Vận dụng một số trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn viết Ielts

Mục tiêu của việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng không chỉ giúp

người học có năng lực ngôn ngữ mà còn giúp họ đạt được chuẩn đầu ra môn học. Bộ Giáo dục

và Đào tạo đã ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, làm cơ sở cho các trường xây dựng

chương trình môn học và là khung tham chiếu để các trường đại học/ cao đẳng áp dụng chuẩn

đầu ra cho sinh viên khi tốt nghiệp. Mặc dù tiếng Anh chỉ là môn học đại cương của sinh viên

trong trường, nhưng Học viện Chính sách và Phát triển là một trong những trường đại học đầu

tiên trong cả nước chỉ sử dụng bài thi tiếng Anh quốc tế (TOEIC, IELTS) trong việc áp dụng

chuẩn đầu ra: điểm TOEIC 450 với hệ đại học chuẩn (hệ đại trà), điểm IELTS 5.5 với chương

trình chất lượng cao (CLC). Để nâng cao tỉ lệ sinh viên chương trình CLC tốt nghiệp đạt chuẩn

đầu ra môn tiếng Anh IELTS, chất lượng các giờ học tiếng Anh IELTS trên lớp phải được cải

thiện nhiều hơn nữa. Qua các năm triển khai giảng dạy các học phần IELTS tại trường, kết quả

thi môn Viết IELTS chỉ ở mức 4.0 - 6.5, nhiều sinh viên chương trình CLC cảm thấy “chật vật”

với kĩ năng viết. Nguyên nhân vì đâu mà sinh viên (SV) chương trình CLC lại “sợ” học viết đến

vậy? Làm thế nào để giúp SV chương trình CLC xoá bỏ rào cản tâm lí “sợ” viết đó và trở nên

hào hứng, tự tin trong các giờ học viết? Sử dụng TCNN trong dạy viết môn tiếng Anh IELTS có

thể coi là một trong những phương pháp hữu hiệu để khích lệ, tăng cường hứng thú học tập cho

SV và nhằm thu hút sự chú ý của SV trong giờ học. Việc áp dụng TCNN trong việc giảng dạy

ngoại ngữ mới chỉ được đề cập nhiều trong giảng dạy kĩ năng nói, kĩ năng đọc hiểu, dạy từ

vựng, ngữ pháp.

 

