7 bí quyết học tiếng anh giao tiếp giỏi

Tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng trên con đường hội nhập

và phát triển. Giao tiếp tiếng Anh tốt là một thuận lợi lớn để mang

đến rất nhiều cơ hội trong cuộc sống. Để học giỏi tiếng Anh giao

tiếp mời bạn tìm hiểu một số bí quyết học tiệng anh dưới đây :

pdf8 trang | Chia sẻ: việt anh | Lượt xem: 1174 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu 7 bí quyết học tiếng anh giao tiếp giỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 bí quyết học tiếng anh giao 
tiếp giỏi 
Tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng trên con đường hội nhập 
và phát triển. Giao tiếp tiếng Anh tốt là một thuận lợi lớn để mang 
đến rất nhiều cơ hội trong cuộc sống.. Để học giỏi tiếng Anh giao 
tiếp mời bạn tìm hiểu một số bí quyết học tiệng anh dưới đây : 
1. Xác định mục tiêu rõ ràng 
Chúng ta nên xác định rõ thời gian cụ thể trong bao lâu mình sẽ đạt được 
mục tiêu học tiếng Anh. Chẳng hạn ” trong vòng ba tháng tôi sẽ giao 
tiếp tiếng Anh lưu loát”. Sau đó lập kế hoạch để đạt mục tiêu đó thành 
công. 
2. Thúc đẩy đam mê và quyết tâm 
Đối với những bạn không thích học tiếng Anh nên tìm cách thúc đẩy 
niềm đam mê bằng cách tuyên bố: hãy đặt tay lên ngực và nói to..” tôi 
luôn yêu thích và đam mê học tiếng Anh”. Rồi bạn đặt tay lên trán và 
nói ” I love English very much”. Bạn kiên trì làm thế vào buổi tối trước 
khi đi ngủ, và sáng thức dậy trong vòng ba tháng. Mình tin chắc bạn sẽ 
trở nên đam mê và yêu thích học tiếng Anh. Chỉ khi bạn thật sự yêu 
thích môn học đó, thì thành công đến với bạn là điều tất yếu. 
Bên cạnh đó đối với những bạn lười học hay học đối phó với điểm thi, 
bằng cấp nên thay đổi thái độ học tập ngay. Hãy tập cho mình thói quen 
học tập tốt trên tinh thần nghiêm túc và quyết tâm cao dù có gặp muôn 
vàn khó khăn. Chúng ta luôn tự nhủ rằng " học vấn thì đắng cay nhưng 
hoa quả thì rất ngọt ngào". Chẳng thế mà Nhà bác học cổ Hy Lạp 
Archimede ( 287-212 TCN) từng nói: " hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ 
nâng bỗng trái đất này" . Chính vì thế tục ngữ Việt nam luôn khẳng định 
" Có chí thì nên ". 
3. Nghe đúng phương pháp 
Nghe là kỹ năng rất quan trọng, quyết định tính hiệu quả của kỹ năng 
nói 
Đối với môn nghe hiểu khó hơn môn nói vì nghe ở thế bị động, khác với 
lúc nói ta ở thế chủ động hơn (biết đến đâu nói đến đó); bị động ngữ lẫn 
nội dung ( đặc biệt nội dung gắn với hiểu biết về cuộc sống và văn hoá 
nước ngoài). 
Hơn nữa nghe là kỹ năng tổng hợp, không chỉ đơn giản liên quan nghe 
được các âm, thậm chí các chữ mà còn đòi hỏi kỹ năng hiểu được các ý 
từ khái quát đến chi tiết. Để nghe tiếng Anh hiệu quả chúng ta nên đặt 
mục tiêu thực hành nghe thường xuyên . Bạn cần lưu ý ở giai đoạn nghe 
thụ động là nghe không cần hiểu. Trong giai đoạn này chúng ta chỉ nghe 
hiểu ý chính để biết được nội dung bài nghe nói về gì là đã đủ và thực 
hành nghe những bài nói chậm, ngắn, giọng phổ biến. Chúng ta cố gắng 
lên kế hoạch dành 1-2 tiếng kiên trì nghe thường xuyên, bất chấp nghe 
có hiểu hay không. Nhiều bạn dừng lại việc nghe ở giai đoạn này vì 
thiếu quyết tâm và luôn than phiền rằng tiếng Anh nói qua đài hoặc 
