Văn phạm Anh ngữ căn bản - Bùi Gia Tuân (Phần 1)
Tiếng Anh là hậu thân của một ngôn ngữ chung của các giống người Angle, Saxon và Jute –
thường được gọi chung là người Anglo-Saxon. Ba giống dân này thuộc các dân tộc German,
từng sống ở vùng nay là Bắc Đức và Hà Lan, nhưng một số được vua Vortigern mời sang
Anh vào khoảng giữa thế kỷ thứ để giúp ông ta trong cuộc chiến chống người bản xứ
Pict (ngày nay không còn nữa). Sau khi chiến thắng, những người này được phép ở lại và đã
mở đầu cho một cuộc "xâm chiếm" đảo Anh khi thêm nhiều người Anglo-Saxon di cư sang
hòn đảo này. Họ định cư vào vùng đông-nam của đảo, trở thành số đông và làm ngôn ngữ của
một giống dân bản xứ khác trên đảo, người Celt, đi đến tình trạng gần như mai mộ
Creating sysnergy together! 2012 BÙI GIA TUÂN 16-Oct-12 VĂN PHẠM ANH NGỮ CĂN BẢN | BUI GIA TUAN ©2012 1 VĂN PHẠM ANH NGỮ CĂN BẢN 1 MỤC LỤC MỤC LỤC .............................................................................................................................................. 1 LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................................................ 2 VỀ TÁC GIẢ .......................................................................................................................................... 2 ĐỀ XUẤT THAM GIA DỰ ÁN “VĂN PHẠM ANH VĂN CĂN CẢN FULL VERSION” ............... 5 KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG ................................................................................................................... 6 MINDMAP FOR ENGLISH .................................................................................................................. 7 TỔNG QUAN VỀ TIẾNG ANH ............................................................................................................ 8 LESSON 1: PRONUNCIATION – PHIÊN ÂM .................................................................................. 17 LESSON 2: WORD STRESS – TRỌNG ÂM ...................................................................................... 29 LESSON 3: ADJECTIVE & ADVERB - TÍNH TỪ & TRẠNG TỪ ................................................. 32 LESSON 4: PRONOUN - ĐẠI TỪ BẤT ĐỊNH .................................................................................. 33 LESSON 5 : VERB TENSES AND FORMS - THÌ VÀ DẠNG CỦA ĐỘNG TỪ ............................. 34 LESSON 6 : VERB FORM - DẠNG ĐỘNG TỪ ................................................................................ 39 LESSON 7: THE PRESENT PARTICIPLE - PHÂN TỪ HIỆN TẠI ( PI ) ........................................ 41 LESSON 8: THE PAST PARTICIPLE - PHÂN TỪ QUÁ KHỨ (PII) .............................................. 44 LESSON 10: THE INFINITIVE VERB – ĐỘNG TỪ NGUYÊN THỂ ............................................. 45 LESSON 11: BARE INFINITIVE - ĐỘNG TỪ NGUYÊN THỂ KHÔNG “TO” ............................. 51 LESSON 12 : MODAL VERB - ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU ........................................................ 52 LESSON 13: RELATIVE CLAUSE & PRONOUNS - MỆNH ĐỀ QUAN HỆ & ĐẠI TỪ ............... 57 LESSON 14 : THE PASSIVE VOICE – THỂ BỊ ĐỘNG .................................................................... 63 LESSON 15: CONJUNCTION – LIÊN TỪ ........................................................................................ 72 LESSON 16: CONDITIONAL SENTENCES – CÂU ĐIỀU KIỆN ................................................... 