Vận dụng phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc
Từ thế kỷ 20 đã có những nhà nghiên cứu phương Tây như Krashen (1982) đã đưa ra mô thức dạy học ngoại ngữ từ “hình thức” chuyển hướng sang “ý nghĩa”, từ “có ý thức” chuyển hướng sang “vô ý thức”, từ “bộ phận” chuyển hướng sang “tổng thể”, để người học ngoại ngữ ý thức được rằng ngôn ngữ không phải là một bộ môn khoa học cứng rắn, mà phải là “học tại chỗ dùng tại chỗ”, từ đó người học mới có thể thực hiện được những giao tiếp thực tế, hoặc đạt được những mục tiêu khác. Trong đó lý luận về “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ (Task-Based Language Teaching)” bàn về phương pháp giảng dạy lấy người học là trung tâm, người học là chủ yếu, người dạy là thứ yếu, người học là chủ thể hoàn thành nhiệm vụ. Trong những thập kỷ vừa qua, các học giả nước ngoài vẫn có rất nhiều nghiên cứu về phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ”. Trong đó kể đến Robinson (2001) đã thảo luận về tác động của tính phức tạp trong nhận thức của các nhiệm vụ đối với đầu ra ngôn ngữ và sự hiểu biết của người học cũng như khó khăn của nhiệm vụ và nhiều vấn đề khác nữa. Bachman (2002) đã thảo luận các vấn đề khi đánh giá hiệu quả phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ”. Lee (2004 ) đã nghiên cứu về vấn đề sử dụng ngôn ngữ của sinh viên Trung Quốc, mối quan hệ giữa chiến lược giao tiếp và nhiệm vụ giao tiếp và từ góc độ diễn ngôn của người học thảo luận về mối quan hệ giữa bộ phận ngôn ngữ thứ hai và nhiệm vụ học tập. Phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” thực sự “bùng nổ” trong giới nghiên cứu về phương pháp giảng dạy tại đất nước tỷ dân Trung Quốc, hàng loạt các nhà nghiên cứu, học giả, giáo viên đã tiến hành nghiên cứu cũng như vận dụng vào trong dạy học trong mấy thập kỷ vừa qua. Ở Việt Nam đã có các nhà nghiên cứu cũng như các giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trường học đã có những bài nghiên cứu cũng như ứng dụng trong giảng dạy, tuy nhiên số lượng còn hạn chế. Đặc biệt là những bài viết phản ánh về tình hình vận dụng phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” trong giảng dạy ngoại ngữ còn khá ít. Các tác giả đề cập đến phương pháp này với nhiều tên gọi “dạy học theo dự án”, “dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm”, “dạy học theo phương pháp đóng vai,” v.v. Chúng tôi sử dụng thuật ngữ phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” trong bài ng
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP “DẠY HỌC NGÔN NGỮ THEO NHIỆM VỤ” VÀO DẠY HỌC KỸ NĂNG NÓI TRONG TIẾNG TRUNG QUỐC Nguyễn Văn Tư* Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Nhận bài: 01/10/2019; Hoàn thành phản biện: 20/11/2019; Duyệt đăng: 25/12/2019 Tóm tắt: Cùng với sự phát triển tổng hợp trên mọi lĩnh vực, đòi hỏi giáo dục cũng không ngừng đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với thực tiễn. Trong bài viết này chúng tôi tổng quan một số công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu về phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ”, đồng thời vận dụng phương pháp này vào dạy học, thông qua phiếu khảo sát điều tra chỉ ra những hiệu quả cũng như hạn chế khi vận dụng phương pháp này vào dạy học trong học phần Nói 2 tại Khoa Tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế. Keywords: Phương pháp dạy học, dạy học theo nhiệm vụ, dạy học tiếng Trung Quốc 1. Mở đầu Từ thế kỷ 20 đã có những nhà nghiên cứu phương Tây như Krashen (1982) đã đưa ra mô thức dạy học ngoại ngữ từ “hình thức” chuyển hướng sang “ý nghĩa”, từ “có ý thức” chuyển hướng sang “vô ý thức”, từ “bộ phận” chuyển hướng sang “tổng thể”, để người học ngoại ngữ ý thức được rằng ngôn ngữ không phải là một bộ môn khoa học cứng rắn, mà phải là “học tại chỗ dùng tại chỗ”, từ đó người học mới có thể thực hiện được những giao tiếp thực