phim ảnh thường nói quá nhanh khiến họ không thể hiểu hết. “Mặc dù 
đã cố gắng nghe trên lớp, nhưng về nhà nghe lại 2-3 lần vẫn không hiểu 
gì cả” ,một số bạn tâm sự. Thế là bỏ nghe luôn. Đừng vội nản chí khi 
thấy mình không hiểu được tất cả. khi mới bắt đầu học nghe, sao lại đòi 
hỏi mình nghe hiểu được tất cả.Hãy tập khen mình khi đã tiến bộ đôi 
chút và liên tục nghe đều đặn như thế trong một thời gian ngắn. Mình 
tin chắc các bạn dần dần không chỉ nghe quen được các âm, chữ mà còn 
hiểu được ý từ khái quát. Đó cũng là cách giúp bạn cải thiện phát âm 
tiếng Anh của mình. 
Đến giai đoạn “nghe chủ động” yêu cầu chúng ta nghe vừa hiểu ý chính 
vừa hiểu chi tiết của bài nói. Trong giai đoạn này chúng ta nghe những 
bài nói nhanh hơn, dài hơn, đa dạng hơn. Khi tập trung nghe hiểu thì 
phải thật sự cố gắng để hiểu nội dung chớ không nên chủ yếu tập trung 
để nghe một chuỗi chữ ( có thể một người nghe chỉ được 70% số chữ lại 
hiểu nội dung bài nói tốt hơn người nghe 80% số chữ, vì người đầu có 
phương pháp và khả năng tổng hợp tốt hơn). Do đó sau khi nghe một 
bài, cách kiểm tra là tự hỏi các câu hỏi từ chung nhất trước rồi mới đi 
vào những câu hỏi hẹp hơn, cụ thể hơn. Đó là luyện nghe hiểu tổng hợp 
thường thử thách mặt hiểu nhiều hơn, song đối với luyện nghe chính xác 
thử thách mặt nghe nhiều hơn. 
Bên cạnh đó chúng ta cần lưu ý ghi chép lúc luyện nghe: đối với nghe 
hiểu tổng hợp: không cần cố ghi, kể cả ghi tất cả, mà tập trung trước hết 
vào hai nội dung: các từ/ ý mang tính cốt lõi để làm các mốc chính cho 
dòng ý của bài và các số liệu chính ( không phải mọi con số nếu là một 
chuỗi mà ta không thể nhớ chính xác hết. Kinh nghiệm cho thấy những 
người tập trung để ghi chép nội dung ở lượng tối đa thường không còn 
đủ tâm trí để nắm ý chính, thông điệp. Nhớ rằng ghi chép chỉ là một 
phương tiện trợ giúp không thể thay thế cho việc tập trung tâm trí và tai 
để nghe hiểu. Cũng cần nhớ rằng nghe hiểu và nghe ghi khác nhau, 
không ai yêu cầu kể cả đối với người bản ngữ phải ghi chép được 100% 
một bài phát biểu dài khi chỉ nghe một lần. Đối với nghe ghi thì phải tìm 
cách ghi toàn bộ từng câu, trong từng câu nếu không ghi kịp hết khi 
nghe lần đầu hoặc chỉ được nghe một lần thì áp dụng nguyện tắc từ 
chính yếu ( danh từ, động từ, chủ ngữ, định từ, bổ ngữ) đến thứ yếu ( 
tính từ, trạng từ, đại danh từ, mạo từ..) 
Ngoài ra chúng ta nên chủ động thử nghe đa dạngnhững giọng tiếng Anh 
khác nhau như giọng Anh, Mỹ, Úc, Ấn Độ, Philippines hay 
Singapore....để phân tích và so sánh sự khác biệt giữa các giọng đồng 
thời cũng giúp chúng ta nói đúng và tự tin khi giao tiếp với những 
người trên. 
4. Chú trọng dấu nhấn của từ 
Nắm vững dấu nhấn của từ là bí quyết vàng đầu tiên cho việc nói đúng 
và hiểu đúng tiếng Anh. Trong một từ tiếng Anh , có những âm tiết được 
nhấn đọc rõ hơn, lớn hơn, với một độ cao khác với những từ không được 
nhấn 
Ví dụ: 
 record là động từ - đọc là reCORD ; nếu là danh từ thì đọc 
REcord 
 development đọc là deveLOPment. 
Những tiếng ghi bằng chữ in hoa là tiếng được nhấn. 
5. Chú trọng dấu nhấn của câu 
Phải nắm vững dấu nhấn câu trong tiếng Anh. Nếu không biết về dấu 