83 LESSON 17: EMPHASIS – DẠNG NHẤN MẠNH ........................................................................ 88 LESSON 18: INVERSION - HIỆN TƯỢNG ĐẢO NGỮ .................................................................. 91 LESSON 19: TAG QUESTIONS – CÂU HỎI ĐUÔI......................................................................... 97 LESSON 20: INDIRECT SPEECH – LỜI NÓI GIÁN TIẾP .............................................................. 99 LESSON 21: NOUNS - DANH TỪ ................................................................................................... 110 LESSON 22: ARTICLE – MẠO TỪ .................................................................................................. 119 LESSON 23: ENGLISH – NHỮNG ĐIỀU THÚ VỊ .......................................................................... 131 LESSON 24: A LIST OF VERBS – BẢNG ĐỘNG TỪ .................................................................... 135 LESSON 25: SUBJECT & VEB AGREEMENT – HÒA HỢP CHỦ TỪ & ĐỘNG TỪ ................. 143 LESSON 26: PREPOSITION – GIỚI TỪ .......................................................................................... 148 | BUI GIA TUAN ©2012 2 VĂN PHẠM ANH NGỮ CĂN BẢN 2 LỜI NÓI ĐẦU Nếu như có ai đó nói rằng “Kiến thức nhân loại như chân trời rộng mở,ta càng tiến lại gần nó càng lùi ra xa” thì điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng nếu nhìn từ một góc độ khác, nếu chúng ta chỉ cần học những gì thiết thực nhất phục vụ cho công việc và cuộc sống thì lượng kiến thức ấy có lẽ cũng không mênh mông bể sở lắm. Ngày nay, đời sống kinh tế luôn có xu hướng gắn liền mật thiết với đời sống xã hội. Chọn nghề là chọn đời, và việc học tập xem ra càng trở nên quan trọng hơn. Với xu hướng toàn cầu hoá như hiện nay, thì việc giao thoa giữa các nền văn hoá & kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới đòi hỏi vai trò quan trọng của tiếng Anh . Có thể nói, tiếng Anh là 1 công cụ rất quan trọng thậm chí là chiếc chìa khoá vàng giúp mở ra mọi cánh cửa thành công, nhất là đối với “dân” kinh tế. Lại nói thêm về tiếng Anh. Thực ra, ngôn ngữ nói chung tự nó đã rất gần gũi với con người, là thứ để phân biệt con người và phần còn lại của thế giới.Tuy nhiên, chính vì quá quen thuộc mà nhiều khi chính chúng ta còn không cảm nhận được sự hiện diện của nó trong cuộc sống. Ngôn ngữ chính là một sản phẩm đặc biệt của nền văn minh nhân loại ,nó hình thành nhờ thói quen lao động, sinh hoạt và không ngừng phát triển đa dạng và đa phương. Sự thực thì không phải ngẫu nhiên mà tiếng Anh quyền lực như bây giờ. Trong lịch sử đã có nhiều ngôn ngữ khác phát triển rực rỡ như tiếng Anh: tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng TrungNhưng cho đến bây giờ, sự thống trị của tiếng Anh là không thể phủ nhận. Nhờ những cuộc phát kiến địa lý và chiến tranh bành chướng thuộc địa, phát triển kinh tế ở Bắc Mỹ (Hoa Kỳ), ở Châu Úc , Ấn Độ , Hồng Kông, và một số nước châu âu khác đã khiến tiếng Anh lan rộng. Thực dân Anh cùng với sự xâm chiếm và phát triển kinh tế đã mang theo cả ngôn ngữ tiếng Anh theo đó. Tiếng Anh quốc tế hiện đại đã có nhiều cải biên theo hướng đơn giản nhiều hơn so với tiếng Anh bản ngữ (VD:Mĩ dùng have; Anh dùng have got). Vậy nên nếu chúng ta cảm thấy tiếng Anh thật “chuối” thì tiếng Việt còn “chuối” hơn rất nhiều. Có thể khẳng định tiếng Anh là loại ngôn ngữ tương đối đơn giản rồi