Ứng dụng podcast trong việc cải thiện kỹ năng nghe hiểu của sinh viên năm thứ nhất trường đại học điện lực

Trong lĩnh vực dạy và học tiếng Anh, kỹ năng nghe hiểu ngày càng thu hút sự chú

ý của các nhà nghiên cứu những năm gần đây. Theo Hasan, nghe hiểu là quá trình diễn ra

hoạt động tương tác hai chiều giữa người nghe và văn bản nghe, và sự tương tác này giúp

người nghe có sự hiểu biết khái quát về văn bản nghe. Quá trình “nghe” và “hiểu” này

được thực hiện khi người nghe chọn lọc và giải thích được những thông tin thu nhận nhờ

cơ quan thính giác cùng các dấu hiệu trực quan khác (nếu có) nhằm mục đích hiểu được

thông điệp của người nói (Hasan A. S., 2000). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghe hiểu

là kỹ năng ngôn ngữ quan trọng nhất trong quá trình học ngoại ngữ đồng thời là kỹ năng

ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất, cần nhận được sự chú ý đặc biệt. Rubin và Thompson

đã nhấn mạnh: “Con người dành khoảng 60% thời gian của mình để nghe Hơn nữa,

ngoài việc mang lại cho còn người cơ hội cảm nhận ngôn ngữ, kỹ năng nghe còn góp phần

nâng cao toàn diện khả năng sử dụng ngôn ngữ” (Rubin J. & Thompson I., 1994).

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc học tập và giảng

dạy ngoại ngữ nói chung và dạy kỹ năng nghe nói riêng trở nên đa dạng và hiệu quả hơn

bao giờ hết. Việc tích hợp các thiết bị công nghệ trong bối cảnh lớp học mang lại tính

linh động và tạo ra thay đổi lớn trong việc học ngoại ngữ. Trong lĩnh vực giảng dạy ngôn

ngữ đặc biệt là giảng dạy kỹ năng nghe hiểu, podcast nổi lên như là công nghệ mạnh mẽ,

cung cấp những tính năng độc đáo và nguồn tài liệu nghe phong phú, chân thực, cho

phép giáo viên khai thác và thay đổi hiệu quả phương pháp dạy học truyền thống. Ở cấp

độ cơ bản nhất, podcast có thể được sử dụng cho mục đích thúc đẩy sự hứng thú của sinh

viên khi nghe tiếng Anh và giúp sinh viên tiếp xúc với tiếng nói của người bản ngữ trong

bối cảnh xác thực.

