Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong lớp học biên dịch tiếng anh du lịch: nghiên cứu thực nghiệm

Tóm tắt - Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học, việc

sử dụng phương pháp dạy học theo dự án (DHDA) đã trở nên phổ

biến trong việc dạy và học ngoại ngữ ở nhiều nước trên thế giới.

Bài viết này sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm với

việc vận dụng DHDA trong lớp học Biên dịch tiếng Anh du lịch.

Phương pháp lấy dữ liệu gồm có thông tin điều tra từ các dự án du

lịch và bảng tự đánh giá về DHDA của 48 sinh viên năm thứ 3

chuyên ngành tiếng Anh du lịch, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại

học Đà Nẵng. Kết quả cho thấy sinh viên đánh giá tích cực về

DHDA vì phương pháp này giúp sinh viên có những trải nghiệm

thực tế thú vị, đồng thời phát triển kỹ năng cộng tác, giải quyết vấn

đề và nâng cao năng lực tự chủ trong học tập. Kết quả bài viết có

thể được dùng làm cơ sở cho các nghiên cứu tương lai trong các

lớp học tiếng Anh chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng

cao của người học để hội nhập quốc tế.

pdf6 trang | Chia sẻ: phuthai499 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong lớp học biên dịch tiếng anh du lịch: nghiên cứu thực nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h cực và thực tế. Học tập trải nghiệm 
“nhấn mạnh vai trò quan trọng của trải nghiệm của người 
học trong quá trình học tập” [11:1]. Trong các dự án du 
lịch, các nhóm sinh viên tham gia vào quá trình học tập trải 
nghiệm bằng cách học bằng hành động (“doing with 
learning”) [2] với việc tự thiết kế nội dung các poster, tự 
học và tự tay nấu các món ăn đặc sản của các quốc gia cũng 
như tái hiện các nét văn hóa và lễ hội đặc sắc của các quốc 
gia ngay tại lớp. Vì vậy, các dự án du lịch giúp sinh viên 
có những trải nghiệm thú vị về văn hóa du lịch, văn hóa ẩm 
thực và lễ hội của các quốc gia ngay trong lớp học. Các 
hoạt động học tập tích cực trong các dự án du lịch giúp sinh 
viên hưởng lợi từ những khám phá và trải nghiệm bằng các 
quan sát, tương tác, đồng thời khám phá thế giới thực tế 
[11]. Trải nghiệm này làm giàu thêm kiến thức và kinh 
nghiệm du lịch cho sinh viên trong công việc sau này. 
6. Kết luận 
Nghiên cứu này cung cấp những chứng cứ thực nghiệm 
về việc vận dụng DHDA trong lớp học Biên dịch tiếng Anh 
Du lịch bằng các dự án du lịch của sinh viên. Mặc dù có 
những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện dự án 
vì đây là lần đầu tiên các sinh viên thực hiện các dự án du 
lịch, kết quả cho thấy DHDA mang lại nhiều lợi ích thiết 
thực và trải nghiệm thú vị cho sinh viên, đặc biệt giúp sinh 
viên kiến tạo tri thức, nâng cao các kỹ năng cộng tác và làm 
việc nhóm, nâng cao khả năng tự điều chỉnh, kiểm soát và 
phát triển năng lực tự chủ trong học tập. Những kỹ năng 
này rất cần thiết cho người học và cần được chú trọng phát 
triển để sinh viên có thể hội nhập quốc tế trong thời đại 
toàn cầu hóa. Nhằm phát triển triệt để phương pháp lấy 
người học làm trung tâm trong DHDA, giảng viên cần nhận 
thức rõ về vai trò của một người hướng dẫn đối với các dự 
án của sinh viên thay vì là người truyền thụ hay áp đặt kiến 
thức. Giúp sinh viên khắc phục các khó khăn cũng như đáp 
ứng các đề xuất mang tính xây dựng của sinh viên khi thực 
hiện dự án, các nghiên cứu tương lai về DHDA chắn chắn 
sẽ mang lại nhiều kết quả tốt hơn. Từ những lợi ích thiết 
thực mà DHDA mang lại cho sinh viên qua các dự án du 
lịch, nghiên cứu này cho thấy DHDA cần được nhân rộng, 
phổ biến hơn trong dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng 
Anh chuyên ngành nói riêng ở Việt Nam, đáp ứng nhu cầu 
học tập ngày càng cao của người học để hội nhập quốc tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Allen, L., Q., “Implemending a culture portfolio project within a 