nhấn câu thì bạn không thể nói với ngữ điệu đặc trưng của tiếng Anh. 
Hậu quả là bạn nói tiếng Anh với một ngữ điệu đều đều như tụng kinh 
nghe rất buồn ngủ. 
Trong câu tiếng Anh cũng có những từ được nhấn đọc rõ hơn, lớn hơn, 
với một độ cao khác với những từ không được nhấn, với những từ còn 
lại đọc lướt và mờ hơn. 
Ví dụ: We want to learn - đọc đúng là we WANT to LEARN. 
6. Nói đúng phương pháp 
Để nói tiếng Anh lưu loát, bạn nên có kế hoạch luyện nói đều đặn và 
nghiêm túc. Tuỳ vào thời gian rảnh của mỗi người mà dành bao nhiêu 
thời gian để luyện tập. Đặc biệt là bạn nên tận dụng mọi cơ hội , mọi lúc 
để nói . Trong khi luyện nói nên kết hợp hai loại bài tập: các bài tập rèn 
luyện khả năng diễn đạt lưu loát như đóng vai, thảo luận, thuyết trình, và 
giải quyết vấn đề, trao đổi nhómvà các bài tập rèn luyện độ chính xác 
như trắc nghiệm, điền từ, viết câu chẳng hạn khi nghe một đoạn hội 
thoại ngắn tại một nhà hàng. Sau khi nghe xong, yêu cầu một bạn đóng 
vai là người phục vụ, còn bạn kia đóng vai là khách hàng. Đòi hỏi hai 
bạn ấy phải nhập vai như thật và sáng tạo tình huống hấp dẫn nhằm giúp 
hai bạn ấy không những tự tin, năng động, có khả năng phản xạ trong 
các tình huống giao tiếp thường ngày hơn, mà còn giúp họ rèn luyện 
khả năng diễn đạt lưu loát và chính xác. Hơn nữa, chúng ta còn thực 
hành qua nhiều hoạt động: điền thông tin khuyết, thảo luận, khảo sát, 
theo mô hình Thu hút-Kích hoạt- Học. Các bạn cùng thảo luận nhóm 
qua những đề tài đa dạng. Sau đó đề nghị từng thành viên trình bày về 
chủ đề vừa mới thảo luận. Chính điều này không những giúp bạn thể 
hiện rõ quan điểm và chính kiến riêng của mình mà còn nói tiếng Anh tự 
nhiên hơn. 
Bên cạnh đó một trở ngại lớn nhất cho những bạn không thể diễn đạt 
tiếng Anh được là do thiếu vốn từ. Vậy ngay bây giờ hãy lên kế hoạch 
học 5-10 từ vựng mỗi ngày. Tuỳ vào năng lực trí nhớ và thời gian rãnh 
của mỗi người mà lựa chọn cho phù hợp. Hãy học ít một, nhưng học 
thường xuyên. Biết cách học theo lối so sánh, phân tích và tổng hợp sẽ 
giúp bạn học một lúc được nhiều từ hơn và nhớ từ lâu hơn. Đối với học 
văn phạm, bạn nên biết cách học thông minh bằng cách ứng dụng ngữ 
pháp vào nói qua nhiều tình huống tự nhiên & thực tế. Ngoài ra bạn nên 
tìm hiểu sâu về văn hoá Anh-Mỹ để biết cách giao tiếp và ứng xử phù 
hợp với họ. Cuối cùng, bạn hãy tích cực tham gia vào câu lạc bộ tiếng 
Anh không những giúp bạn có môi trường luyện nói và hoàn thiện mình 
hơn mà còn có cơ hội giao lưu với nhiều bạn trong nước và quốc tế. 
7. Ôn luyện thường xuyên 
Việc ôn luyện đều đặn sẽ giúp bạn tiếp thu bài tốt hơn. Khi bạn học một 
điều gì mới, hãy ghi lại và nhìn lại điều mình đã ghi ít nhất 3 lần: sau 1 
ngày, 1 tuần, và 1 tháng. Mỗi lần nhìn lại như vậy, bạn nên kiểm tra xem 
mình nhớ được tới đâu. Nhờ vào ôn luyện và tự kiểm tra thường xuyên, 
sẽ giúp bạn nắm vững ngôn ngữ trong giao tiếp quốc tế. 
Tóm lại, để học giỏi tiếng Anh giao tiếp, ngoài vai trò của thầy cô, giáo 
trình, phương pháp, song mọi nỗ lực của người học đóng vai trò quan 
trọng quyết định thành công cho chính mình. 
 Chúc các bạn thành công! 

File đính kèm:

  • pdf7_bi_quyet_hoc_tieng_anh_giao_tiep_gioi_6131.pdf
Tài liệu liên quan