Ứng dụng moodle trong dạy và học tiếng Pháp tại trường đại học ngoại ngữ - Đại học Đà nẵng: Thực trạng và giải pháp

Moodle là hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở cho phép tạo ra các khóa học trên mạng hay

các website học tập trực tuyến. Được đánh giá là thiết kế hướng đến giáo dục và dành cho những người

làm giáo dục, Moodle ngày càng khẳng định sức mạnh của mình bởi các giá trị mà nó mang lại cũng như

nhu cầu tất yếu của cộng đồng học tập. Bài viết này trình bày kết quả khảo sát ý kiến của người dạy và

người học tại Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng về thực trạng sử dụng

Moodle trong giảng dạy và học tập môn tiếng Pháp tổng hợp, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng

cao hiệu quả sử dụng Moodle trong giảng dạy tiếng Pháp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngoại

ngữ.

pdf7 trang | Chia sẻ: hoa30 | Lượt xem: 789 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ứng dụng moodle trong dạy và học tiếng Pháp tại trường đại học ngoại ngữ - Đại học Đà nẵng: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UED Journal of Sciences, Humanities & Education – ISSN 1859 - 4603 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
 Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 6, số 4 (2016),49-55 | 49 
* Liên hệ tác giả 
Lê Thị Ngọc hà 
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng 
Email: lethingocha1980@gmail.com 
Nhận bài: 
 07 – 09 – 2016 
Chấp nhận đăng: 
 27 – 12 – 2016 
ỨNG DỤNG MOODLE TRONG DẠY VÀ HỌC TIẾNG PHÁP 
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG: 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 
Lê Thị Ngọc Hà 
Tóm tắt: Moodle là hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở cho phép tạo ra các khóa học trên mạng hay 
các website học tập trực tuyến. Được đánh giá là thiết kế hướng đến giáo dục và dành cho những người 
làm giáo dục, Moodle ngày càng khẳng định sức mạnh của mình bởi các giá trị mà nó mang lại cũng như 
nhu cầu tất yếu của cộng đồng học tập. Bài viết này trình bày kết quả khảo sát ý kiến của người dạy và 
người học tại Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng về thực trạng sử dụng 
Moodle trong giảng dạy và học tập môn tiếng Pháp tổng hợp, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng 
cao hiệu quả sử dụng Moodle trong giảng dạy tiếng Pháp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngoại 
ngữ. 
Từ khóa: Moodle; học tập điện tử; học tập kết hợp; tiếng Pháp; ngoại ngữ; đào tạo 
1. Đặt vấn đề 
Ngày nay, không thể phủ nhận được vai trò và tầm 
quan trọng của học tập điện tử (e-learning) trong giáo 
dục đại học. Công nghệ đào tạo trực tuyến của học tập 
điện tử mở ra những khả năng tương tác tối đa giữa 
người học và người dạy. Thành phần quan trọng bậc 
nhất của học tập điện tử là hệ thống quản trị, nhưng để 
phát triển một trang web với đầy đủ chức năng cơ bản 
của một hệ thống quản trị sao cho vận hành ổn định, an 
toàn, lại tốn quá nhiều thời gian và tiền bạc nên chưa 
phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Vì vậy, việc lựa 
chọn sử dụng phần mềm mã nguồn mở có sẵn như 
Moodle đã giúp rất nhiều trường đại học, cao đẳng, các 
trường phổ thông tại Việt Nam có được những thành 
quả đáng khích lệ. 
Việc ứng dụng Moodle trong dạy và học tiếng Pháp 
tại Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại 
học Đà Nẵng tuy chỉ mới được triển khai trong những 
năm gần đây nhưng đã thu hút được sự quan tâm và 
tham gia của đông đảo giảng viên và sinh viên trong 
Khoa. Tại đây, hệ thống Moodle được khai thác chủ yếu 
theo hình thức học tập kết hợp (blended learning), nghĩa 
là kết hợp phương thức học tập điện tử với phương thức 
dạy - học truyền thống và bước đầu ghi nhận được 
những tín hiệu rất khả quan như: hỗ trợ tích cực cho 
hoạt động dạy, tạo hứng thú cho người học, phát huy 
tính tự chủ của người học trong hoạt động học tập... 