pdf10 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng một số trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn viết Ielts, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22 
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2020-0053 
Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4, pp. 22-31 
This paper is available online at  
VẬN DỤNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ 
TRONG GIẢNG DẠY MÔN VIẾT IELTS 
Phạm Thị Diệu Linh 
Khoa Cơ bản, Học viện Chính sách và Phát triển 
Tóm tắt. Bài báo khái quát cơ sở lí luận về trò chơi ngôn ngữ (TCNN) trong giảng dạy 
môn Viết IELTS. Trên cơ sở đó, tác giả thực hiện nghiên cứu khảo sát 60 sinh viên (SV) 
đang học môn viết IELTS 2 và 04 giảng viên (GV) giảng dạy môn học này của chương 
trình chất lượng cao tại Học viện Chính sách và Phát triển về việc vận dụng TCNN trong 
giảng dạy môn viết học thuật (viết IELTS). Kết quả nghiên cứu đã khẳng định vai trò của 
TCNN trong giảng dạy môn viết IELTS: tạo bầu không khí học tập vui vẻ, thúc đẩy động 
cơ học tập của SV; tạo môi trường rèn luyện kĩ năng viết đồng thời củng cố và phát triển 
vốn từ vựng cũng như ngữ pháp cho SV. 
Từ khoá: trò chơi ngôn ngữ, kĩ năng viết IELTS, động cơ hứng thú. 
1. Mở đầu 
Mục tiêu của việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng không chỉ giúp 
người học có năng lực ngôn ngữ mà còn giúp họ đạt được chuẩn đầu ra môn học. Bộ Giáo dục 
và Đào tạo đã ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, làm cơ sở cho các trường xây dựng 
chương trình môn học và là khung tham chiếu để các trường đại học/ cao đẳng áp dụng chuẩn 
đầu ra cho sinh viên khi tốt nghiệp. Mặc dù tiếng Anh chỉ là môn học đại cương của sinh viên 
trong trường, nhưng Học viện Chính sách và Phát triển là một trong những trường đại học đầu 
tiên trong cả nước chỉ sử dụng bài thi tiếng Anh quốc tế (TOEIC, IELTS) trong việc áp dụng 
chuẩn đầu ra: điểm TOEIC 450 với hệ đại học chuẩn (hệ đại trà), điểm IELTS 5.5 với chương 
trình chất lượng cao (CLC). Để nâng cao tỉ lệ sinh viên chương trình CLC tốt nghiệp đạt chuẩn 
đầu ra môn tiếng Anh IELTS, chất lượng các giờ học tiếng Anh IELTS trên lớp phải được cải 
thiện nhiều hơn nữa. Qua các năm triển khai giảng dạy các học phần IELTS tại trường, kết quả 
thi môn Viết IELTS chỉ ở mức 4.0 - 6.5, nhiều sinh viên chương trình CLC cảm thấy “chật vật” 
với kĩ năng viết. Nguyên nhân vì đâu mà sinh viên (SV) chương trình CLC lại “sợ” học viết đến 
vậy? Làm thế nào để giúp SV chương trình CLC xoá bỏ rào cản tâm lí “sợ” viết đó và trở nên 
hào hứng, tự tin trong các giờ học viết? Sử dụng TCNN trong dạy viết môn tiếng Anh IELTS có 
thể coi là một trong những phương pháp hữu hiệu để khích lệ, tăng cường hứng thú học tập cho 
SV và nhằm thu hút sự chú ý của SV trong giờ học. Việc áp dụng TCNN trong việc giảng dạy 
ngoại ngữ mới chỉ được đề cập nhiều trong giảng dạy kĩ năng nói, kĩ năng đọc hiểu, dạy từ 
vựng, ngữ pháp. 
Việc áp dụng TCNN trong việc giảng dạy ngoại ngữ được đề cập nhiều trong giảng dạy kĩ 
năng nói, kĩ năng đọc hiểu, dạy từ vựng, ngữ pháp. Cho đến nay, sử dụng TCNN trong giảng 
Ngày nhận bài: 11/3/2020. Ngày sửa bài: 27/3/2020. Ngày nhận đăng: 10/4/2020. 
Tác giả liên hệ: Phạm Thị Diệu Linh. Địa chỉ e-mail: dieulinh85@gmail.com 
Vận dụng một số trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn viết IELTS 
23 