constructivist paradigm”, Foreign Language Annals, 37, 2004, 232-
239. 
[2] Barak, M., “From "doing" to "doing with learning": reflection on an 
effort to promote self-regulated learning in technological projects in 
high school”, European Journal of Engineering Education, 37(1), 
2012, 105-116. 
[3] Beckett, G. H., “Teacher and student evaluations of Project-Based 
Instruction”, TESL Canada Journal, 19 (2), 2002. 
[4] Bell, S., “Project-based learning for the 21st century: skills for the 
future”, A Journal of Educational Strategies, Issues and Ideas, 
83(2), 2010, 39-43. 
[5] Bender, W. N., Project-based learning: differentiating instruction 
for the 21st century, Corwin Press, 2012. 
[6] Benson, P., Teaching and researching autonomy in language 
learning, Pearson Education Ltd, 2001. 
[7] Blumenfeld, P., Fishman, B.J., Krajcik, J., Marx, R.W. & Soloway, 
E., “Creating usable innovations in systemic reform: scaling up 
technology-embedded project-based science in urban schools”, 
Educational Psychologist, 35(3), 2000, 149-164. 
[8] Brophy, J., Motivating students to learn, Lawrence Erlbaum 
Associates, 2004. 
[9] Buck Institute for Education, What is project-based learning (PBL), 
https://www.bie.org/about/what_pbl, 10/11/2018. 
[10] Cocco, S., Student leadership development: the contribution of 
project-based learning. Unpublished Master’s thesis. Royal Roads 
University, 2006. 
[11] Dedouli, M., “Experiential learning-Possibilities of development 
20 Hồ Sĩ Thắng Kiệt 
through the framework of Flexible Zone”, Inspection of Educational 
Subjects, 12 (6), 2001, 3- 8. 
[12] Đỗ Chi Na, Project-based learning in an English for business 
classroom. Paper presented at 8th International Conference on 
TESOL, Ho Chi Minh City, Vietnam, 2017. 
[13] Duffy, T.M., “Building lines of communication and a research 
agenda”, In Tobias, S. and Duffy, T (Eds), Constructivist 
Instruction: Success or Failure, Routledge, 2009, 351-367. 
[14] Helle, L., Tynjälä, P. & Olkinuora, E., “Project-based learning in 
post-secondary education – theory, practice and rubber sling shots”, 
Higher Education, 51, 2006, 287-314. 
[15] Holubova, R., “Effective teaching methods – project-based learning 
in physics”, US-China Education Review, 12(5), 2008, 27-35. 
[16] Kalabzová, M., The application of project-based learning in the 
English classrooms. Unpublished graduate thesis, 2015. 
[17] Kettanun, C., “Project-based learning and its validity in a Thai EFL 
classroom”, Procedia - Social and Behavioral Sciences, 192, 2015, 
567 – 573. 
[18] Kokotsaki, D., Menzies, V. and Wiggins, A., “Project-based 
learning: a review of the literature”, Improving schools, 19 (3), 2016, 
267-277. 
[19] Markham, T., “Project based learning: a bridge just far enough”, 
Teacher Librarian, 39(2), 2011, 38-43. 
[20] Naylor, S. and Keogh, B., “Constructivism in classroom: Theory 
into practice”, Journal of Science Teacher Education, 10, 1999, 93-
106. 
[21] Ngô Hữu Hoàng, “Some utilization of project-based learning for 
Vietnamese university students of English in the course 
“Intercultural Communication”, International Journal of English 
Language Education, 2 (1), 2014, 215-224. 
[22] Nguyễn Văn Lợi, “Promoting learner autonomy: Lesson from using 
project work as a supplement in English skills courses”, Can Tho 
University Journal of Science, 7, 2017, 118-125. 
[23] Petersen, C., & Nassaji, H., “Project-based learning through the eyes 
of teachers and students in adult EFL classrooms”, The Canadian 
Modern Language Review, 72(1), 2016, 13-39. 
[24] Stoller, F., “Project work: A means to promote language content in 
methodology”, In J. C.Richards & W. A. Renandya (Eds.), 
Methodology in language teaching: An anthology of current 
