Áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích để tăng cường kỹ năng nói Tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ

Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm chứng tác động của quá trình áp dụng các hoạt

động kiến tạo áp phích như một công cụ đa trí tuệ trong việc tăng cường hứng thú học tập và

phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên năm 2 Khoa Ngoại ngữ, Ttrường Đại học Phú

Yên (ĐHPY).

Thông qua các hoạt động này, sinh viên có nhiều cơ hội tham gia, thể hiện và phát triển

kỹ năng nói tiếng Anh của mình, (Robert, 2015). Các công cụ nghiên cứu bao gồm: Chương

trình đào tạo áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích, một bảng khảo sát năng lực đa trí tuệ

của sinh viên, và 3 bài kiểm tra kỹ năng nói tiếng Anh để kiểm chứng tác động tích cực của

nghiên cứu đối với các nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước, trong và sau chương trình

luyện nói. Thời gian thực hiện nghiên cứu là 15 tuần

pdf11 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích để tăng cường kỹ năng nói Tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
ÁP DỤNG CÁC HOẠT ĐỘNG KIẾN TẠO ÁP PHÍCH ĐỂ TĂNG CƯỜNG 
KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGỮ 
 Châu Văn Đôn, Hoàng Liên Hương * 
Tóm tắt 
Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm chứng tác động của quá trình áp dụng các hoạt 
động kiến tạo áp phích như một công cụ đa trí tuệ trong việc tăng cường hứng thú học tập và 
phát triển kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên năm 2 Khoa Ngoại ngữ, Ttrường Đại học Phú 
Yên (ĐHPY). 
Thông qua các hoạt động này, sinh viên có nhiều cơ hội tham gia, thể hiện và phát triển 
kỹ năng nói tiếng Anh của mình, (Robert, 2015). Các công cụ nghiên cứu bao gồm: Chương 
trình đào tạo áp dụng các hoạt động kiến tạo áp phích, một bảng khảo sát năng lực đa trí tuệ 
của sinh viên, và 3 bài kiểm tra kỹ năng nói tiếng Anh để kiểm chứng tác động tích cực của 
nghiên cứu đối với các nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước, trong và sau chương trình 
luyện nói. Thời gian thực hiện nghiên cứu là 15 tuần. 
Từ khóa: đa trí tuệ, các hoạt động kiến tạo áp phích, hứng thú học tập, kỹ năng nói 
1. Giới thiệu 
1.1. Đặt vấn đề 
Tiếng Anh ngày càng phát huy vai trò 
như một ngôn ngữ giao tiếp quốc tế. Chức 
năng chính của các hoạt động sử dụng ngôn 
ngữ hàng ngày là đạt được các mục tiêu 
giao tiếp. Tuy nhiên, đối với đa số người 
học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai, kỹ 
năng giao tiếp bằng lời nói khi học tiếng 
Anh được xem là kỹ năng khó phát triển 
nhất (Salem, 2013). 
Các phương pháp đào tạo và phát triển 
kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên trước 
đây dường như chỉ chú ý nhiều đến các kỹ 
năng ngôn ngữ và lý luận. Gardner (1983) 
cho rằng việc sử dụng các phương 
pháp truyền thống để kiểm tra chỉ số thông 
minh của con người (tiêu biểu như chỉ số 
IQ) là không công bằng đối với những học 
sinh không phát triển tốt hai kỹ năng tư duy 
