamimi 2019) [8] Trang Moodle của học liệu trực tuyến môn Nghe - Nói 5 trong đề tài này được thiết kế theo từng tuần học, với chủ đề tương đương với chủ đề mà sinh viên được học trên lớp trực tiếp. Mỗi tuần học/ mô-đun được phân chia thành các mục: Quiz, Video Time, Exam Practice, Vocabulary Corner Presentation, và Vocabulary Corner Revision. Các phần này được xây dựng và thiết kế một cách thống nhất giữa các tuần, giúp sinh viên dễ theo dõi và tìm kiếm các nội dung học tập theo từng chủ đề theo tuần. Nội dung mỗi mô-đun gồm các tính năng Quiz, Forum, Assignment, File và URL, được tóm tắt ở bảng dưới đây: Bảng 1. Bảng tóm tắt các nội dung học tập của học liệu điện tử trên Moodle cho môn Nghe - Nói 5 của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh Nội dung học tập Mô tả Thời gian sử dụng Ghi chú Quiz (Bài kiểm tra ngắn) Trước khi làm Quiz, sinh viên cần hoàn thành bài tập từ vựng do giáo viên giao trước đó. Mỗi phần Quiz gồm 20 câu hỏi về từ vựng liên quan đến chủ đề của mỗi tuần mà sinh viên đã tự học. Dạng thức của câu hỏi bao gồm điền từ vào chỗ trống, câu hỏi trắc nghiệm, đúng sai, bài tập nối. Sinh viên có 10 phút để hoàn thành. Trước khi đến lớp Tính năng của Moodle: Quiz Video Time (Tóm tắt video) Video Time yêu cầu sinh viên tóm tắt một video kéo dài 2-3 phút, có chủ đề liên quan đến mỗi tuần học. Sinh viên sẽ ghi hình phần tóm tắt và nộp bài trên hệ thống. Các video được chọn lọc trên Youtube, thuộc chuỗi video TEDTalks. Trước khi đến lớp Tính năng của Moodle: Assignment Exam Practice (Luyện tập câu hỏi kiểm tra) Exam Practice là phần luyện tập trả lời các câu hỏi theo dạng thi. Sinh viên sẽ trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập ở trên lớp, nhằm luyện tập và sử dụng các kiến thức đã được học. Sinh viên sẽ ghi hình phần này và nộp bài trên hệ thống. Ngoài ra, mỗi sinh viên sẽ xem và góp ý về bài của một sinh viên khác trong lớp. Sau khi học trên lớp Tính năng của Moodle: Forum Vocabulary Corner Mỗi nhóm phụ trách một tuần sẽ trình bày 10 từ/cụm từ liên quan đến chủ đề ở trên lớp. Đây Sau khi học trên Tính năng của Nguyễn Hồng Liên* và Lê Thị Minh Nguyệt 6 Presentation (Bài trình bày từ vựng) là phần đăng bài trình bày của nhóm. Sinh viên muốn xem lại bài trình bày từ vựng có thể tải xuống. lớp Moodle: File Vocabulary Corner Revision (Luyện tập từ vựng) Nhóm phụ trách Vocabulary Corner Presentation sẽ thiết kế bài ôn tập trên ứng dụng Quizlet để sinh viên tự ôn tập ở nhà, sau khi được giới thiệu ở trên lớp. Sau khi học trên lớp Tính năng của Moodle: URL Tất cả những mô-đun đều có điều kiện tiên quyết. Cụ thể, sinh viên cần hoàn thành tất cả các hoạt động của một mô-đun trước khi chuyển sang mô-đun tiếp theo. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên lí thuyết của hình thức lớp học đảo ngược, đề tài này phân tích tính hiệu quả của việc áp dụng học liệu trực tuyến xây dựng trên Moodle cho môn Nghe - Nói 5 đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Anh. 2.3.1. Đối tượng tham gia nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Anh học môn Nghe - Nói 5 có sử dụng học liệu trực tuyến xây dựng trên Moodle. Đối tượng tham gia bao gồm 48 sinh viên, được chia thành hai lớp, đang học năm thứ 3 ở khoa Tiếng Anh ở một trường đại học. Trình độ của sinh viên đang ở B1+ hoặc B2 theo Khung tham chiếu năng lực ngôn ngữ (CEFR). 