dạy kĩ năng viết còn nhiều mới lạ với cả người dạy và người học. Hầu hết các học liệu/ tài liệu 
giảng dạy kĩ năng Viết mới chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn tự học. 
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Một trong những cuốn sách 
dạy viết hay và hiệu quả, nhận được nhiều phản hồi tích cực và yêu thích của các giáo viên và 
học sinh trên thế giới hiện nay đó là cuốn Practical Creative Writing Exercises, tái bản lần 1 của 
tác giả Grace Jolliffe (2014). Cuốn sách thực hành viết sáng tạo để thúc đẩy người học viết ra 
câu chuyện mà họ muốn viết. Đây mới chỉ là cuốn sách hướng dẫn tự học với các hoạt động 
được thiết kế để giúp người viết tạo ra những ý tưởng hay cho những câu chuyện của chính bản 
thân họ. Một cuốn sách hay khác nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn tự học của tác giả 
Linda Leopold Strauss có tên Bỏ mọi thứ và viết - Drop Everything and Write, xuất bản năm 
2010. Cuốn sách giúp người học viết phát triển tư duy sáng tạo theo các bước được hướng dẫn. 
Tác giả Limantoro, S. W., & Balasico, C. L. (2018) đã từng đề cập đến “áp dụng trò chơi thẻ 
chữ để cải thiện kĩ năng viết tiếng Anh”. Trong bài viết này, tác giả mới chỉ đề cập đến việc 
học, ghi nhớ từ vựng và cấu trúc ngữ pháp phục vụ cho viết tiếng Anh nói chung mà chưa có 
ứng dụng sử dụng từ vựng và ngữ pháp trong viết phát triển ý, trình bày được quan điểm của 
người viết trong kĩ năng viết IELTS. 
Tại Việt Nam hiện nay, việc áp dụng trò chơi trong việc dạy và học IELTS, đặc biệt là 
trong dạy Viết IELTS chưa được hệ thống thành học liệu, hay xuất bản thành sách. Các thầy cô 
dạy IELTS chủ yếu sử dụng sách được viết bởi các tác giả nước ngoài và nguồn học liệu mở 
trên các trang web dạy IELTS quốc tế. 
Trong bài viết này, tác giả trình bày một số trò chơi ngôn ngữ được áp dụng trong các giờ học 
môn viết IELTS 2 tại Học viện Chính sách và Phát triển (HVCS&PT); đồng thời đánh giá hiệu quả 
của việc áp dụng này thông qua khảo sát ý kiến của GV và SV chương trình CLC của trường. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Khái niệm trò chơi ngôn ngữ 
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về trò chơi ngôn ngữ (TCNN) của các học giả trên toàn 
thế giới nhưng tất cả đều có một đặc điểm chung đó là “TCNN là một hoạt động vui nhộn, đòi 
hỏi người chơi phải sử dụng ngoại ngữ để tương tác với nhau nhằm tìm ra đáp án đúng”. TCNN 
là một hoạt động có quy tắc, có mục tiêu và lôi cuốn người chơi, Hadfiled (1990). TCNN được 
phân thành nhiều loại khác nhau. 
Theo cách phân chia của Hadfiled (1990), TCNN được chia thành hai loại: trò chơi dạy 
thực hành ngôn ngữ (tập trung vào sự chính xác) và trò chơi dạy ngôn ngữ giao tiếp (dựa vào 
khả năng tương tác của người chơi). Các trò chơi theo cách phân chia của Hadfiled thường bao 
gồm cả khía cạnh ngôn ngữ và giao tiếp. Đó là: 
Trò chơi phân loại và sắp xếp (sorting, ordering, or arranging games). Ở trò chơi này, 
người chơi nhận diện, phân loại và sắp xếp các đồ vật, hoặc người theo nhóm dựa trên màu sắc, 
đặc điểm, sự giống và khác nhau. 
Trò chơi điền thông tin (Information gap games). Ở trò chơi này, người chơi làm việc theo 
cặp hoặc nhóm để tìm ra thông tin mà người/ nhóm kia có để hoàn thành một yêu cầu cụ thể. Ví 
dụ: Hai người chơi cũng có thể trao đổi thông tin để cùng hoàn thiện 1 bức tranh hoặc 1 đoạn 
thông tin giới thiệu về một người nào đó. 