lô gic và sử dụng ngôn ngữ. 
Theo Thuyết đa trí tuệ, có ít nhất 8 kiểu 
trí tuệ khác nhau để học sinh thể hiện và 
_______________________________ 
* ThS, Trường Đại học Phú Yên 
phát triển các kiểu năng lực sở trường của 
mình. Đây là một khái niệm tương đối mới 
về định nghĩa trí tuệ, và triết lý của Thuyết 
đa trí tuệ được Jensen (1998) nhận xét: “Tất 
cả mọi học sinh đều thông minh; tuy nhiên, 
đối với một số học sinh, cánh cửa trí tuệ 
phía sau các em vẫn bị đóng kín.” 
Thông qua nghiên cứu này, tính hiệu 
quả của việc kết hợp các hoạt động kiến tạo 
áp phích vào chương trình đào tạo và phát 
triển kỹ năng nói tiếng Anh sẽ được kiểm 
chứng. Do đó, đóng góp chính của nghiên 
cứu này là nhằm thúc đẩy sự phát triển các 
kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên chuyên 
ngành sư phạm tiếng Anh thông qua các 
hoạt động kiến tạo áp phích, được thiết kế 
và vận dụng theo nguyên lý tích hợp đa trí 
tuệ trong chương trình đào tạo và phát triển 
các kỹ năng nói tiếng Anh. 
1.2. Tầm quan trọng của nghiên cứu 
Nghiên cứu này áp dụng Thuyết Đa trí 
tuệ của Gardner, tích hợp các hoạt động 
kiến tạo áp phích như một công cụ đa trí 
tuệ, với hy vọng mang lại nhiều lợi ích cho 
các giáo viên ngoại ngữ và các nhà nghiên 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 15 * 2017 17 
cứu. 
Các hoạt động phát triển kỹ năng nói 
tiếng Anh và những chiến lược nâng cao kỹ 
năng giao tiếp bằng lời nói của sinh viên 
chuyên ngữ luôn là những ưu tiên hàng đầu 
trong nghiên cứu của chúng tôi, vì kỹ năng 
nói tiếng Anh luôn đóng vai trò quan trọng 
và làm nền tảng cho việc phát triển các kỹ 
năng giao tiếp tiếng Anh khác như nghe, 
đọc và viết. Ngoài ra, chúng tôi hy vọng 
các kết quả của nghiên cứu này sẽ có những 
đóng góp tích cực vào xu thế đổi mới toàn 
diện và cơ bản của nền giáo dục và đào tạo, 
phù hợp với đường hướng giao tiếp và quan 
điểm lấy người học làm trung tâm. 
1.3. Tổng quan nghiên cứu 
Năm 1996, Christison đã mô tả trong 
một lớp học tiếng Anh thuộc phạm vi 
nghiên cứu của tác giả rằng hồ sơ trí tuệ 
của sinh viên rất đa dạng, các kiểu trí tuệ 
khác nhau của từng sinh viên kết hợp với 
nhau theo nhiều mô hình phức tạp; do trí 
tuệ không tồn tại dưới hình thức đơn lẻ và 
độc lập nên các hoạt động học ngoại ngữ 
chỉ có thể thành công khi các hoạt động kết 
hợp nhiều kiểu trí tuệ khác nhau được khai 
thác và thực hiện hiệu quả. 
Tác giả Salem (2013) đã thực hiện một 
nghiên cứu khoa học áp dụng các hoạt động 
đa trí tuệ để khẳng định các ảnh hưởng tích 
cực của chương trình giảng dạy tích hợp 
các hoạt động đa trí tuệ nhằm phát triển kỹ 
năng nói cho một nhóm sinh viên đại học 
sư phạm sắp tốt nghiệp. Các kết quả nghiên 
cứu của ông đã chứng minh và khẳng định 
hiệu quả tích cực của chương trình giảng 
dạy tích hợp các hoạt động đa trí tuệ để 
phát triển các kỹ năng nói tiếng Anh cho 
các đối tượng sinh viên nói trên. 
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu 
- Đối tượng tham gia nghiên cứu: 60 
sinh viên chuyên ngành tiếng Anh năm 2, 