tế, hoặc đạt được những mục tiêu khác. Trong đó lý luận về “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ (Task-based Language Teaching)” bàn về phương pháp giảng dạy lấy người học là trung tâm, người học là chủ yếu, người dạy là thứ yếu, người học là chủ thể hoàn thành nhiệm vụ. Trong những thập kỷ vừa qua, các học giả nước ngoài vẫn có rất nhiều nghiên cứu về phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ”. Trong đó kể đến Robinson (2001) đã thảo luận về tác động của tính phức tạp trong nhận thức của các nhiệm vụ đối với đầu ra ngôn ngữ và sự hiểu biết của người học cũng như khó khăn của nhiệm vụ và nhiều vấn đề khác nữa. Bachman (2002) đã thảo luận các vấn đề khi đánh giá hiệu quả phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ”. Lee (2004 ) đã nghiên cứu về vấn đề sử dụng ngôn ngữ của sinh viên Trung Quốc, mối quan hệ giữa chiến lược giao tiếp và nhiệm vụ giao tiếp và từ góc độ diễn ngôn của người học thảo luận về mối quan hệ giữa bộ phận ngôn ngữ thứ hai và nhiệm vụ học tập. Phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” thực sự “bùng nổ” trong giới nghiên cứu về phương pháp giảng dạy tại đất nước tỷ dân Trung Quốc, hàng loạt các nhà nghiên cứu, học giả, giáo viên đã tiến hành nghiên cứu cũng như vận dụng vào trong dạy học trong mấy thập kỷ vừa qua. Ở Việt Nam đã có các nhà nghiên cứu cũng như các giáo viên trực tiếp giảng dạy tại các trường học đã có những bài nghiên cứu cũng như ứng dụng trong giảng dạy, tuy nhiên số lượng còn hạn chế. Đặc biệt là những bài viết phản ánh về tình hình vận dụng phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” trong giảng dạy ngoại ngữ còn khá ít. Các tác giả đề cập đến phương pháp này với nhiều tên gọi “dạy học theo dự án”, “dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm”, “dạy học theo phương pháp đóng vai,” v.v... Chúng tôi sử dụng thuật ngữ phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” trong bài nghiên cứu. * Email: nguyenvantu.hucfl@gmail.com Bàn về đánh giá trong dạy học theo dự án, trên “Kỉ yếu Hội nghị giảng dạy Vật lí toàn quốc (Hà Nội- 2010)”, Cao Thị Sông Hương có bài “Đánh giá trong dạy học dự án”. Tác giả đã đề xuất một phương thức đánh giá trong dạy học theo dự án, gồm: đánh giá từ phía giáo viên, đánh giá hợp tác, đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá, giúp giáo viên không chỉ đánh giá được mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh mà còn đánh giá được tính tích cực, tự lực, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phương thức đánh giá được cụ thể hóa qua các bảng kiểm với các tiêu chí đánh giá cụ thể kết quả học tập của học sinh. Nguyễn Đình Bá và Đặng Thuỵ Liên (2010) trong bài viết “Giảng dạy ngoại ngữ bằng hình thức giảng dạy theo dự án” đã đưa ra 10 bước thực hiện nhiệm vụ: (1) Giảng viên đưa ra đề tài cho các nhóm sinh viên; (2) Sinh viên chọn đề tài và bàn luận kịch bản sẽ diễn xuất; (3) Kịch bản được viết xong, tiến hành dịch sang tiếng Hoa; (4) Giảng viên giúp sinh viên chỉnh sửa kịch bản và nội dung tiếng Hoa; (5) Sinh viên tự luyện nói ở nhà và học thuộc nội dung; (6) Sinh viên tập hợp nhóm bắt đầu diễn xuất và quay phim; (7) Chỉnh sửa clip; (8) Trình chiếu ở lớp; (9) Các nhóm sinh viên khác đóng góp ý kiến cho clip của nhóm bạn; (10) Giảng viên nhận xét và góp ý, cho điểm. Quá trình này được thực hiện trên lớp và có sự chuẩn bị kỹ lượng ở nhà. Thời gian thực hiện mỗi bước được tác giả tính là một tuần học (2 tiết). Lê Thị Trâm Anh (2019) trình bày hệ thống những vấn đề cơ bản về phương pháp dạy học theo dự án: khái niệm, ưu điểm, cách tiến hành và tình hình áp dụng phương pháp này vào dạy học tiếng Pháp tại Đại học Đà Nẵng. Đặc biệt tác giả đã tiến hành cho thực nghiệm một số dự án thực tiễn như: dự án du học, dự án tái sử dụng đồ cũ, v.v. nhận được phản hồi rất tích cực từ người học. Trên thực