Trò chơi tìm kiếm thông tin (Search games): trò chơi này là một biến thể khác của trò chơi 
điền thông tin ở trên. Tất cả người chơi đều đóng vai là người cho và nhận thông tin còn thiếu. 
Ví dụ, tìm ai đó nổi tiếng hoặc thầy/ cô/ bạn bè quen trong trường. Người chơi được cung cấp 
các ô (miếng ghép). Nhiệm vụ của người chơi là nghe chỉ dẫn từ bạn chơi và điền vào tất cả các 
ô với tên của một người phù hợp với ô đó. 
Phạm Thị Diệu Linh 
24 
Trò chơi ghép hình (Matching games): Như đúng tên gọi của nó, người chơi tham gia trò 
chơi này phải hoàn thành nhiệm vụ ghép thông tin đúng theo hình. Ví dụ, có 10 cặp thẻ từ giống 
nhau được xếp thành hai hàng theo trật tự bị xáo trộn. Mỗi người chơi sẽ lật hai thẻ cùng một lúc, 
với mục tiêu tìm được một cặp thẻ từ giống nhau, bằng cách sử dụng khả năng ghi nhớ của họ. 
Trò chơi dán hình (Labelling games): người chơi được yêu cầu dán từ/ cụm từ có nghĩa 
giống với hình ảnh minh hoạ. Ví dụ, người chơi dán các từ/ cụm từ vào hình ảnh thể hiện các bộ 
phận trên cơ thể người. 
Trò chơi đóng vai, đóng kịch (Role play games/ drammas): trò chơi đóng vai có thể liên 
quan đến việc người học đóng những vai mà họ sẽ gặp trong đời thực. Ví dụ, người chơi đóng 
vai là lễ tân khách sạn và người đến thuê phòng, đóng vai nhân viên bán hàng tại siêu thị và 
người đi mua hàng. 
2.2. Tầm quan trọng của việc vận dụng trò chơi trong quá trình dạy kĩ năng Viết 
Kĩ năng viết là một trong bốn kĩ năng quan trọng đối với bất kì người học ngoại ngữ nào. 
Kĩ năng viết là kĩ năng sản sinh, đòi hỏi người viết phải có một vốn từ vựng và kiến thức ngữ 
pháp nhất định để có thể truyền tải ý kiến, quan điểm của người viết về một vấn đề nào đó trong 
cuộc sống. 
Với cách giảng dạy truyền thống, GV đóng vai trò “trung tâm” trong việc dạy - là người 
cung cấp thông tin, truyền tải kiến thức trong khi SV ghi chép và tiếp thu bài một cách “thụ 
động”. Sự tương tác trên lớp giữa người dạy và người học là sự tương tác một chiều. Sinh viên 
ít có cơ hội để “thể hiện” bản thân trên lớp. Dần dần, SV cảm thấy “nản” với việc học và nhiều 
SV khi được hỏi đã rất thẳng thắn trả lời là họ “sợ” học ngoại ngữ đặc biệt là rất sợ môn Viết. 
Dưới đây là những lợi ích khi áp dụng TCNN trong giảng dạy kĩ năng viết. 
2.2.1. Đối với người học 
TCNN tạo tâm lí học tập thoải mái: Không giống với các lớp học “truyền thống”, khi GV 
giảng bài, người học ngồi nghe và ghi chép. Trong các lớp học có sử dụng TCNN, SV thường 
làm việc theo cặp/ đội/ nhóm. Điều này đòi hỏi các thành viên trong nhóm phải phối hợp với 
nhau, cùng nhau “bàn chiến thuật” và chia sẻ thông tin để hoàn thành yêu cầu của trò chơi. Các 
đội chơi đều trong tâm lí hào hứng, ganh đua nhau để hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian sớm 
nhất. Nhờ đó mà tâm lí “e ngại” của các SV hay nhút nhát, và tâm lí “sợ mắc lỗi” của các SV có 
học lực kém dần được gỡ bỏ và thay vào đó là một không khí lớp học sôi nổi, người học trở nên 
cởi mở với nhau và qua đó chất lượng giờ học được cải thiện rất nhiều. 
TCNN thúc đẩy động cơ học tập: Tham gia TCNN, SV được làm việc theo cặp/ nhóm để 
hoàn thành một yêu cầu cụ thể của trò chơi, thúc đẩy người chơi “ganh đua” nhau để hoàn thành 
nhiệm vụ trong thời gian sớm nhất. Sự cạnh tranh góp phần khích lệ SV tham gia trò chơi và khi 
sinh viên hứng thú thì sẽ thúc đẩy việc học đạt hiệu quả. 
TCNN tạo môi trường thực hành tiếng giàu tính tương tác: Hiếm có một hoạt động trong 