thuộc hệ đào tạo chính quy (Khóa học 
2014-1018), Khoa Ngoại ngữ, trường 
ĐHPY. Các sinh viên nêu trên được chọn 
tham gia nghiên cứu vì kỹ năng nói tiếng 
Anh (Cấp độ B2) là một trong những môn 
học bắt buộc trong chương trình đào tạo 
của nhà trường. 
- Kỹ năng nói tiếng Anh trong nghiên 
cứu được thiết kế phát triển ở cấp độ này là 
(a) hỏi - đáp về các chủ đề chung; (b) so 
sánh các cặp tranh có nội dung tương phản; 
(c) bày tỏ ý kiến cá nhân về nội dung của 
một bức tranh; (d) nhanh chóng đưa ra 
những quyết định lựa chọn; và (e) thuyết 
phục người khác đồng ý với quyết định của 
mình. 
1.3.2. Định nghĩa các thuật ngữ 
1.3.2.1. Thuyết đa trí tuệ 
Thuyết Đa trí tuệ là một lý thuyết tâm lý 
và giáo dục do giáo sư Howard Gardner đề 
xướng và phát triển. Trong tác phẩm “Cấu 
trúc tư duy: Thuyết đa trí tuệ” xuất bản năm 
1983, Gardner cho rằng mỗi người đều sở 
hữu những cấp độ khác nhau của nhiều 
kiểu trí tuệ khác nhau, và do đó mỗi cá 
nhân người học đều có một “hồ sơ trí tuệ” 
đặc trưng duy nhất của riêng bản thân 
mình. Theo Gardner (1999), Thuyết Đa trí 
tuệ bao gồm 8 kiểu trí tuệ sau: 
Trí tuệ sử dụng ngôn ngữ: là khả năng 
sử dụng từ ngữ để diễn đạt các khái niệm từ 
các dạng đơn giản đến phức tạp để viết lại 
các bản tin phức tạp, thực hiện phỏng vấn 
những người nổi tiếng, viết nhật ký học 
tập... 
Trí tuệ suy luận lôgic: là khả năng tính 
toán, xác định số lượng và giải quyết các 
câu đố toán học, phát triển các kỹ năng 
tranh luận, và suy nghĩ theo các phương 
pháp diễn dịch và suy diễn để xây dựng 
biểu đồ thời gian và điền vào các thông tin 
cần thiết, tìm kiếm địa điểm dựa trên bản 
đồ, chơi các trò chơi liên quan đến tính 
toán, suy luận lô gic... 
18 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
Trí tuệ thị giác - không gian: là khả năng 
suy nghĩ, tưởng tượng và lý luận trong 
không gian ba chiều (3D), sử dụng hình ảnh 
và các kỹ năng đồ hoạ để vẽ tranh, tạo áp 
phích, tạo mô hình 3D, sao chụp và sử dụng 
các hình ảnh để trình bày, minh họa, báo 
cáo... 
Trí tuệ âm nhạc – giai điệu: là khả năng 
nhận biết các giai điệu và nhịp điệu, tạo và 
chỉnh sửa âm nhạc để sáng tác, hát và chơi 
nhạc cụ 
Trí tuệ vận động cơ thể: là khả năng sử 
dụng cơ thể với nhiều kỹ năng khác nhau 
để đóng vai, diễn kịch, sử dụng cử chỉ và 
bắt chước để kể chuyện hoặc minh hoạ các 
chi tiết của một câu chuyện. 
Trí tuệ giao tiếp hướng ngoại: là khả 
năng giao tiếp hiệu quả với các kỹ năng 
nắm bắt tính cách, tâm trạng và suy nghĩ 
của người khác trong các hoạt động học tập 
hợp tác, làm việc theo nhóm, cặp... 
Trí tuệ tư duy hướng nội: là khả năng 
lắng nghe và hiểu rõ cảm giác và suy nghĩ 
của chính bản thân để lập kế hoạch và định 
hướng cho cuộc sống hàng ngày và các 
hoạt động học tập: thiết kế các hoạt động tự 
học, thực hiện các dự án hoặc nghiên cứu 
nhỏ, các nhiệm vụ tự đánh giá... 
Trí tuệ thiên nhiên – môi trường: là khả 
năng xác định, phân biệt và phân loại 
những sự vật, hiện tượng trong môi trường 
tự nhiên để tái tạo cảnh quang thiên nhiên 