pdf8 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng podcast trong việc cải thiện kỹ năng nghe hiểu của sinh viên năm thứ nhất trường đại học điện lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 4B/2019, tr. 83-90 
 83 
ỨNG DỤNG PODCAST TRONG VIỆC CẢI THIỆN 
 KỸ NĂNG NGHE HIỂU CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
Nguyễn Thị Nguyệt Minh 
 Trường Đại học Điện lực 
Ngày nhận bài 18/9/2019 ngày nhận đăng 11/12/2019 
Tóm tắt: Cùng với sự tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông, trong số 
các công nghệ được sử dụng để dạy học ngoại ngữ hiện nay, podcast đang được coi 
như một ứng dụng nổi bật đối với việc phát triển kỹ năng nghe hiểu của sinh viên đại 
học. Kết quả của việc nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng việc dạy tích hợp podcast 
trong lớp học cải thiện kết quả học tập, tạo động lực nghe tiếng Anh và thúc đẩy việc 
học tập của sinh viên. Dạy nghe với podcast giúp nâng cao kỹ năng nghe hiểu của sinh 
viên do công nghệ này cung cấp cho người học kho ngữ liệu thực tế và đa dạng, khơi 
dậy hứng thú của sinh viên với việc học tập. 
Từ khóa: Kỹ năng nghe hiểu; podcast. 
1. Mở đầu 
Trong lĩnh vực dạy và học tiếng Anh, kỹ năng nghe hiểu ngày càng thu hút sự chú 
ý của các nhà nghiên cứu những năm gần đây. Theo Hasan, nghe hiểu là quá trình diễn ra 
hoạt động tương tác hai chiều giữa người nghe và văn bản nghe, và sự tương tác này giúp 
người nghe có sự hiểu biết khái quát về văn bản nghe. Quá trình “nghe” và “hiểu” này 
được thực hiện khi người nghe chọn lọc và giải thích được những thông tin thu nhận nhờ 
cơ quan thính giác cùng các dấu hiệu trực quan khác (nếu có) nhằm mục đích hiểu được 
thông điệp của người nói (Hasan A. S., 2000). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nghe hiểu 
là kỹ năng ngôn ngữ quan trọng nhất trong quá trình học ngoại ngữ đồng thời là kỹ năng 
ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất, cần nhận được sự chú ý đặc biệt. Rubin và Thompson 
đã nhấn mạnh: “Con người dành khoảng 60% thời gian của mình để nghe Hơn nữa, 
ngoài việc mang lại cho còn người cơ hội cảm nhận ngôn ngữ, kỹ năng nghe còn góp phần 
nâng cao toàn diện khả năng sử dụng ngôn ngữ” (Rubin J. & Thompson I., 1994). 
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, việc học tập và giảng 
dạy ngoại ngữ nói chung và dạy kỹ năng nghe nói riêng trở nên đa dạng và hiệu quả hơn 
bao giờ hết. Việc tích hợp các thiết bị công nghệ trong bối cảnh lớp học mang lại tính 
linh động và tạo ra thay đổi lớn trong việc học ngoại ngữ. Trong lĩnh vực giảng dạy ngôn 
ngữ đặc biệt là giảng dạy kỹ năng nghe hiểu, podcast nổi lên như là công nghệ mạnh mẽ, 
cung cấp những tính năng độc đáo và nguồn tài liệu nghe phong phú, chân thực, cho 
phép giáo viên khai thác và thay đổi hiệu quả phương pháp dạy học truyền thống. Ở cấp 
độ cơ bản nhất, podcast có thể được sử dụng cho mục đích thúc đẩy sự hứng thú của sinh 
viên khi nghe tiếng Anh và giúp sinh viên tiếp xúc với tiếng nói của người bản ngữ trong 
bối cảnh xác thực. 
Vậy podcast là gì? 
Podcast là khái niệm được hình thành từ hai từ pod trong Apple Ipod và 
broadcast (phát thanh/phát sóng). Có thể hiểu podcast là một chương trình âm thanh, như 
Email: vuyenha261091@gmail.com 
N. T. N. Minh / Ứng dụng podcast trong việc cải thiện kỹ năng nghe hiểu của sinh viên năm nhất 
 84 
một chương trình radio, do người nào đó tạo ra và sau đó được đăng lên Internet để bạn 
