Xây dựng hội thoại nhỏ
Tại sao xây dựng hội thoại nhỏ lại là vấn đề đối với một số học viên tiếng Anh?
Trước hết, xây dựng hội thoại nhỏ là việc khó khăn đối với không chỉ với
học viên tiếng Anh, mà ngay cả đối với nhiều người bản ngữ. Tuy nhiên, các
cuộc hội thoại nhỏ có thể đặc biệt khó khăn đối với một số học viên vì xây
dựng được hội thoại nhỏ đồng nghĩa với việc nói về hầu như bất cứ thứ gì –
và điều đó đòi hỏi một vốn từ vựng phong phú về các chủ đề khác nhau
Xây dựng hội thoại nhỏ Tại sao xây dựng hội thoại nhỏ lại là vấn đề đối với một số học viên tiếng Anh? Trước hết, xây dựng hội thoại nhỏ là việc khó khăn đối với không chỉ với học viên tiếng Anh, mà ngay cả đối với nhiều người bản ngữ. Tuy nhiên, các cuộc hội thoại nhỏ có thể đặc biệt khó khăn đối với một số học viên vì xây dựng được hội thoại nhỏ đồng nghĩa với việc nói về hầu như bất cứ thứ gì – và điều đó đòi hỏi một vốn từ vựng phong phú về các chủ đề khác nhau. Đa số học viên tiếng Anh có lượng từ vựng chuyên môn rất tốt, nhưng lại thấy lúng túng khi thảo luận về những đề tài mà họ không hay nói đến vì không có đủ vốn từ cần thiết. Việc thiếu từ vựng này dẫn đến hiện tượng một số học viên thu mình lại. Họ tham gia một cách rón rén hoặc không dám nói vì mất tự tin. Làm thế nào để xây dựng kĩ năng tham gia hội thoại nhỏ? Giờ chúng ta đã làm rõ vấn đề, bước tiếp theo sẽ là cách cải thiện tình hình. Dưới đây là một số lời khuyên để nâng cao kĩ năng xây dựng hội thoại nhỏ. Tất nhiên, để xây dựng được những hội thoại nhỏ chất lượng đòi hỏi phải luyện tập thật nhiều, nhưng lưu tâm những gợi ý dưới đây sẽ giúp cải thiện kĩ năng đối thoại nói chung. Nghiên cứu: Bỏ chút thời gian vào Internet, đọc tạp chí, hoặc xem những chương trình ti vi chuyên về kiểu người mà bạn sắp tiếp xúc. Ví dụ: Nếu bạn sắp tham gia một lớp học có những học viên từ nhiều quốc gia khác nhau, hãy bỏ chút thời gian để nghiên cứu về các học viên khác sau khi đã học được một số buổi. Họ sẽ đánh giá cao sự quan tâm của bạn và các cuộc trò chuyện của bạn sẽ thú vị hơn nhiều. Tránh xa các đề tài tôn giáo/ quan điểm chính trị: Khi bạn quá tin tưởng vào cái gì đó, bắt đầu cuộc trò chuyện và xây dựng hội thoại nhỏ về niềm tin chắc chắn đó có thể khiến cuộc trò chuyện đi vào ngõ cụt. Hãy để cuộc trò chuyện nhẹ nhàng, đừng cố thuyết phục người khác rằng bạn có những thông tin “chính xác” về một nhân vật cấp cao, một hệ thống chính trị hoặc tông giáo nào đó. Khai thác từ vựng từ Internet: Việc này liên quan đến việc bạn nghiên cứu về người khác. Nếu bạn có một buổi họp kinh doanh, hoặc sắp gặp những người có cùng mối quan tâm (một đội bóng rổ, một nhóm du lịch quan tâm đến nghệ thuật, v.v.), hãy tận dụng Internet để học những từ vựng có liên quan. Hầu hết các ngành thương mại và các sở thích có danh sách các từ chuyên môn giải thích các thuật ngữ quan trọng trên Internet. Tự đặt câu hỏi về văn hóa của nước mình: Hãy dành thời gian lập một danh sách những điều thường được quan tâm, thảo luận khi trò chuyện về văn hóa của đất nước bạn. Bạn có thể lập danh sách này bằng tiếng mẹ đẻ, nhưng nên đảm bảo rằng bạn có biết từ tiếng Anh để có thể trò chuyện về những chủ đề đó. Tìm những mối quan tâm chung: Một khi đã tìm được đề tài mà cả hai cùng quan tâm, hãy bám lấy đề tài đó. Có một số cách bạn có thể áp dụng: nói về du lịch, về trường lớp bạn bè chung, về những điểm khác biệt trong văn hóa của nước bạn với nền văn hóa mới (nên chú ý chỉ so sánh chứ không đánh giá, ví dụ không nên nói ẩm thực nước bạn ngon hơn ẩm thực ở Anh). Lắng nghe: Điều này rất quan trọng. Đừng quá lo lắng cho việc tham gia giao tiếp mà quên mất việc lắng nghe. Lắng nghe một cách chăm chú sẽ giúp bạn hiểu và khích lệ mọi người nói chuyện với bạn. Có thể bạn lo lắng, nhưng để người khác nói lên quan điểm của họ sẽ giúp cuộc thảo luận thú vị hơn – và bạn cũng có thời gian để tìm ra một câu trả lời thích hợp.
File đính kèm:
- xay_dung_hoi_thoai_nho_3228.pdf