của một thời kỳ lịch sử; tổ chức các chuyến 
đi dã ngoại; quan sát và mô tả cảnh quan 
thiên nhiên, dự báo thời tiết... 
1.3.2.2. Các hoạt động đa trí tuệ trong lớp 
học và các hoạt động kiến tạo áp phích 
Gardner (1983) xem các hoạt động đa trí 
tuệ là công cụ để chuyển tải nội dung kiến 
thức về nhiều chủ đề cho sinh viên bằng 
cách vận động tất cả các kiểu trí tuệ và 
năng lực khác nhau của từng sinh viên; tạo 
nhiều tình huống cho sinh viên tham gia 
vào nhiều hoạt động khác nhau bắt đầu từ 
kiểu trí tuệ nổi trội của từng cá nhân sinh 
viên. 
Có thể nói rằng các hoạt động kiến tạp 
áp phích có thể bao quát và phát huy hầu 
hết tất cả 8 kiểu trí tuệ của sinh viên theo 
Thuyết Đa trí tuệ. Thông qua các hoạt động 
kiến tạo áp phích, giáo viên có thể huy 
động và đánh giá nhiều phong cách và năng 
lực học tập sở trường của sinh viên trong 
lĩnh vực luyện nói tiếng Anh trên lớp. Cụ 
thể như sau: 
- Trí tuệ thị giác - không gian: Thể hiện 
thông qua các nội dung tranh ảnh, cách bài 
trí, sắp xếp dàn ý, bố cục mỹ thuật của sản 
phẩm áp phích; 
- Trí tuệ sử dụng ngôn ngữ: Từ sản 
phẩm áp phích của nhóm, các sinh viên sẽ 
có cơ hội thuyết minh, trình bày và diễn đạt 
các ý tưởng, nội dung  Đây có thể được 
xem là công đoạn luyện nói tiếng Anh hiệu 
quả nhất của giờ học; sau phần thuyết trình 
nội dung áp phích, sẽ có một số câu hỏi 
tương tác và chất vấn được nêu giữa sinh 
viên và sinh viên, cũng như giữa giảng viên 
và sinh viên. 
- Trí tuệ suy luận lô gic: thể hiện ở mọi 
công đoạn kiến tạo áp phích. Từ khâu thiết 
kế, sắp xếp, kết nối các ý tưởng, nội dung 
của áp phích, đến khâu trình bày, thuyết 
minh áp phích của nhóm, tất cả các thao 
tác, nội dung đều phải kết hợp chặt chẽ, lô 
gic với nhau và bài trình bày nội dung áp 
phích phải là một bài diễn thuyết có bố cục 
mạch lạc, chặt chẽ, đúng quy cách ngôn 
bản. 
- Trí tuệ giao tiếp hướng ngoại: thể hiện 
trong quá trình chuẩn bị, hình thành sản 
phẩm, sinh viên trao đổi ý tưởng, thuyết 
phục các bạn cùng nhóm chấp nhận các nội 
dung, hình ảnh của mình; đây có thể được 
xem là một trong những kỹ năng mềm rất 
cần thiết trong quá trình học tập, cũng như 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 15 * 2017 19 
cuộc sống công việc của sinh viên sau này: 
kỹ năng làm việc theo nhóm / đội. 
- Trí tuệ tư duy hướng nội: là sản phẩm 
ý tưởng, nội dung của mỗi cá nhân sinh 
viên phải hình thành trước khi tham gia vào 
hoạt động nhóm / cặp trao đổi ý tưởng của 
cá nhân với các bạn cùng nhóm, từ đó, lựa 
chọn, thống nhất và thuyết phục với nhau 
để đi đến nội dung thống nhất của cả nhóm. 
- Trí tuệ vận động cơ thể: Để có được 
một sản phẩm áp phích hoàn chỉnh, các 
nhóm sinh viên phải thực hiện rất nhiều 
hình thức vận động cơ thể cũng như phối 
hợp rất nhiều giác quan. 
- Trí tuệ âm nhạc – giai điệu: thường 
được phát huy ở phong cách sở trường âm 
nhạc của một số sinh viên như vửa thiết kế 
áp phích, vừa hát ngân nga những giai điệu 
yêu thích, hay có một số sinh viên thích 
phong cách vừa làm việc vừa nghe các giai 