nghe trực tiếp hoặc tải xuống và nghe qua điện thoại, máy tính. Podcast đã được sử dụng 
theo nhiều cách khác nhau trong giáo dục đại học. Theo Stanley G., podcast cho phép 
sinh viên tự tạo và xuất bản những tệp âm thanh của mình, phát tin tức, ghi âm lại bài 
giảng của giảng viên làm ngữ liệu học tập, đồng thời hỗ trợ các dự án phỏng vấn của sinh 
viên (Stanley G., 2016). Cụ thể hơn, đối với việc tiếp thu ngôn ngữ, Grytsyk N. V. cho 
rằng việc sử dụng podcast để dạy sinh viên ngoại ngữ tạo điều kiện giúp giáo viên thay 
đổi đa dạng nội dung và phương pháp giảng dạy của mình (Grytsyk N. V., 2015). 
Podcast đã chứng tỏ là một công cụ hữu hiệu trong việc dạy và học ngôn ngữ, tuy nhiên 
nghiên cứu này chỉ tập trung vào việc tìm ra ưu điểm, lợi ích của việc ứng dụng podcast 
trong lớp học đại học nhằm phát triển kỹ năng nghe cho sinh viên đồng thời khảo sát 
quan điểm của sinh viên về sự phù hợp của phương pháp để có thể áp dụng thực tế tại 
Trường Đại học Điện lực. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng thực nghiệm bao gồm 75 sinh viên năm thứ nhất Khoa Kinh tế và 
Quản lý, Trường Đại học Điện lực. 
Sinh viên được chia thành hai nhóm: nhóm thực nghiệm (experimental group) 
gồm 32 sinh viên lớp D13 Tài chính doanh nghiệp và nhóm đối chứng (control group) 
gồm 43 sinh viên lớp D13 Kiểm toán. Đối tượng nghiên cứu là các sinh viên trong độ 
tuổi 18 - 19 có trình độ tiếng Anh tiền trung cấp (pre-intermediate level). 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng phương pháp định tính và định lượng. 
- Các tài liệu và nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước 
giúp xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu. 
- Để đảm bảo giá trị và độ tin cậy của nghiên cứu, tác giả sử dụng các bài kiểm 
tra trắc nghiệm khách quan, phiếu khảo sát, phỏng vấn và quan sát để thu thập dữ liệu. 
Dữ liệu được thu thập dựa trên kết quả bài kiểm tra nghe đầu vào và bài kiểm tra cuối 
khóa (gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm mỗi bài). Sau đó phiếu điều tra gồm 8 câu hỏi được 
đưa ra để tập hợp quan điểm của 32 sinh viên nhóm thực nghiệm về việc sử dụng podcast 
trong giảng dạy kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh tại Trường Đại học Điện lực. 
2.3. Kết quả khảo sát 
Trước khi bắt đầu nghiên cứu thực nghiệm, hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối 
chứng cùng tham gia làm bài kiểm tra nghe đầu vào gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm ở trình 
độ pre-intermediate. Sau khi có kết quả bài kiểm tra đầu vào, lớp đối chứng tham gia 15 
buổi học Tiếng Anh 1 với giáo trình chính (Life A2-B1) theo chương trình học kì 1 năm 
2018 - 2019 của sinh viên năm thứ nhất tại Trường Đại học Điện lực; lớp thực nghiệm 
tham gia 15 buổi học cũng với giáo trình Life A2-B1 cho các kĩ năng nói, đọc, viết, tuy 
nhiên riêng phần nghe được thay thế bởi các bài nghe podcast. 
Giáo viên chọn 12 bài nghe podcast trong tổng số 25 bài nghe được chuẩn bị cho 
lớp thực nghiệm để tiến hành thiết kế hoạt động nghe và cho sinh viên nghe đồng bộ trên 
lớp vào mỗi buổi học. Bài nghe trên lớp được tải về từ các kênh Podcasts in English và 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 4B/2019, tr. 83-90 
 85 
Podcast TED và được lựa chọn theo các chủ đề trong sách giáo trình Life như Health, 
Competition, Transport, Adventure, v.v 13 bài nghe còn lại được tải về từ kênh All 