Tuy nhiên để đánh giá một cách khách quan về 
những ưu điểm cũng như những tồn tại mà hệ thống quản 
lý học tập Moodle đem lại đối với việc dạy và học ngoại 
ngữ nói chung, tiếng Pháp nói riêng cần có một nghiên 
cứu tổng thể về tác động của Moodle lên các đối tượng 
như: người dạy, người học, chương trình đào tạo 
Đứng trước những vấn đề đó, chúng tôi đã tiến 
hành khảo sát ý kiến của 06 giảng viên và 95 sinh viên 
đang tham gia giảng dạy và học tập môn tiếng Pháp 
tổng hợp tại Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại 
ngữ, Đại học Đà Nẵng về thực trạng của việc ứng dụng 
Moodle trong đào tạo ngoại ngữ. 
Nghiên cứu này được thực hiện với các phương 
pháp nghiên cứu sau: 
 Lê Thị Ngọc Hà 
50 
− Thu thập dữ liệu: Sử dụng phiếu hỏi khảo sát 
người dạy và người học tại Khoa Tiếng Pháp, Trường 
Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng để tìm hiểu những 
thuận lợi và khó khăn của người dạy và người học, đồng 
thời đánh giá mức độ hiệu quả của việc ứng dụng 
Moodle trong dạy và học môn tiếng Pháp tổng hợp. 
− Phân tích và so sánh dữ liệu: Các thông tin được 
tổng hợp, so sánh và phân tích theo các mục khác nhau. 
− Tổng hợp dữ liệu và phân tích kết quả: Tổng hợp 
các dữ liệu để phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng 
Moodle trong dạy và học tiếng Pháp tổng hợp, nhận 
định những thuận lợi và khó khăn đối với người dạy và 
người học, từ đó đưa ra các đề xuất góp ý nhằm cải 
thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng Moodle trong dạy 
học tiếng Pháp nói riêng và ngoại ngữ nói chung. 
2. Hệ thống quản lý học tập Moodle và khả 
năng ứng dụng trong giảng dạy ngoại ngữ tại 
Việt Nam 
Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning 
Management System) hay còn được gọi là hệ thống 
quản lý học tập các khóa học (Course Management 
System) hoặc môi trường học ảo (Virtual Learning 
Environment), là phần mềm mã nguồn mở/ miễn phí, 
cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các 
website học tập trực tuyến [6]. 
Từ khi ra đời cho đến nay, Moodle đã phát triển vượt 
bậc, thu hút sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế 
giới. Theo một thống kê trên trang Moodle.org [6] (tính 
đến cuối tháng 11/2016) có tới 74,142 website ở 232 
quốc gia trên thế giới sử dụng Moodle và hệ thống này 
cũng đã được dịch ra hơn 120 ngôn ngữ khác nhau. 
Trên thế giới hiện có 96,065,535 người đã đăng ký 
tham gia cộng đồng Moodle với số khóa học lên đến 
11,136,632. 
Đánh giá về khả năng ứng dụng Moodle trong giảng 
dạy ngoại ngữ tại Việt Nam, Đinh Lư Giang [3, tr.689] 
cho rằng phần mềm này có nhiều điểm ưu việt. Cụ thể, 
Moodle được xây dựng trên nền tảng lý thuyết giáo học 
pháp hiện đại, phù hợp với khuynh hướng giáo dục thế 
kỷ 21, đặc biệt phù hợp với giáo dục Việt Nam vốn 
đang hướng tới phương pháp giáo dục lấy người học 
làm trung tâm. 
Hơn nữa, Moodle với các tính năng như kiểm tra 
chuyên cần, báo cáo hoạt động của người học, quản lý 
điểm số rất phù hợp với tình hình đào tạo ngoại ngữ 
hiện nay tại Việt Nam. Một ưu điểm khác của Moodle 
không thể không nhắc đến là Moodle có tính tùy biến và 
đa dụng. Moodle cho phép triển khai nhiều mô hình học 
tập: từ hoàn toàn trực tuyến, học tập kết hợp đến vai trò 
phụ trợ. Điều này là cực kỳ cần thiết đối với các lớp 
thực hành ngoại ngữ. 