hoặc ít nhất là không quá phức tạp như nhiều ngôn ngữ khác. Ngày nay, những nước nào phổ cập được tiếng Anh nước đó sẽ có khả năng bắt kịp được nhiều tiến bộ của khoa học kỹ thuật, internetThậm chí ngay cả Ấn Độ chỉ có 12% số dân nói tiếng Anh nhưng Bộ Giáo dục & Đào tạo nước này đã quyết định giảng dạy bậc Đại học bằng tiếng Anh cả giáo trình phần lớn cũng bằng tiếng Anh. Ở Việt Nam ,các sách mới biên soạn theo hướng tiếng Anh hiện đại ,có nhiều cải biên. Nhưng xem ra học sinh, sinh viên vẫn ít nhiều chưa nhận ra sự cần thiết của tiếng Anh, chỉ học theo kiểu ép buộc. | BUI GIA TUAN ©2012 3 VĂN PHẠM ANH NGỮ CĂN BẢN 3 Việc học tập là việc của mỗi người,lựa chọn học cái gì và học như thế nào cũng chẳng thể ép buộc được họ. Nhưng các thầy cô luôn chia sẻ rằng nếu học tiếng Anh theo kiểu “cày tức tốc” với ko 1 chút đam mê thì sẽ bị đốt cháy giai đoạn và kém hiệu quả .Sự kiên nhẫn và miệt mài cộng với sự chỉ bảo nhiệt tình sẽ giúp ích được nhiều hơn. Nếu bạn hỏi rằng: “làm sao để học tốt tiếng anh zậy ta?” Bạn có thể tham khảo câu trả lời sau: Đỉnh cao của việc sử dụng 1 ngôn ngữ là bạn có thể đọc 1 câu chuyện cười bằng tiếng Anh và cười phá lên được, hoặc bạn đọc những dòng cảm xúc nào đó mà có thể ứa lệ. Tất nhiên tùy từng mục đích sử dụng của từng người mà người đó sẽ tự tìm cho mình cách học phù hợp nhưng nhìn chung trên Đại học người ta chú trọng vào Tiếng Anh giao tiếp và ứng dụng thay vì học nặng văn phạm như cấp 3 vì vậy xem phim, nghe nhạc, yêu và tiếp xúc nhiều với văn hóa của cộng đồng các nước sử dụng Tiếng Anh cũng là điều cần thiết cho khả năng tiếng Anh của bạn Bạn sinh ra trong nghèo khó và đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn tự hỏi mình rằng tại sao ngày ấy mình không học tiếng Anh? thì đó là lỗi của bạn đó! correct it,you can ! Cuốn sách nhỏ này bọn mình cố gắng góp nhặt nhưng vẫn còn rất thiếu về kinh nghiệm, yếu về chuyên môn, song dù sao bọn mình cũng cố gắng thể hiện những gì càng đơn giản và dễ hiểu thì càng tốt. Hi vọng rằng nó sẽ giúp ích được ít nhiều cho các bạn. Mọi trao đổi, góp ý, liên hệ xin gửi về địa chỉ kèm theo. B1 • Biến cái chưa biết thành cái mới B2 • Biến cái mới thành cái cũ B3 • Biến cái cũ thành cái không thể quên B4 • Biến cái không thể quên thành phản xạ vô điều kiện | BUI GIA TUAN ©2012 4 VĂN PHẠM ANH NGỮ CĂN BẢN 4 VỀ TÁC GIẢ Thông tin cá nhân: Full Name: Bùi Gia Tuân Uni: UEB – VNU Email: tuanbuigia@gmail.com Skype: buigiatuan FB: www.facebook.com/buigiatuan ố: 1. M&A tại Việt Nam, nhìn lại 1 và triển vọng 11, đồng tác giả, Đặc san M&A outlook, M&A Forum, VIR, MPI 2011. 2. Động cơ thâm nhập thị trường Việt Nam của TNCs thông qua hình thức M&A, Đồng tác giả, Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới (I EP) số 1 tháng 9/2011. ISSN 0868-2984. 3. Doanh nghiệp Việt chọn đường M&A, Đồng tác giả, Đặc san M&A outlook 1 , M&A Forum, VIR, MPI 2012. 4. Sáp nhập và thâu tóm thông qua phương thức chào mua công khai trên sàn chứng khoán. Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới (I EP) số tháng 1 . 5. Xây dựng qui trình chi tiết cho hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp, Trợ lý, Đề tài nghiên cứu đặc biệt cấp ĐHQGHN 1 (đã nghiệm thu). 6. “Xây dựng mô hình trường Đại học như 1 Hệ sinh thái – chúng ta đang ở đâu?” UEB – VNU, 06/2012 7. “Tự do hóa thị trường có làm xói mòn đạo đức doanh nghiệp ?”, Đồng tác giả, bài dự thi Summer school Essay Contest, VEPR – UEB VNU, 06/2011. 