Ears English và Splendid Speaking. Lớp thực nghiệm gồm 32 sinh viên được chia thành 
4 nhóm. Sau mỗi buổi học, giáo viên chọn 1 trong số 13 bài còn lại giao cho sinh viên về 
nghe chép chính tả theo nhóm 8 người. Giáo viên yêu cầu trước mỗi buổi đến lớp, mỗi 
nhóm phải nộp bản ghi chép nội dung đầy đủ và một bản tóm tắt nội dung của bài nghe 
được giao đồng thời đưa ra ý kiến của nhóm (viết một bản reflection) về bài nghe đó. 
Trong giờ học sinh viên phải tham gia vào các hoạt động đa nhiệm vụ, đồng thời giáo 
viên hỏi ngẫu nhiên một vài cá nhân hiểu biết của họ về chủ đề nghe đã được giao và đưa 
ra một cuộc thảo luận liên quan đến đoạn nghe đó. 
Kết thúc kỳ học, cả hai lớp làm bài kiểm tra cuối kỳ để đánh giá sự tiến bộ trong 
kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh. 
Bảng 1: Kết quả bài kiểm tra nghe đầu vào của nhóm thực nghiệm 
 và nhóm đối chứng (điểm tối đa 30 điểm/30 câu) 
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 
Sinh 
viên 
Điểm 
Sinh 
viên 
Điểm 
Sinh 
viên 
Điểm 
Sinh 
viên 
Điểm 
1 18 23 14 1 19 23 13 
2 20 24 17 2 16 24 12 
3 15 25 21 3 21 25 23 
4 17 26 17 4 21 26 22 
5 17 27 15 5 20 27 19 
6 15 28 20 6 15 28 17 
7 22 29 24 7 15 29 16 
8 14 30 22 8 14 30 16 
9 15 31 16 9 17 31 16 
10 18 32 20 10 15 32 21 
11 19 11 18 33 14 
12 18 12 20 34 17 
13 24 13 19 35 13 
14 21 14 18 36 19 
15 19 15 19 37 18 
16 18 16 19 38 26 
17 16 17 14 39 23 
18 18 18 16 40 19 
19 22 19 16 41 17 
20 15 20 15 42 24 
21 13 21 17 43 24 
22 19 22 22 
Trung bình 18,09 Trung bình 18,02 
N. T. N. Minh / Ứng dụng podcast trong việc cải thiện kỹ năng nghe hiểu của sinh viên năm nhất 
 86 
Từ kết quả của Bảng 1 có thể thấy, điểm kiểm tra đầu vào kỹ năng nghe hiểu của 
hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng không có sự chênh lệch quá lớn, điểm trung 
bình bài kiểm tra đầu tiên của cả hai nhóm là khoảng 18/30 điểm. 
Bảng 2: Kết quả bài kiểm tra nghe cuối kỳ của nhóm thực nghiệm 
và nhóm đối chứng (điểm tối đa 30 điểm/ 30 câu) 
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 
Sinh 
viên 
Điểm 
Sinh 
viên 
Điểm 
Sinh 
viên 
Điểm 
Sinh 
viên 
Điểm 
1 22 23 19 1 20 23 15 
2 24 24 20 2 18 24 15 
3 20 25 26 3 22 25 24 
4 20 26 24 4 24 26 22 
5 23 27 21 5 20 27 22 
6 19 28 25 6 17 28 19 
7 26 29 28 7 16 29 17 
8 20 30 26 8 18 30 19 
9 20 31 20 9 20 31 16 
10 23 32 22 10 16 32 20 
11 21 11 18 33 15 
12 25 12 22 34 18 
13 28 13 20 35 17 
14 24 14 21 36 21 
15 22 15 19 37 19 
16 24 16 20 38 27 
17 19 17 16 39 23 
18 22 18 17 40 21 
19 25 19 18 41 18 
20 20 20 18 42 26 
21 19 21 17 43 25 
22 21 22 22 
Trung bình 22,44 Trung bình 19,49 
Bảng 3: Chênh lệch điểm số trong bài kiểm tra nghe đầu vào và kiểm tra cuối kỳ 
 Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng 
Kết quả kiểm tra đầu vào 18,09 18,02 
Kết quả kiểm tra cuối kỳ 22,44 19,49 
Chênh lệch điểm + 4,35 +1,47 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 4B/2019, tr. 83-90 
 87 
Theo Bảng 2 và 3, sinh viên nhóm thực nghiệm có kết quả bài kiểm tra nghe cuối 
kỳ cao hơn so với nhóm đối chứng. Cụ thể, điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 
22,5/30, tăng 4,35 điểm so với bài kiểm tra đầu khóa. Nhóm đối chứng học theo chương 
trình học bình thường thì kết quả nghe có tăng nhưng tăng ít từ 18,02/30 lên 19,5/30 điểm. 
Với kết quả trên, sinh viên của nhóm thực nghiệm đã cho thấy sự cải thiện tốt hơn 