Bên cạnh đó, Moodle đóng vai trò không những là 
hệ thống cung cấp tài liệu học tập, tài liệu tra cứu, mà 
còn là hệ thống các kiểu lớp học khác nhau (định dạng 
theo chủ đề, theo hoạt động nhóm, theo dự án) cho 
đến trang diễn đàn, tin tức, blog 
3. Thực trạng ứng dụng Moodle trong dạy và 
học môn tiếng Pháp tổng hợp 
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng Moodle 
trong giảng dạy và học tập ngoại ngữ tại Trường Đại 
học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng đã được triển khai và 
thực hiện ở tất cả các khoa ngoại ngữ và chuyên ngành 
của trường. Tại Khoa Tiếng Pháp, để khai thác một cách 
hiệu quả hệ thống quản lý học tập này, Khoa đã tiến 
hành các bước sau: 
− Cử một giảng viên ngoài nhiệm vụ giảng dạy và 
nghiên cứu, kiêm thêm vai trò quản trị viên (admin) phụ 
trách kỹ thuật trang đào tạo trực tuyến của Khoa. Công 
việc chính của quản trị viên là hỗ trợ các giảng viên xây 
dựng khóa học trực tuyến, tạo tài khoản cho người sử 
dụng, xử lý các sự cố kỹ thuật 
− Cử các giảng viên trong Khoa tham gia các lớp 
tập huấn về giảng dạy trực tuyến do các tổ chức Pháp 
ngữ (CREFAP, AUF), Trường Đại học Ngoại ngữ 
hoặc Khoa Tiếng Pháp tổ chức. 
− Xây dựng kế hoạch, nội dung học tập và chính 
sách kiểm tra đánh giá đối với các môn học có sử 
dụng Moodle. 
Bắt đầu từ học kỳ I năm học 2015-2016, Khoa 
Tiếng Pháp đã quyết định triển khai đồng bộ việc sử 
dụng Moodle trong dạy và học môn tiếng Pháp tổng hợp 
cho tất cả các lớp năm nhất. Tại đây, hệ thống Moodle 
được thực hiện theo hình thức học tập kết hợp, nghĩa là 
sinh viên học trên lớp và làm bài tập trên mạng. Phần 
bài tập trực tuyến bám sát với chương trình học tại lớp 
và bao gồm các nội dung chính sau: nghe hiểu, ngữ 
pháp, từ vựng. Kết quả đánh giá các bài tập này sẽ được 
tính vào kết quả học tập cuối kỳ. 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 6, số 4 (2016),49-55 
 51 
Sau hơn một năm triển khai và thực hiện, việc ứng 
dụng Moodle đã có một số tác động tích cực đến hoạt động 
dạy và học tại Khoa Tiếng Pháp. Phần lớn người dạy 
(75%) và người học (53%) đều đánh giá cao vai trò của 
Moodle trong việc dạy và học môn tiếng Pháp tổng hợp. 
75%
25%
Rất quan trọng
Bình thường
Biểu đồ 1. Ý kiến của giáo viên về vai trò của Moodle 
trong việc dạy và học môn tiếng Pháp tổng hợp 
53%36%
11%
Rất quan trọng
Bình thường
Không quan trọng
Biểu đồ 2. Ý kiến của sinh viên về vai trò của Moodle 
trong việc dạy và học môn tiếng Pháp tổng hợp 
Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát ý kiến và phỏng vấn 
trực tiếp, chúng tôi thấy rằng bên cạnh những thuận lợi là 
không ít khó khăn đối với cả người dạy và người học 
trong việc thích nghi với hình thức học tập điện tử này. 
3.1. Thuận lợi 
3.1.1. Người dạy 
Theo ý kiến của giáo viên, việc sử dụng Moodle 
trong dạy và học môn tiếng Pháp tổng hợp đem lại 
những thuận lợi sau: 
Tất cả các giáo viên đều cho rằng thuận lợi lớn nhất 
của việc ứng dụng Moodle trong dạy và học môn tiếng 
Pháp tổng hợp đó là giảm tải nội dung học tập trên lớp. 
Nhờ đó, sinh viên có nhiều thời gian hơn trên lớp để 
thảo luận, đặt câu hỏi với giáo viên, cũng như luyện tập 
các kỹ năng thực hành tiếng (nghe, nói). 
Thuận lợi tiếp theo cũng là ưu điểm của học tập 
điện tử đó là phát huy tính tự chủ của sinh viên. Thực 
vậy, Moodle làm biến đổi cách học cũng như vai trò của 
người học: người học đóng vai trò trung tâm và chủ 
động của quá trình đào tạo, có thể học mọi lúc, mọi nơi 
nhờ có phương tiện trợ giúp việc học. Hơn nữa, người 
học có thể học theo thời gian biểu cá nhân, với nhịp độ 
tuỳ theo khả năng và có thể chọn các nội dung học. 