tế thực tế việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là dạy và học tiếng Trung Quốc ở Việt Nam còn gặp nhiều bất cập, chưa bắt kịp với trào lưu, vẫn còn mang nặng tính hình thức, trong đó việc dạy học kỹ năng nói - một trong bốn kỹ năng quan trọng trong dạy học ngoại ngữ vẫn còn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Khái niệm phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” Theo từ điển trực tuyến Soha định nghĩa: “Nhiệm vụ là công việc do cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức giao cho phải hoàn thành vì một mục đích cụ thể và hoàn thành trong một thời gian nhất định.” Đối với định nghĩa về “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ”, mỗi học giả có mỗi cách định nghĩa riêng biệt, song có thể hiểu “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” chính là người dạy yêu cầu người học hoàn thành một hoạt động mang tính khả thi. Thông qua quá trình thực hiện hoạt động bao gồm trước hoạt động, trong hoạt động và sau hoạt động mang đến cơ hội học tập và hoàn thiện ngôn ngữ của bản thân. Dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ gắn liền với việc sử dụng ngôn ngữ có mục đích biểu đạt rõ ràng. 2.2. Nguyên tắc dạy học sử dụng phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” Nguyên tắc mang tính chân thực Nhiệm vụ được thiết kế trong phương pháp dạy học thường gắn liền với những sở thích, kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như học tập của sinh viên. Nội dung của nhiệm vụ bám sát với những vấn đề xảy ra trong cuộc sống đời thường thì sinh viên dễ dàng để tiếp nhận và hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian cho phép. Nguyên tắc mang tính thực tiễn Phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vừa chú trọng đến kết quả, lại vừa chú trọng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt nhấn mạnh quá trình thực hiện nhiệm vụ sinh viên sẽ sử dụng kiến thức ra sao, dùng ngôn ngữ tiếng Trung Quốc vào nhiệm vụ như thế nào. Nguyên tắc của phương pháp này cũng tập trung đến kết quả của quá trình thực hiện nhiệm vụ. Học đi đôi với hành, học là một quá trình, vận dụng vào thực tiễn là mục đích hướng tới, đáp ứng được lí luận cơ bản của phương pháp này trong việc “học và hành”, tức là “học để dùng, dùng để học”. Nguyên tắc lấy sinh viên làm trung tâm dạy học Sinh viên là trung tâm của tiết học, là nhân tố quan trọng nhất trong mỗi nhiệm vụ. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người định hướng và hướng dẫn sinh viên hoàn thành nhiệm vụ. Nguyên tắc mang tính tương tác Chúng ta có thể hiểu tương tác ở đây là tương tác giữa sinh viên với giáo viên, giữa sinh viên với sinh viên, giữa sinh viên với những yếu tố bên ngoài. Tương tác giữa sinh viên với giáo viên với mục đích để truyền đạt nhiệm vụ đến sinh viên và ngược lại sinh viên hiểu được những yêu cầu của nhiệm vụ của giáo viên hơn, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sinh viên bày tỏ những trở ngại, khó khăn cần tương tác với giáo viên để tìm hướng giải quyết, tương tác để khơi gợi ý tưởng cho sinh viên. Tương tác giữa sinh viên với sinh viên với mục đích trao đổi tri thức, ý tưởng và thảo luận những quan điểm đơn phương, song phương thậm chí đa phương khi thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt trong khi thực hiện nhiệm vụ học tập ngoại ngữ thì tương tác cũng là một quá trình trau dồi kỹ năng nói ngoại ngữ... Tương tác giữa sinh viên với yếu tố bên ngoài (nếu cần thiết) với mục đích hỗ trợ tìm kiếm để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 2.3. Mô hình phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” Trong chương trình thực nghiệm phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” trong học phần Nói 2 của chúng tôi áp dụng mô hình “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” của Ellis (2000). Mô hình Ellis phân làm 3 giai đoạn: giai đoạn trước nhiệm vụ (giai đoạn chuẩn bị), giai đoạn trong nhiệm vụ (giai đoạn thực hiện) và giai đoạn sau nhiệm vụ (giai đoạn báo cáo kết quả nhiệm vụ). 3. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” trong một thời gian nhất định (một học kỳ=45 tiết học) dựa trên mô hình Ellis, sau đó tiến hành quan sát, theo dõi tiến trình tiếp nhận phương pháp trong học tập. Sau quá trình dạy học kết thúc chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phiếu điều tra thu thập, phân tích những con số chứng minh sự hiệu quả hoặc không hiệu quả mà phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” mang lại trong học phần Nói 2. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phỏng vấn. Thông qua một vài câu hỏi ngắn giành cho sinh viên ngay sau khi kết thúc tiết học, từ đó nắm bắt được những phản hồi đến từ người học, chủ yếu kịp thời khắc phục những hạn chế cũng như phát huy những thế mạnh trong tiết học tiếp theo. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Tính hiệu quả khi vận dụng phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vào học phần Nói Trải qua 45 tiết học áp dụng phương pháp dạy “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” vào học phần Nói 2, chúng tôi đã tiến hành điều tra khảo sát trên 84 sinh viên tham gia học tập, tính hiệu quả của phương pháp thể hiện rõ qua các số liệu trong Biểu đồ 1: Biểu đồ 1. Kỹ năng nói của sinh viên sau khi sử dụng phương pháp "Dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ" Thông qua biểu đồ tổng hợp về tình hình chất lượng của các sinh viên khi tham gia học tập bằng phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ”, chúng tôi cho rằng tính hiệu quả của phương pháp này mang lại rất cao. Nguyên nhân mang lại tính hiệu quả được thể hiện rõ trong Biểu đồ 2. Biểu đồ 2. Nguyên nhân mang lại hiệu quả của phương pháp "dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ" Có sự tương tác hỗ trợ kiến thức từ bạn học và giáo viên Đặc trưng lớn nhất của phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” là bố trí các nhiệm vụ xoay quanh người học. Lấy người học làm chủ thể của cả quá trình học tập. Nên trong các nhiệm vụ chúng tôi thiết kế rất phong phú, có những nhiệm vụ đơn lập do mỗi sinh viên độc lập thực hiện, nhưng cũng có rất nhiều nhiệm vụ được thiết kế theo hình thức nhóm nhỏ, nhóm lớn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đòi hỏi sinh viên cần phải tương tác, hỗ trợ tìm kiếm thông tin, cùng nhau xây dựng và hoàn thành nhiệm vụ. Mỗi một nhiệm vụ được phân công cho sinh viên, giáo viên luôn bám sát hỗ trợ sinh viên khi cần, giáo viên là người hướng dẫn, cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến nhiệm vụ. Có nhiều cơ hội được giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc Hạn chế lớn nhất của sinh viên Khoa Tiếng Trung là môi trường học tập còn thiếu sự cọ xát bằng tiếng Trung, tỉ lệ sử dụng tiếng Việt để tiếp nhận kiến thức trong các học phần tiếng Trung là khá cao. Khi tham gia học tập với phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” trong học phần Nói, sinh viên được tiếp xúc và học tập hầu như tuyệt đối 100% bằng tiếng Trung. Dùng tiếng Trung để học tiếng Trung, dùng tiếng Trung để hoàn thành nhiệm vụ, dùng tiếng Trung để biểu đạt ý tưởng, dùng tiếng Trung để báo cáo kết quả nhiệm vụ, đấy cũng chính là một trong những nhân tố mà khiến người học cảm thấy kỹ năng nói của bản thân tiến bộ rất nhiều khi sử dụng phương pháp học tập này. Biểu đồ 3. Lượng thời gian trung bình mỗi sinh viên dùng tiếng Trung Quốc khi tham gia mỗi nhiệm vụ Từ Biểu đồ 3 thấy rõ tổng lượng thời gian sinh viên dùng tiếng Trung Quốc khi tham gia mỗi nhiệm vụ rất khả thi. Hầu hết các sinh viên đều dùng Tiếng Trung trong khoảng thời gian từ 10-15 phút. Có môi trường giao tiếp thông qua các nhiệm vụ được giáo viên