điệu âm nhạc (nhạc nền), cũng có một số 
sinh viên có sở thích dùng các giai điệu, tiết 
tấu âm nhạc minh họa cho nội dung trình 
bày áp phích của nhóm mình 
- Trí tuệ thiên nhiên – môi trường: thể 
hiện ở việc lựa chọn các nội dung tranh ảnh 
minh họa để đưa vào áp phích. Thông 
thường là các hình ảnh từ các hoạt động, 
khái niệm gần gũi với đời sống sinh viên 
như những thói quen tốt hàng ngày, những 
phong trào thể thao hiện đại đến các vấn đề 
trừu tượng hơn như ngăn chặn chiến tranh 
hạt nhân hay khám phá các hành tinh xa xôi 
trong dải Ngân hà của chúng ta 
1.3.2.3. Kỹ năng nói tiếng Anh 
Vào năm 2015, nhà nghiên cứu Fakhar 
Naveed đã định nghĩa kỹ năng nói là một 
quá trình tương tác tạo ra ý nghĩa giao tiếp. 
Quá trình này bao gồm việc cung cấp, tiếp 
nhận, và xử lý các thông tin, tạo ra các sản 
phẩm giao tiếp hoàn chỉnh. 
Trong nghiên cứu này, kỹ năng nói tiếng 
Anh được định nghĩa là “năng lực sử dụng 
tiếng Anh để: (a) hỏi - đáp về các chủ đề 
chung; (b) so sánh các cặp tranh có nội 
dung tương phản; (c) bày tỏ ý kiến cá nhân 
về nội dung của một bức tranh; (d) nhanh 
chóng đưa ra những quyết định lựa chọn; 
và (e) thuyết phục người khác đồng ý với 
quyết định của mình.” 
1.3.2.4: Các hoạt động kiến tạo áp phích 
Theo nhà nghiên cứu Bear (1994), áp 
phích thường được thiết kế để thu hút các 
đối tác kinh doanh và khán giả tại các hội 
nghị hoặc triển lãm công cộng. Thông qua 
áp phích, người xem có thể biết được 
những thông tin chính cũng như các thông 
tin liên quan đến buổi hội nghị hoặc triển 
lãm công cộng. Từ nội dung áp phích, các 
diễn giả và khán giả có thể hình thành các 
phiên hỏi đáp, thảo luận, trao đổi ý tưởng 
và thông tin liên quan đến các nội dung chính. 
Bên cạnh đó, nhà giáo dục Heyman 
(1998) cũng đề cập đến các đặc điểm chính 
sau đây của các hoạt động kiến tạo áp phích 
trong một lớp học ngôn ngữ: (a) là một 
phương tiện tuyệt vời để sinh viên phát 
triển các kỹ năng giao tiếp; (b) có liên quan 
đến sinh viên trong quá trình đánh giá; (c) 
khuyến khích sinh viên nghiên cứu một chủ 
đề một cách triệt để; (d) cung cấp cơ hội 
cho sinh viên học hỏi lẫn nhau; (e) quảng 
bá thái độ học tập tích cực của sinh viên; (f) 
phát hiện và giải quyết những quan niệm 
sai lầm. 
1.4. Giả thuyết nghiên cứu 
Trong nghiên cứu này, một thiết kế thực 
nghiệm được áp dụng để xác minh tính phù 
hợp của giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế 
nghiên cứu này phù hợp với bản chất 
nghiên cứu của chúng tôi. Cụ thể là những 
người tham gia nghiên cứu được chia thành 
hai nhóm: nhóm đối chứng và nhóm thực 
nghiệm. Nhóm thực nghiệm đã tham gia 
thực hiện các bài kiểm tra nói tiếng Anh 
trước, trong và sau tác động của các hoạt 
20 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
động kiến tạo áp phích vào chương trình 
rèn luyện phát triển kỹ năng nói tiếng Anh 
thực nghiệm. Nội dung giả thuyết như sau: 
"Có một số khác biệt đáng kể giữa điểm 
trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm 
đối chứng trong kết quả thực hiện các bài 