lớp học nào mà lại giàu tính “phối hợp” - tương tác nhiều như hoạt động TCNN. Ở hầu hết các 
trò chơi, các câu hỏi đều được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định, đủ để thách thức 
các đội chơi. Chính vì vậy, các đội chơi phải “phối hợp” thật ăn ý với nhau để hoàn thành nhiệm 
vụ. Nhờ đó, các kĩ năng về ngôn ngữ của người chơi không những được cải thiện mà bản thân 
các người chơi cũng sẽ trở nên hiểu nhau hơn khi có cơ hội được tương tác cùng nhau. 
TCNN là phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm: Nhắc đến TCNN, vai 
trò của người chơi thường được nhấn mạnh. Người chơi đóng vai trò quyết định sự thành công 
của trò chơi. Nếu trò chơi phù hợp với trình độ người chơi, các chỉ dẫn về luật chơi rõ ràng thì 
trò chơi rất dễ triển khai. Trong quá trình diễn ra trò chơi, người chơi tương tác với nhau, sử 
dụng các chiến thuật phù hợp để hoàn thành yêu cầu. Khi đó SV trở thành trung tâm của quá 
trình dạy học, còn GV đóng vai trò là người kiểm soát, hướng dẫn luật chơi và trợ giúp khi cần. 
Vận dụng một số trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn viết IELTS 
25 
Nói cách khác, TCNN là phương pháp dạy học giao tiếp (communicative method) - lấy người 
học làm trung tâm. GV là người cung cấp thông tin, gợi mở về kiến thức, còn SV là người tìm 
tòi, khám phá kiến thức. Phương pháp này tạo cho SV làm chủ việc học của mình cũng như làm 
chủ các tình huống giao tiếp. 
2.2.2. Đối với người dạy 
Với các GV, cách thông thường để kiểm tra khả năng hiểu biết, vận dụng ngôn ngữ của 
người học là thông qua bài kiểm tra nghe, nói, đọc, viết. Cách làm này đòi hỏi nhiều thời gian 
và là cả một quá trình đánh giá trong suốt kì học, năm học. Thông qua áp dụng TCNN, GV có 
thể kiểm tra nhanh được kiến thức của SV từ những phản hồi trực tiếp của họ dựa vào kết quả 
trò chơi. Hơn nữa, với TCNN, GV không chỉ phát hiện ra những điểm mạnh của SV mà còn 
giúp SV khắc phục, bổ sung những lỗ hổng kiến thức trong quá trình học. Qua đó, giúp GV 
“hiểu” SV của mình hơn và có những điều chỉnh kịp thời trong phương pháp giảng dạy. 
2.3. Đặc điểm trò chơi sử dụng trong quá trình giảng dạy kĩ năng Viết 
Kĩ năng viết là kĩ năng sản sinh. Để viết tốt, người viết có vốn từ vựng và cấu trúc ngữ 
pháp ở một mức độ nhất định mới có thể viết để diễn đạt ý kiến, quan điểm của mình trước một 
vấn đề/ chủ đề nào đó. Ngoài kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, người viết cũng cần có ý tưởng 
(ideas) để trình bày quan điểm của mình. 
Chính vì vậy, TCNN áp dụng cho kĩ năng viết cần phải được “sáng tạo” cho phù hợp với 
đặc thù của kĩ năng viết cũng như phù hợp với các nội dung của bài học, trình độ của SV và các 
yêu cầu khác nhau của từng dạng bài viết. 
2.4. Một số trò chơi áp dụng trong quá trình thực nghiệm giảng dạy môn Viết IELTS 2 
Trong quá trình nghiên cứu, do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Corona, việc tổ 
chức giảng dạy trên lớp trong học kì 2, năm học 2019-2020 tạm thời được thay thế bằng hình 
thức giảng dạy trực tuyến. Nhà trường sử dụng phần mềm LMS (Learning Management 
System) là phần mềm giúp phân phối các tài liệu eLearning tới tất cả SV của trường, đồng thời 
hỗ trợ Ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô trong việc theo dõi, điều chỉnh và đánh giá quá 
trình đào tạo một cách hiệu quả. Vì vậy, tác giả đã tìm hiểu và ứng dụng một số trò chơi, trang 