về kỹ năng nghe so với nhóm đối chứng. 
Kết quả của phiếu khảo sát 
Bảng 4: Đánh giá của sinh viên về hiệu quả của việc sử dụng podcast 
 để phát triển kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh 
STT Câu hỏi 
Phản hồi 
Hoàn 
toàn 
đồng ý 
Đồng 
ý 
Bình 
thường/ 
trung 
lập 
Không 
đồng ý 
Hoàn 
toàn 
không 
đồng ý 
1 
Tôi thấy kỹ năng nghe được cải 
thiện sau khi nghe podcast 
3% 88% 6% 3% 0% 
2 
Nghe podcast làm tăng động lực 
học tiếng Anh 
6% 69% 19% 6% 0% 
3 
Tôi thấy khó khăn trong việc hiểu 
ý của người nói 
0% 6% 78% 13% 3% 
4 
Các bài tập và hoạt động khi nghe 
podcast rất thú vị 
13% 50% 31% 6% 
0% 
5 
Ứng dụng podcast rất dễ tiếp cận 
và sử dụng 
72% 19% 9% 0% 0% 
6 
Thời lượng bài nghe trên podcast 
phù hợp để tôi tập trung nghe 
47% 38% 6% 6% 3% 
7 
Podcast là nguồn tài liệu nghe 
phong phú và đáng tin cậy 
13% 53% 19% 9% 6% 
8 
Giáo viên nên sử dụng podcast để 
dạy kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh 
88% 6% 6% 0% 0% 
Theo kết quả thể hiện trên phiếu khảo sát, phần lớn sinh viên sau khi được tiếp 
cận với podcast trên lớp học cho rằng kỹ năng nghe của họ được cải thiện (88%). Ngoài 
ra, gần 70% sinh viên tìm thấy động lực học tiếng Anh sau khi thực hành nghe podcast. 
Mặc dù đa số sinh viên cho rằng nghe tiếng Anh qua podcast có rất nhiều lợi ích (dễ tiếp 
cận, sử dụng, nguồn tài liệu nghe phong phú đáng tin cậy và thời lượng nghe phù hợp để 
người nghe có thể tập trung), một số sinh viên vẫn gặp khó khăn trong việc hiểu ý của 
người nói. Điều này được thể hiện ở con số 8% chọn đồng ý và 81% sinh viên chọn 
hướng trung lập. Hầu hết sinh viên (94%) sau khi được học nghe podcast trên lớp đã 
đồng ý rằng giáo viên nên sử dụng podcast để dạy kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh. 
N. T. N. Minh / Ứng dụng podcast trong việc cải thiện kỹ năng nghe hiểu của sinh viên năm nhất 
 88 
Kết quả của phỏng vấn và quan sát 
Mặc dù podcast là một ứng dụng không hề mới, tuy nhiên 97% số sinh viên ở hai 
lớp D13TCDN và D13KIEMTOAN cho biết chưa từng sử dụng phần mềm này để luyện 
nghe tiếng Anh. Hầu hết sinh viên ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng nghe và nói 
vì vậy đã từng áp dụng một số biện pháp như xem tin tức, xem phim bằng tiếng Anh 
nhưng không thấy kết quả do tin tức hay phim mà các em lựa chọn quá khó hay nói cách 
khác chưa phù hợp với trình độ tiếng Anh hiện tại nên dễ gây ra chán nản và từ bỏ việc 
luyện tập. 
Theo quan sát của giáo viên, sinh viên lớp thực nghiệm có thái độ học tập khá 
tích cực một phần vì chủ đề nghe tuy giống lớp đối chứng nhưng nội dung các bài nghe 
được cập nhật và tương đối phù hợp với trình độ của các em. Hơn nữa, với việc thực hiện 
nghe chép chính tả hàng tuần theo yêu cầu của giáo viên, kĩ năng nghe của một số sinh 
viên được cải thiện rõ rệt, đồng thời kiến thức nền cũng như kỹ năng nói của nhiều sinh 
viên cũng dần tiến bộ do sinh viên phải tìm hiểu về chủ đề bài nghe và đưa ra ý kiến cá 
nhân của mình về bài nghe và chủ đề đó. 
2.4. Một số trao đổi 
Kết quả trên đã chỉ ra rằng podcast có tầm ảnh hưởng quan trọng đến khả năng 
nghe hiểu của sinh viên. Việc nhóm thực nghiệm đạt được điểm số cao hơn trong bài thi 
cuối kỳ đã chứng minh hiệu quả của podcast như một phương tiện truyền thông được sử 
dụng trong lớp học. Nghe podcast cải thiện đáng kể thành tích các bài nghe của người 
học ngoại ngữ đồng thời khẳng định lại kết quả của một số nghiên cứu trước đó: sinh 