kiểm tra kỹ năng nói tiếng Anh trước, trong 
và sau tác động của nghiên cứu." 
1.5. Các câu hỏi chính của nghiên cứu 
 Nghiên cứu này nhằm trả lời 2 câu hỏi sau: 
1.5.1. Các sinh viên tham gia nghiên cứu có 
thể hiện tinh thần hứng thú học tập khi các 
hoạt động kiến tạo áp phích được tích hợp 
vào chương trình rèn luyện kỹ năng nói 
tiếng Anh hay không? 
1.5.2. Tác động của việc tích hợp các hoạt 
động kiến tạo áp phích trong việc phát triển 
kỹ năng nói của các sinh viên năm thứ hai 
tiếng Anh được thể hiện và minh chứng 
như thế nào? 
2. Phương pháp nghiên cứu 
2.1. Thiết kế nghiên cứu 
Đây là một nghiên cứu thực nghiệm bao 
gồm một quá trình tác động diễn ra trước, 
trong và sau tác động, chỉ áp dụng cho 
nhóm thực nghiệm. Trong nghiên cứu này, 
chúng tôi sử dụng một chương trình rèn 
luyện phát triển kỹ năng nói tiếng Anh với 
sự kết hợp của các hoạt động kiến tạo áp 
phích, và ba (03) bài kiểm tra kỹ năng nói 
tiếng Anh được tiến hành trước, trong và 
sau tác động để đo lường và xác minh tính 
hiệu quả của việc rèn luyện phát triển kỹ 
năng nói tiếng Anh tích hợp với các hoạt 
động kiến tạo áp phích. 
2.2. Đối tượng tham gia nghiên cứu 
Các sinh viên tham gia nghiên cứu này 
là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh năm 
thứ hai (Khóa học 2014-2018), thuộc Khoa 
Ngoại ngữ của Đại học Phú Yên. Có 60 
sinh viên được lựa chọn và tự nguyện tham 
gia nghiên cứu. 
2.2.1. Nhóm thực nghiệm 
Bao gồm 30 sinh viên. Đây là nhóm có 
kỹ năng nói tiếng Anh được đào tạo thông 
qua học phần “Phát triển kỹ năng nói tiếng 
Anh” gồm 45 tiết, được thiết kế và biên 
soạn dựa trên các nguyên tắc tích hợp các 
hoạt động kiến tạo áp phích, như một công 
cụ đa trí tuệ. 
2.2.2. Phạm vi và năng lực của đối tượng 
tham gia nghiên cứu 
Tất cả các đối tượng tham gia nghiên 
cứu đều có tính đồng nhất về tiêu chuẩn 
ngôn ngữ đầu vào, đặc biệt là kỹ năng nói 
tiếng Anh. Điều này được phản ánh từ điểm 
của bài kiểm tra trước tác động (Bài kiểm 
tra nói tiếng Anh số 1), được thực hiện 
trước khi bắt đầu áp dụng chương trình 
thực nghiệm rèn luyện phát triển kỹ năng 
nói tiếng Anh của chúng tôi. 
2.2.3. Các qui trình nghiên cứu thực 
nghiệm 
- Một bảng kiểm danh mục các nhóm kỹ 
năng nói cho chương trình đào tạo tiếng Anh: 
Sau khi xem các chương trình đào tạo 
kỹ năng nói do Khoa Ngoại ngữ của 
Trường Đại học Phú Yên thực hiện cũng 
như nghiên cứu các tài liệu và chương trình 
phát triển kỹ năng nói tiếng Anh sẵn có, 
nhóm nghiên cứu đã lựa chọn, thiết kế và 
đề xuất một danh mục gồm năm (05) kỹ 
năng nói tiếng Anh cần thiết để nâng cao 
kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên năm 
thứ hai. Bảng kiểm danh mục các kỹ năng 
nói tiếng Anh này đã được các giảng viên 
dạy kỹ năng nói trong Tổ bộ môn chuyên 
ngữ của Khoa Ngoại Ngữ kiểm tra, thảo 
luận và thông qua với mục đích: 
+ Thống nhất chung về các nhóm kỹ 
năng nói tiếng Anh mà sinh viên năm thứ 
hai thuộc Khoa Ngoại ngữ, Trường ĐHPY, 
cần phát triển; 
+ Điều chỉnh nội dung và thông tin phù 
hợp với yêu cầu của chương trình đào tạo 