T
T 
Thuận lợi 
Ý 
kiến 
Tỷ lệ 
% 
1 Giảm tải nội dung giảng dạy 
trên lớp 
6 100% 
2 Phát huy tính tự chủ trong học 
tập của sinh viên 
5 83.3% 
3 Giáo viên theo dõi được quá 
trình tự học của sinh viên nhờ 
vào các công cụ đánh giá trên 
Moodle 
4 66.6% 
4 Giáo viên có thể thiết kế các 
bài tập với hình ảnh minh họa 
và âm thanh sinh động, tạo 
hứng thú học tập cho sinh viên 
3 50% 
5 Sử dụng thành thạo vi tính và 
Internet 
3 50% 
Những ưu điểm khác của hệ thống quản lý Moodle 
cũng được giáo viên đánh giá cao như: có thể soạn các 
bài tập hấp dẫn với hình ảnh, âm thanh sinh động từ đó 
tạo hứng thú học tập môn tiếng Pháp tổng hợp cho sinh 
viên hoặc có thể theo dõi quá trình tự học của sinh viên 
thông qua báo cáo điểm số. 
Một thuận lợi nữa không thể không nhắc đến khi 
ứng dụng Moodle trong giảng dạy, đó là giáo viên sử 
dụng thành thạo máy tính và Internet. Nhờ đó, giáo viên 
có động lực hơn trong việc đăng ký tham gia các lớp 
học bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin trong 
giảng dạy. 
3.1.2. Người học 
Về phía người học, sinh viên tham gia học môn tiếng 
Pháp tổng hợp trên Moodle có những thuận lợi sau: 
Hầu hết sinh viên cho rằng thuận lợi đầu tiên khi 
tham gia học trên Moodle là được cộng điểm vào kết 
quả học tập cuối kỳ. Rõ ràng, dù học tập dưới hình thức 
nào (trên lớp, trên mạng) người học vẫn xem điểm số là 
động cơ học tập chính. 
Khác với môi trường học tập truyền thống, thay vì 
người học phải tham gia học tập tại các lớp học của 
trường, sinh viên học trực tuyến luôn linh hoạt học tập 
mọi lúc mọi nơi. Họ có thể làm bài tập ở nhà, ở quán cà 
 Lê Thị Ngọc Hà 
52 
phê hay ở bất kỳ nơi đâu miễn có kết nối Internet. Tất cả 
đều không bị gián đoạn bởi thời gian và không gian. 
TT Thuận lợi 
Ý 
kiến 
Tỷ lệ 
% 
1 
Được cộng điểm vào kết 
quả học tập cuối kỳ 
77 81% 
2 Tạo hứng thú học tập 75 78.9% 
3 
Nội dung các bài tập hấp 
dẫn, thú vị 
74 77.9% 
4 
Củng cố và nâng cao kiến 
thức đã học trên lớp 
71 74.7% 
5 
Có thể luyện tập kỹ năng 
nghe 
50 52.6% 
6 Phát huy khả năng tự học 48 50.5% 
7 
Có thể chủ động và điều 
chỉnh thời gian và địa 
điểm học tập 
43 45.2% 
8 
Theo dõi được kết quả 
học tập 
35 36.8% 
9 
Sử dụng thành thạo 
Internet và máy tính 
19 20% 
Hơn nữa, thông qua các công cụ chức năng trong hệ 
thống quản lý học trực tuyến của Moodle, sinh viên có 
thể dễ dàng nắm được tiến trình học tập của mình, qua 
đó có thể chủ động học tập, nghiên cứu nâng cao kiến 
thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu của họ. 
Mặt khác, thông qua chức năng biểu đồ báo cáo 
thành tích học tập, người học có thể biết trình độ, kiến 
thức mình đang ở mức độ nào. Trên cơ sở các thông tin 
trung thực đó từ hệ thống Moodle, người học sẽ có 
những điều chỉnh cách học cũng như thái độ học tập để 
nâng cao thành tích. 
Ngoài ra, các bài tập với hình ảnh minh họa đẹp, 
âm thanh sinh động, các ứng dụng công nghệ hiện đại là 
những điểm khiến sinh viên có hứng thú với học tập 
điện tử. 
Đối với những sinh viên trước đây không có điều 
kiện tiếp cận công nghệ thì việc ứng dụng Moodle vào 
trong đào tạo đã góp phần đáng kể trong việc thực hành 
và nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính, nhờ đó rút ngắn 
khoảng cách về trình độ công nghệ thông tin giữa người 
học với nhau. 