viện được học nghe với podcast thể hiện tốt hơn sinh viên không được nghe bằng công 
cụ này (Alla V. Naidionova, Oksana G. Ponomarenko , 2018). 
Hơn thế nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sinh viên lớp thực nghiệm có động lực 
học tiếng Anh cao hơn so với sinh viên học đơn thuần với giáo trình chính, điều này bắt 
nguồn từ một số đặc điểm nổi bật của podcast: cho phép giáo viên thiết kế các hoạt động 
học nghe đa dạng hơn dựa trên kho ngữ liệu phong phú, thời lượng bài nghe phù hợp 
không gây nhàm chán. Podcast trao cho sinh viên cơ hội để phản hồi một cách tích cực 
với các bài giảng của giáo viên, từ đó khả năng nghe của sinh viên được cải thiện theo ý 
muốn. Một số bài tập và nhiệm vụ được thiết kế từ các bài nghe podcast thúc đẩy sự sáng 
tạo của sinh viên cũng như rèn giũa, nâng cao kỹ năng nghe của họ. Ví dụ khi nghe các 
bài nghe podcast, sinh viên phải sử dụng trí tưởng tượng và phải xây dựng những hình 
ảnh về người đang nói và điều gì đang diễn ra trong bài nghe. Động lực này được thể 
hiện rõ, trực tiếp ở sự nhiệt tình của sinh viên trong quá trình tiếp nhận phương pháp dạy 
nghe mới thông qua podcast ở lớp thực nghiệm. 
Cũng theo như kết quả của phiếu điều tra, sinh viên đã bị ấn tượng bởi những lợi 
ích mà podcast đem lại: nội dung bài nghe phong phú giúp tăng kiến thức và hứng thú 
học tập, cung cấp thêm từ vựng và củng cố phát âm. Thứ nhất, sinh viên được tiếp cận 
với từ mới và các kiến thức mới qua các hoạt động cũng như bài tập được thiết kế trong 
bài dạy với podcast. Việc tham gia các hoạt động trên lớp như chia sẻ, thảo luận, đóng 
kịch hay thi đấu theo nhóm để trả lời câu hỏi nghe hiểu về những chủ đề khác nhau trên 
podcast giúp sinh viên hứng thú hơn với việc học nghe. Sinh viên cho rằng cùng với việc 
kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh được cải thiện thì lượng từ vựng mà họ học được cũng tăng 
lên đáng kể. Ngoài ra, đa số sinh viên nhận thấy rằng những hoạt động trong giờ học với 
podcast có mối liên hệ mật thiết với những tình huống thực tế, điều này giúp họ rèn luyện 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 48 - Số 4B/2019, tr. 83-90 
 89 
và sử dụng nhiều hơn đến tư duy phản biện, tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn 
đề. Vì lý do này, sinh viên cảm thấy việc học nghe với podcast hoàn toàn không dễ dàng 
nhưng hết sức thú vị. Chính những tình huống vừa thú vị vừa mang tính thử thách giúp 
sinh viên có động lực để hoàn thành các bài tập và hoạt động nghe trong lớp học. Salmon 
và Edrisingha đã chỉ ra rằng dấu hiệu của việc giảng dạy thành công chính là việc giữ 
được sự quan tâm của người học (Salmon G., Edirisingha P., 2008). Nghiên cứu này đã 
củng cố thêm lý thuyết trên. Nhiệt huyết học tập của sinh viên thể hiện khi họ toàn tâm 
toàn ý trả lời câu hỏi của giáo viên và cố gắng hoàn thành bài tập được giao ở trên lớp 
cũng như ở nhà. 
Về khía cạnh dễ dùng, dễ tiếp cận, sinh viên cho rằng podcast không chỉ thể hiện 
tính hữu dụng trong lớp học mà còn ở bên ngoài lớp học trong thời gian họ rảnh rỗi. 
Những bài nghe podcast khá dễ để tiếp cận và sử dụng. Sinh viên lớp thử nghiệm đều đề 
cập đến việc tải bài nghe và nghe trên điện thoại làm cho việc học nghe của họ dễ dàng 
hơn rất nhiều. Ngoài ra, sự phù hợp về thời lượng các bài nghe cũng là ưu điểm được 
sinh viên nhắc đến khi học với podcast. Những bài nghe từ 3 - 5 phút vừa cung cấp được 