2.3.2. Công cụ thu thập dữ liệu Dữ liệu của nghiên cứu sẽ được thu thập thông qua phiếu khảo sát (questionnaire) và phỏng vấn bán cấu trúc (semi-structured interview). Phiếu khảo sát sẽ tập trung tìm hiểu các khía cạnh sự quen thuộc với mô hình dạy học đảo ngược của sinh viên, sự quen thuộc với Moodle của sinh viên (Khả năng truy cập Moodle, Mức độ tương tác khi sử dụng Moodle, Giao diện của Moodle, Nội dung học tập trên Moodle, và Đánh giá chung về trải nghiệm học tập Moodle). Các tiêu chí trong phiếu khảo sát được đánh giá dựa trên năm mức độ. Các câu hỏi khi phỏng vấn xoay quanh những lợi ích và khó khăn của sinh viên khi sử dụng Moodle trong quá trình học tập môn Nghe - Nói 5, từ đó góp ý để học liệu điện tử hoàn thiện hơn. 2.3.3. Quy trình tiến hành nghiên cứu - Nội dung 1: Dạy thử nghiệm bộ học liệu trực tuyến đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Anh học môn Nghe - Nói 5 trong bốn tuần. - Nội dung 2: Khảo sát sự phù hợp của học liệu trực tuyến đối với sinh viên chuyên ngành tiếng Anh trong việc học môn Nghe - Nói 5 thông qua phiếu khảo sát và phỏng vấn bán cấu trúc - Nội dung 3: Phân tích dữ liệu thu thập 2.4. Kết quả nghiên cứu 2.4.1. Về mức độ quen thuộc của sinh viên với các nền tảng học trực tuyến: Nghiên cứu được thực hiện đối với sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh năm thứ ba, nghĩa là đối tượng nghiên cứu đã có hai năm học trong môi trường đại học. Theo kết quả điều tra, có đến 83% sinh viên khẳng định đã từng sử dụng các nền tảng quản lí học tập trực tuyến trước đây, với những cái tên được nhắc đến nhiều lần là Google Classroom hay Seesaw. Đây có lẽ là các hệ thống quản lí học tập mà các giảng viên khác trong khoa Tiếng Anh đã sử dụng hoặc giới thiệu trong quá trình giảng dạy các môn cho sinh viên Khoa Anh. Do vậy, có đến 71% người học được hỏi trong điều tra cho biết họ khá quen thuộc hoặc rất quen thuộc đối với việc học trực tuyến. Áp dụng moodle đối với việc dạy học môn Nghe – Nói của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh bậc đại học 7 Tuy nhiên, câu hỏi về việc học tập theo mô hình lớp học đảo ngược lại nhận được phản hồi tương đối trái ngược khi chỉ có 37% sinh viên cho biết đã từng học tập theo kiểu này. Kết quả này hoàn toàn tương thích với số liệu chỉ có 8% sinh viên được hỏi cho hay họ rất quen thuộc với mô hình lớp học đảo ngược và 40% khá quen thuộc. Như vậy là các kinh nghiệm hay kiến thức về hệ thống quản lí học tập chủ yếu đến từ việc mới được giới thiệu và sử dụng tách biệt với việc học tập trên lớp chứ chưa được sử dụng kết hợp với nội dung học chính thức trên lớp học trực tiếp. Cụ thể đối với phần mềm quản lí học tập Moodle, kết quả điều tra cho thấy phần mềm này còn rất xa lạ với sinh viên khoa Anh được hỏi, khi chỉ có 4% trả lời rằng họ đã từng sử dụng Moodle trước đây. 2.4.2. Đánh giá về khả năng truy cập, mức độ tương tác và giao diện của trang Moodle Hình 1. Đánh giá của sinh viên về khả năng truy cập Moodle Liên quan đến khả năng truy cập vào trang học liệu trực tuyến được xây dựng trên nền tảng Moodle, có hai tiêu chí được xem xét liên quan đến khả năng truy cập và tốc độ truy cập. Trong đó, sinh viên có phản hồi tương đối tích cực đối với khả năng truy cập vào trang Moodle từ nhà (hay bên ngoài lớp học trực tiếp), với 89,2% người được hỏi đồng ý rằng việc truy cập vào Moodle là dễ dàng. Tuy nhiên, việc truy cập vào trang học liệu trực tuyến Moodle chỉ được đánh giá là nhanh và ổn định bởi 47,8% (người được hỏi chọn mức đồng ý và rất đồng ý). Có đến 45,7% chọn mức trung lập (neutral), cho thấy họ không thực sự đánh giá cao về tốc độ truy cập và chất lượng truy cập của trang học liệu Moodle này. Xét đến khía cạnh tương tác trực tuyến trên Moodle, có 3 tiêu chí được điều tra: khả năng và tốc độ cập nhật thông tin về lịch học, bài tập và tài liệu học tập; khả năng tương tác với giáo viên trực tuyến và tương tác với bạn học trực tuyến. Có đến 76,1% sinh viên được hỏi đồng ý và rất đồng ý rằng trang Moodle giúp họ nhận được thông tin về lịch học, bài tập và tài liệu học một cách nhanh chóng và thuận tiện. Đây là một phản hồi tích cực so với kết quả thu được liên quan đến khả năng tương tác trực tuyến với giáo viên và bạn học. Có đến 41,3% sinh viên được hỏi đánh giá khả năng tương tác với giáo viên trực tuyến chỉ ở mức trung bình và đến 52,2% đánh giá tương tự đối với khả năng tương tác với bạn học trực tiếp trên trang Moodle. Điều này phần nào được phản ánh trong quá trình thử nghiệm trang Moodle, khi mà rất ít khi giáo viên – chính là các tác giả nghiên cứu, nhận được phản hồi trực tiếp bằng cách đưa ra nhận xét trên trang Moodle từ phía sinh viên khi đưa ra các thông báo hay cập nhật bài tập mới. Trong hầu hết các trường hợp, sinh viên chọn cách gửi thư điện tử cho giáo viên. Việc giao tiếp giữa sinh viên với nhau lại càng ít được ghi nhận, chủ yếu trong quá trình nhận xét phần Exam Practice. 0.00% 2.20% 8.70% 69.60% 19.60% 2.20% 4.30% 45.70% 39.10% 8.70% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Tôi có thể truy cập Moodle một cách nhanh và ổn định. Tôi có thể truy cập Moodle dễ dàng từ bên ngoài lớp học hoặc từ nhà. Nguyễn Hồng Liên* và Lê Thị Minh Nguyệt 8 Hình 2. Đánh giá của sinh viên về mức độ tương tác khi sử dụng Moodle Hình 3. Đánh giá của sinh viên về giao diện của Moodle Về giao diện của trang Moodle được sử dụng trong chương trình thử nghiệm này, nhìn chung đánh giá của sinh viên được hỏi là tương đối tích cực. Nếu xét tổng cộng hai mức đánh giá tốt nhất là đồng ý và rất đồng ý, có 65,3% và 61,7% số sinh viên tham gia điều tra khẳng định rằng giao diện của trang Moodle được thiết kế hợp lí và dễ hiểu, giúp họ dễ tìm kiếm và khai thác thông tin. 2.4.3. Đánh giá về các nội dung học tập trên Moodle Trong nghiên cứu này, trang Moodle được sử dụng với mục đích cung cấp một tài liệu hỗ trợ tự học và quản lí việc tự học của sinh viên. Do vậy, một nội dung quan trọng chủ yếu của bảng hỏi là để sinh viên đánh giá tính hiệu quả của trang Moodle trong việc thực hiện mục đích này. Sinh viên được yêu cầu đánh giá chung về nội dung các học liệu được cung cấp trên trang Moodle và đánh giá cụ thể về tính hiệu quả của từng mục được xây dựng trong mỗi bài học theo từng chủ đề trên trang Moodle. 4.30% 13.00% 6.50% 58.70% 17.40% 2.20% 8.70% 41.30% 41.30% 6.50%4.30% 13.00% 52.20% 28.30% 2.20% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Tôi nhận được thông tin về lịch học, bài tập và tài liệu học một cách nhanh chóng và thuận tiện qua Moodle. Tôi tương tác trực tuyến với giáo viên nhanh chóng và thuận tiện qua Moodle. Tôi tương tác trực tuyến với bạn học nhanh chóng và thuận tiện qua Moodle. 4.30% 8.70% 21.70% 37.00% 28.30% 6.40% 31.90% 46.80% 14.90% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 90.00% Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Tôi thấy rằng giao diện của trang Moodle được thiết kế hợp lý và dễ hiểu. Tôi có thể dễ dàng tìm kiếm và khai thác các tài liệu trên Moodle. Áp dụng moodle đối với việc dạy học môn Nghe – Nói của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh bậc đại học 9 Bảng 2. Đánh giá của sinh viên về các nội dung học tập trên Moodle STT Các tiêu chí Rất không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý 8 Tôi thấy rằng Moodle hữu ích trong việc khai thác thông tin và ngữ liệu bài học cũng như cập nhập các thông tin mới liên quan đến lớp học. 2,20% 15,20% 19,60% 43,50% 19,60% 9 Tôi thấy rằng nội dung của các tài liệu học trực tuyến, bài tập và bài kiểm tra phù hợp với chủ đề bài học và lôi cuốn. 0,00% 2,20% 35,60% 51,10% 11,10% 10 Tôi thấy rằng nội dung của các ngữ liệu trên trang Moodle hữu ích đối với việc học tập của tôi. 0,00% 11,40% 31,40% 48,60% 8,60% 11 Tôi thấy mục Quiz có ích trong việc ôn tập và ghi nhớ từ vựng mới. 0,00% 11,10% 35,60% 40,00% 13,30% 12 Tôi thấy mục Video Time giúp tôi nâng cao kĩ năng nghe. 2,10% 6,40% 38,30% 38,30% 14,90% 13 Tôi thấy mục Video Time giúp tôi nâng cao kĩ năng tư duy
File đính kèm:
- ap_dung_moodle_doi_voi_viec_day_hoc_mon_nghe_noi_cua_sinh_vi.pdf