8. Đi tìm giá trị cộng hưởng trong M&A, Trợ lý, Sách chuyên khảo, UEB - VNU, 06/2012 9. M&A trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế, Chairperson Seminar, F-Group Vietnam, 5/2012. 10. Kỷ yếu thị trường thẻ ngân hàng và thanh toán điện tử tại Việt Nam, chủ biên, Banknetvn, 10/2012. | BUI GIA TUAN ©2012 5 VĂN PHẠM ANH NGỮ CĂN BẢN 5 ĐỀ XUẤT THAM GIA DỰ ÁN “VĂN PHẠM ANH VĂN ĂN ẢN FULL VERSION” Đây là quyển văn phạm Anh văn căn bản 1, được chia sẻ miễn phí và nhóm Tác giả rất mong nhận được sự hỗ trợ của đọc giả, bạn bè, đồng nghiệp gần xa đối với tài liệu này để chúng tôi có thể có phát hành được bản Full Version với chất lượng chuyên môn tốt hơn và đó sẽ là bản Commercial Full Version. Hiện tại Tác giả đã có tài liệu khoảng 600 trang viết tay tập hợp những kinh nghiệm và một số phần chuyên sâu về Anh văn căn bản dưới góc độ tiếp cận từ người học (Student Approach), do vậy Tác giả rất mong nhận được liên hệ từ những giảng viên hoặc bạn trẻ tâm huyết về xây dựng quyển sách Văn phạm Anh văn căn bản này Xin liên hệ ngay với Tác giả theo contact trên nếu bạn có quan tâm đến đề nghị của chúng tôi Trân trọng cảm ơn. . | BUI GIA TUAN ©2012 6 VĂN PHẠM ANH NGỮ CĂN BẢN 6 KHUYẾN CÁO SỬ DỤNG Đây là tài liệu không chuyên nghiệp do những sưu tầm theo kinh nghiệm của nhóm biên tập nên chỉ có giá trị tham khảo, bản thân ngôn ngữ cũng có nhiều thay đổi theo thời gian và khu vực cộng với việc ghi chép sưu tầm trong thời gian dài nên nhiều thông tin trong tài liệu này có thể không chính xác. Tác giả không chịu trách nhiệm trước bất kỳ khoản thiệt hại nào khi các bạn sử dụng thông tin từ tài liệu này. Những thông tin trong tài liệu là những sưu tầm mang tính cá nhân mà không nhất thiết phản ánh quan điểm của bất kỳ tổ chức nào tác giả trực thuộc. Tài liệu sẽ được xây dựng, bổ sung và hoàn thiện thêm nên Tác giả khuyến khích các bạn chia sẻ lại Link cho các kênh mà bạn đọc quan tâm, nhưng không copy và upload lại tài liệu này vì như thế chúng tôi sẽ mất quyền update nội dung của tài liệu này. Tác giả giữ bản quyền và tuyên bố trách nhiệm về tài liệu này. Xin cảm ơn! | BUI GIA TUAN ©2012 7 VĂN PHẠM ANH NGỮ CĂN BẢN 7 MINDMAP FOR ENGLISH Anh Ngữ Văn Phạm Viết Đọc hiểu Ngữ Pháp Từ Vựng Ngữ Âm Tái cấu trúc ngữ pháp, thiết lập trật tự logic các câu Phiên âm, trọng âm, ngữ điệu Từ loại, cách SD từ, giới từ Các thì, cấu trúc ngữ pháp Trả lời câu hỏi, điền từ Nghe TA Giao tiếp Ngôn Ngữ Tiếng Anh TA Chuyên ngành Nói Đọc Viết Hiểu BuiGiaTuan 2000-2012 CopyRight Protection© All Rights Reserved | BUI GIA TUAN ©2012 8 VĂN PHẠM ANH NGỮ CĂN BẢN 8 TỔNG QUAN VỀ TIẾNG ANH Ti ng Anh English Nói tại Anh Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand và 1 nước khác Khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ và châu Úc Tổng số ười nói — Hạng Tiếng mẹ đẻ: thứ 3 [1][2] Tất cả: Thứ 1 hay 2[3] Ngữ hệ Hệ Ấn-Âu >Nhóm German ->Nhánh miền Tây -->T A Địa vị chính thức Ngôn ngữ chính thức tại Xem #Phân bổ địa lý Liên Hiệp Quốc Liên minh châu Âu Khối thịnh vượng chung Anh Quy ịnh bởi Không có, tuy vậy Oxford English Dictionary (Từ điển tiếng Anh Oxford, OED) rất quan trọng Mã ngôn ngữ ISO 639-1 en ISO 639-2 eng Ethnologue 14 th edition: ENG ISO 639-3 eng Những nước trên thế giới nơi mà tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức hay de facto, hay quốc ngữ, màu xanh đậm; những nước nơi nó là ngôn ngữ chính thức/không chính thức | BUI GIA TUAN ©2012 9 VĂN PHẠM