practice, Cambridge University Press, 2002, 107-120. 
[25] Takeda, I., “Report: Project-based learning with 21st century skills 
for the Japanese language classroom”, Journal of Integrated 
Creative Studies, 2016, 1-7. 
[26] Thomas, J.W, A review of research on project-based learning. 
Autodesk Foundation, 2000. 
[27] Wahyudin, A. Y., “The effect of project-based learning on L2 
spoken performance of undergraduate students in English for 
Business class”, Advances in Social Science, Education and 
Humanities Research (ASSEHR), 82, 2017, 42-46. 
[28] Wrigley, T., “Projects, stories and challenges: more open 
architectures for school learning”, In S. Bell, S. Harkness & G. 
White (Eds), Storyline past, present and future, University of 
Strathclyde, 2007, 166-181. 
Phụ lục 1: Các bước thực hiện dự án du lịch 
Hướng dẫn: Sinh viên thực hiện một dự án du lịch trong 10 tuần theo các 
bước dưới đây. 
Các bước thực hiện: 
Bước 1: Sinh viên tự thành lập nhóm, mỗi nhóm gồm 6 sinh viên (Tuần 1) 
Bước 2: Mỗi nhóm chọn một đất nước ngoài Việt Nam để thực hiện một 
dự án du lịch về đất nước đó (Tuần 1) 
Bước 3: Chọn các hình thức trình bày chủ đề của dự án và đặt tên cho dự 
án (Tuần 1) 
Bước 4: Xây dựng cấu trúc dự án, phân công công việc cho mỗi thành 
viên trong nhóm (Tuần 2) 
Bước 5: Thu thập thông tin về nội dung của dự án (Tuần 3-4) 
Bước 6: Hoàn thành bản thảo dự án (Tuần 5-6) 
Bước 7: Gửi bản thảo dự án của nhóm cho giảng viên để góp ý (Tuần 7) 
Bước 8: Chỉnh sửa dự án theo góp ý của giảng viên (Tuần 8) 
Bước 9: Chuẩn bị các dụng cụ trực quan phục vụ cho dự án (Tuần 9) 
Bước 10: Trình bày dự án tại lớp và đánh giá dự án (Tuần 10) 
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi tự đánh giá 
Bảng câu hỏi này nhằm mục đích nghiên cứu ý kiến tự đánh giá của các 
nhóm sinh viên tham gia vào nghiên cứu thực nghiệm về phương pháp 
dạy học theo dự án (DHDA). Các bạn vòng tròn ý kiến của mình đối với 
câu 1-8 theo hướng dẫn dưới đây và nêu ý kiến của mình ở câu 9-10. 
1 = hoàn toàn không đồng ý 2 = không đồng ý 3 = trung lập 
4 = đồng ý 5 = hoàn toàn đồng ý 
1. Tôi có cơ hội nghiên cứu sâu về chủ đề dự án của nhóm. 
 Hoàn toàn không đồng ý 1 2 3 4 5 Hoàn toàn đồng ý 
2. Tôi có thể nâng cao khả năng kiến tạo kiến thức và khả năng sáng tạo 
bằng cách trình bày dự án bằng nhiều hình thức đa dạng và hấp dẫn. 
 Hoàn toàn không đồng ý 1 2 3 4 5 Hoàn toàn đồng ý 
3. Tôi có thể nâng cao khả năng tự điều chỉnh và kiểm soát việc học tập 
tốt hơn trong quá trình thực hiện dự án. 
 Hoàn toàn không đồng ý 1 2 3 4 5 Hoàn toàn đồng ý 
4. Tôi có thể phát triển năng lực tự chủ trong học tập thông qua việc thiết 
lập mục tiêu, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện dự án của nhóm. 
 Hoàn toàn không đồng ý 1 2 3 4 5 Hoàn toàn đồng ý 
5. Tôi có thể phát triển kỹ năng cộng tác, kỹ năng và trách nhiệm làm việc 
theo nhóm trong quá trình thực hiện dự án. 
 Hoàn toàn không đồng ý 1 2 3 4 5 Hoàn toàn đồng ý 
6. Tôi có thể nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện 
trong quá trình thực hiện dự án của nhóm. 
 Hoàn toàn không đồng ý 1 2 3 4 5 Hoàn toàn đồng ý 
7. Tôi thấy phương pháp dạy học theo dự án giúp sinh viên hứng khởi, tự 
tin và học tập hiệu quả hơn rất nhiều so với phương thức thuyết trình 
truyền thống. 
 Hoàn toàn không đồng ý 1 2 3 4 5 Hoàn toàn đồng ý 
8. Tôi mong muốn phương pháp dạy học theo dự án được nhân rộng ở 
nhiều môn học khác. 
 Hoàn toàn không đồng ý 1 2 3 4 5 Hoàn toàn đồng ý 
9. Bạn gặp những khó khăn gì trong quá trình thực hiện dự án? 
10. Bạn có đề xuất gì để phương pháp dạy học theo dự án được tốt hơn? 
(BBT nhận bài: 26/12/2018, hoàn tất thủ tục phản biện: 20/02/2019) 

File đính kèm:

  • pdfpdffull_2019m05d013_10_29_17_5388_2135576.pdf
Tài liệu liên quan