bố trí Chúng tôi kết hợp ba nhân tố môi trường giao tiếp vào trong các nhiệm vụ, đó chính là nhân tố con người, nhân tố tài liệu và nhân tố không gian. Thứ nhất, về nhân tố con người hay được gọi là giáo viên và bạn học. Giáo viên là người đóng vai tạo dựng môi trường học tập, đưa người học vào trong môi trường học tập thông qua các nhiệm vụ, thế nên giáo viên chính là người xây dựng nhiệm vụ, dẫn dắt và hướng dẫn chi tiết cho người học thực hiện nhiệm vụ đó. Thứ hai, về nhân tố giáo trình tài liệu được giáo viên sử dụng trong học phần Nói 2. Đây cũng là một trong những nhân tố khá quan trọng trong môi trường học tập tiếng Trung Quốc của sinh viên. Khoa tiếng Trung hiện đang sử dụng cuốn giáo trình chính “发展汉语中级口语” trong học phần Nói 2. Theo kết quả của người học phản ánh lại khi sử dụng cuốn giáo trình tài liệu trên, đa số người học cho rằng nội dung giáo trình phù hợp với trình độ của người học, thể hiện trong biểu đồ 4,5,6: Biểu đồ 4. Nội dung quá khó so với trình độ của bạn Biểu đồ 5. Nội dung quá dễ so với trình độ của bạn Biểu đồ 6. Nội dung phù hợp với trình độ của bạn Thứ 3, nhân tố về không gian học tập. Tuỳ từng nhiệm vụ để áp dụng không gian học tập phù hợp. Có những nhiệm vụ cần thực hiện ngay trong phòng học, nhưng cũng có những nhiệm vụ chỉ có thể phát huy được hiệu quả khi thực hiện ngoài phòng học với một không gian mở (khuôn viên trường học, công viên, quán cà phê, sân bóng đá,...). Có cơ hội phát huy tư duy, ý tưởng của bản thân Khi lựa chọn phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” chúng tôi suy xét đến vấn đề làm thế nào để sinh viên có thể phát huy được hết khả năng tư duy và phong phú ý tưởng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, do vậy có những bài học được thiết kế theo “nhiệm vụ mở”, sinh viên sẽ thoả sức thảo luận đưa ra quan điểm của cá nhân; cũng có những nhiệm vụ khơi gợi trí tưởng tượng, tăng tính tư duy cho sinh viên. Nhiệm vụ sinh động, thiết thực, bám sát nội dung học tập Nhiệm vụ trong phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” mà chúng tôi thực nghiệm phong phú và có kết hợp với một số phương pháp lồng ghép trong các nhiệm vụ đó như thực hiện trò chơi, thực hiện đóng vai, thực hiện nghiên cứu trường hợp điển hình, hợp tác nhóm, phát hiện và giải quyết vấn đề. Tinh thần học tập thoải mái, không căng thẳng Một trong những yếu tố quan trọng mang lại hiệu quả học tập trong học phần Nói đó chính là tinh thần của người học. Các nhiệm vụ được bố trí luôn được chú trọng đến yếu tố tạo môi trường học tập thoải mái, người học vừa có thể hoàn thành các nhiệm vụ, vừa là cơ hội để giao lưu ý tưởng, thậm chí có những nhiệm vụ mang tính chất học mà chơi chơi mà học, chính vì thế người học dễ dàng tiếp nhận kiến thức, hoàn thành nhiệm vụ với một tinh thần thoải mái. Chính vì vậy trong mỗi buổi học sinh viên luôn cảm thấy hứng thú với tiết học, mang đến cho sinh viên tinh thần “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, do đó hầu hết sinh viên đều rất thích thú với việc giáo viên bố trí các nhiệm vụ trong mỗi tiết học, thể hiện trong Biểu đồ 7. Biểu đồ 7. Mức độ thích của sinh viên khi giáo viên bố trí nhiệm vụ 4.2. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình vận dụng phương pháp pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” trong học phần Nói 4.2.1. Khía cạnh người dạy Giáo viên lựa chọn nội dung bài học Một trong những đặc điểm của phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ” chính là tính thực tiễn. Nội dung trong giáo trình học tập rất phong phú và đa dạng, lượng kiến thức bao quát, tuy nhiên không phải bài học nào cũng có thể áp dụng được phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ”. Có những bài học sinh viên vẫn chưa phát huy được hết khả năng học tập do nội dung bài học không kích thích được tính sáng tạo cũng như hứng thú của sinh