3.2. Khó khăn 
3.2.1. Người dạy 
Tâm lý người dạy vốn đã quen với các lớp học 
truyền thống, với hình thức dạy học mặt giáp mặt là 
nguyên nhân chính dẫn đến các khó khăn như sau: 
TT Khó khăn 
Ý 
kiến 
Tỷ lệ 
% 
1 
Không đánh giá được 
thực chất khả năng học 
tập của người học 
5 83.3% 
2 
Lúng túng trong việc xác 
định vai trò, trách nhiệm 
của giáo viên trong học 
tập điện tử 
5 83.3% 
3 
Việc soạn bài và đưa bài 
lên mạng làm giáo viên 
mất nhiều thời gian 
4 66.6% 
Thứ nhất, giáo viên cảm thấy không đánh giá được 
thực chất khả năng học tập của người học. Cụ thể, 
83.3% giáo viên cho rằng kết quả học tập trên mạng 
chưa phản ánh đúng trình độ của tất cả sinh viên. Chẳng 
hạn, có những sinh viên đạt điểm cao trên mạng nhưng 
lại bị điểm thấp trong các bài kiểm tra trên lớp hoặc bài 
thi. Có thể lý giải nguyên nhân của hiện tượng này là do 
hình thức cộng điểm khuyến khích (điểm bài tập trực 
tuyến được cộng vào điểm học tập cuối kỳ) vô hình 
trung tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trong học 
tập, dẫn đến một số trường hợp sinh viên có thể nhờ 
người khác làm bài hộ. 
Thứ hai, 66.6% giáo viên cảm thấy lúng túng trong 
việc xác định vai trò, trách nhiệm của người giáo viên 
trong học tập điện tử. Thực tế cho thấy, khi triển khai 
thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy 
học, vai trò của người giáo viên luôn được đề cao và 
nhấn mạnh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có những 
văn bản qui định cụ thể về chuyên môn, phương pháp 
giảng dạy, kỹ năng đánh giá của người dạy trong đào 
tạo trực tuyến. 
Thứ ba, việc soạn và đưa bài tập lên mạng làm 
giáo viên mất thời gian (50%). Khó khăn này theo 
giải thích của người dạy là do: trình độ công nghệ 
thông tin của giáo viên còn hạn chế hay đường truyền 
mạng kém. 
3.2.2. Người học 
Đối với người học, khi tham gia học tiếng Pháp tổng 
hợp trên Moodle, họ gặp những khó khăn chính sau: 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 6, số 4 (2016),49-55 
 53 
TT Khó khăn 
Ý 
kiến 
Tỷ lệ 
% 
1 
Không nhận được sự hỗ trợ 
tức thời từ giáo viên 
76 80% 
2 
Người khác có thể gian lận 
kết quả đánh giá 
59 62.1% 
3 
Sự cố kỹ thuật làm giảm 
hứng thú với học tập điện tử 
21 22.1% 
4 Trình độ tin học còn hạn chế 15 15.7% 
5 Không có máy tính 11 11.5% 
6 Không có kết nối Internet 8 08.4% 
Thứ nhất, 80% sinh viên cảm thấy khó khăn khi 
tham gia học tập trên mạng nhưng không nhận được sự 
hỗ trợ tức thời từ giáo viên như ở trên lớp. Theo quan 
sát của chúng tôi, sự tương tác giữa sinh viên và giáo 
viên trên trang đào tạo trực tuyến Khoa Tiếng Pháp vẫn 
còn rất ít, dẫn đến việc sinh viên học trên mạng nhưng 
lại trao đổi với giáo viên trên lớp. Điều đáng nói là nội 
dung trao đổi giữa sinh viên và giáo viên chủ yếu xoay 
quanh các vấn đề liên quan đến các sai sót kỹ thuật trên 
mạng (66.3%) như: người học không truy cập được tài 
khoản cá nhân, bài tập không mở được, âm thanh bị lỗi, 
hình ảnh không hiển thị Điều này cho thấy yếu tố 
tương tác giữa người dạy và người học trên hệ thống 
quản lý học tập Moodle-vốn được coi là điểm mạnh của 
phần mềm này vẫn chưa được khai thác triệt để. 
Thứ hai, mặc dù đánh giá cao tính hiệu quả của cách 
đánh giá cho điểm tự động đang được áp dụng trên 
Moodle hiện nay, nhưng có đến 62.1% sinh viên cảm thấy 
không tin tưởng vào kết quả đánh giá học tập của các sinh 
viên khác vì cho rằng người học có thể gian lận bằng cách 
hỏi bài người khác hoặc nhờ người khác làm hộ bài. 