web trực tuyến để có thể vận dụng linh hoạt trong quá trình giảng dạy trực tuyến của mình. Các 
bài giảng được giảng dạy trực tuyến trên phần mềm zoom nên GV sử dụng chức năng phân chia 
nhóm nhỏ bằng tính năng Breakout Rooms trên Zoom và sau đó cho SV ghi đáp án lên trang 
Linoit được GV gửi link truy cập. Các trò chơi này được thiết kế dựa trên các nguyên tắc về trò 
chơi ngôn ngữ dùng trong dạy học, cụ thể như sau: 
Căn cứ nội dung học: Trò chơi ngôn ngữ được sử dụng phải có quan hệ chặt chẽ với nội 
dung học tập, bám sát mục tiêu bài học, nội dung bài học. 
Căn cứ các khâu của quá trình dạy học, hình thức và phương pháp học tập, giảng dạy: Tùy 
thuộc vào các bước của quá trình dạy học, phương pháp giảng dạy để thiết kế trò chơi phù hợp 
nhằm khuyến khích và tạo hứng thú cho người học. 
Căn cứ không khí của lớp học: Trong quá trình giảng dạy, cần dựa trên thực tế lớp học để 
giới thiệu trò chơi vào thời điểm phù hợp. 
Dựa trên các căn cứ này, tác giả đã phân loại và áp dụng ba loại hình trò chơi dưới đây 
trong quá trình giảng dạy kĩ năng Viết IELTS 2: 
2.4.1. Trò chơi ôn tập, củng cố từ vựng 
Trong chương trình học môn Viết IELTS 2, sinh viên được cung cấp một số từ mới miêu tả 
các xu hướng biểu đồ trong phần viết báo cáo (Task 1) và một lượng từ vựng lớn liên quan đến 
các chủ đề trong phần viết luận (Task 2). Do vậy, ngoài hình thức kiểm tra miệng, tác giả sử 
dụng thêm 2 trò chơi ngôn ngữ trực tuyến để giúp sinh viên ôn tập, củng cố từ vựng đã học. 
Phạm Thị Diệu Linh 
26 
+ Trò chơi Hangman trực tuyến 
Mô tả trò chơi: Đây là một trò chơi ngôn ngữ phổ biến trong việc giảng dạy tiếng Anh trên 
thế giới. Giảng viên sẽ lựa chọn 1 từ vựng hoặc một cụm từ (độ khó dễ tùy thuộc vào trình độ 
mỗi lớp) liên quan đến các chủ đề đã học của sinh viên. Sau đó, giảng viên sử dụng trang web 
https://www.hangmanwords.com/create để tạo thành các gạch ngang đại diện cho các chữ cái 
trong từ hoặc cụm từ đó. Sinh viên đoán từ bằng cách đoán các chữ cái. Khi sinh viên đoán chữ 
cái, giảng viên sẽ ấn vào chữ cái đó trong bảng chữ cái trên màn hình. Nếu sinh viên đoán đúng, 
chữ cái đó sẽ hiện ra thay thế gạch ngang tương ứng. Nếu sinh viên đoán sai, trên màn hình sẽ 
vẽ từng nét trong hình người treo cổ (gồm 6 nét tương ứng với 6 lần đoán sai). Trò chơi kết thúc 
khi sinh viên đoán đúng từ hoặc hình người treo cổ được hoàn tất. 
Cách thức thực hiện trò chơi: Trước khi bắt đầu bài mới, giảng viên ôn tập lại từ vựng sinh 
viên đã học trong bài cũ bằng trò chơi Hangman trực tuyến này. Cụ thể, giảng viên sử dụng 
chức năng Share Screen trong phần mềm Zoom Cloud Meetings, chia sẻ màn hình trang web 
https://www.hangmanwords.com/create có chứa từ vựng cần đoán mà giảng viên đã tạo sẵn. 
Ưu điểm của trò chơi Hangman trực tuyến: Trò chơi Hangman trực tuyến trên website 
https://www.hangmanwords.com được sử dụng miễn phí, giao diện đơn giản, dễ nhìn, số lượng 
từ thiết kế không giới hạn. 
Nhược điểm của trò chơi Hangman trực tuyến: Có chèn quảng cáo. 
+ Trò chơi trắc nghiệm từ vựng bằng ứng dụng Kahoot 
Mô tả trò chơi: Sinh viên tham gia trả lời các câu hỏi về từ vựng đã học trên ứng dụng 
Kahoot (có thể chơi trên web hoặc tải phần mềm Kahoot trên điện thoại). Đây là một công cụ hỗ 
trợ dạy học miễn phí, dùng để thiết kế các bài tập trắc nghiệm cho phép nhiều người ở các địa 