viên. Biểu đồ 8. Phản hồi sinh viên về nội dung bài học Hầu hết nội dung giáo viên lựa chọn ở các bài học đều nhận được phản hồi tích cực của học viên, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số phản hồi về nội dung bài học chưa tốt. Cụ thể theo Biểu đồ 8 thấy được rằng số lượng sinh viên yêu thích nội dung bài học số 12 giáo viên lựa chọn chưa đạt mức 50% tổng số sinh viên tham gia học tập. Qua đó thấy được lựa chọn nội dung phù hợp với nhiệm vụ học tập cũng là một vấn đề còn tồn trọng trong giáo viên. Giáo viên bố trí nhiệm vụ chưa phù hợp với mỗi sinh viên Giáo viên căn cứ vào nội dung bài học để bố trí nhiệm vụ phù hợp với sinh viên thực hiện, có nhiệm vụ thực hiện theo cá nhân, cũng có nhiệm vụ làm việc theo nhóm. Tuy nhiên vì tính chất nội dung bài học mang tính tổng thể, hơn nữa giáo viên vẫn chưa nắm rõ được tình hình cụ thể, cũng như trình độ của từng sinh viên nên trong quá trình bố trị nhiệm vụ có thể phù hợp với sinh viên A nhưng không phù hợp với hoàn cảnh, trình độ của sinh viên B, dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. 4.2.2. Khía cạnh người học Số lượng sinh viên quá đông Bảng 1. So sánh lớp học đông người và lớp học ít người trong quá trình vận dụng phương pháp Một trong những bất cập hàng đầu trong dạy học nói chung và sử dụng phương pháp “dạy học theo nhiệm vụ” nói riêng đó là tình trạng quá tải về số lượng sinh viên tham gia lớp học. Nó mang lại một số khó khăn nhất định như: giáo viên khó bao quát được hết tất cả sinh viên trong lớp; khó đưa ra lời khuyên hay hướng dẫn cho từng sinh viên; vấn đề tổ chức thực hiện nhiệm vụ trở nên phức tạp hơn. Cá nhân sinh viên chưa nhiệt tình tham gia nhiệm vụ Trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại những hạn chế về tinh thần tham gia học tập của sinh viên. Một số sinh viên vẫn chưa ý thức được nhiệm vụ, tham gia với thái độ học tập mang tính đối phó, hoặc không phát huy hết khả năng cá nhân của bản thân đóng góp vào sự thành công của tập thể, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chính cá nhân đó và cả tập thể nhóm/lớp. Sự bất đồng đều giữa các sinh viên khi tham gia thực hiện nhiệm vụ theo nhóm Phương thức thiết kế thực hiện nhiệm vụ theo nhóm được người dạy ưu tiên lựa chọn khi sử dụng phương pháp “dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ”. Tuy nhiên chính vì sự bất đồng đều về một số yếu tố của người thực hiện nhiệm vụ như giới tính, số lượng, hoặc không cân bằng về trình độ của mỗi sinh viên trong mỗi nhóm đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thảo luận và chất lượng học tập. 4.2.3. Tác động ngoại cảnh Không gian học tập chưa phù hợp Lớp học đông người Lớp học ít người Sinh viên ít nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ giáo viên. Sinh viên nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ giáo viên. Không gian học tập bị hạn chế khi thực hiện nhiệm vụ. Không gian học tập thoải mái khi thực hiện nhiệm vụ. Khó quản lý việc thực hiện nhiệm vụ theo nhóm vì có quá nhiều nhóm hoặc nhóm quá đông. Dễ dàng quản lý việc thực hiện nhiệm vụ theo nhóm. Hạn chế về sự đánh giá, nhận xét cụ thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Nhận được đánh giá, nhận xét cụ thể trong từng nhiệm vụ. Thời gian trình bày báo cáo hoàn thành nhiệm vụ ít. Thời gian trình bày báo cáo hoàn thành nhiệm vụ nhiều. Không gian học tập có thể hiểu là phòng học, phòng thí nghiệm hoặc không gian sinh hoạt, nơi sinh viên học tập và triển khai nhiệm vụ. Có những nhiệm vụ cần đến một không gian rộng rãi thoải mái để sinh viên có thể tự do thảo luận, thậm chí cần có không gian để giàn dựng hoạt cảnh giao tiếp, hoặc tránh nhiễm sự ồn ào đến từ các cá nhân hoặc nhóm khác. Do vậy đa số sinh viên tham gia thực nghiệm phương pháp đều cho rằng không gi
File đính kèm:
- van_dung_phuong_phap_day_hoc_ngon_ngu_theo_nhiem_vu_vao_day.pdf