tiếng Anh; 
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 15 * 2017 21 
Bảng 1. Bảng kiểm danh mục các nhóm kỹ năng nói tiếng Anh cho sinh viên năm thứ hai 
Các nhóm kỹ năng nói Đồng ý Tỷ lệ Phần trăm 
1. Hỏi- đáp về các chủ đề chung 10 100% 
2. So sánh các cặp tranh có nội dung tương phản 10 100% 
3. Bày tỏ ý kiến cá nhân về nội dung của một bức tranh 9 90% 
4. Nhanh chóng đưa ra những quyết định lựa chọn 
5. Thuyết phục người khác đồng ý với quyết định của mình 
8 
8 
80% 
80% 
* Bảng khảo sát “Hồ sơ trí tuệ” của nhóm 
thực nghiệm 
Một Bảng khảo sát “Hồ sơ trí tuệ” do 
nhóm nghiên cứu tinh lọc và mô phỏng lại 
từ “Khung đánh giá và phát triển năng lực 
đa trí tuệ (MIDAS) do nhà nghiên cứu 
Shearer (2004) thiết kế, gồm 80 câu hỏi, đã 
được tiến hành với nhóm thực nghiệm. 
Thông qua bảng khảo sát này, sinh viên đã 
đạt được một số khái niệm ban đầu về khả 
năng trí tuệ và phong cách học tập thích 
hợp với họ; đồng thời, nhóm nghiên cứu đã 
thiết lập “Hồ sơ trí tuệ” đối với các sinh 
viên thuộc nhóm thực nghiệm. Từ đó, 
nhóm nghiên cứu đã thiết kế các hoạt động 
và nhiệm vụ dựa trên các năng lực trí tuệ sở 
trường của các sinh viên trong nhóm thực 
nghiệm.
Bảng 2. Hồ sơ trí tuệ nổi trội của nhóm thực nghiệm 
Kiểu trí tuệ Tỉ lệ phần trăm Trung bình Độ lệch chuẩn 
1. Trí tuệ sử dụng ngôn ngữ - lời nói 82,35% 2,47 0,38 
2. Trí tuệ hướng ngoại 70,59% 2,12 0,62 
3. Trí tuệ hướng nội 70,59% 2,12 0,62 
4. Trí tuệ thị giác – không gian 94,12% 2,82 0,13 
- Các hoạt động đa trí tuệ trong lớp học 
thông qua các hoạt động kiến tạo áp phích 
được thiết kế và thực hiện dựa trên các 
nguyên tắc khuyến khích, tăng cường và 
phát triển phong cách học tập đa dạng của 
sinh viên và các kiểu trí tuệ nổi trội; 
- Các bài kiểm tra kỹ năng nói tiếng Anh 
theo nguyên lý đa trí tuệ được thực hiện 
trước, trong và sau tác động (tích hợp các 
hoạt động kiến tạo áp phích). 
3. Kết quả nghiên cứu 
Kết quả thực hiện bài kiểm tra kỹ năng 
nói tiếng Anh được tính toán, phân tích và 
xem xét, nhằm đánh giá ảnh hưởng và hiệu 
quả của việc tích hợp các hoạt động đa trí 
tuệ trong lớp học để phát triển các kỹ năng 
nói tiếng Anh (Cấp độ B2), dựa trên thành 
tích học tập thể hiện qua các bài kiểm tra 
nói tiếng Anh của sinh viên tham gia 
nghiên cứu thực nghiệm. 
3.1 Qui trình thống kê 
Phần mềm phân tích thống kê khoa học 
xã hội (SPSS, phiên bản 23.0) được sử 
dụng để xử lý và phân tích kết quả nghiên 
cứu. Hàm kiểm định thống kê T-test cũng 
được sử dụng để phân tích và kiểm chứng 
các điểm kiểm tra kỹ năng nói tiếng Anh 
của sinh viên trước, trong và sau tác động. 
3.2. Giả thuyết chính của nghiên cứu 
Trong nghiên cứu này, giả thuyết chính 
cho rằng có một số khác biệt đáng kể trong 
bảng thống kê liên quan đến điểm số trung 
22 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN 
bình của cột điểm của các bài kiểm tra kỹ 
năng nói tiếng Anh trước, trong và sau tác 
động tích hợp các hoạt 

File đính kèm:

  • pdfap_dung_cac_hoat_dong_kien_tao_ap_phich_de_tang_cuong_ky_nan.pdf
Tài liệu liên quan