điểm khác nhau có thể cùng tham gia trả lời câu hỏi trong cùng một thời điểm. Trong quá trình 
chơi, Kahoot sẽ thông báo kết quả trực tuyến để tăng độ hấp dẫn với người chơi. 
Cách thức thực hiện trò chơi: Trước khi học sang bài mới hoặc sau khi dạy xong từ mới, 
giảng viên có thể ôn tập lại từ vựng sinh viên đã học bằng cách sử dụng ứng dụng Kahoot này. 
Dựa trên các từ vựng cần kiểm tra, giảng viên truy cập trang web https://create.kahoot.it/creator 
để tạo bộ câu hỏi trắc nghiệm. Sau đó, để tổ chức trò chơi, giảng viên sử dụng chức năng Share 
Screen trong phần mềm Zoom Cloud Meetings và chia sẻ màn hình đã mở sẵn trò chơi. Giảng 
viên hướng dẫn sinh viên cách thức truy cập vào trang web hoặc phần mềm trên điện thoại để 
đánh Game Pin tham gia chơi. 
Ưu điểm của ứng dụng Kahoot: Sử dụng ứng dụng Kahoot trong việc thiết kế trò chơi trắc 
nghiệm từ vựng có thể giúp giảng viên nắm bắt được tình hình học tập và ghi nhớ từ vựng của 
sinh viên một cách nhanh chóng. Trò chơi được thiết kế hấp dẫn, có tích hợp hình ảnh minh 
họa, âm thanh sôi động tạo sự chú ý và hứng khởi cho người học. Thông qua trò chơi từ vựng 
thiết kế bằng ứng dụng Kahoot, người chơi chủ động và tương tác hơn, giúp nâng cao tính tự lập 
của người học. 
Nhược điểm của ứng dụng Kahoot: Ứng dụng Kahoot nếu sử dụng trong quá trình giảng 
dạy trực tuyến thì đòi hỏi sinh viên phải có 2 thiết bị kết nối mạng, một thiết bị để truy cập ứng 
dụng Zoom Cloud Meetings để nhìn câu hỏi trên màn hình và một thiết bị sử dụng để truy cập 
Kahoot để lựa chọn đáp án trả lời. Ngoài ra, ứng dụng cũng yêu cầu người chơi phải có đường 
truyền Internet mạnh, nếu không sẽ không tham gia được. 
2.4.2. Trò chơi ôn tập, củng cố ngữ pháp 
 Đối với tiêu chí Ngữ pháp (Grammatical Range and Accuracy) trong kĩ năng Viết IELTS 
2, tác giả đã sử dụng trò chơi sắp xếp từ thành câu hoàn chỉnh (Word Order in Sentences) để 
kiểm tra độ chính xác khi sử dụng các cấu trúc ngữ pháp của sinh viên. 
Vận dụng một số trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy môn viết IELTS 
27 
Mô tả trò chơi: Sinh viên được phân nhóm ngẫu nhiên thành các nhóm 3-4 thành viên. Các 
thành viên trong nhóm sẽ cùng tham gia thảo luận, sắp xếp các từ vựng cho sẵn thành câu hoàn 
chỉnh và đúng về mặt ngữ pháp. Nhóm nào có đáp án đúng và trả lời trong thời gian nhanh nhất 
sẽ là nhóm chiến thắng. 
Cách thức thực hiện trò chơi: Giảng viên sử dụng chức năng Share Screen trên ứng dụng 
Zoom Cloud Meetings để trình chiếu đề bài và hướng dẫn sinh viên cách thức tham gia trò chơi 
Word order in Sentences. Yêu cầu sinh viên sau khi thảo luận nhóm thì truy cập vào đường link: 
 để đánh đáp án của nhóm mình lên. Trang web  là một trang 
web trực tuyến cho phép người chơi tương tác, đánh đáp án từ các địa điểm khác nhau và đáp án 
của tất cả các nhóm, các người chơi sẽ cùng hiển thị trên màn hình của giảng viên. Sau khi 
hướng dẫn sinh viên cách sử dụng công cụ Linoit, giảng viên thực hiện phân nhóm sinh viên 
thành các nhóm từ 3-4 người (tùy theo số lượng sinh viên mỗi buổi học) bằng tính năng 
Breakout Rooms trong ứng dụng Zoom Cloud Meetings. Sau đó, giảng viên yêu cầu sinh viên 
thảo luận và đăng đáp án của mình lên Linoit trong một khoảng thời gian nhất định. 
Ưu điểm của trò chơi ôn tập, củng cố ngữ pháp: Nếu sử dụng kết hợp linh hoạt tính năng 

File đính kèm:

  • pdfvan_dung_mot_so_tro_choi_ngon_ngu_trong_giang_day_mon_viet_i.pdf
Tài liệu liên quan