ANH NGỮ CĂN BẢN 9 nhưng không phải là ngôn ngữ chủ yếu màu xanh nhạt Lưu ý: Trang này có thể chứa các kí hiệu ngữ âm IPA ở dạngUnicode. T A (Chữ Nôm: 㗂英, A : English, Tiếng Việt: Anh Cát Lợi) là một thứ tiếng thuộc nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ German trong hệ Ấn-Âu), đã du nhập vào Anh qua các thứ tiếng của nhiều dân xâm chiếm vào thế kỷ thứ 6. Tiếng Anh truyền khắp nơi dưới chủ nghĩa thực dân trong thời kỳ thịnh vượng của Đế quốc Anh, từ đảo Anh qua nước Úc, Canada, Hồng Kông, New Zealand, Hoa Kỳ và một số nơi Tiếng Anh trở thành "ngôn ngữ phụ" quan trọng nhất và ngày càng được nhiều người học sử dụng. Từ đây, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng tiếng Anh đã mất dần vai trò là biểu tượng văn hóa độc quyền của những người nói tiếng Anh, thay vào đó, nó tập hợp những nét văn hóa khác nhau trên thế giới. Một số nhà nghiên cứu khác thì đưa ra nhận xét rằng theo thời gian tiếng Anh sẽ không đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu về giao tiếp của tất cả mọi người.[cần dẫn nguồn] Tiếng Anh được sử dụng phổ biến nhờ vào ảnh hưởng của Mỹ và Anh trên các lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin học, chính trị và văn hóa. Ở nhiều nước, người ta bắt buộc phải học tiếng Anh để đi làm. Lịch sử Tiếng Anh là hậu thân của một ngôn ngữ chung của các giống người Angle, Saxon và Jute – thường được gọi chung là người Anglo-Saxon. Ba giống dân này thuộc các dân tộc German, từng sống ở vùng nay là Bắc Đức và Hà Lan, nhưng một số được vua Vortigern mời sang Anh vào khoảng giữa thế kỷ thứ để giúp ông ta trong cuộc chiến chống người bản xứ Pict (ngày nay không còn nữa). Sau khi chiến thắng, những người này được phép ở lại và đã mở đầu cho một cuộc "xâm chiếm" đảo Anh khi thêm nhiều người Anglo-Saxon di cư sang hòn đảo này. Họ định cư vào vùng đông-nam của đảo, trở thành số đông và làm ngôn ngữ của một giống dân bản xứ khác trên đảo, người Celt, đi đến tình trạng gần như mai một. Ngôn ngữ của ba giống người Anglo-Saxon này rất giống tiếng Frysk và được dùng tại đảo Anh trong thế kỷ tiếp theo sau đó. Trong thời gian này, tiếng Na Uy cổ đã có một ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của tiếng Anh vì có một số người Viking – một giống dân nói tiếng Na Uy cổ và rất nổi tiếng về mạo hiểm và xâm lăng – cũng đến xâm chiếm và định cư tại Anh bắt đầu từ thế kỷ thứ 9. Chiến tranh giữa người Anglo-Saxon và người Viking xẩy ra thường xuyên vì sự tranh giành đất đai. Các vua của người Anglo-Saxon thường phải chạy sang xứ Normandie, tại phía bắc của nước Pháp, để tránh chiến tranh. Một vị vua, Aethelred, | BUI GIA TUAN ©2012 10 VĂN PHẠM ANH NGỮ CĂN BẢN 10 còn lấy con gái của quận công của Normandy để đổi lấy sự giúp đỡ của ông này. Điểm đáng chú ý thứ nhất là tiếng Na Uy cổ và tiếng của người Anglo-Saxon có cùng gốc German, do đó những người này có thể giao dịch với nhau để tạo ra những ảnh hưởng sâu đậm trong ngôn ngữ. Điểm đáng chú ý thứ hai là tên của tiếng Anh (English), của nước Anh (England) và của nhiều địa danh tại đó có gốc từ tên Angle của người Angle. Tiếng Anh phát triển trong thời gian này, khoảng thế kỷ thứ 6 đến đầu thế kỷ thứ 11, được gọi là tiếng Anh thượng cổ (Old English). Khi vị vua cuối chết không có con kế tự vào năm 1066, người Anglo-Saxon đề cử một người trong nhóm họ có tên là Harold Godwinson lên làm vua. Tuy nhiên vua Harald III của Na Uy, tuy là người Viking nhưng có liên hệ họ hàng với người Anglo-Saxon chính ở Đức, cũng muốn có thêm ngôi vua xứ Anh. Harald III kéo quân sang chiếm đóng vùng phía bắc của đảo Anh vào giữa năm 1 66 nhưng chẳng bao lâu thì bị Harold Godwinson đánh bại tại trận chiến Stamford Bridge. Harald III tử trận và từ đó người Viking bỏ hẳn ý định xâm chiếm đảo Anh. Trong khi đó, về phía nam, quận công illiam của Normandycũng tuyên bố là ngôi vua xứ Anh phải thuộc về ông ta vì ông ta là người cháu của bà vợ của vua Aethelred. Quận công William mang quân sang chiếm vùng phía nam của đảo, đánh bại Harold Godwinson tạitrận chiến Hasting và trở thành vua của xứ Anh. Tiếng Anh từ đó chịu thêm ảnh hưởng của tiếng Pháp và tiếng Latinh, dưới các triều đình người Norman đến từ Normandie. Các nhà ngôn ngữ học gọi tiếng Anh phát triển trong ba thế kỷ sau năm 1 66 là tiếng Anh trung cổ (Middle English). Hai quyển sách nổi tiếng được viết bằng tiếng Anh thượng cổ và tiếng Anh trung cổ là Beowulf (sử thi, viết vào khoảng thế kỷ thứ đến thế kỷ thứ 1 ) và The Canterbury Tales của Geoffrey Chaucer. Tiếng Anh cận đại (Modern English) được các nhà ngôn ngữ học cho là bắt đầu vào thế kỷ 16 và người có công nhất trong sự tiến triển này là văn hào nổi tiếng của Anh, William Shakespeare. Đây chính là tiếng Anh được dùng phổ thông trên thế giới hiện nay. Nhiều nhà ngôn ngữ học còn chia tiếng Anh cận đại thành tiền cận đại (Early Modern) và cận cận đại (Late Modern). Tiếng Anh cận cận đại diễn ra vào đầu thế kỷ 19 khi Đế quốc Anh có thuộc địa trên khắp hoàn cầu. Tiếng Anh do đó trải qua thêm một biến đổi khá lớn nữa vì nó không những trở thành một ngôn ngữ quan trọng trên thế giới mà còn thâu nhập rất nhiều ngôn từ của các nền văn hóa khác nhau. Phân loại và các ngôn ngữ liên hệ Các nhà ngôn ngữ học liệt kê tiếng Anh vào nhánh miền Tây của nhóm ngôn ngữ German của hệ Ấn-Âu. Tiếng Scots (hay Lallans) – dùng tại các vùng đất thấp | BUI GIA TUAN ©2012 11 VĂN PHẠM ANH NGỮ CĂN BẢN 11 của Scotland và có gốc Anglo-Saxon – khác hẳn với tiếng Gaelic tại Scotland – dùng tại các vùng đất cao của Scotland và có gốc bản địa Celt. Trong khi đó, tiếng Frysk hiện đang được dùng tại tỉnh Fryslân của Hà Lan, tại vài vùng thuộc Đức lân cận với Fryslân và tại vài hòn đảo nằm trong biển Bắc của Anh. Sau đó là tiếng Hạ Saxon (hay Nedersaksisch) dùng tại miền đông của Hà Lan và miền bắc của Đức. Xa thêm một chút là tiếng Hà Lan, tiếng Afrikaans, tiếng Đức và các ngôn ngữ Bắc Âu như: tiếng Na Uy,tiếng Thụy Điển, tiếng Đan Mạch..., nhưng không bao gồm tiếng Phần Lan. Phân bổ ịa lý Trong số nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ, vào khoảng 71% nói tiếng Anh Mỹ, 15% nói tiếng Anh Anh, 7% nói tiếng Anh Canada và phần còn lại nói các loại tiếng Anh khác. Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức tại các quốc gia và vùng lãnh thổ sau: Anh, Antigua và Barbuda, Bahamas, Barbados, Bermuda, Cayman, Dominica, Gibraltar, Grenada, Guam, Guy ana, Hoa Kỳ, Jamaica,Montserrat, St. Lucia, Saint Kitts và Nevis, Saint Vincent và Grenadines, Trinidad và Tobago, Turks và Caicos, Úc, Virgin thuộc Anh và Virgin thuộc Mỹ. Điểm đặc biệt của Anh là tuy nơi này có số người nói tiếng Anh đông nhưng không ra luật tuyên bố đây là ngôn ngữ chính thức. Các nước dùng tiếng Anh cùng với các ngôn ngữ chính thức khác là: Ireland (cùng với tiếng Gaeilge), Ấn Độ (cùng với tiếng Hindi và 1 ngôn ngữ kh
File đính kèm:
- van_pham_anh_ngu_can_ban_bui_gia_tuan_phan_1.pdf