thông tin, từ vựng cho sinh viên, vừa có độ dài vừa phải để giúp sinh viên không cảm 
thấy mệt mỏi và chán nản khi phải nghe hàng ngày. Đối với kỹ năng nghe, việc thực 
hành nghe thường xuyên là hết sức cần thiết, vì vậy podcast là công cụ tuyệt vời có thể 
đáp ứng được nhu cầu nghe hàng ngày của sinh viên. 
Mặc dù không thể phủ nhận ảnh hưởng tích cực của việc sử dụng podcast khi dạy 
kỹ năng nghe hiểu, chúng ta cũng cần chỉ ra rằng không phải tất cả các sinh viên trong 
lớp học thử nghiệm đều có tiến bộ đáng kể sau khi học. Một số sinh viên vẫn có kết quả 
thấp khi tham gia lớp học này. Đa số sinh viên cho rằng giáo viên nên sử dụng podcast 
khi dạy nghe, nhưng điều tối cần thiết ở đây là giáo viên phải chọn được các bài nghe 
podcast phù hợp với nội dung bài học, mục tiêu bài học và phải quản lý được thời gian 
cũng như mức độ sử dụng bài nghe podcast cho phù hợp với sinh viên. Những bài tập 
được thiết kế cẩn thận, hợp lý, dựa trên nhu cầu của bài học và nhu cầu của sinh viên sẽ 
là chìa khóa cho thành công của phương pháp dạy nghe qua podcast. 
3. Kết luận 
Rất nhiều kết quả nghiên cứu về việc ứng dụng podcast trong lớp học đã được 
nhắc đến trong nghiên cứu này. Tất cả đều chỉ ra rằng phương pháp dạy nghe hiểu với 
podcast hiệu quả hơn nhiều so với phương pháp dạy truyền thống với bảng và phấn. 
Nghiên cứu khẳng định một lần nữa tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin 
trong bối cảnh dạy và học ngoại ngữ đồng thời chỉ ra việc dạy tích hợp podcast trong lớp 
học cải thiện kết quả học tập, tăng động lực và thúc đẩy việc học tập của sinh viên. Dạy 
nghe với podcast giúp nâng cao kỹ năng nghe hiểu của sinh viên do công nghệ này cung 
cấp cho người học kho ngữ liệu thực tế và đa dạng, khơi dậy hứng thú của sinh viên với 
việc học tập. Mặc dù đối tượng thực nghiệm chỉ là một nhóm nhỏ gồm 75 sinh viên 
nhưng kết quả nghiên cứu hướng tới giá trị, hiệu quả của việc ứng dụng podcast trong 
giảng dạy kỹ năng nghe hiểu nói chung ở bối cảnh đại học. Ngoài ra, dựa trên nghiên cứu 
và kinh nghiệm giảng dạy lớp thực nghiệm, tác giả nhận ra sự cần thiết của việc nhấn 
mạnh một số điều cần chú ý giúp sinh viên cải thiện kỹ năng nghe với podcast: 
- Sinh viên nên dành 10 - 15 phút mỗi ngày nghe podcast để cải thiện kỹ năng 
nghe và xây dựng vốn từ của mình. 
N. T. N. Minh / Ứng dụng podcast trong việc cải thiện kỹ năng nghe hiểu của sinh viên năm nhất 
 90 
- Sinh viên có thể dừng đoạn thu âm và tra từ khi gặp phải từ mới trong khi nghe. 
Không nhất thiết phải nghe cả bài xong mới tra từ. 
- Podcast là một kho ngữ liệu miễn phí với nội dung nghe đa dạng, sinh viên có 
thể tìm kiếm và chọn cho mình chủ đề thú vị và phù hợp để tăng động lực học và tránh bị 
nhàm chán khi nghe. 
- Khi đã tìm được bài nghe với nội dung phù hợp, không chỉ dừng lại ở việc nghe 
một lần, nên nghe đi nghe lại bài nghe đó. Trong lúc nghe, hãy tập trung vào những từ, 
cụm từ, mẫu câu mới mà người nghe mới khám phá, mới biết. Điều này sẽ giúp để lại ấn 
tượng trong não và giúp kỹ năng nghe hiểu được cải thiện. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Alla V. Naidionova, Oksana G. Ponomarenko (2018). Use of podcasting technology to 
develop students’ listening skills. Information Technologies and Learning Tools, 
Vol. 63, No. 1. Retrieved from  

File đính kèm:

  • pdfung_dung_podcast_trong_viec_cai_thien_ky_nang_nghe_hieu_cua.pdf
Tài liệu liên quan