Thứ ba, 22.1% sinh viên cho rằng sự cố kỹ thuật có 
thể khiến người học giảm hứng thú với việc học tập điện 
tử. Chẳng hạn, sinh viên đang làm bài thì gặp sự cố kỹ 
thuật bị mất hết dữ liệu buộc họ phải làm lại bài từ đầu. 
Thứ tư, là các khó khăn liên quan đến khả năng sử 
dụng công nghệ, điều kiện tiếp cận công nghệ và kết nối 
Internet như: trình độ tin học còn hạn chế (15.7%), không 
có máy tính (11.5%), không có kết nối Internet (8.4%). 
Dù rằng theo số liệu điều tra, số sinh viên gặp khó khăn 
như trên là ít nhưng đây vẫn là những khó khăn đáng lưu 
ý. Thực vậy, theo Đinh Lư Giang [3, tr.691] ở Việt Nam 
hiện nay đa số sinh viên và học viên còn hạn chế khả 
năng sử dụng công nghệ và kết nối Internet. Do đó, học 
tập ngoại ngữ trực tuyến cần lưu ý đến những khó khăn 
này tránh tạo nên bất bình đẳng, bất cập trong học tập 
điện tử 
4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao tính hiệu 
quả của việc ứng dụng Moodle trong dạy và 
học ngoại ngữ 
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, chúng tôi xin 
đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng 
Moodle trong dạy học tiếng Pháp nói riêng và ngoại ngữ 
nói chung như sau. 
4.1. Về phía người dạy 
Thông tư số 12/2016/TT của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong 
quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng có quy định vai trò 
và nhiệm vụ của giáo viên trong đào tạo trực tuyến như 
sau: “Nhà giáo tham gia đào tạo qua mạng phải nắm 
vững kỹ năng dạy học qua mạng; có khả năng quản lý, 
định hướng, hướng dẫn và giải đáp người học qua 
phương thức đào tạo qua mạng; sử dụng thành thạo hệ 
thống quản lý học tập qua mạng và các phương tiện 
công nghệ thông tin theo yêu cầu của cơ sở đào tạo với 
vai trò một giảng viên và phải đáp ứng đầy đủ các tiêu 
chuẩn giảng viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo tại Khoản 1 Điều 77 Luật Giáo dục và các quy định 
có liên quan” [1, tr.70]. 
Như vậy để hoàn thành tốt vai trò của người quản 
lý học tập, định hướng và giải đáp người học qua mạng, 
người dạy không những phải có kiến thức về công nghệ 
thông tin, mà còn phải nắm vững phương pháp dạy học 
trực tuyến. Để làm được điều đó, người dạy cần chủ 
động trang bị và thường xuyên cập nhật những kiến 
thức về học tập điện tử, nắm bắt các xu thế đào tạo trực 
tuyến hiện đại trên thế giới và trong khu vực. 
Bên cạnh đó, nhiệm vụ của người dạy không chỉ 
giới hạn ở việc thiết kế bài giảng, bài tập trên mạng mà 
còn phải xây dựng và tham gia các diễn đàn để tăng 
cường thảo luận, trao đổi giữa giáo viên và sinh viên, 
giữa sinh viên với nhau, từ đó tạo ra môi trường học tập 
mang tính tương tác cao, phù hợp với đặc điểm của đào 
tạo ngoại ngữ. 
Mặt khác, vai trò của cố vấn học tập trong đào tạo 
trực tuyến cũng cần được chú ý với các yêu cầu như 
“am hiểu các hoạt động của đào tạo qua mạng, thực hiện 
hướng dẫn người học biết cách tham gia và sử dụng các 
ứng dụng công nghệ thông tin trước khi tổ chức các 
 Lê Thị Ngọc Hà 
54 
khóa đào tạo qua mạng, theo dõi quản lý quá trình học 
tập của người học” [1, tr.71]. 
Về chính sách kiểm tra, đánh giá trên mạng, người 
dạy nên xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể tùy theo đặc 
điểm của môn học và hoàn cảnh thực tế làm sao để vừa 
đáp ứng với mô hình học tập truyền thống và vừa phù hợp 
với học tập điện tử. Kết quả đánh giá nên “kết hợp giữa 
đánh giá quá trình tham gia học tập và kiểm tra (trên lớp, 
trên mạng) với tỷ lệ/ hệ số điểm hợp lý” [4, tr.691]. Ngoài 
ra, để tạo sự công bằng 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_moodle_trong_day_va_hoc_tieng_phap_tai_truong_dai_h.pdf
Tài liệu liên quan